Trang nhất » Tin tổng hợp » Cây thuốc vị thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1442

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 14130

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4067773

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Các loại thảo dược đầu bảng giúp bổ xương khớp, mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm đau nhức

Thứ ba - 05/02/2019 00:46
Bệnh khớp là một trong số các bệnh lý phổ biến nhưng lại khó chữa trị và rất dễ tái phát nhất là khi trời trở lạnh. Vậy cách nào để phòng, trị bệnh đau nhức khớp một cách an toàn, đơn giản và hiệu quả?

Bí quyết chính là các vị thảo dược dân gian đã được người Việt lưu truyền và sử dụng hàng ngàn năm nay. Chúng không chỉ giúp bổ xương khớp, mạnh gân cốt mà còn giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Các vị thuốc từ thiên nhiên hiện nay cũng được coi là xu hướng được rất nhiều người lựa chọn nhờ ưu điểm về tính hiệu quả, chữa bệnh từ căn nguyên và an toàn của chúng. Cùng điểm danh những vị thuốc thảo dược trị đau khớp hiệu quả qua bài viết sau đây

1. Ngưu tất

Ngưu tất, dịch nôm na có nghĩa là đầu gối con trâu. Ngay từ cái tên của thảo dược đã gợi lên được tác dụng bổ gân khớp của loài cây này. Theo Y học cổ truyền, Ngưu tất có vị chua, đắng, tính ôn, quy vào kinh can thận. Ngưu tất sống có tác dụng phá huyết, hành ứ, sau khi chế biến chín giúp bổ can thận mạnh gân cốt–  tác dụng này được ứng dụng phổ biến hơn cả. Cách đơn giản mà ông cha ta vẫn thường áp dụng là dùng 3 – 9 g ngưu tất một ngày sắc nước uống dùng theo đợt để bổ thận, lợi gân cốt,  giảm các chứng đau khớp, viêm khớp, đau bụng kinh. Đặc biệt, viên uống từ cao khô Ngưu tất còn được dùng để chữa bệnh cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch.

cac-loai-thao-duoc-dau-bang-giup-bo-xuong-khop-manh-gan-cot-ho-tro-giam-dau-nhuc-1

Ngưu tất – vị thuốc dân gian giúp bổ can thận, mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả

2. Lá Lốt

Ngoài là một loại gia vị, lá lốt do có vị cay, tính ấm, nên có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí chỉ thống (giảm đau), giúp làm giảm các cơn đau nhức xương khớp. Chỉ cần phơi lá lốt trong bóng râm (tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời). Khi thấy lá lốt héo cho vào nồi sắc cùng nước nấu khoảng 30 phút. Gạn lấy phần nước đợi nguội bớt rồi uống sau bữa ăn buổi tối. Ngoài ra có thể dùng Lá Lốt để chế biến thành món ăn hoặc ngâm chân cũng rất tốt cho xương khớp.

 

cac-loai-thao-duoc-dau-bang-giup-bo-xuong-khop-manh-gan-cot-ho-tro-giam-dau-nhuc-2

3. Cây Thiên niên kiện

Trong Đông y, Thiên niên kiện được sử dụng làm thuốc từ nhiều thế kỷ trước. Trong danh sách thuốc thường hay sử dụng thì Thiên niên kiện chính là một trong những vị thuốc đứng đầu trị bệnh xương khớp. Loài cây này có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm; nhờ có chứa một hàm lượng lớn các chất có tác dụng giảm đau và các loại tinh dầu, Thiên niên kiện có tác dụng bổ gân cốt, chữa phong thấp, chỉ thống tiêu thũng, đau nhức khớp, chữa nhức mỏi các gân xương, phong hàn thấp, hoặc bị tê bại co quắp, viêm dây chằng, thoái hóa khớp và đau thần kinh tọa.

cac-loai-thao-duoc-dau-bang-giup-bo-xuong-khop-manh-gan-cot-ho-tro-giam-dau-nhuc-3

Cây thuốc Thiên niên kiện

Để chữa tê thấp, nhức mỏi gân cốt, mỗi ngày dùng  6-12g Thiên Niên Kiện dạng thuốc sắc uống, kết hợp cùng với Cỏ xước, Thổ phục linh, Độc lực . Để chữa thoái hóa cột sống, bạn có thể dùng từ 6-12g Thiên Niên Kiện dạng thuốc sắc hay ngâm rượu để uống. Sử dụng đều đặn Thiên niên kiện theo đợt 2-3 tháng  sẽ thúc đẩy lưu thông huyết dịch, mạnh gân hoạt cốt, giảm đau nhức hiệu quả cho người bệnh xương khớp.

4. Cây Dây đau xương

Theo lý luận của Y học cổ truyền, công dụng mạnh nhất của cây thuốc nam Dây Đau Xương chính là khu phong, trừ thấp, mạnh gân hoạt cốt, dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, dùng trong bệnh người già bị đau người, đau dạ dày…Dưới góc nhìn của Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là vị thuốc có tác dụng giảm đau mỏi gân cơ, chữa đau nhức xương khớp cực tốt. Thành phần chính của Dây đâu xương là các Alkaloid  có tác dụng giảm đau, giảm tê nhức, chống viêm. Ngoài ra, trong cành của Dây đau xương có chứa chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B – có tác dụng giảm viêm mạnh.

Bạn có thể dùng cây Dây đau xương giã nhỏ, trộn với rượu, đắp lên chỗ sưng đau ngày 1 – 2 lần trong thời gian 20 -30 phút. Với những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp hay sưng đau do vận động sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau 2-3 ngày áp dụng.

cac-loai-thao-duoc-dau-bang-giup-bo-xuong-khop-manh-gan-cot-ho-tro-giam-dau-nhuc-4

Kết hợp Dây đau xương với các vị dược liệu đầu bảng cho bệnh xương khớp khác như Thiên niên kiện, Ngưu tất, Đương quy, Hy thiêm cùng cao Rắn Hổ Mang để khu phong trừ thấp tán hàn, giúp bổ xương khớp, mạnh gân lợi cốt và giảm thiểu đau nhức cho người bệnh xương khớp. Hiện nay, với kỹ thuật bào chế hiện đại, bài thuốc hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp từ dây đau xương đã được sản xuất dưới dạng viên uống tiện dùng. Bạn đọc có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

5. Gừng

Gừng được xem là liều thuốc giảm đau và kháng viêm tự nhiên khá hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng có chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ta gừng còn có thể kết hợp với muối rang và hành tây sẽ cho hiệu quả chữa đau khớp tốt. Bài thuốc chườm muối, gừng, hành tay nêu trên nên thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục chườm muối rang cho đến khi dấu hiệu đau giảm hẳn thì có thể giảm tần suất chườm muối.

Trên đây là những loại thảo dược trị đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả lại rất dễ tìm, dễ sử dụng và an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài để hiệu quả triệt để.


Nguồn tin: Báo SứcKhoẻ và Đời Sống

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ