Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 747

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11075

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4043339

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC CHỈ HUYẾT

Thứ bảy - 21/12/2019 19:41
Thuốc chỉ huyết chủ yếu do thuốc lương huyết hợp thành, ở đây các vị thuốc đều thích hợp chữa các chứng khạc huyết (máu ra ở đường hô hấp), thổ huyết (chủ yếu là chảy máu dạ dày), nục huyết (chủ yếu chảy máu mũi), niệu huyết, tiện huyết băng lậu (dạ con chảy máu), xuất huyết dưới da (tử banh).
Nguyên nhân của các chứng xuất huyết, tuy phần lớn do huyết quá nhiệt, nhưng cũng có khi do âm hư hỏa vượng, khí không nhiếp được huyết, tỳ bất thống huyết v.v… dẫn đến chứng ấy. Do đó thuốc chỉ huyết thường hay phối ngũ các vị thuốc thanh hỏa, dưỡng âm, bổ khí huyết, ôn dương, kiện tỳ để đối phó với các nguyên nhân sai khác ấy. Cũng có khi do ứ huyết nội trở, huyết bất tuần kinh cũng gây ra chảy máu được.
Chỗ đã có xuất huyết, thường hay sinh ứ. Nếu ứ huyết ấy không được trừ, thì chứng chảy máu  khó mà cầm được. Cho nên thuốc chỉ huyết còn hay phối ngũ các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ nữa. Vì thế, có nhiều loại thuốc cầm máu, lại có nhiều loại thuốc hoạt huyết. Chỉ huyết do vậy vừa có công năng cầm máu, vừa có công năng hoạt huyết. Quả là chỉ huyết và hoạt huyết là tương phản mà tương thành (luật mâu thuẫn hỗ căn hay dĩ hành vi chỉ).
Trong chương này, chỉ lựa chọn các phương thuốc uống trong, không bao gồm thuốc cầm máu bên ngoài. Có những phương thuốc uống trong chỉ được huyết như Tả tâm thang, Hoàng liên giải độc thang, Tê giác địa hoàng thang, Quy tỳ thang không liệt kê ở đây, chúng ta nên tham khảo ở các chương khác có liên quan.






Thành phần:

THẬP KHÔI HOÀN (1)
« Thập dược thần thư »

1. Đại kế thảo khôi 320 gam
2. Trần tông khôi 320 gam
3. Đại hoàng khôi 320 gam
4. Đan bì khôi 320 gam
5. Hà diệp khôi 320 gam
6. Tiểu kế thảo khôi 320 gam
7. Trác bá khôi 320 gam
8. Sơn chi tử khôi 820 gam
9. Tây thảo khôi 320 gam
10. Mao căn khôi 320 gam

Cách dùng: Mười vị trên nghiền bột mà dùng. Hiện nay, xí nghiệp dược ở Thượng Hải dùng nước sắc bạch cập độ 40-60 gam luyện bột ấy làm viên to bằng hạt đậu xanh.
Mỗi lần uống 4-12 gam, ngày 1-3 lần với nước chín.
Công dụng: Lương huyết, chỉ huyết.

(1) Khôi là tro, thán là than đều có tác dụng cầm máu. Theo kinh nghiệm của Việt Nam thì các vị nên sao cháy tồn tính (N.D).

Chữa chứng bệnh: Các chứng nội xuất huyết đều ứng dụng được, khái huyết, nục huyết đều thích hợp.
Giải bài thuốc: Đây là phương thường dùng để cầm máu. Mười vị thuốc trong phương đều có tác dụng lương huyết chỉ huyết. Nhưng Đại kế, Tiểu kế, Tây thảo, Đại hoàng, Đan bì còn có tác dụng hóa ứ; Đại hoàng, Chi tử còn có tác dụng tả hỏa, Hà diệp, Trắc bá, Tông lư bì còn có tác dụng thu liễm. Toàn phương có công năng lương huyết, chỉ huyết, cầm máu, nhưng không lưu ứ - dùng chữa chứng huyết nhiệt chảy máu nhất định hiệu quả. Theo nguyên tắc cấp tắc trị tiêu, thì phương trên là thuốc chỉ huyết tạm thời. Sau khi cầm máu, phải biện chứng tìm nguyên nhân để trị tận gốc bệnh. Truyền thống xưa nhận rằng thuốc chỉ huyết thường sao đen để tăng cường tính thu sáp. Vì thế phương này các vị nên sao cháy, nhưng phải tồn tính.


TỨ SINH HOÀN

« Phụ nhân lương phương »
Thành phần:

1. Tiên hà diệp (lá sen tươi) 320 gam
2. Tiên ngải diệp 12 gam

3. Tiên trắc bá 40 gam
4. Tiên sinh địa 340 gam


Cách dùng: Nguyên là thuốc hoàn. Hiện nay hay dùng tươi, giã các vị thuốc vắt lấy nước trấp uống mát, hoặc uống ấm, hay sắc thuốc thành thang ngày 1-2 lần.
Công dụng: Lương huyết, chỉ huyết.
Chữa chứng bệnh: Huyết nhiệt vọng thành: Khạc huyết, thổ huyết, nục huyết, máu đỏ tươi mồm họng khô ráo.
Giải bài thuốc: Tiên sinh địa lương huyết, dưỡng âm, giúp Trắc bá, Hà diệp thu liễm chỉ huyết. Ba vị này đều có tính hàn lương, đem phối ngũ với Ngải diệp tính ôn hòa huyết tán ứ, đây là ý nghĩa “Phản tá”.
Gia giảm: Bốn vị đều dùng tươi, tăng được tác dụng lương huyết. Khi ứng dụng nên phỏng theo pháp, chớ câu nệ vào phương. Ví dụ dùng Tiên Ngẫu tiết (Ngó sen), Tiên mao căn, Tiên đại kế, Tiên tiểu kế. Là ứng dụng chất tân (mới) tiên tươi trong các loại cầm máu. Gần đây người ta hay dùng ngó sen 1280 gam, quả lê tươi 640 gam gia Tiên sinh địa 160 gam khứ bì giã lấy nước trấp uống cũng được.
(Chú thích: Tiên là tươi).



TIỂU KẾ ẨM TỬ
« Tế sinh phương »
Thành phần:
1. Tiên sinh địa
40 gam
6. Đạm trúc diệp
12 gam
2. Tiểu kế 20-40 gam 7. Ngẫu tiết 12 gam
3. Hoạt thạch 20-40 gam 8. Đương quy 12 gam
4. Mộc thông 4-6 gam 9. Sơn chi 12 gam
5. Sao bồ hoàng 12 gam 10. Chích thảo 4 gam

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc với nước chữa 2 lần uống. Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt thông lâm. Chữa chứng bệnh: Niệu huyết, huyết lâm.

Giải bài thuốc: Dùng Tiên sinh địa, Tiểu kế, Bồ hoàng, Ngẫu tiết, để lương huyết, chỉ huyết; Hoạt thạch, Mộc thông, Trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt thông lâm. Đó là hai bộ phận hợp nên phương này. Lại gia Đương quy dưỡng huyết hoạt huyết, Chích thảo cam hoãn hòa trung. Hợp toàn phương lại là thuốc chữa đái ra máu và huyết lâm.
Gia giảm: Phương này chữa chứng đái ra máu, tiểu tiện rít mà đau: Cứ dùng không cần gia giảm. Chích thảo có thể thay bằng Sinh thảo để thanh nhiệt giải độc. Nếu đái máu lâu ngày chính khí hư, khí âm đều tổn thương thì trong phương nên giảm các vị thẩm lợi như Mộc thông, Hoạt thạch, có thể cho Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thạch hộc, A giao để bổ khí, dưỡng âm.






Thành phần:
1. Sao hòe hoa 12 gam
2. Sao trắc bá 12 gam

HÒE HOA TÁN
« Bản sự phương »


3. Kinh giới sao đen 12 gam
4. Chỉ xác sao 12 gam


Cách dùng: Nguyên là thuốc bột, có thể dùng thang sắc nước chia 2 lần uống trong 1 ngày.
Công dụng: Thanh đại trùng thấp nhiệt, chỉ huyết lý khí.
Chữa chứng bệnh: Đại tiện ra máu, hoặc phân có lẫn máu. Sang trĩ chảy máu tươi và hồng.
Giải bài thuốc: Hòe hoa thanh đại tràng thấp nhiệt là vị thuốc chủ yếu trị đại tiện ra máu. Thêm 2 vị Trắc bá, Kinh giới đều có tác dụng cầm máu (Kinh giới phải sao đen). Trắc bá để liễm vào, Kinh giới để thanh sơ hỗ tương phối hợp lại gia Chỉ xác khoan trường, hành khí làm máu chóng cầm. Nếu thấp nhiệt lưu trệ, phương này kém tác dụng, cần phối ngũ thêm thuốc khác thì chữa tiện huyết, trĩ sang mới hay.






Thành phần:
1. Chích thảo 6-8 gam

HOÀNG THỔ THANG
« Kim quỹ yếu lược »


5.   A giao 12 gam

2. Thục địa khô 12-20 gam
3. Bạch truật 12 gam
4. Bào phụ tử 4-12 gam

6. Hoàng cầm 12 gam
7. Đất lòng bếp 40 gam


Cách dùng: Ngày 1 thang sắc với nước, chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Ôn dương, kiện tỳ, chỉ huyết.
Chữa chứng bệnh: Đại tiện hạ huyết hoặc thổ huyết, băng lậu màu máu đen nhạt, tay chân không
ấm, sắc mặt vàng tối, rêu lưỡi và chất lưỡi trắng nhợt. Mạch trầm tế vô lực.
Giải bài thuốc: Phương này tiêu biểu cho các tễ ôn dược chỉ huyết. Đất lòng bếp ôn trung hòa vị, sáp tràng cố hạ, có tác dụng chỉ thổ, chỉ tả, và chỉ huyết. Gọi là tam chỉ chủ dược. Phụ tử, Bạch truật ôn dương kiện tỳ; Thục địa, A giao tư âm, dưỡng huyết, nên thích hợp chữa chứng tỳ dương không mạnh lên không nhiểp được huyết, huyết hãm ở trong mà dẫn đến tiện huyết không cầm. Ôn dương tất dùng Phụ tử tính ấm, phối ngũ Địa hoàng, A giao, tư âm dưỡng huyết; Cam thảo cam hoãn hòa trung. Lại dùng Hoàng cầm khổ hàn để làm phản tá, để khỏi dẫn đến cang táo quá mà huyết động. Ấy là pháp cương nhu tương tế (cứng mềm dựa vào nhau) ôn dương mà không thương âm, tư âm mà không phạt tỳ, của Đại Thánh y tôn Trương Trọng Cảnh. Đối với các huyết chứng phàm đã có biểu hiện tỳ dương hư hàn, dùng bài này nhất định công hiệu như thần.

Gia giảm: Trên lâm sàng hay dùng phương này. Nếu tỳ vị hư hàn, ăn uống không thấy thơm ngon, Trung quản bĩ mãn, muốn nôn, thích uống nước nóng, sợ lạnh, đại tiện nhão nhoét mà đi nhiều lần có thể gia Bào khương thán, Hoàng cầm sao cháy để giảm tính khổ hàn, lấy Mạch đông tính cam nhuận mà chế ước; Bạch truật, Phụ tử, Can khương có tính tân táo. Nếu có chứng trung khí hạ hãm, xuất hiện tay chân mềm yếu, tinh thần bải hoải, ngắn hơi, bụng chướng nên phối hợp bài này với Bổ trung ích khí thang gia giảm mà trị. Nếu tỳ thận lưỡng hư, xuất hiện cả eo lưng đau mỏi, chi dưới mềm yếu, tiểu tiện trong dài, thì bỏ Hoàng cầm gia Nhục quế, bổ cốt chỉ và gia Mạch đông để khỏi tổn thương âm khí.



GIAO NGẢI THANG

Thành phần:  « Kim quỹ yếu lược »
1. Xuyên khung 4-6 gam 5. Đương quy 12 gam
2. A giao 12 gam 6. Bạch thược 12 gam
3. Chích thảo 4-6 gam 7. Sinh địa 16-40 gam
4. Sao ngải diệp 2-4 gam (hay Thục địa)
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ huyết, chỉ băng lậu, an thai.
Chữa chứng bệnh: Phụ nữ mạch sung, nhâm hư quyện, băng lậu bất chỉ, kinh nguyệt quá nhiều. Sau khi đẻ mạch sưng nhân hư, máu xấu ra mãi không cầm, hoặc có thai ra máu không chỉ, eo lưng mỏi, đau bụng.
Giải bài thuốc: Chủ phương trị chứng băng lậu và an thai cho phụ nữ. Quy, Địa, Khung, Thược là Tứ vật thang, công dụng bổ huyết điều kinh. Thược dược phối ngũ Cam thảo là Thược dược cam thảo thang, có công năng hóa cấp chỉ thống - A giao bổ huyết, chỉ huyết, Ngải diệp ôn noãn tử cung.
Gia giảm: Thấy nguyên khí hư nhược gia Đảng sâm, Hoàng kỳ, bổ khí nhiếp huyết. Nếu có ứ, mà đau bụng gia Chấn linh đan thông huyết khử ứ, sáp mà cố thoát. Thai lậu bất chỉ gia Đỗ trọng, Tang ký sinh, Trữ ma căn để chỉ lậu an thai, dùng Quy sao cháy mà bổ Xuyên khung.



KẾT LUẬN

Chương này lựa chọn 6 phương tễ dùng cả thuốc hàn lương và thuốc ôn bổ để lập ra phương pháp chỉ huyết.
1. Dùng thuốc hàn lương thanh hỏa chỉ huyết: Thích hợp chữa chứng huyết nhiệt xuất huyết. Đó là các phương Thập khôi hoàn, Tứ sinh hoàn, Tiểu kế ẩm tử, Hòe hoa tán. Thập khôi thích hợp với các loại huyết chứng. Tứ sinh chủ yếu chữa khạc huyết, thổ huyết, nục huyết. Tiểu kế ẩm tử trị niệu huyết và huyết lâm. Hòe hoa tán trị tiện huyết trĩ sang. Nhưng nếu huyết nhiệt vọng hành có chảy máu nghiêm trọng hoặc toàn thân có tử ban thì các phương tễ trên còn yếu. Phải nên lựa dùng Tê giác địa hoàng thang, Tả tâm thang, Hoàng liên giải độc thang. Chúng ta nên tham khảo các chương hữu quan.
2. Dùng thuốc ôn bổ chỉ huyết: Thích hợp chữa chứng tỳ hư, khí hư, huyết hư mà sinh ra xuất huyết: Hoàng thổ thang, Giao ngải thang, thuộc loại này. Hoàng thổ thang lấy bổ tỳ làm chủ, thích hợp chữa các loại huyết chứng do tỳ hư không thống nhiếp được huyết. Nhưng chủ yếu chữa tiên huyết. Giao ngải thang lấy bổ huyết làm chủ, chủ yếu chữa băng lậu và an thai.
Nếu các bệnh về huyết và khí huyết mà khí huyết lưỡng hư nên lựa dùng Quy tỳ thang để bổ ích tâm tỳ. Nếu xuất huyết quá nhiều khi theo máu mà hư thoát phải kịp dùng Độc sâm thang bổ khí cố thoát. (nên xem ở chương 8) ngoài ra các phương pháp cầm máu còn có pháp hành huyết khứ ứ nên xem chương 12.


Phụ: THUỐC CHẾ SẴN

1. VÂN NAM BẠCH DƯỢC
Thành phần: Lược không nói.
Mỗi lần dùng 5 ly đến 1 phân (1 phân = 0,4 gam = 4/10 gam) ngày 1-2 lần uống với nước chín. Nếu bị chấn thương đau nhức mà chưa chảy máu có thể uống thuốc này với rượu. Chứng nặng nên thêm liều lượng. Trong ngày uống thuốc phải kiêng ăn các loại đậu, cá, thịt dê, trâu bò, các thứ cây lạnh và chua. Có thể dùng để cầm máu tại chỗ.
Công dụng: Chỉ huyết hoạt huyết, chỉ thống.
Chữa chứng bệnh: Các chứng nội ngoại xuất huyết, trật đả chấn thương đau nhức.


2. TẠNG LIÊN HOÀN
Thành phần:
1. Hoàng liên (tửu sao) 80 gam
2. Ruột già lợn 80 gam
Trước hết lấy ruột già lợn tẩy sạch màng trong, dùng nước luộc chín. Xong bỏ nước, thay bằng rượu, chưng cách thủy rồi bỏ bột Hoàng liên hòa vào, rồi đem sấy khô nghiền thành bột mịn, gia thêm bột lúa mạch 10-20% quấy hồ luyện thành viên to bằng hạt đậu xanh (có phương còn thêm Hoàng cầm, Hòe hoa, Địa du khôi, Hòe giác, Xích thược, Sinh địa, A giao, Kinh giới v.v…).
Cách dùng: Mỗi ngày 6-12 gam, ngày 2-3 lần, uống lúc đói với nước chín. Kiêng ăn các thức kích thích.
Công dụng: Thanh nhiệt, chỉ huyết.
Chủ trị: Đại tiện ra máu, trĩ sang, hậu môn đau rát.


3. CỐ KINH HOÀN
Thành phần:

1. Hoàng bá (sao cháy nâu) 120 gam
2. Hoàng cầm sao 80 gam
3. Bạch thược sao 120 gam

4. Xuân căn bì sao 45 gam
5. Bồ kết nướng 16 gam
6. Chế hương phụ 46 gam

Các vị đem nghiền bột mịn, rồi dùng rượu tốt 120 gam, bột lúa mạch 10-20% quấy hồ luyện thành thuốc viên.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 12 gam, uống lúc đói với nước chín.
Công dụng: Tư âm đường huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết.
Chủ trị: Phụ nữ âm hư hỏa vượng, kinh nguyệt quá đa, máu đỏ, tím hay đen và bạch đới hạ.


4. HUYẾT KIẾN NINH
(Tán tễ)
Thành phần: Đại kế thảo căn, Bạch cập.
Cách dùng: Mỗi lần dùng 3 khắc (3 gam) ngày 3 lần.
Công dụng: Chỉ huyết.
Chủ trị: Xuất huyết đường tiêu hóa. Phế xuất huyết...

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ