Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 592

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10617

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4042881

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN

Thứ bảy - 21/12/2019 20:01

Thuốc trọng trấn gồm chủ yếu là Chu sa, Từ thạch, Long cốt, Mẫu lệ là các vị thuốc loại khoáng vật, hoặc loại giáp xác (vỏ các động vật nhuyễn thể như sò, trai...) mà hợp thành để trị kinh cuồng mất ngủ, hồi hộp, thở gấp. “Trọng khả trấn khiếp” (nặng có thể làm hết sợ).
Thuốc trọng trấn có thể an thần, nhưng an thần không chỉ ở trọng trấn. Các loại thuốc khác như dưỡng huyết (dưỡng tâm) có thể an thần; thanh tâm (giáng hỏa) cũng có thể an thần; giao thông tâm thận cũng có thể an thần; hóa đàm hòa vị cũng có thể an thần.
Phàm chọn lựa những vị thuốc có công năng nói trên để lập phương trị mất ngủ, hồi hộp trống ngực đánh đều đạt mục đích an thần, và đều có thể gọi là thuốc an thần được.






Thành phần:
1. Quế chi 4-12 gam
2. Cam thảo 8-12 gam

QUẾ CAM LONG MẪU THANG
« Thương hàn luận »


3. Long cốt 20-40 gam
4. Mẫu lệ 20-40 gam

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Trấn kinh an thần, thông dương chỉ hãn.
Chủ trị: Tâm quí (tâm hồi hộp) chính xung (sợ hãi) ra mồ hôi, chân tay lạnh, chất lưỡi đạm nhuận.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Quế chi, Cam Thảo ôn thông tâm dương. Long cốt, Mẫu lệ nặng để
trấn khiếp, phối ngũ thành phương trọng trấn an thần.
Gia giảm: Phương này bỏ Quế, Cam gia Nhân sâm, Bào phụ tử sắc nước gọi là Sâm phụ long cốt thang tức là biến phương ôn thông tâm dương thành phương ôn bổ thận dương, là một phương thuộc đại ph ong 1 (rất kín đáo) đại cố (rất bền chặt) để trị chứng vong dương hư thoát ra mồ hôi, tứ chi lạnh, tinh thần hoảng hốt là chứng đại nguy cấp.

HẮC TÍCH ĐAN
(Phụ: Nhị vị hắc tích đan)
« Hòa tễ cục phương »
Thành phần:
1. Hắc tích (chì Pb) 80 gam
2. Lưu hoàng (S) 80 gam
3. Xuyên luyện tử 40 gam
4. Hồ lô ba 40 gam
5. Mộc hương 40 gam
6. Sao phụ tử 40 gam
7. Nhục đậu khấu 40 gam
8. Bổ cốt chỉ 40 gam
9. Dương khởi thạch 40 gam
10. Trầm hương 40 gam
11. Hồi hương 40 gam
12. Nhục quế 20 gam


1 Phong: Là gói như niêm phong. Ở đầy dịch là kín đáo (ND).

Cách dùng: Các vị trên nghiền bột, viên bằng hồ gạo to bằng hột ngô đồng: Mỗi lần uống 4-12 gam vào lúc đói bằng nước nóng hoặc nước muối loãng. Ngày uống 1 lần. Mỗi liều có thể uống từ 3-5 ngày. Không nên uống kéo dài đề phòng trúng độc chì. Có thể dùng vải bọc thuốc nói trên cho vào nước sắc uống. Phụ nữ có mang cấm dùng.
Công dụng: Ôn thận dương, tán âm hàn, trấn nghịch khí, định hư suyễn.
Chủ trị: Hạ nguyên hư lãnh, thận bất nạp khí. Khí suyễn lên trên, đàm tắc trong ngực, tay chân giá lạnh, trên đầu ra mồ hôi lạnh, mạch trầm tế, lưỡi nhạt rêu trắng... là chứng hạ hư Thượng thực.
Giải bài thuốc: Hắc tích giáng nghịch khí trừ đờm dãi, Lưu hoàng bổ mệnh môn hỏa tiêu âm hàn. Hai vị dùng để trấn nhiếp phù dương là thuốc chủ yếu để ôn giáng nghịch khí. Hồ lô la, Bổ cốt chỉ, Dương khởi thạch, Nhục quế, Phụ tử, đều có tác dụng ôn thận dương, bổ mệnh môn hỏa, nhất là hai vị quế phụ càng có công năng dẫn hỏa qui nguyên, hiệp trợ cho Lưu hoàng Hắc tích bình giáng nghịch khí.
Khí suyễn không thuận, tất phải trệ mà không thư phái cho nên dùng Trầm hương thuận khí, Mộc hương hành khí, Xuyên luyện tử lý khí, lưu thông khí cơ để bình suyễn trị chứng thương thực. Dương hư bất chấn (không dấy lên được) thì âm hàn từ trong mà sinh ra, cho nên lại dùng Hồi hương, Nhục đậu khấu giúp thuốc ôn bổ mà tán được âm hàn. Vì vậy, phương này không những trị được chứng hạ hư thượng thực mà còn trị được chứng đau bụng do hạ tiêu hàn lãnh. Nhưng cũng cần phải nói rõ chứng hạ hư thượng thực của phương này:
Hạ hư là chỉ hạ nguyên hư lãnh, thượng thực là chỉ đờm khí thượng nghịch. Chứng này rất khác về căn bản với những hạ hư thượng thực do âm hư hỏa vượng mà ra, không được dùng lầm phương. Hơn nữa, phương này tuy sức ôn trấn tán hàn có thừa, công năng bổ ích tinh khí lại không đủ, chỉ là phương dùng tạm chứ không phải là phương chữa gốc bệnh, vả lại phương này chuyên trị thận, mà không chuyên trị phế. Nếu có chứng hạ hư thượng thực, đờm suyễn phát tác, mà chứng thượng thực là chủ yếu, thì không nên chỉ chuyên dùng phương này được (nên tham khảo chương thứ 14 chỉ khái Bình suyễn và hóa đàm tễ phần lý giải Tô tử giáng khí thang).

Phụ phương:

Nhị vị hắc tích đan: (Một tên nữa là: Y môn hắc tích đan)
Chỉ có hai vị Lưu hoàng và Hắc thích hợp thành cũng trị hư suyễn.



TỪ CHU HOÀN
« Thiên kim yếu phương »
Thành phần:
1. Từ thạch 40 gam
2. Chu sa 40 gam
3. Lục khúc 160 gam
Cách dùng: Nghiền nhỏ, luyện mật, làm viên-mỗi ngày 8 gam uống với nước, lúc đói có thể lấy bao vải bọc thuốc sắc thành thang tễ mà uống.
Công dụng: Nạp phù dương, trấn tâm, minh mục.
Chủ trị: Nhìn vật không rõ, tai ù tai điếc, đầu đau đầu vựng, tim hồi hộp (tâm quế).
Giải bài thuốc: Bản phương dùng Từ thạch, Chu sa để nhiếp nạp phù dương, trấn tâm an thần, minh mục (làm sáng mắt); Lục khúc trợ tiêu hóa làm cho hai vị thuốc đan thạch trên không làm hại vị khí mà còn làm lợi sức vận hành của thuốc ấy. Nhưng phương này tuy có Lục khúc trợ vận, Từ thạch Chu sa đều là kim thạch nên đối với bệnh nhân tỳ vị hư nhược thì nên chuyển thành thang để uống..





Thành phần:
1. Nhân sâm 20 gam (hoặc Đảng sâm)
2. Huyền sâm 20 gam
3. Đan sâm 20 gam
4. Bạch phục linh 20 gam
5. Ngũ vị tử 40 gam
6. Viễn chí 20 gam

BỔ TÂM ĐAN
(Tên cũ: Thiên vương bổ tâm đan)
« Thế y đắc hiệu phương »


7. Cát cánh 20 gam
8. Đương quy 40 gam
9. Thiên môn 40 gam
10. Mạch đông 40 gam
11. Bá tử nhân 40 gam
12. Toan táo nhân 40 gam
13. Sinh địa 160 gam

Cách dùng: Các vị thuốc ghiền bột, luyện với mật làm hoàn, viên to bằng hạt Ngô đồng, lấy Chu sa làm áo. Mỗi ngày dùng 12 gam chia làm 2 lần uống, hoặc uống trước khi ngủ với nước. Hoặc có thể sắc thuốc làm dạng thang.
Công dụng: Tư âm, dưỡng huyết an thần.
Chủ trị: Mất ngủ, tim hồi hộp (tâm quí) ra mồ hôi trộm (đạo hãn) lưỡi khô, mạch tế sác.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Sinh địa, Thiên đông, Mạch đông, Huyền sâm để dưỡng âm; Đan sâm, Đương quy dưỡng tâm huyết; Chu sa, Phục linh, Viễn chí, Táo nhân, Bá tử nhân an thần, Nhân sâm bổ tâm khí, Ngũ vị tử liễm tâm âm. Cát cánh dẫn thuốc đi lên để thông được tâm khí, khiến cho sức thuốc tác dụng được ở Thượng tiêu. Phương này trị tâm âm hư mà hỏa không vượng lắm gây chứng mất ngủ thì nhất định hiệu quả.





Thành phần:
1. Hoàng liên 6 gam
2. Chu sa 4 gam
3. Sinh địa 2 gam

CHU SA AN THẦN HOÀN
« Lan thất bí tàng »

4. Qui thân 2 gam
5. Chích thảo 2 gam

Cách dùng: Nghiền bột, làm hoàn. Mỗi lần 4-12 gam uống trước khi đi ngủ, hoặc ngày uống 3 lần (chia đều liều thuốc làm 3) uống với nước nóng, hoặc sắc thuốc với nước làm thang tùy chứng gia vị.
Công dụng: Trấn tâm an thần, dưỡng âm thanh hỏa.
Chủ trị: Tim hồi hộp (tâm quí) sợ hãi (chính xung) phiền táo không ngủ được, lưỡi đỏ mạch sác.
Giải bài thuốc: Chu sa định tâm an thần, dùng lượng lớn để tư âm dưỡng huyết để chữa chứng tâm thận âm hư, tâm huyết bất túc mà tâm hỏa cang thịnh.


HOÀNG LIÊN A GIAO THANG
« Thương hàn luận »
Thành phần:

1. Hoàng liên 4 gam
2. A giao 12 gam
3. Hoàng cầm 12 gam

4. Kê tử hoàng 2 quả (lòng đỏ trứng gà)
5. Bạch thược 12 gam

Cách dùng: Sắc thuốc làm 2 nước. Trộn 2 nước thuốc làm một, rồi cho A giao vào đun tiếp cho tan để nguội, cho lòng đỏ trứng gà đề sống vào thuốc khuấy đều rồi chia làm 2 lần uống. Khi uống hâm thuốc cho nóng.

Công dụng: Tư âm giáng hỏa.
Chủ trị: Âm hư hỏa vượng, tâm phiền, mất ngủ, lưỡi đỏ, rêu khô, mạch tế sắc.
Giải bài thuốc: Phương này dùng cầm, liên giáng hỏa; Kê tử hoàng, Bạch thược, A giao dưỡng âm huyết. Đối với chứng âm hư hỏa vượng nặng gây mất ngủ dùng phương này rất có hiệu quả.
Gia giảm: Trên lâm sàng có thể gia Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, âm hư nặng, tân dịch hao thương, yết hầu khô ráo gia Huyền sâm, Mạch đông, Thạch hộc. Hỏa vượng nặng trong tâm bồi hồi gia Sơn chi, tiên Trúc diệp. Khi ngủ hay kinh hoàng mà dễ tỉnh gia Long xỉ, Trân châu mẫu. Ngủ không được say gia Toan táo nhân, Dạ giao đằng.


TOAN TÁO NHÂN THANG (1)
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
1. Toan táo nhân 8-16 gam
2. Tri mẫu 12 gam
3. Xuyên khung 6 gam
4. Cam thảo 8 gam
5. Phục linh 12 gam

Cách dùng: Trước khi ngủ sắc 1 nước uống ngay. Táo nhân nên sao kỹ nghiền bột mà ăn.
Công dụng: Bình hư phiền, định tâm thần.
Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, ngủ nhiều mộng mị, hay kinh hoàng mà tỉnh (thính ngủ) đầu nặng, đau đầu, phiền táo hay giận, mạch huyền tế và sác.
Giải bài thuốc: Toan táo nhân bổ can dưỡng huyết, làm chủ dược. Phò tá có Xuyên khung thượng hành đầu mục, sơ can tán uất; Tri mẫu tư âm giáng hỏa để thanh can dương; Phục linh hiệp trợ Táo nhân định tâm an thần, Cam thảo hoãn cấp điều trung. Phương này dùng chữa bệnh can khí uất kết hóa hỏa gây ra mất ngủ.
Gia giảm: Trên lâm sàng hay gia Hợp hoan bì, Uất kim, Đương quy, Bạch thược, Phục linh, Chu sa.


GIAO THÁI HOÀN
« Hàn thị y thông »
Thành phần:
1. Hoàng liên 4 gam
2. Nhục quế 2 gam

Cách dùng: Nghiền thuốc thành bột, uống thuốc trước khi đi ngủ 3 giờ. Có thể phân làm 2 lần uống buổi sáng và quá trưa.
Công dụng: Giao thông tâm thận.
Chủ trị: Mất ngủ, khi đi nằm tinh thần hưng phấn tâm hồi hộp không yên, không nằm được. Ban ngày
đầu hôm (như mê) hay buồn ngủ.
Giải bài thuốc: Hoàng liên, Nhục quế cùng dùng. Theo nền văn hóa cổ trung y có câu rằng: “năng giao tâm thận vu đốn khắc” (nghĩa là hay giao thông tâm thận ngay tức khắc, để hình dung cái công hiệu an miên (ngủ yên) của phương) chứng mất ngủ, phần nhiều do tâm hỏa thượng cang. Nhưng tâm hỏa thượng cang dược, lại do thận âm bị hao tổn, cũng có thể do thận dương suy nhược mà ra. Loại

(1) Nguyên bản không thấy chú thích gì.

trước thuộc về âm hư hỏa vượng, loại sau thuốc về hỏa bất qui nguyên. Hai loại hình này tuy khác nhau nhưng đều thuộc cơ chế “tâm thận bất giao”. Cho nên trong phương chữa chứng mất ngủ, thường dùng Hoàng liên tả tâm hỏa; phối ngũ A giao, Kê tử hoàng, Bạch thược để tu dưỡng thận âm, chế ngự được cang dương. Nếu phối hợp Nhục quế là để ôn thận dương là pháp dẫn hỏa qui nguyên đó.
Hai loại phối ngũ này đều thuộc trị pháp “giao thông tân thận”.
Bản phương dùng hai vị Hoàng liên, Nhục quế. Hoàng liên thanh tâm để tả hỏa thượng cang. Nhục quế ôn thận để dẫn hỏa qui nguyên. Khiến cho tâm thận giao nhau là tự ngủ yên được. “Dược giản hiệu đa” thuốc ít mà công hiệu nhiều, cho nên mới có tên là GIAO HÁI110F   (là ý nghĩa tâm thận hỗ tương để chế ước). Trên kinh nghiệm lâm sàng, nếu chi đơn thuần dùng thuốc trấn tĩnh an thần thường không có hiệu quả. Nếu gia thêm ít chút thuốc hưng phấn thường hay thu được hiệu quả man.
Phương này dùng Hoàng liên phối hợp với lượng nhỏ Nhục quế, hai vị cùng dùng chính là pháp phối ngũ ấy. Ngoài ra Viễn chí, Xương bồ có tính vị tân ôn, công năng khai khiếu, lại phối hợp thuốc dưỡng huyết trọng trấn có công hiệu an thần thì cũng gọi là pháp “giao thông tâm thận”.
Thí dụ như Hoàng liên hợp Nhục quế ở phương này có thể tùy tình hình thực tế mà gia giảm, nhưng lượng của Nhục quế phải ít hơn lượng của Hoàng liên.





KẾT LUẬN

Bản chương tuyển tựa các phương; Quế cam long mẫu thang, Hắc tích đan, Từ chu hoàn là các phương tễ trọng trấn.
- Quế cam long mẫu thang để trấn tâm, liễm hãn làm chủ, chữa tâm quí, chính xung (sợ hãi) ra mồ hôi nhiều.
Hắc tích đan lấy nạp khí ôn thận làm chủ để chữa hạ hư thượng thực.
Từ chu hoàn lấy trấn liễm phù dương làm chủ dùng để sáng mắt.
- An thần tễ gồm các phương Bổ tâm hoàn, Chu sa an thần hoàn, Hoàng liên a giao thang, Toan tân nhân thang, Giao thái hoàn. Các phương này chủ yếu để chữa chứng mất ngủ.
Ba phương trên có công dụng như nhau nhưng Bổ tâm hoàn lấy tư âm dưỡng huyết làm chủ. Chu sa an thần lấy giáng hỏa làm chủ. Hoàng liên a giao thang thì tư âm và giáng hỏa cùng coi trọng. Toan táo nhân chứng sơ can giải uất, giáng hỏa an thần. Giao thái hoàn giao thông tâm thận dẫn hỏa qui nguyên. Tác dụng của các phương không giống nhau.
Trị chứng mất ngủ còn có các phương thường dùng như Quy tỳ hoàn, trị tâm tỳ huyết hư, Ôn đởm thang thích hợp chữa chứng đờm nhiệt thượng kháng, nên cần tham khảo.
Còn phải nêu lên một vấn đề quan trọng là: Các chứng mất ngủ lâu ngày có liên quan đến yếu tố tinh thần, không nên chỉ ỷ lại vào thuốc để giải quyết các chứng ấy.














1 Giao thái: Chữ giao đồng nghĩa chữ tế trong kinh Dịch.



Phụ: THÀNH DƯỢC (THUỐC CHẾ SẴN)





Thành phần:


1. DƯỠNG HUYẾT AN THẦN ĐƯỜNG TƯƠNG (hoặc phiến)
(Thượng Hải sản xuất)

1. Tiên hạc thải
2. Hắc hạc liên
3. Dạ giao đằng
4. Sinh địa

5. Thục địa
6. Hợp hoan bì
7. Kê huyết đằng

Các vị trên chế thành dạng xi rô (đường tương) hay dạng viên dẹt (phiến).
Cách dùng: Mỗi ngày uống 3 lần. Nếu là xi rô, mỗi lần uống từ 1 đến 3 thìa canh. Nếu là phiến tễ. Mỗi lần uống 5 viên. Uống với nước chín.
Công dụng: Dưỡng huyết an thần.
Chủ trị: Mất ngủ, tâm quí, huyễn vựng chóng mặt, nhĩ minh tai ù).


2. AN THẦN BỔ TÂM HOÀN (hoặc phiến)
(Thượng Hải sản xuất)
Công thức:

1. Trân châu mẫu
2. Dạ giao đằng
3. Nữ trinh tử
4. Hắc hạn liên
5. Đan sâm

6. Hợp hoan bì
7. Thỏ ti tử
8. Sinh địa
9. Xương bồ
10. Ngũ vị tử

Cách dùng: Mỗi ngày 3 lần. Viên tròn (hoàn) mỗi lần 15 viên. Viên dẹt (phiến) mỗi lần 4 viên. Uống với nước nóng.
Công dụng: An thần.
Chủ trị: Mất ngủ, tâm quí, huyễn vựng, tai ù.


3. ĐAN PHƯƠNG (thuốc một vị)

1. Toan táo nhân 15-25 hạt sao vàng (gọi là bán nhiệt) đảo kỹ và nghiền thành bột. Trước khi đi ngủ dùng nước nóng uống với thuốc này, chữa được mất ngủ. Thành phần dược lý trị mất ngủ của Táo nhân có trong hàm lượng chất tinh dầu của Táo nhân cho nên khi sử dụng phải đem nghiền nhỏ, đồng thời, chất thơm của tinh dầu Táo nhân dễ khuếch tán, nên trước khi uống thuốc mới nghiền nhỏ thì công hiệu mới hoàn hảo.
2. Ngũ vị tử 4 gam tới 12 gam sắc với nước, chia làm 2 lần uống trong 1 ngày. Trị mất ngủ.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ