Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10827

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4043091

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

TRỊ NGƯỢC TỄ

Chủ nhật - 22/12/2019 07:52

Lập phương thuốc trị sốt rét có thể chia làm 2 loại:
1. Trực tiếp tài ngược: (Cắt cơn sốt rét).
2. Dùng thuốc bổ khí huyết để tăng cường thể chất để ngăn ngừa sốt rét tái phát.
Loại trên lấy khư tà làm chủ, dùng chữa các chứng thực. Loại dưới lấy phù chính làm chủ để chữa các chứng hư, các loại sốt rét lâu ngày không khỏi. Dùng thuốc trị sốt rét, nên uống trước khi cơn sốt phát ra 3 giờ.


TÀI NGƯỢC THẤT BẢO ẨM
« Dương Thị gia tàng phương »
Thành phần:

1. Thường sơn 8-16 gam
2. Thảo quả 8-12 gam
3. Hậu phác 4-12 gam
4. Binh lang 4-12 gam

5. Thanh bì 6-12 gam
6. Trần bì 6-12 gam
7. Cam thảo 4 gam


Cách dùng: Sắc nước, sau khi được thuốc cho thêm 1 chén rượu hòa vào uống trước cơn sốt 3 giờ.
Công dụng: Tài ngược (cắt sốt rét).
Chủ trị: Các loại bệnh sốt rét khác nhau, bất kỳ hàn nhiệt nhiều ít đều dùng được. Nếu rêu lưỡi dày nhớt, đàm thấp nhiều cũng dùng được.
Giải bài thuốc: Đây là phương tễ tiêu biểu để cắt cơn sốt rét. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang đều  có công năng khứ đàm, cắt cơn sốt. Tác dụng chống sốt rét của Thường sơn đã được xác định trên  thực tiễn lâm sàng. Thường sơn là chủ dược của phương thuốc cắt cơn, nhưng Thường sơn rất dễ gây nôn, nên cần phối hợp với Hậu phác Thanh bì, Trần bì, Cam thảo để kiện tỳ táo thấp, lý khí hòa trung mới có thể hòa hoãn vị tràng khi cơn sốt phát ra; lại còn giảm được tác dụng phụ của thuốc chống sốt rét. Các phương cắt cơn thường hay dùng với rượu. Cổ nhân cho rằng rượu hay ôn thông khí huyết, làm chóng phát huy tác dụng của thuốc. Có lợi cho sự ngăn cơn sốt phát ra. Theo thí nghiệm dược lý hiện nay, rượu dễ hòa tan các chất chống sốt rét của các vị thuốc, mạnh hơn là dùng nước làm dung môi để hòa tan (chiết xuất).
Gia giảm: Nếu nôn nhiều gia Bán hạ, Sinh khương, sốt cao gia Hoàng cầm, lưỡi đỏ rêu mỏng bỏ Hậu phác.





Thành phần:
1. Thường sơn 8-16 gam
2. Thảo quả 8-12 gam
3. Binh lang 4-12 gam
4. Tri mẫu 12 gam

THƯỜNG SƠN ẨM

5. Bối mẫu 12 gam
6. Ô mai 12 gam
7. Gừng nướng 3 lát
8. Đại táo 3 quả

Cách dùng: Sắc thuốc với nước, đun sôi cho 1 chén rượu tốt, uống trước cơn sốt 3 giờ.
Công dụng: Cắt cơn sốt..
Chủ trị: Sốt rét tái phát lâu không khỏi, sốt cao, lưỡi khô, miệng khát.

Giải bài thuốc: Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang là thuốc thường dùng để cắt cơn, Tri mẫu thanh nhiệt, sinh tân chữa chứng “Đan ngược” có sốt không rét hoặc sốt nhiều rét ít, dùng cho bệnh nhân có nhiệt độ cao, tân hao, miệng khát rất thích hợp, Ô mai thu liễm dùng chữa sốt rét lâu không dứt. Cổ nhân còn cho rằng bệnh sốt rét đa số có đờm diên kết tụ có câu “Vô đàm bất tác ngược” (không có đàm thì không thành cơn sốt rét). Thường sơn sở dĩ cắt được cơn là nhờ có công năng khử đàm, phương này lại dùng Bối mẫu trừ đàm tán kết để phụ trợ cho Thường sơn. Khương táo hòa vị, điều hòa vinh vệ để giảm tác dụng phụ của thuốc cắt cơn, dự phòng không để hư đến chính khí. Cho nên người hư nhược không nên dùng phương này.


THANH TỲ ẨM

Thành phần:  « Tế sinh phương »
1. Thanh bì 6-12 gam 6. Bán hạ 8-12 gam
2. Hậu phác 4-12 gam 7. Phục linh 12-16 gam
3. Thảo quả 8-12 gam 8. Cam thảo 4 gam
4. Bạch truật 4-12 gam 9. Sinh khương 3 lát
5. Sài hồ 4-12 gam 
Cách dùng: Sắc với nước uống trước cơn 3 giờ.
Công dụng: Hòa giải thiếu dương, thanh nhiệt hóa thấp, cắt cơn sốt rét.
Chủ trị: Chữa các loại sốt rét lên cơn có giờ nhất định, biểu hiện nóng nhiều rét ít, ngực đầy, nôn ọe, miệng đắng, tâm phiền, mạch huyền hoạt, rêu lưỡi vàng nhớt, các chứng thấp nhiệt.
Giải bài thuốc: Đây là phương Tiểu Sài hồ thang bỏ Nhân sâm, Đại táo, gia Thanh bì, Thảo quả, Hậu phác, Bạch truật, Phục linh mà hợp thành. Vì sốt rét có hàn nhiệt vãng lai, nên biến chứng thuộc về phạm vi thiếu dương bệnh. Cổ nhân nói: Ngược tật bất ly thiếu dương. Cho nên phương này lấy Tiểu sài hồ thang làm cơ sở để hòa giải thiếu dương mà cắt được cơn sốt. Theo báo cáo thực nghiệm của dược lý cận đại thì vị Sài hồ có tác dụng chống sốt rét, nên lâm sàng dùng nó thường là để giảm nhẹ chứng nóng rét qua lại. Còn đối với ký sinh trùng sốt rét (Plasmo di um faleiparum vivax...) có tác dụng hay không thì chưa rõ ràng lắm.
Lại nhân các chứng kể trên là có biểu hiện của thấp trở khí trệ nên bỏ sâm, táo trong phương Tiểu sài, gia Thanh bì lý khí; Bạch truật, Phục linh, Hậu phác để kiện tỳ hóa thấp.
Gia giảm: Trên lâm sàng còn gia Thường sơn để tăng cường công năng cắt cơn, nếu nhiệt nhiều thấp ít, thì bỏ Hậu phác gia Tri mẫu, tiểu tiện xẻn đỏ thì bỏ Cam thảo dùng lục nhất lợi thấp nhiệt.





Thành phần:
1. Binh lang 4-12 gam
2. Hậu phác 4-12 gam
3. Thảo quả 8-12 gam
4. Thược dược 8-12 gam

ĐẠT NGHUYÊN ẨM
« Ôn dịch luận »

(Bạch hay Xích đều được)
5. Tri mẫu 8-12 gam
6. Hoàng cầm 8-16 gam
7. Cam thảo 4 gam

Cách dùng: Sắc nước uống trước cơn 3 giờ.
Công dụng: Giải trọc khí, khai đạt thấp nhiệt, cắt cơn sốt rét.
Chủ trị: Bệnh sốt rét (loại lưu hành có dịch), bệnh chướng ngược (sốt rét ở miền núi). Các loại phát cơn không có giờ nhất định, sốt cao, ngực đầy, phiền táo, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu trắng dày, tựa hồ như tích phấn.

Giải bài thuốc: Chứng trạng đặc điểm để dùng phương này là chất lưỡi đỏ, mà rêu trắng dày, như tích phấn. Đó là chứng “thấp bức nhiệt phục” nên dùng Binh lang, Hậu phác, Thảo quả. Ba vị này khí vị tân liệt, năng sát trùng, phá kết, táo thấp, giải trọc khí (chất vẩn đục) nên cắt được cơn sốt, trừ được chướng khí. Vì sốt cao thương tân, có chứng lưỡi đỏ miệng khô nên cho Hoàng cầm, Tri mẫu, Thược dược để thanh nhiệt bảo tân (bảo vệ chất nước) phụ trợ lương huyết hòa huyết. Cam thảo điều hòa chư dược. Phương này thuốc đơn giản mà có sức lớn, chủ trị được các loại sốt rét nặng và các chứng nhiệt tính (thời bệnh) chứng thấp bức nhiệt phục rất là hiệu nghiệm.
Gia giảm: Phương này dùng cắt cơn sốt rét, có thể gia Thường sơn hoặc Sài hồ. Nếu có biểu chứng đầu đau, sợ lạnh gia thuốc giải biểu như Khương hoạt, Phòng phong. Nếu có bệnh thời khí (truyền nhiễm) nhiệt thành gia Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc.

HÀ NHÂN ẨM
« Cảnh nhạc toàn thư »
Thành phần:

1. Hà thủ ô 12-40 gam
2. Đương quy 8-12 gam
3. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12-20 gam
Cách dùng: Sắc với nước, uống trước cơn 3 giờ.
Công dụng: Bổ khí huyết, trị sốt rét.

4. Trần bì 8 gam
5. Gừng nướng 3 lát

Chủ trị: Sốt rét tái phát không khỏi, rét nhiều, nóng ít, tinh thần mỏi mệt, sắc mặt vàng tối, dùng các bài thuốc cắt cơn ít hiệu nghiệm.
Giải bài thuốc: Đây là thuốc đại bổ khí huyết, Hà thủ ô bổ can thận, âm huyết, dưỡng âm mà không gây thấp, làm chủ dược. (Sốt rét lâu ngày tất phải dùng Hà thủ ô mới cắt được sốt rét. So với các vị bổ dược khác, có khác nhau, còn đang được nghiên cứu). Nhân sâm bổ khí, Đương quy bổ huyết là thuốc phụ trợ chính, Trần bì lý khí giúp cho thuốc bổ vận hành, Ổi khương ôn trung khư hàn là thuốc phụ trợ thứ. Phương này đơn giản mà sức bổ hùng hậu, trị sốt rét rất hay.
Gia giảm: Có thể gia Thường sơn, Thảo quả lượng ít. Nếu hạ sườn bên trái có bĩ khối thì gia Miết giáp, cá biệt có một loại sốt rét lâu gọi là “Tam âm ngược” (cách 2 ngày mới có một cơn) thì nên dùng nghiệm phương sau đây để chữa. Hà thủ ô 32 gam, Sinh địa 16 gam, Sinh hoạt kỳ 16 gam. Bội lan 16 gam sắc nước, uống trước cơn sốt. Ba lần là 1 liều. Ý nghĩa phương này như Hà nhân ẩm.


MIẾT GIÁP TIỄN HOÀN
(Phụ: A ngùy hóa bĩ tán)

Thành phần:  « Kim quỹ yếu lược »
1. Miết giáp 48 gam 13. Mẫu đơn bì 20 gam
2. Xạ can 12 gam 14. Cồ mạch 8 gam
3. Hoàng cầm 12 gam 15. Tử uy 12 gam
4. Sài hồ 24 gam 16. Bán hạ 4 gam
5. Thử phụ (địa sắt) 12 gam 17. Nhân sâm 4 gam
6. Can khương 12 gam 18. Địa miết trùng 20 gam
7. Đại hoàng 12 gam 19. A giao 12 gam
8. Xích thược 20 gam 20. Phong phòng 16 gam
9. Quế chi 12 gam (tổ ong)
10. Đình lịch tử 4 gam 21. Xích tiêu 4 gam
11. Thạch vi 12 gam 22. Phương lang 24 gam
12. Hậu phác 12 gam 23. Đào nhân 8 gam

Cách dùng: Các vị nghiền thành bột, lấy một ít đất lòng bếp lẫn tro đang nóng đổ rượu vào để tro hút rượu độ nửa giờ, rồi nướng Miết giáp vào đó. Xong đem hòa với thuốc làm hoàn. Mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần 4 gam nuốt, hoặc dùng 20 gam thuốc ấy sắc uống.
Công dụng: Hoạt huyết thông lạc, tiêu bĩ khối.
Chủ trị: Sốt rét lâu ngày không khỏi, hạ sườn trái bỉ ngạnh thành “ngược mẫu” (báng) là do sốt rét làm cho lá lách sưng to.
Giải bài thuốc: Sốt rét phối dùng đến phương này là loại sốt rét lâu ngày không khỏi, tà khí hàn nhiệt đàm thấp và khí huyết tương bác (chống chọi nhau), dẫn đến kết thành trưng hà (hòn cục). Kiên thì làm cho nhuyễn, kết thì làm cho hành. Cho nên dùng miết giáp nhuyễn kiên, tán kết, để công khối trưng hà hàn nhiệt, làm chủ dược. Đại hoàng, Xích thược, Địa miết trùng, Đào nhân, Xích tiêu, Đan bì, Thử phụ, Tử uy, Phong phòng, Khương lang để phá huyết công ứ và sưu tà thông lạc là các vị phụ trợ chủ yếu. Lại dùng Hậu phác, Bán hạ, Đình lịch, Xạ can, Thạch vi, Cồ mạch để hạ khí hóa đàm, lợi thủy, dẫn được hàn thấp đi xuống dưới. Lại dùng Quế chi, Can khương tán hàn; Sài hồ, Hoàng cầm thanh nhiệt phân biệt trừ chứng nóng rét của bệnh; Nhân sâm ích khí, A giao dưỡng huyết để bổ hư; tro lòng bếp giúp Miết giáp nhuyễn kiên tán kết, rượu giúp các vị thuốc ôn vận. Tuy dùng lượng thuốc ít mà dần dần tiêu được bỉ gọi là phép “Tuấn dược hoãn công” (dùng thuốc cực mạnh nhưng công từ từ). Tuy dùng dược phức tạp, nhưng phối ngũ lại có ý nghĩa nhất định. Phương này không những chữa được “ngược mẫu”, mà còn trị được các loại trưng hà tích tụ (các hòn cục, u...) ở vùng bụng.

Phụ phương:


A ngùy hóa bĩ tán:
1. Xuyên khung 4 gam
2. Đương quy 4 gam
3. Bạch truật 4 gam


4. Xích linh 4 gam
5. Hồng hoa 4 gam
6. A ngùy 4 gam


7. Miết giáp 12 gam
8. Đại hoàng sao rượu 32 gam
9. Bột mì 40 gam


Làm thành thuốc bột mỗi lần uống 16 gam uống với 1 ly rượu.
Chủ trị sốt rét lâu ngày không khỏi, hạ sườn trái có bĩ khối, cho chí trong bụng có trưng hà tích tụ.
Dùng thuốc sau 3 ngày thấy đau bụng đại tiện ra máu mủ là có hiệu nghiệm.
Kiêng ăn các thức lạnh, dầu nhớt, chất chua... Phương này dùng A ngùy Miết giáp để nhuyễn kiên tán bĩ, tiêu trưng hà tích tụ làm chủ. Thuốc phụ trợ có nhung, quy, Hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ; linh truật kiện tỳ trừ đàm thấp, rượu giúp cho thuốc vận hành, Đại hoàng dẫn xuống, đồng thời có tác dụng hóa ứ. Ý nghĩa phương này giống phương Miết giáp tiễn nhưng dùng dược đơn giản hơn.



KẾT LUẬN

Bản chương chọn lựa giới thiệu các phương: Tài ngược thất bảo ẩm, Thường sơn ẩm, Thanh tỳ ẩm, Đạt nguyên ẩm, Hà nhân ẩm, Miết giáp tiễn hoàn là 6 phương để chữa bệnh sốt rét.
Hai phương thường dùng là Tài ngược thất bảo ẩm và Thường sơn ẩm đều lấy Thường sơn, Thảo quả, Binh lang làm chủ dược, nhưng một phương thiên về táo thấp, một phương thiên về thanh nhiệt.
Thanh tỳ ẩm chú trọng hòa giải để trị sốt rét (sốt và rét phân định rõ ràng, lên cơn có giờ nhất định gọi là chính ngược).
Đạt nguyên ẩm giải trọc đạt tà để trị các chứng sốt rét nặng.
Hà nhân ẩm tăng sức đề kháng có thể để chống sốt rét để đề phòng tái phát về sau.
Miết giáp tiễn hoàn chuyên trị ngược mẫu.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ