Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 856

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4043448

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC CỐ SÁP

Chủ nhật - 22/12/2019 08:02
Phàm lấy các vị thuốc có tính thu liễm cố sáp làm chủ dược để điều trị các chứng khí huyết tinh dịch hao tán hay hoạt thoát, mà lập thành phương đều thuộc phương tễ cố sáp với ý nghĩa “Sáp khả cố thoát” (nghĩa là sáp có thể giữ vững không cho thoát ra). Các loại phương này chủ trị các chứng tự hãn, đạo hãn, di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện bất cấm, băng lậu đái hạ, trường hư hoạt thoát cho đến các chứng ho lâu không khỏi v.v… phần nhiều hay phối ngũ với các loại thuốc bổ ích mà ứng dụng.
Bệnh mới mắc không nên dùng thuốc cố sáp. Khi xuất hiện các chứng đàm trọc nội thịnh thì phải nhớ cấm dùng.






Thành phần:
1. Mẫu lệ nướng 20-40 gam
2. Hoàng kỳ 16 gam

MẪU LỆ TÁN
« Hòa tễ cục. phương »


3. Ma hoàng căn 12-20 gam
4. Phù tiểu mạch 20-40 gam

Cách dùng: Nguyên là thuốc bột. Hiện nay dùng dạng thang sắc nước, chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ khí, liễm âm, cố biểu, chỉ hãn.
Chủ trị: Khí âm bất túc, tự hãn, đạo hãn, tâm quí (tim hồi hộp sợ hãi).
Giải bài thuốc: Mẫu lệ cố sáp, Ma hoàng căn chỉ hãn, Phù tiểu mạch dưỡng tâm liễm hãn. Hoàng kỳ bổ khí cố biểu. Bốn vị phối hợp cùng dùng mục đích chủ yếu là liễm mồ hôi. Bất luận là chứng tự hãn hay đạo hãn đều có thể gia giảm mà ứng dụng phương này.
Gia giảm: Tự hãn nên trọng dụng Hoàng kỳ và gia thêm Bạch truật; đạo hãn nên gia Lỗ đậu y (vỏ đậu), Nhu đạo căn tu (rễ chùm cây lúa nếp), Sương đào can v.v…






Thành phần:
1. Hoàng kỳ 24 gam
2. Phòng phong 8 gam
3. Bạch truật 8 gam

NGỌC BÌNH PHONG TÁN
« Thế y đắc hiệu phương »

Cách dùng: Nguyên là thuốc bột, hiện dùng dạng thang tễ sắc nước uống, hoặc dụng dạng thuốc viên. Mỗi ngày dùng 12 gam, chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Bổ khí, cố biểu, chỉ hãn.
Chủ trị: Khí hư tự hãn, dễ bị cảm mạo.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Hoàng kỳ bổ khí, phò tá có Bạch truật kiện tỳ, cố biểu mà sáp được chứng tự ra mồ hôi. Phòng phong phối ngũ Hoàng kỳ, dẫn Hoàng kỳ ra biểu mà chế ngự phong tà. Hoàng kỳ có Phòng phong thì tránh được cái tệ lưu luyến ngoại tà. Phòng phong có Hoàng kỳ thì tránh được cái tệ phát biểu thái quá. Phương này thuộc về pháp trong bổ có tán, trong tán có bổ vậy.


KIM TỎA CỐ TINH HOÀN
(Phụ: Thủy lục nhị vị hoàn)
« Y phương tập giải »


Thành phần:
1. Sa uyển tật lê 80 gam
2. Khiếm thực 80 gam
3. Liên tu 80 gam


4. Long cốt nướng 40 gam
5. Mẫu lệ nướng 40 gam

Các thuốc tán nhỏ, lấy Liên nhục nghiền bột, quấy hồ làm thành viên.

Cách dùng: Mỗi tối, khi đi ngủ dùng 12 gam, thuốc viên uống với nước muối hoặc nước chín.
Công dụng: Cố thận, sáp tinh.
Chủ trị: Thận hư, cửa tinh không bền chặt, di tinh.
Giải bài thuốc: Đặc điểm của phương này là 5 vị thuốc đều có tính cố sáp cả, lại đều có tác dụng bổ thận. Trong phương, Long cốt, Mẫu lệ còn có tác dụng trấn tĩnh, Liên tu còn có tác dụng thanh tâm. Có thể chữa chứng tâm thận bất giao, thích hợp các đối tượng thần kinh suy nhược. Toàn phương có tính vị bình hòa, là phương thuốc bình bổ để trị các chứng di tinh rất có hiệu quả.

Phụ phương:

Thủy lục nhị vị hoàn: (Tên cũ là: Thủy lục nhị tiên đan)
Gồm có Khiếm thực, Kim anh hợp thành. Tác dụng cơ bản giống như phương trên.



TANG PHIÊU TIÊU TÁN
« Bản thảo thuật nghĩa »


Thành phần:
1. Tang phiêu tiêu 12 gam
2. Viễn chí 8 gam
3. Xương bồ 6 gam
4. Long cốt 16-40 gam


5. Nhân sâm hoặc Đảng sâm 12 gam
6. Phục thần 12 gam
7. Đương quy 12 gam
8. Quy bản 20 gam


Cách dùng: Nguyên là thuốc bột. Hiện hay dùng thuốc thang.
Công dụng: Cố sáp, giao thông tâm thận, chỉ di niệu, di tinh, súc tiểu tiện, trị kiện vong (hay quên).
Chủ trị: Tiểu tiện luôn luôn, hoặc đái són, hoạt tinh kiện vọng…
Giải bài thuốc: Tang phiêu tiêu bổ thận, cố tinh quan, phò tá có Long cốt, Quy bản tư thận cố sáp, tăng cường công hiệu của tang phiêu tiêu. Phục thần, Xương bồ, Viễn chí khai tâm khiếu, an tâm thần, phối ngũ với các vị thuốc trên có tác dụng giao thông tâm thận. Ngoài ra, còn có Đương quy bổ huyết, Nhân sâm bổ khí để cường tráng thể chất là các vị phụ trợ của phương. Phương này chữa được các chứng nam, phụ, lão, ấu đêm có đái dầm rất hiệu quả...
Gia giảm: Có thể gia Thỏ ti tử, Sa uyển tật lê, Phúc bồn tử, Khiếm thực, Ích khí nhân, Ngũ vị tử và một vài vị bổ thận, súc niệu. Nếu thể chất bệnh nhân không hư nhược lắm, có thể không cần dùng  sâm, quy, nhưng các vị Viễn chí, Xương bồ và Phục linh không thể thiếu được.

SÚC TUYỀN HOÀN
« Phụ nhân lương phương »
Thành phần:
1. Sơn dược 240 gam
2. Ô dược 240 gam
3. Ích trí nhân 240 gam
Cách dùng: Các vị nghiền thành bột, dùng nước sôi để nguội luyện thành hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4-12 gam với nước nóng. Ngày 2-3 lần.
Công dụng: Ôn tỳ thận, súc tiểu tiện.
Chủ trị: Người già hạ nguyên hư lãnh, tiểu tiện nhiều lần, hoặc đái són, đái dầm.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Ích trí nhân, Sơn dược ôn bổ tỳ thận, cố sáp tiểu tiện, Ô dược ôn chấn tỳ thận hóa khí, khiến cho thận khí đủ, bàng quang cố, khi hóa lấy lại mức bình thường, nên trị được chứng lão nhân thận khí suy mà bàng quang vô lực, tiểu tiện nhiều lần, nóng nữa thì đái són, đái dầm v.v…


CHẤN LINH ĐAN

Thành phần:  « Hòa tễ cục phương »
1. Vũ dư lương 160 gam 5. Đại giả thạch 160 gam
2. Xích thạch chi 160 gam 6. Nhũ hương 80 gam
3. Tử thạch anh 160 gam 7. Một dược 80 gam
4. Ngũ linh chi 80 gam 8. Chu sa 40 gam

Cách dùng: Các vị nghiền thành bột mịn trộn đều, gia thêm bột gạo tẻ từ 10% đến 20% làm hồ luyện thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần 4-16 gam, ngày 1-2 lần với nước nóng, hoặc cho vào túi vải sắc với nước làm thang.
Công dụng: Chỉ băng đái, khử ứ sinh tân.
Chủ trị: Phụ nữ băng lậu hoặc bạch đới lâu ngày không cầm, tinh thần hoảng hốt, đầu hôn, mắt hoa.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Chu sa, Vũ dư lương, Xích thạch chi, Tử thạch anh, Đại giả thạch là dựa vào lý “trọng khả trấn khiếp” “sáp khả cố thoát” mà có tác dụng trọng có thể an được khiếp sợ, sáp có thể bền chặt mà không hư thoát.
Lại phụ trợ có Ngũ linh chi, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết hóa ứ, có tác dụng khử ứ sinh tân.
Thông sáp cùng dùng, tương phản tương thành. Phương này trị các chứng băng lậu rất hay.


DŨ ĐỚI HOÀN
(Nguyên danh: Thư thụ căn hoàn)
« Thượng Hải thị trung dược thành dược chế tễ qui phạm »
Thành phần:

1. Xuân căn bì 12 gam
2. Bạch thược 40 gam

3. Lương khương khôi 24 gam
4. Hoàng bá khôi 16 gam

Cách dùng: Các vị tán bột, dùng bột gạo nếp từ 10-20% quấy thành hồ luyện thuốc bột thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 4-12 gam. Ngày 1-2 lần với nước chín.
Công dụng: Thanh thấp nhiệt, chỉ đới hạ.
Chủ trị: Các chứng đới hạ của phụ nữ, hoàng đới, bạch đới, xích đới… đều dùng được.

Giải bài thuốc: Phương này là tễ lương sáp, Xuân căn bì có tác dụng thanh thấp nhiệt mà lại cố sáp, cho nên dùng lượng lớn, làm chủ dược của phương. Cùng với hoàng bá, Bạch thược phối ngũ: Hoàng bá thanh giải thấp nhiệt, Bạch thược sơ tiết hòa vinh. Cộng các vị là thuộc thu khổ mà táo thấp, công hiệu của phương ở chỗ: lấy hàn thanh nhiệt, lấy sáp cố thoát. Còn Lương khương khôi là thuốc phản tá, để phòng các vị khổ hàn không tổn hại tỳ vị. Toàn phương là “sáp trung hữu tán” tuy thanh nhiệt mà không lưu luyến thấp tà.
Phương này nguyên có tên là Thư thụ căn h o àn111F       (tức là  Xuân căn bì hoàn) trong sách “Nhiếp sinh chứng diệu phương”. Hiện nay xí nghiệp dược Thượng Hải đổi tên là “Dũ đới hoàn” (Viên làm khỏi chứng đới hạ) đã có thuốc chế săn để cung cấp. Lại có phương Dũ đời hoàn khác ở sách “đồng hạc đình tập phương” gồm các vị Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Hoàng bá, Lương khương, Xuyên khung, Xuân căn bì, công hiệu cũng giống như bản phương.


ĐÀO HOA THANG
(Phụ: Trú xa hoàn)
« Thương hàn luận »
Thành phần:
1. Xích thạch chỉ 32 gam
2. Can khương 8 gam
3. Ngạnh mễ (tức là gạo tẻ) 20 gam
Cách dùng: Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.
Công dụng: Ôn trung, sáp tràng, chỉ lỵ.
Chủ trị: Bệnh lỵ lâu ngày, bụng đau, đại tiện ra mủ máu, hoạt thoát không cầm, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trì nhược hoặc vị tế.
Giải bài thuốc: Phương này nguyên là phương chữa Thiếu âm bệnh hạ lỵ ra chất mủ lẫn máu. Hạ lỵ có máu mủ phần nhiều thuộc nhiệt. Nhưng lỵ mãi không khỏi tất dẫn đến tỳ thận dương suy xuất hiện mạch nhược, rêu lưỡi trắng nhạt.
Hoạt thoát bất cấm đều quan hệ đến chứng hư hàn. Cho nên gọi là thiếu âm bệnh. Lúc ấy đại tiện ra máu phần nhiều sắc huyết ảm đạm không tươi. Thương hàn luận gọi đó là nùng (mủ). Đó chính là chất niêm dịch (một chất nhờn do niêm mạc thành ruột tiết ra). Chứng đau bụng phần nhiều là thích ấn, thích chườm nóng. Hoạt thoát bất cấm là do hạ tiêu không cố nhiếp được mà sinh ra. Cho nên phương này dùng Xích thạch chí tính sáp để cố thoát, Can khương tính ôn để tán hàn, Ngạnh mễ để dưỡng vị hòa trung. Phương này còn chữa được chứng cửu tả (ỉa chảy lâu ngày) mà hoạt thoát. Nếu có chứng thấp nhiệt phải dùng rất thận trọng.
Gia giảm: Tỳ thận dương hư nhiều gia Phụ tử, có thể hợp sâm theo sách “Trửu hậu phương” gọi là Sâm hợp xích thạch chỉ thang (Xích thạch chỉ, Can khương, Phụ tử, nếu dưới rốn đau gia Đương quy, Thược dược để trị chứng của Đào hoa thang kiêm có chân tay giá lạnh, mạch trầm vi) gia giảm ứng dụng.

Phụ phương:

Trú xa hoàn:
Gồm các vị Hoàng liên, Bào khương, Đương quy, A giao hợp thành.
Trị chứng cửu lỵ thương âm, đại tiện ra máu mủ, có lúc hoạt thoát không cầm, có lúc ngồi ỉa không ra (buồn đi ỉa mà không ỉa được). Âm bị thương tổn thì bệnh hay thiên về nhiệt cho nên phương

1 Thư thụ là 1 thứ cây có mùi hôi, rễ dùng làm thuốc, còn gọi là xuân. Ở Việt Nam kinh nghiệm cho biết là có thể dùng Xích
đồng nam, Bạch đồng nữ hoặc cây Mấn hôi (ND).

này dùng Hoàng liên. Thanh nhiệt chỉ lỵ, phụ trợ có Đương quy dưỡng âm hòa huyết, lấy thanh nhiệt dưỡng âm, chỉ lỵ làm chủ, Bào khương làm tá để ôn tán. Phương Đào hoa thang chữa chứng cửu lỵ thương dương, còn phương này chữa chứng cửu lỵ Thương âm rất là khác nhau.


DƯỠNG TẠNG THANG
(Tên cũ: Chân nhân dưỡng tạng thang)
« Hòa tễ cục phương »
Thành phần:

1. Bạch thược 64 gam
2. Đương quy 24 gam
3. Nhân sâm (hoặc Đằng sâm) 24 gam
4. Bạch truật 24 gam
5. Nhục đậu khấu 20 gam

6. Nhục quế 32 gam
7. Cam thảo 32 gam
8. Mộc hương 48 gam
9. Kha tử bì 56 gam
10. Anh túc xá 136 gam

Cách dùng: Nguyên là thuốc bột, nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 8 gam, cho vào nước sắc uống. Ngày 2 lần.
Công dụng: Ôn bổ khí huyết, sáp tràng cố thoát.
Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, khí huyết hư nhược, hoạt thoát không cầm, bụng đau thích ấn, kém ăn, rêu trắng, mạch trì tế.
Giải bài thuốc: Phương này lấy các vị thuốc cố sáp chỉ tả làm chủ dược. Cho nên các chủ vị Anh túc xác, Kha tử là sáp dược đặc biệt dùng nhiều, lại phối ngũ với sâm, truật, thảo để bổ khí kiện tỳ. Nhục đậu khấu, Mộc hương ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, khiến cho thuốc bổ và sáp không làm trệ khí. Toàn phương dựa vào pháp “Tiêu bản đồng trị, chủ thứ kiêm dùng” (dùng sáp dược cố dược hoạt thoát để trị tiêu); lại dùng bổ dược để bổ khí huyết, để trị bản dùng ôn bổ cố sáp dược để chỉ tả là chữa “chủ chứng”, lại dùng thuốc tán hàn lý khí chữa đau bụng là chữa “thứ chứng”.
Gia giảm: Hàn nhiều, gia Phụ tử, Can khương. Sau khi đi ngoài lòi dom (thoát giang) là khí hư hạ hãm, phải nên hợp dùng với bổ trung ích khí.






Thành phần:
1. Bổ cốt chỉ 160 gam
2. Ngũ vị tử 80 gam
3. Nhục đậu khấu 80 gam

TỨ THẦN HOÀN
« Nội khoa trích yếu »


4. Ngô thù du 40 gam
5. Đại táo 240 gam

Cách dùng: Các vị nghiền bột, dùng Sinh khương 320 gam sắc nước làm thang, gia thêm bột mì từ 7- 20 gam rồi luyện thuốc đó thành hoàn. Mỗi lần uống từ 8-12 gam, uống lúc đói với nước nóng. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng thuốc có dạng thang. Sinh khương đổi làm Bào khương.
Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, chỉ cửu tả.
Chủ trị: Tỳ thận hư hàn, cửu tả thành ngũ canh tiết tả, không muốn ăn uống, ăn không tiêu, hoặc bụng
đau chi lạnh, tinh thần mỏi mệt, mạch trầm trì, lưỡi nhạt.
Giải bài thuốc: Cửu tả phần nhiều do bệnh tỳ vào thận. Phép chữa chú ý vào chữa thận, cho nên phương này trọng dụng Bổ cốt chỉ để ôn bổ thận dương làm chủ dược; phụ trợ có các vị, Ngô thù du ôn trung tán hàn, Nhục đậu, Ngũ vị sáp tràng cố thoát, khương táo điều hòa tỳ vị. Toàn phương là thuốc ôn bổ tỳ thận nhưng lấy bổ thận làm chủ. Trong phương này, Ngô thù, Nhục đậu một mặt có tác

dùng thông tán, một mặt có tác dụng cố sáp. Cùng dùng với Bổ cốt chỉ Ngũ vị thì tác dụng cố sáp là chủ. Cho nên phương này đặc biệt điều trị chứng cửu tả nhất là ngũ canh t   ả1.12F
Gia giảm: Tứ thần hoàn có phương bỏ Ngũ vị, Ngô thù gia Tiểu hồi, Mộc hương.
Tiểu hồi hành khí, ôn thận; Mộc hương hành khí chỉ thống cho nên dùng để thực tràng chỉ tả.  (Các thuốc chỉ tả hay dùng Mộc hương) công dụng gần giống phương trên nhưng thiên về hành khí.


CỬU TIÊN TÁN
« Y học chính truyền »
Thành phần:
1. Nhân sâm 6-12 gam (hoặc Bắc sa sâm)
2. Khoản đông hoa
3. Cát cánh
4. Tang bạch bì 6-12 gam
4 gam
6-12 gam
5. Ngũ vị 4-8 gam
6. A giao 12 gam
7. Bối mẫu 6-12 gam
8. Anh túc xác (sao mật) 4-8 gam
9. Ô mai 4 gam

Cách dùng: Nguyên là thuốc bột, hiện nay hay dùng dạng thuốc thang sắc với nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ dương khí, âm liễm phế, chỉ khái.
Chủ trị: Phế hư, ho lâu, khí súc, tự hãn, đàm ít hoặc trong đàm lẫn máu, mạch hư.
Giải bài thuốc: Phương này dùng Nhân sâm bổ phế khí, A giao dưỡng phế âm, phụ trợ có Tang bạch bì, Khoản đông hoa tư phế; Ngũ vị tử, Ô mai, Anh túc xác liễm phế. Cát cánh tuyên khai phế khí để làm phản tá và dẫn thuốc đi lên. Phương này chủ trị phế khí hao tán phế âm tổn thương, các chứng ho lâu ít đờm nhất định có hiệu quả. Nhưng chứng ngoại cảm mới mắc, phế khí không tuyên mà có ho suyễn, cho đến trong phế có đình đàm phục ẩm, hoặc ho lâu có đờm nhiều không nên dùng phương này.




KẾT LUẬN

Phân tích các công hiệu cụ thể của chương thuốc cố sáp này chúng ta có thể phân chia làm năm loại hình:
1. Cố biếu: Mẫu lệ tán, Ngọc bình phong tán dùng để cầm mồ hôi.
2. Cố thận: Kim hỏa cố tinh hoàn, Thủy lục nhị vị hoàn để trị di tinh. Tang phiêu tiêu tán dùng chữa trẻ em đái dầm. Súc tuyền hoàn dùng chữa người già thận hư, tiểu tiện luôn mà lượng nhiều, hoặc di niệu. (đái không tự chỉnh).


1 Ngũ canh tả còn gọi là kê minh tả (đi tả lúc gà gáy) hoặc thận tả (cửu tả do thận dương, mệnh môn hỏa suy) ND.

3. Cố băng chỉ đới: Chấn linh đan chủ trị phụ nữ băng lậu bất chỉ. Dũ đới hoàn chủ trị phụ nữ xích bạch đới hạ.
4. Sáp tràng cố thoát: Đào hoa thang chủ trị cửu lỵ thương dương. Trú xa hoàn chủ trị cửu lỵ thương âm. Dưỡng tạng thang chủ trị cửu tả hoạt thoát. Tứ thần hoàn chủ trị tỳ thận dương hư, cửu tả hoặc ngũ canh tiết tả (hay thanh chấn tả).
5. Liễm phế chỉ khái: Cửu tiên hoàn thuộc phương liễm phế chỉ khái.



Phụ: THÀNH DƯỢC (THUỐC CHẾ SẴN)

1. TRỊ ĐỚI PHIẾN

Công thức: Kim anh tử, Thương truật, Tri mẫu, Khổ sâm. Các vị chế thành phiến.

Cách dùng: Mỗi lần 5 phiến ngày uống 2-3 lần với nước.
Công dụng: Tiêu thấp nhiệt, chỉ đới hạ:
Chủ trị: Các loại xích, bạch, hoàng đới hạ.


2. BẠCH ĐỚI HOÀN

Công thức: Long cốt nướng, Lộc giác sương, Bạch chỉ, Phục linh, Bạch truật, Bạch thược, Sơn dược, Mẫu lệ nướng, Can khương cháy, Xuân căn bì, Bổ cốt chỉ, Thục địa.

Cách dùng: Mỗi lần 5 viên, ngày 2 lần.
Công dụng: Kiện tỳ bổ thận, cố sáp chỉ đái.
Chủ trị: Thể hư đới hạ, không có chứng thấp nhiệt hạ trú.


3. KIM ANH TỬ ĐƯỜNG TƯƠNG (xi rô Kim anh)

Công thức: Kim anh tử, Khiếm thực, Phỉ lai tử.

Cách dùng: Mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2-3 lần.
Công dụng: Cố tinh bổ thận.
Chủ trị: Thận hư, di tinh, hoạt tinh.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ