Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 537

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10865

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4043129

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC HOẠT HUYẾT

Thứ bảy - 21/12/2019 19:37
Thuốc hoạt huyết có tác dụng hoạt huyết khử ứ, thích hợp chữa các chứng huyết hành bất sướng (không thư thái) các chứng ứ huyết làm trở ngại bên trong. Thí dụ như khí đau thì có thể dùng phép chích nể chỗ vị trí nhất định, tỷ như các khối sưng ta có thể chích các máu xấu màu tím đen cho ra ngoài chữa các chứng mạch tế hoặc sáp, rìa lưỡi có sắc tía hoặc nổi ban ứ, sắc mặt ảm đạm, hai mắt quầng tối,… da dẻ khô ráo, thô ráp không tươi nhuận (gọi là cơ phu giáp thác) v.v…
Trên lâm sàng thường ứng dụng các loại thuốc hoạt huyết chữa các chứng bệnh của hệ tim mạch, viêm gan mạn tính, xơ gan, đái són, di chứng của tai biến não xuất huyết, các bệnh ngoại khoa, viêm các khớp do các loại phong thấp, u bướu, các bệnh phụ khoa, các bệnh ngoại thương (tai nạn) v.v…
Về phương tiện chọn dược vật thì Đương quy, Đan sâm, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa là các vị thông thường để chữa ứ huyết. Nhưng trong các vị ấy có sự khác nhau về cơ chế tác dụng: Đương quy, Đan tâm, Xích thược còn có tác dụng bổ huyết nữa, Đương quy hay dùng để điều kinh, Đan sâm hay dùng để dưỡng tâm an thần, Xích thược hay dùng để lương huyết. Còn như Đào nhân, Hồng hoa chủ yếu là để khứ ứ phá huyết, Ích mẫu thảo, Trạch lan diệp (lá mần tươi) thông kinh dùng trong phụ khoa, như Hương Một dược có tác dụng giảm đau thường dùng trong khoa chấn thương, Tam thất, Bồ hoàng vừa hành huyết vừa chỉ huyết thường dùng để cầm máu, Tam lăng, Nga truật và các loại trùng thường dùng tiêu trừ các khối u, khối phù nề. Bệnh đã vào sâu lạc mạch thì nên dùng chư trùng, để khử ứ thông lạc.
Chủ yếu của sự phối ngũ thành tế hoạt huyết là:
1. Lấy hương phụ, Ô dược, Xuyên luyện tử, Trần bì, Thanh bì,... để lý khí, phối hợp các vị hành khí này với thuốc bổ khí như Hoàng kỳ để lập phương. Đó là ý nghĩa: “Khí hành tác huyết hành”.
2. Dùng các thuốc thông kinh tán hàn như Quế chi, Sinh khương... mà phối ngũ khiến cho huyết nóng mà hành được (đắc ôn tắc hành) là phương pháp dựa vào ôn hóa hàn ngưng mà khứ ứ.
3. Dùng thuốc khứ ứ chỉ huyết như Trắc bá diệp, Tây thảo, Hòa hoa, Địa du... để khứ ứ, chỉ huyết.
4. Dùng thuốc thanh nhiệt giải độc như Địa đinh thảo, Hồng tất (sơn tao), Dã cúc hoa, Bồ công anh mà phối ngũ để hoạt huyết thanh nhiệt, hay dùng chữa các chứng ung thư (nhọt độc) trong và ngoài. Phụ nữ có mang cấm dùng, hoặc dùng phải rất thận trọng các phương tễ hoạt huyết.


ĐÀO HỒNG TỨ VẬT THANG
« Y tông kim giám »
Thành phần:

1. Đương quy 12 gam
2. Xích thược 12 gam
3. Xuyên khung 6-12 gam

4. Sinh địa 20 gam
5. Đào nhân 8-12 gam
6. Hồng hoa 4-12 gam


Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Hoạt huyết điều kinh.
Chủ trị: Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, đau trước và sau kỳ kinh, hoặc hành kinh khó khăn (bất sướng) mà tạo ra máu cục, máu tím đen v.v… hoặc do ứ huyết mà kinh ra quá nhiều, và các chứng lâm, lậu lâu ngày v.v…

Giải bài thuốc: Phương này là Tứ vật thang gia Hồng hoa, Đào nhân. Tứ vật thang dưỡng huyết, hoạt huyết phối ngũ với Đào hồng để phá ứ. Toàn phương có công hiệu khứ ứ sinh tân (vì muốn lương huyết nên bỏ Bạch thược thay bằng Xích thược) cho nên chữa được nguyệt kinh bất điều, thống kinh... do ứ huyết gây ra. Đó là phương thang căn bản để hoạt huyết điều kinh, trên lâm sàng hay gia giảm vận dụng.
Gia giảm: Huyết quá nhiệt gia Đan bì, đau bụng gia Huyền hồ sách, do là huyết ứ thường kiêm khí trệ cho nên gia thêm Hương phụ chế, Xuyên luyện tử, Thanh bì... để lý khí “khí hành tắc huyết hành”. Ngoài ra có bài Hồng hoa Đào nhân tiễn gồm các vị Đan sâm, Chế hương phụ, Huyền hồ sách, Thanh bì, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, để trị chứng kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh cũng thuộc bản phương gia giảm.



ÔN KINH THANG

Thành phần:  « Kim quỹ yếu lược »
1. Ngô thù du 2-8 gam 7. A giao 8-12 gam
2. Đương quy 12 gam 8. Đan bì 4-12 gam
3. Xuyên khung 4-12 gam 9. Sinh khương 3 lát
4. Xich thước 12 gam 10. Chích thảo 4 gam
5. Đảng sâm 12 gam 11. Bán hạ 6-12 gam
6. Quế chi 4-8 gam 12. Mạch đông 12 gam

Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang sắc nước, chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn kinh dưỡng huyết, loạt huyết điều kinh.
Chủ trị: Phụ nữ bụng dưới bị lạnh, hoặc giỏ giọt không dứt, hoặc đến kỳ không thấy, buổi chiều phát sốt, lòng bàn tay nóng, môi lưỡi khô ráo, lâu ngày không có thai.
Giải bài thuốc: Trước đây, người ta cho phương này là tễ tiêu biểu cho các thứ thuốc điều kinh, phần nhiều gia giảm vận dụng cốt đạt và pháp, không câu nệ vào phương. Nếu tử cung quá hư hàn thay Quế chi bằng Nhục quế, khí trệ thì gia Hương phụ, Ô dược, bụng dưới lạnh đau bụng thì gia Tiểu hồi, Ngải diệp sao, Tử thạch anh v.v… để làm ấm thêm dạ con, Đan bì, Mạch đông có thể giảm hoặc bỏ, kinh có máu tím thành khối nên bỏ A giao, gia Đào nhân, Hồng hoa để phá ứ, kinh giỏ giọt sắc nhạt lây nhây, eo lưng nhức mỏi nên gia Thục địa, Đỗ trọng, Tục đoạn, Chấn linh đan để bổ can thận, chỉ băng lậu - âm hư nội nhiệt gia Sinh địa, nữ trinh (cây xấu hổ), cỏ nhọ nồi để dưỡng âm và bỏ Ngô thù, Quế chi, Sinh khương, Bán hạ.





Thành phần:
1. Đương quy 32 gam
2. Khung 12 gam
3. Đào nhân 14 hạt

SINH HÓA THANG
« Truyền thanh chỉ nữ khoa »

4. Bào khương 2 gam
5. Xích thảo 2 gam

Cách dùng: Lượng trên theo nguyên phương. Ngày 1 thang sắc nước chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Hoạt huyết tiêu ứ.
Chủ trị: Sản hậu, máu xấu không ra, đau bụng.
Giải bài thuốc: Đương quy, Xuyên khung hoạt huyết, Đào nhân khử ứ, Bào khương tán hàn hành ứ, Cam Thảo ôn trung tiêu, giảm đau. Thuốc giản dị mà công hiệu lớn dùng chữa phụ nữ sau khi đẻ, máu xấu không ra, do ứ mà đau, rất là hợp. Vì huyết ứ được khứ mà huyết mới được sinh (khứ ứ sinh tân) cho nên có tên gọi là SINH HÓA THANG. Nhưng không thể vì cái tên sinh hóa mà cho phương này là thuốc dưỡng huyết điều lý sau khi đẻ. (Có nghĩa là không phải thuốc hậu sản).






Thành phần:

THIẾU PHÚC TRỤC Ứ THANG
« Y lâm cải thác »

1. Tiểu hồi hương 7 quả
2. Gan khơ khương 2 gam
3. Huyền hồ sách 4 gam
4. Một dược 8 gam
5. Đương quy 12 gam

6. Xuyên khung 8 gam
7. Quế tâm 4 gam
8. Xích thược 8 gam
9. Bồ hoàng sống 12 gam
10. Ngũ linh chi 8 gam


Cách dùng: Lượng trên theo nguyên phương. Ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn kinh, trục ứ, chỉ thống.
Chủ trị: Bụng dưới tích khối mà đau, hoặc có khối mà không đau, hoặc có đau mà không khối. Kinh nguyệt một tháng 3 đến 5 kỳ, hoặc liên tiếp không ngừng, hoặc ngừng rồi lại thấy. Máu hoặc tím hoặc đen hoặc có hòn cục, kiêm bụng dưới đau dữ dội hoặc trong chất khí hư có màu hồng.
Giải bài thuốc: Phương này lấy bài Thất tiếu tán (Bồ hoàng, Ngũ linh chi) phối ngũ với Khung, Quy làm chủ yếu, lại gia Huyền hồ, Một dược, để hoạt huyết định thống, gia Quế tâm, Tiểu hồi, Can khương để ôn kinh tán ứ. Tóm lại toàn phương có đặc điểm là dùng thuốc thiên về ôn, dùng thuốc chữa hạ tiêu can thận, ba là thuốc trấn thống mạnh nên có công năng trục được khối huyết ứ ở bụng dưới. Nhưng phương này ôn kinh chỉ thống có thừa, mà sức tiêu tịch trừ khối lại không đủ, nên nếu tiêu bí bì khối cần được tăng cường thêm.
Gia giảm: Gần đây, người ta dùng phương này trị thống kinh. Trên lâm sàng, dùng phương này 2-3 ngày thì kinh được trong sạch là khỏi, nếu dùng liên tục trong 3 đến 5 kỳ kinh thì chứng hành kinh đau bụng lâu năm khỏi hoàn toàn, nên bài này chữa được vô sinh của phụ nữ, nhưng phải tăng liều lượng các vị thuốc ôn kinh, chỉ thống (Tiếu hồ, Bào khương, Huyền hồ sách).






Thành phần:

PHÚC NGUYÊN HOẠT HUYẾT THANG

1. Sài hồ 6-12 gam
2. Thiên hoa phấn 12-20 gam
3. Đương quy 12 gam
4. Hồng hoa 4-12 gam

5. Cam thảo 4 gam
6. Xuyên sơn giáp 8-12 gam
7. Đại hoàng sao rượu 4-12 gam
8. Đào nhân 8-16 gam


Cách dùng: Cho thêm chút rượu tốt, sắc thuốc với nước chia 2 lần uống trong 1 ngày.
Công dụng: Sơ can thông lạc, hoạt huyết tán ứ, chỉ thống.
Chủ trị: Các chứng ngã, đòn gây thương tổn, huyết ứ lưu kết ở ngực sườn, đau có chỗ nhất định, đau không chịu được.
Giải bài thuốc: Phương này là thuốc uống thường dùng trong khoa chấn thương, chủ trị huyết ứ đình trệ gây các chứng ngực sườn đau tức - Đương quy, Hồng đào, Sơn giáp, Đại hoàng hoạt huyết phá ứ là các thành phần chủ yếu của phương. Ngực sườn là nơi can kinh đi qua nên gia Sài hồ sơ can, dùng Thiên hoa phấn không phải để sinh tân nhuận táo mà chủ yếu để trị ứ huyết do đòn đánh ngã té (xem Bản thảo kinh - Cảnh nhạc toàn thư), Cam thảo hoãn cấp chỉ thống, ứ huyết hết thì tân huyết sinh, nên có tên gọi là PHÚC NGUYÊN.
Gia giảm: Trên lâm sàng thường gia Địa miết trùng (loài dán đất), Nhũ hương, Một dược, Huyền hồ để tăng cường hoạt huyết, khử ứ, lý khí, chỉ thống.




Thành phần:

ĐÀO NHÂN THỪA KHÍ THANG
« Thương hàn luận »

1. Đào nhân 12 gam
2. Sinh địa 4-12 gam
3. Quế chi 4-8 gam
Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước, chia 2 lần uống.
Công dụng: Phá huyết trụ ứ.

4. Chích thảo 4 gam
5. Mang tiêu 8-12 gam

Chủ trị: Ứ huyết nội kết, bụng dưới chướng mãn, đại tiện sắc đen, phát sốt, nói lảm nhảm như điên.
Giải bài thuốc: Phương này thích hợp chữa chứng ứ huyết nội kết. Ngày xưa gọi là chứng “súc huyết”. Phát sốt là ứ huyết phát thành nhiệt, nói nhảm như cuồng là do ứ nhiệt thượng xung. Tình thế này rất nghiêm trọng, phải gấp rút phá huyết trục ứ ngay đi! Bản phương dùng Đào nhân, Đại hoàng, Quế chi có tác dụng ấy. Đào nhân và Đại hoàng là chủ dược phối ngũ 2 vị này thì sức phá huyết của Đào nhân mạnh hơn nhiều. Đại hoàng hay trục ứ, Quế chi thông huyết mạch (có thể dùng quế tâm), Mang tiêu nhuyễn kiên tiêu kết giúp cho Đại hoàng, Đào nhân công hạ, Cam thảo hòa hoãn chư dược: Sau khi đã công hạ ứ huyết, tà nhiệt tự lui, cuồng táo tự an. Phương này không những trị được súc huyết ở hạ tiêu, mà còn chữa chứng thổ huyết sắc mặt tím sạm, đòn đánh, chấn thương gây ứ huyết đình tích, đau nhức không xoay trở được, phụ nữ ứ huyết bế kinh, hoặc sau khi đẻ không ra máu xấu, bụng dưới rắn đau, xuyến chướng không chịu được. Nhưng dùng phương này tất nhiên là phải có chứng ứ huyết nội kết. Nếu bệnh nhân ra máu nhiều, khí huyết hư nhược, sắc mặt trắng bệch thì cấm được dùng. Nếu huyết nhiệt vọng hành, xuất huyết bất chỉ, thì phải lương huyết làm chủ, phương này không thích hợp.
Phụ nữ có mang không được dùng !
Gia giảm: Trên lâm sàng có thể dùng phương này hợp bài Thất tiếu tán (Bồ hoàng, Ngũ linh chi) để tăng cường trục ứ chỉ thống. Nếu có kiêm khí trệ thì nên gia Thanh bì, Mộc hương, Hương phụ để lý khí. Nếu không phát nhiệt như cuồng thì thay Sinh đại hoàng bằng Chế đại hoàng, không dùng Mang tiêu nữa.
Trên lâm sàng, người ta lấy phương này làm cơ sở rồi gia Hồng tất, Bại tương thảo, Hoàng cầm, Hoàng liên để trị viêm chậu hông cấp tính.
Phương này khứ quế, gia Hậu phác trị chứng đại tràng trở trệ khó đi đại tiện.


ĐẠI HOÀNG GIÁ TRÙNG HOÀN
(Phụ: Hạ ứ huyết thang, Để đương hoàn)
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:

1. Giá trùng (tức Địa miết trùng: dán đất) 40 gam
2. Can tất (Sơn ta khô) 40 gam
3. Can địa hoàng (Sinh địa khô) 400 gam
4. Cam thảo 80 gam
5. Thủy diệt (đỉa) 45 gam
6. Xích thược 160 gam

7. Hạnh nhân 160 gam
8. Hoàng cầm 80 gam
9. Đào nhân 160 gam
10. Manh trùng 45 gam
11. Tế tao trùng (bọ gạo) 45 gam
12. Đại hoàng 45 gam

Cách dùng: Các vị nghiền bột, lấy mật luyện kỹ làm hoàn. Mỗi ngày uống 4 gam/1ần. Từ 1-2 lần uống trong ngày vào lúc đói với nước chín.
Công dụng: Phá huyết, tiêu trung (tiêu hòn cục) trục ứ, thông kinh.
Chủ trị: Trong người có huyết khô ứ kết thành khối (trung hà), phụ nữ bế kinh da dẻ thô ráp, hai mắt mờ đen, trào nhiệt, tiêu thước.

Giải bài thuốc: Phương này chữa huyết khô nội kết thể hư mà trạng thực, ứ huyết không ra thì tân huyết không sinh, bổ cũng không ích gì. Cho nên phải dùng Đại hoàng, Đào nhân, Can tất để thông huyết bế. Địa miết trùng, Thủy điệt, Tề tao để hóa ứ huyết, dùng Thục địa dưỡng huyết, Xích thược hoạt huyết, Hạnh nhân nhuận táo, Cam thảo hoàn trung.
Toàn phương có đặc điểm phá huyết mãnh lực, làm cho huyết khô, cân táo được nhu nhuận. Cổ nhân nói: “Nhuận dĩ nhu kỳ can, trùng dĩ động kỳ ứ, thông dĩ khứ kỳ bế, nên dùng đến Địa hoàng, Xích thược, Cam thảo hòa dưỡng chỗ hư là phương rất hay để trị chứng « CAN HUYẾT LAO », dùng liều nhỏ là ý nghĩa “tuấn dược hoãn công” (dùng thuốc cực mạnh, nhưng lại công từ từ).

Phụ phương:

1. Hạ ứ huyết thang:
1. Đại hoàng 32 gam
2. Đào nhân 12 gam
3. Địa miết trùng 20 con
Tán bột luyện mật chế thành 4 viên, dùng rượu chưng 1 viên uống ngay ngày 1 lần.
Phương này tức là bản phương giản hóa đi, trị chứng sản hậu đau bụng, huyết khô, kinh nguyệt không thông.
2. Để dương hoàn:

1. Đại hoàng 80 gam
2. Manh trùng 12 gam

3. Đào nhân 12 gam
4. Thủy điệt 12 gam

Tán làm bột, cho lượng mật bằng 30-45% chỗ thuốc, để làm viên, (nguyên phương uống thuốc  với nước đem chưng) ngày nay mỗi lần dùng 4 gam chiêu với nước chín, ngày uống 1 lần.
Phương này tiêu được ứ huyết như Đào nhân thừa khí thang, nhưng sức công phá huyết ứ lại có phán mãnh liệt hơn phương Đào nhân thừa khí thang.






Thành phần:

HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG
« Y lâm cải thác »

1. Đương quy 12 gam
2. Sinh địa 12 gam
3. Đào nhân 16 gam
4. Hồng hoa 12 gam
5. Chỉ xác 8 gam
6. Xích thược 8 gam

7. Sài hồ 4 gam
8. Cam thảo 4 gam
9. Cát cánh 6 gam
10. Xuyên khung 6 gam
11. Ngưu tất 12 gam

Cách dùng: Lượng trên thuộc nguyên phương mỗi ngày 1 thang: Hoạt huyết hành ứ, lý khí, chỉ thống.
Chủ trị: Đau đầu ngoan cố ngực đau, nội nhiệt, phiền táo, ách nghịch (nấc) tâm quí (hồi hộp) mất ngủ, sốt về buổi chiều và chứng thổ huyết có các biểu hiện của ứ huyết. Nếu xanh lờ mờ, hai mắt quầng thâm, đau như rìa lưỡi có gân xanh ban ứ, mặt lưỡi có vân đâm, chỗ đau cố định.
Giải bài thuốc: Phương này là hợp phương của Đào hồng tứ vật thang với Tứ nghịch tán (Sài, thược, chỉ thực, Cam thảo) lại gia thêm Cát cánh, Ngưu tất. Đào hồng tứ vật thang hoạt huyết hành ứ, Tứ nghịch tán sơ can lý khí, gia Cát cánh để khai khí ở phần hung cách, Ngưu tất để dẫn huyết ứ đi xuống. Đó là cách nhất thăng, nhất giáng phối ngũ thành phương, nên chữa được tất cả các chứng khí trệ huyết ứ, cho nên gọi là “TRỤC Ứ”.
Gia giảm: Trên lâm sàng ứng dụng hay bỏ Cát cánh gia Thanh bì, Hương phụ để tăng cường tác dụng lý khí chỉ thống. Đau dữ còn gia Toàn yết, Ngô công, Sơn giáp, Địa long để thông lạc chỉ thống.




Thành phần:

CÁCH HẠ TRỤC Ứ THANG
« Y lâm cải thác »

1. Ngũ linh chi 12 gam
2. Đương quy 12 gam
3. Xuyên khung 8 gam
4. Đào nhân 12 gam
5. Đan bì 8 gam
6. Xích thược 8 gam

7. Ô dược 8 gam
8. Huyền hồ sách 4 gam
9. Cam thảo 12 gam
10. Hương phụ 6 gam
11. Hồng hoa 12 gam
12. Chỉ xác 6 gam

Cách dùng: Lượng trên là nguyên phương trong sách. Ngày dùng 1 thang, sắc nước, chia làm hai lần uống.
Công dụng: Tiêu bì khối, trục ứ, chỉ thống.
Chủ trị: Ngực, bụng eo bĩ khối (hòn cục), bụng đau có chỗ nhất định, tiết tả lâu không cầm, ra chất niêm dịch lẫn máu.
Giải bài thuốc: Bản phương dùng Đương quy, Xuyên khung, Đào hồng, Đan bì, Xích thược để hoạt huyết, dùng Ngũ linh chi, Diên hồ sách (Huyền hồ) để hóa ứ; dùng Hương phụ, Chỉ xác, Ô dược để lý khí. Toàn phương này so với phương Huyết phủ trục ứ thang thì các vị hoạt huyết hành ứ nhiều, tương đương, nhưng sức trục ứ lại mạnh hơn, tác dụng chỉ thống lại tốt hơn. Nhưng thuốn cực mạnh (tuấn dược) cho nên cần có Cam thảo lượng phải nhiều để hòa hoãn, đó là ý nghĩa »trong công phạt có chế ước”. Bản phương trị được các chứng trung quản và bụng ứ huyết lưu kết, hoặc thành khối, hoặc đau, hoặc gây ỉa chảy rất là thích ứng.
Gia giảm: Trong lâm sàng hay gia thêm lượng các vị lý khí như Huyền hồ, Hương phụ, Chỉ xác. Và giảm nhẹ liều lượng Cam thảo so với bản phương.

ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH THANG
« Thương hàn luận »
Thành phần:

1. Đương quy 12 gam
2. Quế chi 8-12 gam
3. Thược dược 12 gam
(Bạch hoặc Xích chọn dùng cả hai)
Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.

4. Tế tân 4-6 gam
5. Chích thảo 4 gam
6. Mộc thông 4-12 gam
7. Đại táo 5-10 quả

Công dụng: Hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn.
Chủ trị: Huyết hư hàn ngưng, tay chân giá lạnh, tím tái, mạch tế, khi gặp khí lạnh bệnh càng nặng.
Giải bài thuốc: Phương này gọi là Đương quy tứ nghịch thang, nên biết rằng tác dụng của nó là ôn kinh tán hàn và hoạt huyết dưỡng huyết, đối tượng dùng phương thuốc này lấy chứng chân tay giá  lạnh làm chủ. Do là bệnh huyết hư hàn ngưng, cho nên khí huyết vận hành không lợi, không thể ôn dưỡng được tay chân, cho nên có chứng “thủ túc nghịch lãnh” và tím tái, mạch tế muốn dứt. Về phương diện biến chứng, thì bài Tứ nghịch thang để chữa chứng dương khí toàn thân hư thoát gây ra chứng mồ hôi lạnh, tay chân giá lạnh, mạch vi tế vô lực có chỗ khác với phương này. Phương này dùng Đương quy, Thược dược để hoạt huyết dưỡng huyết; Quế chi, Tế tân ôn kinh tán hàn, phụ vào có Cam thảo, Đại táo để bổ hư, Mộc thông thông lạc, hợp thành phương hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn, phụ vào có Cam thảo, Đại táo để bổ hư, Mộc thông thông lạc, hợp thành phương hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn. Gần đây, hay dùng phương này để chữa các nhọt sang hàn chứng, tứ chi huyết quản bế tắc, có nhiều công hiệu.
Gia giảm: Hàn nhiều gia Ngô thù du, Sinh khương lại thêm rượu tốt chưng với thuốc, gọi là bài Đương quy tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang chữa các chứng cảm hàn, đau bụng, thống kinh.




Thành phần:

BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG
« Y lâm cải thác »

1. Sinh hoàng kỳ 40-160 gam
2. Đương quy vĩ 8 gam
3. Xích thược 6 gam
4. Địa long 4 gam

5. Xuyên khung 4 gam
6. Đào nhân 4 gam
7. Hồng hoa 4 gam

Cách dùng: Lượng trên đúng nguyên phương trong sách, ngày 1 thang sắc với nước, chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc.
Chủ trị: Bán thân bất toại, miệng mắt méo xệch, nói năng ngọng nghịu, khóc miệng chảy nước dãi, hoặc tai nạn, nửa người dưới mềm yếu, đại tiện khô ráo, tiểu tiện nhiều lần mà xẻn, hoặc đái són không cầm. Bệnh nhân có âm hư huyết nhiệt cấm dùng.
Lý giải: Phương này phối ngũ thuốc bổ khí với thuốc hoạt huyết khứ ứ. Hoàng kỳ dùng sống, lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đi khắp toàn thân, đại bổ nguyên khí mà chữa chứng này (mềm yếu) hợp với Quy vĩ, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, nhiều vị hoạt huyết khử ứ, nhưng từng vị thuốc này có liều lượng quá ít, cho nên mục đích dùng phương này để hoạt huyết khứ ứ không ổn ở chỗ trục ứ, mà ở chỗ hoạt huyết thông lạc cho nên mới dùng đại tễ Hoàng kỳ làm chủ. Thử Quang y viện dùng phương này để trị di chứng của trúng phong có kết quả nhất định  .1
Gia giảm: Ứng dụng lâm sàng, liều lượng thuốc trong phương cần phải gia thêm, Hoàng kỳ có thể bớt
đi, vào khoảng trên dưới 40 gam (tức 1 lạng Trung quốc).



KẾT LUẬN

Những phương chọn lọc trong chương này đều có tác dụng hoạt huyết thông ứ. Ứng dụng trong lâm sàng có thể chia làm 3 loại.
1. Điều kinh thông ứ:
Dùng trong phụ khoa, như các phương Đào hồng tứ vật thang, Ôn kinh thang đều có tác dụng điều kinh, phương trước thiên về lượng, phương sau thiên về ôn. Sinh hóa thang có tác dụng hóa ứ, dùng chữa chứng sau khi đẻ máu xấu không ra, Thiếu phúc trục ứ thang và các thành dược phụ của Thất tiếu tán có tác dụng trục ứ chỉ thống dùng chữa thống kinh (đau bụng trong kỳ kinh).
2. Hoạt huyết chỉ thống:
Như Phục nguyên hoạt huyết thang và các thành dược phụ Thất ly tán, Lê đỗng hoàn đều có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ thống, chuyên dùng trong khoa chấn thương.
3. Phá huyết trục ứ:
Đào nhân thừa khí thang phá huyết trục ứ, là phương tiêu biểu để chủ trị các loại ứ huyết nội kết. Hơn nữa có Đại hoàng giá trùng hoàn, Hạ ứ huyết thang, Để đương hoàn để tiêu các trưng hà tích tụ. Huyết phú trục ứ thang trục được ứ huyết ở bộ vị ngực sườn. Cách hạ trục ứ thang trục được ứ huyết ở dưới hoành cách mô.
Ngoài ra, Đương quy tứ nghịch thang ôn kinh hoạt huyết thông mạch chữa chứng huyết hư hàn ngưng, chân tay giá lạnh. Bổ dương hoàn ngũ thang phối ngũ thuốc bổ khí với thuốc hoạt huyết khứ ứ để trị chứng bán thân bất toại, hai chân mềm yếu. Hai phương này có những đối chứng thích hợp, thuộc về loại phương chuyên dụng.


1 Bổ dương hoàn ngũ: Có nghĩa là bổ dương khí để hoàn lại khí nguyên dương cho 5 tạng. Lời N.D.


Phụ: THUỐC CHẾ SẴN


1. THẤT TIẾU TÁN
Công thức:
1. Ngũ linh chi 240 gam
2. Bồ hoàng 160 gam
Cách dùng: Nghiền bột, mỗi lần dùng 8-12 gam, dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước phân 2 lần uống trong ngày.
Công dụng: Hành huyết, tán ứ, chỉ thống.
Chủ trị: Các loại ứ huyết tích trệ gây đau, thống kinh, sản hậu máu xấu không ra. Phụ nữ có mang cấm dùng.




Công thức:
1. Xạ hương 12 gam
2. Nhi trà 80-160 gam
3. Một dược 60 gam
4. Chu sa 48gam


2. THẤT LY TÁN

5. Băng phiến 12 gam
6. Huyết kiệt 400 gam
7. Nhũ hương 60 gam
8. Hồng hoa 60 gam

Cách dùng: Nghiền bột, mỗi lần 0,6-1 gam ngày 1-2 lần, uống với rượu nóng hoặc nước nóng. Có thể đắp ngoài.
Công dụng: Hoạt huyết khử ứ, chỉ thống, chỉ huyết.
Chủ trị: Trật đả quyện thương, đau do huyết ứ, vết thương chảy máu không cầm. Phụ nữ có mang không uống được.


3. LÊ ĐÔNG HOÀN
Thành phần:

1. Ngưu hoàng 10 gam 8. Một dược 80 gam
2. A ngùy 40 gam 9. Băng phiến 10 gam
3. Nhũ hương 80 gam 10. Hùng hoàng 80 gam
4. Thiên trúc hoàng 80 gam 11. Sâm tam thất 80 gam
5. Tất hoàng (chế) 80 gam 12. Nhi trà 80 gam
6. Xạ hương 10 gam 13. Đại hoàng 80 gam
7. Huyết kiệt 80 gam 
Nghiền bột mịn, thêm mật từ 20-30% hòa giấm 24 gam cho đều rồi viên thành hoàn. Mỗi đợt theo như trên chế ra được 9640 viên thuốc.

Cách dùng: Uống mỗi lần 0,5-1 viên với rượu nóng hay nước nóng. Thuốc này có độc, không uống quá liều.
Dùng ngoài: Lấy viên thuốc mài giấm mà đắp.
Công dụng: Hành huyết tán ứ, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Chủ trị: Trật đả quyện thương, ứ huyết ngưng trệ sưng đau, Ung thư nhọt độc, phụ nữ có mang cấm uống.


4. TRẬT ĐẢ HOÀN


Công thức:
1. Lưu ký nô
2. Cát cánh
3. Tự nhiên đồng
4. Cốt toái bổ
5. Chỉ xác
6. Phòng phong


7. Mộc thông
8. Đào nhân
9. Đan bì
10. Điền qua tử
11. Địa miết trùng
12. Đương quy


13. Huyết kiệt
14. Tam lăng
15. Cam thảo
16. Hồng hoa
17. Bạch thược
18. Tô mộc


19. Chế nhũ hương
20. Chế một dược
21. Khương hoàng
22. Xích thược
23. Tam thất
24. Tục đoạn

Cách dùng: Hoạt huyết hóa ứ, Tiêu thũng chỉ thống.
Chỉ định: Trật đả quyện thương, vết thương sưng có màu tím bầm, đau liên miên, phụ nữ có mang không dùng.

5. THƯƠNG THỐNG ĐĨNH PHIẾN


Công thức:
1. Chế nhũ hương
2. Chế một dược


3. Cam tùng
4. Diên hồ sách


5. Tế tân
6. Chế hương phụ


7. Sơn tam nại
8. Bạch chỉ

Cách dùng: Mỗi lần 5 phiến, ngày 2-3 lần.
Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, chỉ thống.
Chỉ định: Trật đả quyện thương, có mang dùng thận trọng.

6. ĐIỀU KINH HOẠT HUYẾT PHIẾN


Công thức:
1. Mộc hương
2. Xuyên khung
3. Diên hồ sách
4. Đương quy


5. Thục địa
6. Xích thược
7. Hồng hoa
8. Ô dược


9. Bạch truật
10. Đan sâm
11. Chế hương phụ
12. Ngô thù du


13. Trạch lan diệp
14. Kê huyết đằng
15. Thỏ ty tử

Cách dùng: Mỗi lần 5 phiến, ngày 3 lần.
Công dụng: Điều kinh hoạt huyết.
Chỉ định: Kinh nguyệt không đều, có trước kỳ, có sau kỳ (siêu tiền lạc hậu), có kinh đau bụng.

7. PHỤ PHƯƠNG ĐƯƠNG QUY
(Thuốc tiêm)
Công thức:
1. Đương quy
2. Xuyên khung
3. Hồng hoa
Cách dùng: Mỗi lần 2-4 ml. Ngày hoặc cách ngày tiêm 1 lần.
Công dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, cầm thống.
Chủ trị: Các loại cấp và mạn tính cơ nhục lao quyện đốt khớp đau nhức, trẻ em tê dại chứng hậu. (di chứng bệnh bại liệt trẻ em PAA).

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ