Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 611

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10939

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4043203

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC KHU TRÙNG

Thứ bảy - 21/12/2019 19:55
Thuốc khu trùng gồm ba phương diện: an hồi, khu trùng và tiêu tích.
An hồi tễ dùng chữa chứng hồi quyết (giun chui vào ống mật). Vì vậy có lúc dùng thuốc mạnh tẩy giun ra, hoặc có lúc dựa vào sự sinh hóa của chúng, dùng thuốc khiến chúng động không ở yên được mà phải ra. Cho nên trước hết phải an hồi hoãn thống (an con giun mà hoãn đau) để cho bệnh thế được ổn định đã, sau mới dùng thuốc khu trùng (tẩy giun). Như vậy mới bảo đảm an toàn. Nhưng không phải tuyệt đối không được khu trùng, mà trước an sau đuổi hoặc “an đuổi cùng dùng” là phải căn cứ bệnh tình mà dùng thuốc. An hồi tễ lấy Ô mai, Hoàng liên, Xuyên tiêu làm chủ dược.
Thuốc khu trùng ở trong các phương thuốc tẩy phải tùy theo sự khác nhau của các loại ký sinh trùng đường ruột để mà dẫn dụ chúng. Ví dụ như tẩy giun đũa trước hết dùng Sử quân tử, Khổ luyện căn bì. Tẩy sán giây (điều trùng) sán lá (khương phiến trùng) trước hết dùng Binh lang; Tẩy giun móc câu trước hết dùng Phi tử. Nhưng còn phải xem thể chất mạnh yếu của bệnh nhân. Nếu người yếu thì dùng Sử quân tử trước thì hợp hơn là Khổ luyện căn bì. Đối với cơ thể người, độc tính của Sử quân tử yếu hơn Khổ luyện căn bì.
Thuốc tẩy giun uống vào lúc đói, phần nhiều dùng đơn vị (một vị) nhưng cũng có khi dùng phối hợp với các vị thuốc khác mà thành phương tễ. Đa số trong các loại thuốc khu trùng đã có tác dụng công hạ nhẹ không cần phải cho thêm thuốc tả hạ khác nữa. Các chứng bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra, (nhất là bệnh giun móc câu: an ky lostomose) nếu thấy có chứng tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, mặt vàng cơ dầy thì phải dùng phương kiện tỳ tiêu thực để điều lý tỳ vị. Có thể dùng phương ấy trước khi khu trùng, hoặc cùng dùng chung một lúc với các loại thuốc khu trùng.



Ô MAI HOÀN
(Phụ: Cam thảo phấn mật thang)
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:

1. Ô mai nhục 360 gam
2. Hoàng liên 640 gam
3. Hoàng bá 240 gam
4. Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 240 gam
5. Đương quy 160 gam

6. Chế Phụ tử 160 gam
7. Quế chi 160 gam
8. Sao xuyên tiêu 160 gam
9. Can khương 400 gam
10. Tế tân 240 gam


Cách dùng: Ô mai nhục dùng giấm 50% tẩm 1 ngày rồi hợp với các loại thuốc trên sấy khô, nghiền thành bột, rồi chế với mật thành viên. Mỗi lần uống 12 gam thuốc viên, ngày dùng 1-3 lần vào lúc đói. Có thể dùng liều thích hợp làm thành thang gọi là Ô mai thang.
Công dụng: An hồi, chỉ thống.
Chủ trị: Hồi quyết (chứng giun chui ống mật), trung quản và bụng đau dữ dội, tâm hạ cảm nhiệt lợ lợm lòng ẩu thổ, hoặc nôn ra giun, tay chân giá lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch phục hoặc huyền khẩn. Cơn đau ngừng thì lại như người thường.
Giải bài thuốc: Bản phương lấy Ô mai, Hoàng liên, Xuyên tiêu làm chủ dược. Theo kinh nghiệm của người xưa thì hồi trùng (giun đũa) gặp chất chua thì ngừng quấy, gặp chất đắng thì được yên, gặp chất cay thì quay đầu xuống dưới (đắc toan tắc chỉ, đắc khổ tắc an, đắc tân tắc phục vu hạ). Cho nên mới

dùng Ô mai, Hoàng liên, Xuyên tiêu. Ba vị này là cực toan, cực khổ, và cực tân để làm cơ sở lập phương. Nhưng chứng giun chui ống mật sở dĩ phát ra được, cổ nhân cho là do nội tạng hư hàn, nên giun quấy không yên, ở trên xâm phạm cách mô mà gây đau, gây nôn, gây phiền và gây lạnh, lại thêm hàn nhiệt xen kẽ nữa. Trên lâm sàng người ta đã soi thấy giun chui vào đường dẫn mật. Nhưng đấy, chỉ là đơn thuần hình hóa. Thực ra thì những biểu hiện cơ bản đã sớm báo hiệu rồi. Vì vậy nên phương này còn dùng Tế tân, Quế chi, Can khương, Phụ tử để giúp thêm cho Xuyên tiêu trị tạng hàn, Hoàng bá giúp Hoàng liên thanh thấp nhiệt, Nhân sâm, Đương quy bổ hư. Hàn ôn cùng dùng, tiêu bản cùng chữa: Không những an dược giun mà còn an được vị, dùng chữa chứng.hồi quyết nói trên công hiệu thần kỳ.
Phương này còn chữa được chứng đau dạ dày và chứng lỵ lâu ngày. Cho nên có tên là Ô-mai an hồi hoàn, lại có tên Ô mai an vị hoàn.
Gia giảm: Nếu dùng thuốc thang có thể gia giảm: Nhiệt nhiều nên bỏ Phụ tử, hàn nhiều nên bỏ Hoàng bá. Miệng đắng, tâm hạ đau, nóng quá, tăng thêm Ô mai, Hoàng liên, đau xuyên ngực sườn gia Sài hồ, Bạch thược, đại tiện bất thông gia Binh lang, Đại hoàng, có thức ăn tích trệ gia Thái phục tử, kiêm khí trệ gia Mộc hương Chỉ xác.

Phụ phương:

Cam thảo phấn mật thang:
Dùng Cam thảo 12-20 gam sắc với nước làm thang rồi cho một lượng bột gạo tẻ, một lượng mật thích hợp tiếp tục chưng lên thành dạng cháo loãng. Uống lúc nóng.
Nguyên phương này để trị bệnh do giun đũa (hồi trùng) gây thổ nước dãi, ngực bang đau bệnh phát từng lúc, đã dùng các thuốc tẩy giun khác không ra giun mà đau lại không dứt.
Gần đây người ta dùng Đại hoàng phấn (bột Đại hoàng) hòa với mật hợp thành tễ để chữa chứng trẻ em (từ 3-7 tuổi) bị chứng ruột rắn tắc do giun đũa gây ra. Có chứng đau bụng hướng xuống, nôn ra nước hoặc ra giun, bụng chướng, đại tiện bí, bụng có hình khối (búi giun), đã dùng thuốc tẩy giun mà không ra, đau lại không dứt, nhất định có hiệu quả. Phương này dùng bột Đại hoàng sống 20 gam, bột gạo tẻ (sao thơm không cháy) 12 gam hòa với 30 gam mật ong, cho uống với nước sôi lượng vừa phải. Mỗi tễ thuốc trên dùng được 12 lần mới hết. Mỗi lần dùng hòa thuốc với 1 thìa nước. Giun đũa cứ từ từ mà ra. Nếu dùng hết tễ thuốc ấy mà không ra giun, có thể dùng tễ nữa. Phương này là biến phương của Cam thảo phấn mật thang. Chúng ta nên cùng tham khảo.


NHẤT HIỆU KHU HỒI THANG
« Trung tây y kết hợp cấp, phúc chứng thủ sách »
Thành phần:

1. Binh lang 40 gam
2. Sử quân tử 40 gam
3. Khổ luyện căn bì 20 gam
4. Ô mai 5 quả
5. Mộc hương 16 gam

6. Chỉ xác 8 gam
7. Xuyên tiêu 4 gam
8. Tế tân 4 gam
9. Can khương 4 gam
10. Huyền minh phấn 12 gam


Cách dùng: Sắc với nước, chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Khu hồi, an hồi.
Chủ trị: Giun chui ống mật (hồi quyết), chứng bệnh tương đối nhẹ.
Giải bài thuốc: Phương này trọng dụng Binh lang, Sử quân, Khổ luyện căn bì để tẩy giun, phụ thêm có Ô mai, Xuyên tiêu, Tế tân, Can khương để an hồi; Mộc hương chỉ xác hành khí, nên thuốc này có tác dụng giảm đau. Huyền minh phấn thông đại tiện, bài trùng. Tổng hợp lại, phương này có tác dụng an (yên), khu (đuổi) và hành (cho ra), nhưng lấy khu trùng làm chủ.


KHU ĐIỀU THANG
« Nghiệm phương »
Thành phần:
1. Nam qua tử nhực (hạt bí đỏ) 80-160 gam
2. Binh lang 40-80 gam
Cách dùng: Trước hết ăn hạt bí, cách sau 2 giờ thì uống nước sắc Binh lang. Sau 4-5 giờ sẽ đi ỉa tháo bài xuất ra sán giây. Nếu chưa buồn đi đại tiện dùng huyền minh phấn 12 gam (xông). Trẻ em theo tuổi mà giảm liều. Nếu uống đợt đầu sán không ra, để cách nửa tháng sau mới uống được. Khi sán ra, không nên dùng tay lôi kéo khúc sán dà ra ngoài hậu môn. Cứ ngồi yên vào chậu nước ấm, sán tự nhiên ra hết.
Công dụng: Khu điều trùng (tẩy sán giây)1
Giải bài thuốc: Binh lang, Nam qua tử đều là thuốc tẩy sán có hiệu quả. Theo kinh nghiệm dùng 2 vị này hay dùng riêng từng vị cũng tốt. Binh lang phá khí mà trầm giáng. Bản phương dùng lượng quá nhiều. Phụ nữ có mang cấm dùng.


PHI TỬ QUÁN CHÚNG THANG
« Nghiệm phương »
Thành phần:
1. Phi tử 40 gam
2. Binh lang 40 gam
3. Hồng tất 40 gam
4. Quán chúng 20 gam
Cách dùng: Sắc nước chia làm 2 lần uống. Thời gian dùng thuốc nên ăn thêm tỏi 2-3 củ. Uống liền trong 3 giờ.
Công dụng: Tẩy giun móc câu (khu câu trùng).
Giải bài thuốc: Phương này dùng Phi tử, Binh lang, Quán chúng, Đại toán đều là các vị thuốc sát trùng. Phi tử, Quán chúng hay dùng chữa giun móc câu. Hồng tất vào huyết phận để thanh nhiệt giải độc tán kết, tiêu thũng, thường dùng chữa trường ung. Vì giun móc câu hay làm tổn thương ruột và gây chảy máu, cho nên dùng Hồng tất làm tá.


HÓA TRÙNG HOÀN
« Y phương tập giải »
Thành phần:
1. Sao hạc sắt 40 gam
2. Binh lang 40 gam
3. Khổ luyện căn bì 40 gam
4. Sao hồ phấn (duyên phấn) 40 gam
5. Khô phàn 1-2 gam
6. Sam vu di 20 gam
7. Sử quân tử 40 gam
Cách dùng: Các vị nghiền thành bột, dùng hồ gạo tẻ luyện bột thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Người lớn mỗi lần 7-10 viên uống với cháo gạo tẻ nóng. Trẻ em theo tuổi mà giảm liều.

1 Điều trùng: Sán giây tên khoa học Toenia saginata T.soliam.

Công dụng: Khu trừ các loại ký sinh trùng đường ruột.
Giải bài thuốc: Đặc điểm của phương này là toàn bộ dùng thuốc sát trùng, có tác dụng khu trừ các loại ký sinh trùng đường ruột rất mạnh. Nhưng trong đó có Hồ phấn (l loại muối chì) rất độc đối với  cơ thể. Nếu dùng thuốc thang thì phải bỏ đi. Hiện nay, ở Thượng Hải sản xuất Hóa trùng hoàn có cải biến, bỏ Hồ phấn và Khô phàn, gia Lôi hoàn, Đại hoàng, Huyền minh phấn...
Mỗi lần uống 1 gói (12 gam). Trẻ con thì giảm.


HOÀNG BỆNH PHONG PHÀN HOÀN
(Phụ: Truật phàn hoàn, tên cũ: Phạt mộc hoàn)
« Nghiệm phương »
Thành phần:

1. Hậu phác 40 gam
2. Thương truật 12 gam
3. Trần bì 40 gam

4. Cam thảo 20 gam
5. Lục phàn (phi thành sắc đen ô) 120 gam
6. Hồng táo 160 gam

Cách dùng: Chế thuốc thành viên. Mỗi lần 2-4 gam sau khi ăn, với nước chín. Ngày dùng 1-2 lần. Sau khi uống thuốc kiêng ăn chất sống lạnh và kiêng trà.
Công dụng: Kiện tỳ tiêu tích.
Chủ trị: Bệnh vàng da do giun móc câu, sắc mặt vàng tối phù thũng, tâm hồi hộp thở gấp, tứ chi vô lực, hay ăn mà không tiêu.
Giải bài thuốc: Lục phàn có tên nữa là Tạo phàn là một loại quặng sắt (thiết khoáng thạch) thành phần là lưu toan trinh thiết (hợp chất sắt có Lưu hoàng là muối sắt với acide sulfurique. FeSO4. ND) nếu đem phi (nướng) thì đổi xanh sang đen gọi là Phong phàn. Cổ nhân cho Phong phàn có tính sát trùng tiêu tích, Phong phàn là chủ dược của phương để tiêu trùng tích. Theo nghiên cứu dược lý hiện tại, Phong phàn có chất sắt nên chữa được bệnh thiếu máu do giun móc câu.
Thuốc phụ trợ có Thương truật, Hậu phác Trần bì kiện tỳ táo thấp. Cam thảo Đại táo bổ khí hòa trung, không những trị bệnh nhân vốn có chứng rối loạn tiêu hóa, lại còn giúp Phong phàn vận hóa, giảm bớt tính kích thích của nó đối với vi trùng.

Phụ phương:

Truật phàn hoàn: (Phạt mộc hoàn)
Lục phàn, Thương truật, Lục khúc. Ba vị luyện với giấm làm viên.
Chủ trị, cách dùng, liều lượng theo như phương Hoàng bệnh phong phàn hoàn.



KẾT LUẬN

Chương này lựa chọn các phương tễ:
1. Ô mai hoàn, Cam thảo phấn mật thang để an hồi. Ô mai chữa chứng giun chui ống mật có hiệu quả ưu việt. Về phương tễ an hồi còn có bài Đại kiến trung thang (Đảng sâm, Di đường, Xuyên tiêu, Can khương) thích hợp chữa chứng hồi tích và đau bụng do hư hàn (Tham khảo Chương 6).
2. Nhất hiệu khu hồi thang, Khu điều thang (tẩy sán). Phi tử quán chúng thang (tẩy giun móc), Hóa trùng hoàn (tẩy các ký sinh trùng đường ruột) đều là phương tễ khu trùng. Nhất hiệu khu hồi thang  còn có tác dụng an hồi.
3. Hoàng bệnh phong phàn hoàn, Truật phàn hoàn kiện tỳ tiêu tích để chữa chứng bệnh thiếu máu do giun móc câu gây ra.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ