Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 464

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16357

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4048621

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC CHỈ THỐNG

Thứ bảy - 21/12/2019 19:34

Tác dụng chủ yếu của thuốc chỉ thống là “thông”. “Không thông thì thống” “thông thì không thống” là căn cứ lý luận chủ yếu của thuốc chỉ thống. Nhưng thống có thực thống và hư thống, thực thống do những nguyên nhân khác nhau như ngoại tà, khí trệ huyết ứ, đàm trở, trùng tích, thực trệ; cách chữa và dùng thuốc theo các cách lý khí, hóa ứ, khử đàm, khu trùng, tiêu tích, hóa trệ nhưng chung quy vẫn là để “thông” hư thống cần bổ nhưng do hư dẫn đến “thống”, mỗi khi khí huyết lưu hành không thông sướng thì không nên dùng thuốc bổ mà nên thông, trong khi bổ cũng cần chú ý đến chữ “thông”. Ví dụ bài Kiến trung thang, Nhất quán tiễn nói ở chương này đều là phương thuốc chữa hư thống nhưng đều chú ý trong bổ có thông. Bài thứ nhất dùng Quế chi để thông huyết mạch, bài thứ hai dùng Xuyên luyện tử để sơ can khí là có ý như vậy. Đồng thời cần phải nói rõ, thuốc chỉ thống của nền y học nước nhà không phải đơn thuần là đau đầu thì chữa đầu, đau chân thì chữa chân "mà là một bộ phận trong phép biện chứng điều trị”. Cho nên trong thuốc chỉ thống thường dùng các vị thuốc khử tán ngoại tà (bao gồm khử phong, tán hàn, hóa thấp, thanh nhiệt), tiêu trừ ủng trệ (bao gồm lý khí, hóa ứ, khử đàm, đạo trệ) làm thành phần chủ yếu của phương thuốc chữa thực thống, còn trong các vị thuốc bổ khí bổ huyết có kết hợp các thuốc lý khí, hoạt huyết, giải uất, tán hàn, thông dương, đó là thành phần chủ yếu của phương thuốc chữa hư hàn.
Do nguyên nhân khác nhau và đau ở các bộ phận khác nhau nên thuốc chỉ thống có khác nhau trong sự giống nhau như đau đầu thường dùng Xuyên khung, đau lưng thường dùng Đỗ trọng, đau từ đầu gối trở xuống thường dùng Ngưu tất, đau do khí trệ ở ngực và bụng thường dùng Diên hồ sách, Hương phụ, đau do bị ngoại thương và huyết ứ thường dùng Nhũ hương, Một dược. Phương thuốc cũng có bài thuốc chuyên dùng. Chương này chỉ nói những bài thuốc tiêu biểu chữa đau đầu, đau ngực bụng, đau lưng, đau răng. Còn cách chữa chứng đau ran khắp toàn thân, đau do bị thương bên ngoài và phụ nữ đau kinh, ở chương này không nói mà xem tham khảo ở các chương khác.






Thành phần:

XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN
« Hòa tễ cục phương »

1. Xuyên khung 8 gam
2. Kinh giới 16 gam
3. Bạc hà 32 gam
4. Khương hoạt 8 gam

5. Tế tân 4 gam
6. Bạch chỉ 8 gam
7. Cam thảo 8 gam
8. Phòng phong 6 gam


Cách dùng: Các vị thuốc nói trên nghiền thành bột. Mỗi ngày dùng 12 gam bột ấy, uống với nước chè xanh. Trong lâm sàng có thể dựa trên liều lượng trên đổi làm thuốc thang sắc với nước chia 3 lần uống trong 1 ngày.
Công dụng: Khu phong tán hàn, trị đau đầu.
Chủ trị: Chữa nhức đầu do phong hàn, ghét gió, phát sốt, huyễn vựng (chóng mặt), tắc mũi.
Giải bài thuốc: Đặc điểm của phương này là tập trung nhiều loại thuốc khu phong tán hàn, lấy sự tán phong tà để chữa nhức đầu. Trong phương có Khương hoạt, Bạch chỉ, Xuyên khung, Tế tân, Phòng phong, Bạc hà, Kinh giới đều có thể phát tán phong tà, trong đó Xuyên khung hành khí ở trong huyết, khu phong ở trong phận, đi lên vùng đầu mắt nên trị được các chứng đầu do phong thấp ở phần trên, Bạc hà Tế tân có thể thanh tán uất nhiệt ở Thượng bộ, nên đau đầu tất phải dùng chúng. Dùng hai vị ấy với liều lượng nhiều thì thăng dương tán tà. Nước chè thanh đầu mắt. Bất cứ đầu thống nào do phong hàn đều dùng được phương thuốc này. Kể cả đau đầu do phong nhiệt cũng dùng được. Nếu nhiệt uất khá nặng, thì nên gia Cúc hoa 12 gam, Bạch cương tàm 8 gam gọi là Cúc hoa trà điều tán dùng chữa nhức đầu do Can phong nhiệt bệnh.






Thành phần:

ÍCH KHÍ THÔNG MINN THANG
« Đông-Viên thập thư »

1. Mạn kinh tử 12 gam
2. Cát căn 12 gam
3. Nhân sâm 12 gam

(hoặc Đảng sâm)
4. Hoàng kỳ 12 gam
5. Hoàng bá 4 gam

6. Bạch thược 8 gam
7. Thăng ma 6 gam
8. Chích cam thảo 4 gam


Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ trung khí, thăng thanh dương, tán phong nhiệt, lợi thanh khiếu.
Chủ trị: Trung khí bất túc, thanh dương bất thăng, phong nhiệt thượng xung, đầu đau mắt mờ, đau răng, tài ù, sức nghe giảm sút, mạch nhu nhuyễn.
Giải bài thuốc: Bản phương dùng thuốc bổ khí làm chủ, lấy thuốc thăng tán làm phò tá, để trị các chứng đau ở vùng đầu mặt. Trong đó, sâm, kỳ, thảo bổ khí, Thăng ma, Cát căn, Mạn kinh tử thăng tán, thăng thanh dương và dẫn thuốc bổ khí lên trên, tán được đau đầu do phong nhiệt. Hoàng bát tư âm giáng hỏa, Bạch thược liễm âm hòa vinh, làm cho thuốc thăng tán không thái quá. Vì vậy, phương này thích hợp với bệnh nhân trung khí bất túc, khí hư nên không thăng dương được, phong nhiệt thừa thế ấy mà xâm phạm đầu bộ sinh ra chứng đau đầu, đầu chướng, chóng mặt, đau răng, ù tai v.v… Nếu âm hư dương cang sinh chứng mê mệt mà mạch huyền lưỡi đỏ thì không được dùng.


THƯƠNG NHĨ TỬ TÁN
(Phụ: Tân di tán, Thanh can bảo hung hoàn)
Thành phần:

1. Thương nhĩ tử 12 gam (quả ké đầu ngựa)
2. Bạc hà 8 gam

3. Tân di 8 gam
4. Bạch chỉ 4 gam


Cách dùng: Ngày 1 thang sắc với nước, chia 2 lần uống. (Trước hay dùng thuốc bột, hiện nay hay dùng thuốc thang).
Công dụng: Thông khiếu mũi, chữa đau đầu.
Chủ trị: Tỵ uyên, mũi tắc không thấy thơm thối, chảy nước bẩn, đau trước trán.
Giải bài thuốc: Thương nhĩ thông tỵ khiếu, tán phong, chỉ thống, Bạc hà tiêu tán phong nhiệt, trị đầu thống, đầu phong, Tân di tuyên tán phong nhiệt ở thượng tiêu, chữa tỵ uyên (viêm xoang) đau đầu, đau răng, Bạch chỉ trị đầu đau, mắt mờ, đau răng tỵ uyên, mi lăng cốt thống (đau xương ổ mắt). Dùng 4 vị này để thăng tán tà khí ở đầu mặt, thông khiếu có công năng chỉ thống: Là phương thuốc chủ yếu chữa viêm xoang, viêm mũi có thịt thừa (Polype).

Phụ phương:

1. Tân di tán:
Là phương trên bỏ Thương nhĩ, Bạc hà, gia Thăng ma, Cảo bản, Phòng phong, Xuyên khung, Tế tân, Mộc thông, Cam thảo. Các vị bằng nhau tán bột.
Mỗi ngày dùng 12 gam, uống với nước chè: (có thể chế thành thuốc thang) chủ trị như phương trên.

2. Thanh can bảo hung hoàn:
Dùng lá Hoắc hương 3200 gam, Trư đởm trấp (nước mật lợn) 3600 gam chế thành viên thuốc. Mỗi lần 4-8 gam. Ngày uống 2 lần với nước chín nóng, có tác dụng phương tương thương khiếu, thanh tiết phong nhiệt.
Đó là nghiệm phương trị tỵ uyên, chủ trị mũi tắc bất thông, thường ra nước bẩn, không biết thơm thối, đầu trán đau nhức... Công hiệu khả quan.






Thành phần:
1. Thăng ma 12 gam
2. Thương truật 12 gam
3. Bạc hà khô 1 nắm

THANH CHẤN THANG
« Trương Nguyên Tố phương »


Cách dùng: Mỗi ngày một thang sắc với nước chia 2 lần uống.
Chủ trị: Thanh dương bất thăng, trọc âm thượng cang, đầu thống, đầu chướng, có tiếng ọc ọc trong
đầu (lôi đầu phong), rêu lưỡi trơn nhớt.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Thăng ma thăng thanh dương, Thương truật tán phong khứ hàn thấp, Bạc hà thanh đầu mắt, hỗ trợ cho Thăng ma, Thương truật thăng phát vị khí, khiến phong thấp theo đường trên mà tán, trị được các chứng thanh dương bất thăng, trọc âm thượng cang mà sinh chứng nhức đầu, ngực sôi sục, nhất định hiệu quả.






Thành phần:

QUẤT LÂU GIỚI BẠCH (1) BẠCH TỬU THANG
« Kim quỹ yếu lược »

1. Qua lâu 16-32 gam
2. Giới bạch đầu 16 gam
3. Rượu 16 gam

Cách dùng: Ngày dùng 1 thang sắc nước, chia 2 lần uống.
Công dụng: Thông dương tán kết, hóa đàm hạ khí.
Chủ trị: Bệnh hung tý, ngực đau xuyên sang lưng, lưng đau xuyên sang tâm, ho nhiều đờm thở gấp, trước hết trị chứng tâm giao thống (ví dụ bệnh của động mạch vành).
Giải bài thuốc: Qua lâu tính hàn mà hoạt nhuận. Giới bạch tính ôn mà thông dương, nhất hàn, nhất ôn dùng để thông dương tán kết, hóa đàm hạ khí, trị các chứng do dương khí bất thông, đàm ẩm súc tích ở trong mà thành hung tý. Rượu trắng tăng cường sự vận hành của thuốc. Gần đây có báo cáo phương này trị đau dạ dày do đàm ẩm, kết quả khả quan, còn trị chứng tâm giao thống.
Gia giảm:
1. Chỉ thực giới bạch quế chi thang: Tức là phương trên bỏ rượu gia Chỉ thực, Hậu phác, Quế chi, cũng chữa được các chứng đã kể trên, nhưng tác dụng thông dương tán kết mạnh hơn, trị các loại hung tý có hàn đàm.
2. Qua lâu giới bạch bán hạ thang: Bản phương gia Bán hạ để hóa đàm hòa vị, chủ trị bệnh nhân hung tý lại có thêm ho, đa đàm và biểu hiện cả chứng ẩu thổ (nôn ọe).

(1) Giới bạch có nơi đọc là Cửu bạch - tên một loại cây như cây hẹ của ta, họ kiệu mua hành... Việt Nam hay dùng hẹ... (lời người dịch)






Thành phần:
1. Bắc sa sâm 12 gam
2. Mạch đông 12 gam
3. Đương quy 12 gam

NHẤT QUÁN TIỄN
« Liễu Châu y thoại »

4. Sinh địa 32-44 gam
5. Câu kỷ tử 12-32 gam
6. Xuyên luyện tử 6 gam

Cách dùng: Trên đây là lượng của nguyên phương. Thực tiễn lâm sàng tùy tình huống gia giảm, ngày 1 thang sắc với nước chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Dưỡng can âm, sơ can khí.
Chủ trị: Can âm, bất túc, dịch vị thiếu, hiện ra chứng miệng khô, lưỡi sạm, ngực sườn không thư thái, hoặc đau tức v.v…
Giải bài thuốc: Can là cương tạng (tạng cứng) tính thích nhu nhuận, nếu can khí bất thư, can vị bất hòa thì sinh ra chứng sườn đau, dạ dày đau. Nếu dùng Tứ ma ẩm, Việt cúc hoàn, Tiêu dao tán... thì bệnh mới mắc phần nhiều khỏi, nhưng bệnh lâu ngày càng ngày can khí càng uất, mà hóa hỏa; can âm, can huyết và vị dịch đều hao tổn, vì vậy dùng các thuốc thơm mà ráo không những không khỏi mà còn có hại. Phương này chủ yếu dùng Sinh địa, Kỷ tử để tư dương can âm làm chủ dược. Sa sâm, Mạch đông hòa dưỡng vị âm, Đương quy có tính dưỡng can.loạt huyết làm phò tá, Xuyên luyện tử sơ can nhuận nhi bất táo, có thể tiết can thông lạc dùng lượng ít làm sứ dược. Thích hợp với các chứng âm hư huyết táo, can khí hoành nghịch, bệnh lâu sườn đau, vị thống, hiện chứng lưỡi đỏ thiếu tân dịch, yết hầu khô ráo, mạch hư mà huyền đều công hiệu.
Gia giảm: Miệng đắng gia Xuyên hoàng liên sao rượu, từ 1-2 để thanh nhiệt, ngực bĩ kém phần thu nạp gia Mạch nha sống 16-32 gam; gia Sinh địa, Kỷ tử nhu nhuận (Mạch nha trợ tiêu hóa của tỳ vị mà khéo làm thư can khí, nên dùng sống nếu sao thì giảm tác dụng). Nếu có âm hư hiệp đàm thì bỏ Câu kỷ tử gia Xuyên bối mẫu.


LƯƠNG PHU HOÀN
« Lương phương tập dịch »
Thành phần:
1. Cao lương khương (củ riềng)
2. Hương phụ đều bằng nhau.

Cách dùng: Tán bột, làm hoàn, ngày uống 4-8 gam với nước chín, ngày 2-3 lần.
Công dụng: Ôn trung tán hàn, chỉ vị thống.
Chủ trị: Các chứng đau dạ dày do hàn ngưng khí trệ, thích chườm nóng, thích ấm, rêu lưỡi trắng.
Giải bài thuốc: Cao lương khương ôn vị, tán hàn tà, Hương phụ 1ý khí, giải uất. Hai vị này ôn trung tán hàn hành khí, khí hành tắc vị hòa, hàn tán thì thôi đau.
Gia giảm: Có phương còn gia Thanh bì, Can khương, Mộc hương, Trầm hương, Đương quy, Hậu phác để tăng cường tác dụng hành khí tán hàn, sự giảm đau càng có hiệu quả.


LÝ TRUNG HOÀN
« Thương hàn luận »
Thành phần:

1. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12 gam
2. Bào khương 80 gam

3. Chích cam thảo 40 gam
4. Bạch truật 120 gam


Cách dùng: Lượng trên theo nguyên phương. Các vị bột làm hoàn, mỗi lần uống 12 gam với nước chín ấm. Cũng có thể dùng dạng thuốc thang gọi là Lý trung thang (tất nhiên liều trên phải giảm đi còn 1/10 tính là 1 thang) sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn trung kiện tỳ, tán hàn trừ đau bụng.
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn, bụng đau tiết tả, nôn ọe mà không khát, rêu lưỡi trắng nhạt.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Bào khương ôn trung tán hàn; Sâm, Truật, Cam thảo bổ khí kiện tỳ hòa trung, chữa được chứng tỳ vị hư hàn, ẩu thổ tiết tả, thỉnh thoảng có cơn đau bụng thích chườm thích ấm.
(Tham khảo thêm chương 6 ôn tễ)






Thành phần:
1. Quế chi 8 gam

TIỂU KIẾN TRUNG THANG
« Thương hàn luận »

4.   Đại táo 5 quả

2. Bạch thược 16 gam
3. Cam thảo 4 gam

5. Kẹo Mạch nha 40-80 gam (Di đường)
6. Sinh khương 4 gam


Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Ôn dưỡng tỳ vị thông dương khí, hòa doanh huyết.
Chủ trị: Tỳ vị hư hàn dẫn đến đau dạ dày, tâm khí bất trú sinh chứng tâm quí (hồi hộp mà hư phiền).
Giải bài thuốc: Phương này tức là Quế chi thang dùng gấp bội Thược dược gia Di đường (kẹo mầm lúa). Thược dược tăng hàm lượng lên hợp với Quế chi mà điều hòa vinh vệ có thờ làm mềm (nhu) tạng can, hòa doanh huyết mà khối đau bụng, lại gia Di đường tính cam ôn cùng với Cam thảo, Sinh khương phối hợp để tăng cường tác dụng ôn dưỡng của phương, cho nên có tên gọi là “KIẾN TRUNG”, là phương chủ yếu trị chứng tỳ vị hư hàn dẫn đến đau bụng.
Bản phương lấy bài Quế chi thang làm cơ sở, bội Bạch thược và gia Di đường, tác dụng không phải là phát hãn giải biểu mà là để ôn vận huyết mạch thông tâm dương, ích tâm khí, hòa vinh huyết, nên còn chữa được chứng hư phiền hồi hộp do tâm khí bất túc.
Gia giảm: Bản phương gia Hoàng kỳ gọi là Hoàng kỳ kiến trung thang để kiêm thêm tác dụng bổ khí, đau bụng do tỳ vị hư hàn, biểu hư tự hãn v.v… gia Đương quy gọi là Đương quy kiến trung thang kiêm thêm tác dụng bổ huyết trị chứng đau bụng do huyết hư. Nếu muốn bổ cả khí lẫn huyết thì gia Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương quy vào bản phương (Sâm kỳ quy kiến trung thang) trong lâm sàng thường dùng phương này trị bệnh đái són, rối loạn công năng vị tràng mà hiện chứng tỳ vị hư hàn, khí huyết lưỡng hư rất có hiệu quả.


THANH NGA HOÀN
« Hòa tễ cục phương »
Thành phần:
1. Bổ cốt chỉ (Phá cố chỉ) sao rượu 160 gam
2. Đỗ trọng sao muối, rồi sao rượu 160 gam
3. Hồ đào nhục sao 160 gam
4. Đại toán đầu khứ ý (tỏi bỏ vỏ) 160 gam

Cách dùng: Các vị nghiền bột làm hoàn, mỗi lần uống 12 gam lúc đói bụng, uống với rượu nóng, hoặc nước chín ấm. Có thể đổi làm thang tễ (giảm liều) sắc uống ngày 2 lần.

Công dụng: Bổ thận, chữa eo lưng đau (yêu thống).
Chủ trị: Thận hư yêu thống.
Giải bài thuốc: Bổ cốt chỉ tân khổ đại ôn, ôn thận tráng nguyên dương, Hồ đào nhục bổ mệnh môn hỏa, nạp thận khí, Đỗ trọng bổ can thận trị yêu thống. Ba vị phối hợp bổ hạ tiêu thận dương, dùng nước muối dẫn thuốc vào thận, lấy củ tỏi cay thông để tán hàn thấp. Thật là một phương thuốc cực hay mà giản dị để chữa chứng thận hư yêu thống vậy.







Thành phần:
1. Sinh địa 20 gam
2. Đan bì 20 gam
3. Hoàng liên 4 gam

THANH VI TÁN
« Lan thất bí tàng »


4. Đương quy 8 gam
5. Thăng ma 8 gam


Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Thanh vị hỏa, giải nhiệt độc.
Chủ trị: Vị hỏa bốc sinh đau răng.
Giải bài thuốc: Bản phương dùng Sinh địa, Đan bì lương huyết giải nhiệt, Hoàng liên thăng mà thanh nhiệt giải độc, Đương quy hòa huyết dưỡng huyết. Một vị Thăng ma có sức thăng dương tán hỏa. Lý Đông Viên nói: “Dục giáng tất tiên thăng”. Nghĩa là muốn giáng thì trước phải cho thăng đã. Cho nên trong các bài thuốc giáng hỏa, ta nên dùng sức đưa lên của vị Thăng ma để trị đau răng. Vì vị hỏa hay gây đau răng, mà hỏa có tính viêm thượng (bốc). Sau đó cũng có thể không cần dùng tác dụng thăng tán của Thăng ma nữa, lúc ấy có thể bỏ Thăng ma gia Thạch cao hoặc Đại hoàng. Phàm các chứng sưng đau của răng do vị hỏa hoặc sinh mụn, răng chảy máu, khí miệng nóng hôi, có thể trên cơ sở phương này mà gia giảm vận dụng.



THẠCH CAO THỤC ĐỊA TIỄN
(Tên cũ: Ngọc nữ tiễn)
« Cảnh nhạc toàn thư »
Thành phần:

1. Thạch cao 20-40 gam
2. Mạch đông 8 gam
3. Tri mẫu 8 gam

4. Ngưu tất 8 gam
5. Thục địa 16 gam


Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang sắc nước, chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ thận âm, tả thận nhiệt, trị các chứng hư hỏa nha thống (đau răng).
Chủ trị: Thận âm bất túc, vị hỏa hữu dư. Lợi răng sưng đỏ, khí mệt nhọc hay phát phiền nhiệt, miệng khát.
Giải bài thuốc: Bản phương dùng Thạch cao, Tri mẫu, thanh bị vị hỏa, Thục địa tư bổ thận âm, Mạch đông dưỡng âm thanh nhiệt, Ngưu tất dẫn nhiệt đi xuống. Răng lợi đau sưng hễ mệt nhọc thì phát (ngộ lao tất phát) phần lớn do âm hư hỏa vượng nên dùng phương này.
(Nên tham khảo chương 2, Thanh nhiệt tễ)


KẾT LUẬN

Chương này trình bày những phương thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau ngực, đau bụng, đau eo lưng, và đau răng.


1. Trị đầu thống:
Cổ nhân nêu lên thuyết do “phong tà tập thượng”. Trên thực tế lâm sàng thấy các chứng đau đầu do ngoại cảm phần lớn do phong tà xâm tập. Phương tễ để trị có Xuyên khung trà điều tán, Cúc hoa trà điều tán, trước hết để khư phong tán hàn, sau đó là khư phong thanh nhiệt.
Ích khí thông minh thang và Thanh chấn thang chủ yếu lấy thăng để thanh dương mà trị ngoại cảm. Thương nhĩ tử tán, Tân di tán có công năng thông khiếu dùng chữa các chứng đầu thống do bệnh tỵ uyên. Còn các loại đau đầu do huyết hư dương cang thì nên phải tham khảo ở các chương có quan hệ với chứng ấy.


2. Trị hung phúc thống: (ngực bụng đau)
Quát lâu giới bạch bạch tửu thang và các phương gia giảm của nó đều khéo trị đàm trệ và uất kết ở trong ngực, chuyên trị hung tý dẫn đến đau giữa lưng và ngực. Trước hết người ta hay dùng trị động mạch sơ cứng (atheco. Sclerose) các bệnh tim dẫn đến co thắt động mạch vành (Sclérose coronarieune) tâm giao bệnh vv... có hiệu quả khả quan.
- Nhất quán tiễn chủ yếu dưỡng can âm, tư vị dịch, sơ can lý khí. Đối tượng chữa của nó là các chứng can âm bất túc, kiêm can khí bất thư, vị quán đông thống (đau dạ dày) ngực sườn không thư thái, đau tức, lưỡi đỏ.
Lương phụ hoàn: Dùng chữa các chứng trúng hàn khí trệ sinh ra đau dạ dày, lại cũng chữa các thống Kinh (đau bụng trong thời gian hành kinh) của phụ nữ.
- Lý trung thang chủ trị chứng tỳ vị hư hàn gây ra ẩu thổ (nôn) và tiết tả đau bụng.
Tiểu kiến trung thang và các phương gia giảm chủ yếu là kiện vị, làm hoãn chứng cấp và giảm đau cho nên gọi là kiến trung rất hợp với dạ dày đau tức do tỳ vị hư hàn. Đó là phương pháp trấn thống dùng thuốc cam ôn bổ dưỡng noãn trung (ấm trung tiêu).


3. Trị yếu thống:
Thanh nga hoàn là phương chủ yếu trị thận hư, đau eo lưng. Phụ nữ đái hạ có chứng đau lưng cũng dùng được. Nếu do phong thấp, trật đả (ngã, đòn) lao quyện (mệt) mà đau eo lưng tất nhiên phải biện chứng luận trị để chọn phương thang cho thích hợp.


4. Trị đau răng:
Thanh vị tán và Thạch cao thục địa tiễn là phương cơ sở chủ trị đau răng: Một phương trị đau răng đơn thuần do vị hỏa viêm thượng, một phương trị thận âm bất túc kiêm có vị hỏa hiệp theo.
Chương này giới thiệu các phương trấn thống thường dùng. Ngoài ra còn có nhiều phương khác cũng có tác dụng giảm đau, không ngoài lý khái quát là lý khí, hoạt huyết, khư phong thấp... Đã nói ở các chương khác. Cúng ta nên dựa vào nguyên tắc biện chứng luận trị để lựa chọn cho thích hợp với người bệnh.



Phụ: THÀNH DƯỢC (Thuốc chế sẵn)





Công thức:
1. Hải phiêu tiêu
2. Cam thảo

1. VỊ THÁI PHIẾN
(Phiến = viên tròn dẹt giập máy)


3. Chế nhũ hương
4. Chế một dược

Cách dùng: Mỗi lần từ 4-6 viên, ngày 3 lần.
Công dụng: Chỉ vị thống, chế vị toan (giảm nước chua).
Chủ trị: Đau dạ dày, chất chua nhiều, dạ dày có loét, loét tá tràng.


2. VỊ THỐNG TÁN


Công thức:
1. Hải phiêu tiêu
2. Trần bì


3. Thanh mộc hương
4. Can hiếu mẫu


5. Đường cát
6. Cam thảo

Cách dùng: Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4 viên với nước chín.
Công dụng: Chỉ vị thống, chế vị toan, trợ tiêu hóa.
Chủ trị: Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, cơ quan thần kinh dạ dày sưng đau, nước chua nhiều, rối loạn tiêu hóa.
3. THẬP HƯƠNG HOÀN


Công thức:
1. Mộc hương
2. Công đinh hương
3. Trầm hương
4. Chế nhũ hương
5. Giáng hương


6. Chế hương phụ
7. Đàn hương
8. Quảng hoắc hương
9. Ô dược
10. Cam thảo

Cách dùng: Mỗi lần 1 viên (viên 2 gam), nước chín ngày 3 lần.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ