Trang nhất » Tin tổng hợp » Bệnh thường gặp

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 714

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11939

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4065582

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Một số kinh nghiệm điều trị bệnh ngoài da bằng Y học Cổ truyền

Thứ hai - 24/12/2018 07:19
Đông y từ ngàn xưa đã có nhiều kinh nghiệm phong phú trong việc phòng và chống bệnh tật. Xuất phát từ những kinh nghiệm đó nền Đông  y Việt Nam cũng đã tổng kết được nhiều bài thuốc, vị thuốc, những mẹo vặt có giá trị trong điều trị thực tế rất hay. Ở tài liệu này, chúng tôi chỉ trình bày một số bệnh chứng thông thường và kinh nghiệm điều trị về những chứng trạng đó.
 
I. Bệnh rôm sảy
Rôm sảy dân gian còn gọi là mụn mồ hôi hay rôm nhiệt, đây là một loại bệnh ngoài da thường gặp nhiều về mùa hè và mùa thu hàng năm, ở lứa tuổi nào cũng có thể bị, nguyên nhân do khí hậu ở hai mùa hè và mùa thu vừa nóng nực vừa ẩm ướt, mồ hôi đọng ở da thịt khó bay hơi làm bít lỗ chân lông mà thành rôm sảy.
 
Đông y cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do thấp uất ở lỗ chân lông, ôn nhiệt tích trệ dưới da không bài tiết ra được. Biểu hiện trên lâm sàng thường thấy ở lớp dưới da nổi từng đám đỏ như nốt sởi mụn to nhỏ không đều có cảm giác nóng rát và ngứa.
Phép trị: thanh nhiệt khu thấp.
Kinh nghiệm điều trị:
 
1. Thuốc dùng ngoài da:
- Dùng rau sam tươi khoảng 200g, cho vào khoảng 2 chén nước (200ml), nấu còn khoảng hơn nửa chén (50ml). Sau khi sắc để nguội dùng để rửa hoa75c thấm lên vùng da bị rôm.
- Lá mướp tươi khoảng 60g, giã vắt lấy nước nguyên chất thoa lên vùng da bị rôm sảy.
- Lộ lộ thông 30g, Bạch phàn 15g cho vào khoảng 1 chén nước (100ml) nấu sôi còn khoảng 50ml bỏ bã, dùng thuốc khi nước thuốc còn âm ấm, thoa lên vùng rôm sảy ngày làm 3 lần có tác dụng làm giảm ngứa nhanh.
 
2. Thuốc uống:
- Lục nhất tán (Cam thảo 1 muỗng cà phê, Hoạt thạch 6 muỗng cà phê) trộn đều 2 thứ lại với nhau hòa với nước sôi, để nguội uống.
- Kim ngân hoa 10g, Hạ khô thảo 10g, Trúc diệp 6g sắc uống.
 
3. Kinh nghiệm bằng ăn uống:
- Bí đao 250g, ý dĩ 50g, cho vào lượng muối vừa phải, nấu thành canh, ăn cả nước và cái.
- Bạc hà tươi 30g nấu lấy nước, dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo, khi cháo chín lấy nước bạc hà hòa vào với cháo, có thể thêm ít đường phèn, đun sôi vài dạo,để nguội mới ăn.
- Nấu cháo gạo tẻ, khi được cháo, hòa thêm vào 10 – 15g bột Cúc hoa, ăn ngày 2 lần sáng và chiều.
 
II. Bệnh mề đay
Bệnh mề đay dân gian gọi là mụn cơm quỷ, mụn phong quỷ. Đông y xếp vào bệnh ngoài da với tên gọi là tầm ma Chẩn. Y học cổ truyền nhận định bệnh này do ăn uống không giữ gìn, khí hậu thời tiết kích thích, hoặc do ký sinh trùng đường ruột… làm chodoanh vệ không hòa, bên ngoài không thông, bên trong không sơ tiết, uất lại ở bì phu mà thành bệnh. Các thể thường gặp trên lâm sàng là: phong nhiệt, phong hàn, thực trệ cảm phong và chứng huyết hư.
 
1. Thể phong nhiệt:
a. Triệu chứng:
Trên da nổi lên những nốt đỏ, rất ngứa, trời nóng thì bệnh tăng có kèm sốt, cảm giác miệng khô khát nước tiểu có màu vàng, đại tiện thường bón, đầu lưỡi đỏ hoặc sắc lưỡi đỏ, mạch phù sác.
b. Phép trị: khu phong thanh nhiệt.
c. Thuốc trị:
- Thuốc dùng ngoài: Bèo tím 30g, Địa phụ tử 30g, Mộc phòng kỷ 15gsặc đặc lấy nước rửa chỗ ngứa.
- Thuốc uống trong: Bèo tím g, Ngưu bàng tử 10g, Kim ngân hoa 12g, Hạnh nhân 6g, Kinh giới 6g, Sinh địa 12g, cam thảo 3g, Bạc hà 6g (cho vào sau) sắc uống.
 
2. Thể phong hàn:
a. Triệu chứng:
Ngoài da nổi lên những nốt đỏ nhạt, ngứa, gặp gió lạnh thì bệnh gia tăng, ớn lạnh, không ra mồ hôi, miệng nhạt không khát, rêu lưỡi trắng, sắc lưỡi đỏ nhạt, mạch phù khẩn.
b. Phép trị: khu phong tán hàn.
c. Thuốc trị:
- Thuốc dùng ngoài: lá tía tô50g, Bào cái 50g. sắc lấy nước để rửa ngoài.
- Thuốc uống trong: Kinh giới 10g, Phòng phong 10g, Thuyền thoái 6g, Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 6g, Bạch tiên bì 12g, Cam thảo g. Sắc uống.
 
3. Thể thực trệ cảm phong:
a. Triệu chứng:
Trên da nổi hết đợt này đến đợt khác những nốt sần ngứa làm mất ngủ, các nốt nổi lên phần nhiều có màu đỏ, bủng đầy, ợ hơi, có mùi chua, đại tiện khó đi, rêu lưỡi đầy bẩn, mạch hoạt.
b. Phép trị: khu phong thanh nhiệt tiêu trệ.
c. Thuốc trị: Kinh giới 10g, Địa phụ tự 15, bạch tiên bì 15g, Liên kiều 12g, Đại hoàng 6g, Hậu phác 10g5, Dơn sâm 15g, Mạch nha 15g, Sơn tra 12g.
 
4. Chứng huyết hư:
a. Triệu chứng:
Trên da nổi các nốt màu đỏ nhạt, ngứa nổi liên tiếp từng đợt này đến đợt khác, thời gian nổi thường từ buổi chiều đến nửa đêm kèm theo các triệu chứng của huyết hư như chóng mặt hoa mắt, tim đập hồi hộp, ngươờ mau mệt mỏi. Phụ nữ hành kinh lượng kinh thường ít, màu kinh nhạt, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi nhạt, mạch tế.
c. Thuốc trị:
- Thuốc dùng ngoài: Thuyền thoái 20g, bạch phàn 20g, Xà xàng tử 15g sắc lấy nước rửa chỗ ngứa.
- Thuốc uống trong: Đương quy 18g, hà thủ ô 15g, Hồ ma nhân 15g, Phụ tử 12g, Hoàng kỳ 15g, Phòng phong 10g sắc uống.
 
III. Bệnh thể tiên (ngứa toàn thân)
a. Triệu chứng:
Triệu chứng đầu tiên thường gặp ở lớp da bị tổn thương nổi từng nốt đỏ, quầng đỏ, có bề mặt sần sùi, dần dần chu vi lan rộng bề mặt và gồ cao trên mặt làm thành từng quầng hình tròn như đồng tiền, rất ngứa. Bệnh này nếu phát sinh ở vùng mông hoặc phía trong đùi vế thì có tên bệnh là Cổ tiên.
b. Thuốc dùng ngoài:
Xuyên căn bì 12g, tán bột. Dấm ăn 250ml ngâm với bột Xuyên căn bì trong 7 ngày, dùng nước thuốc này lên vùng da bị bệnh, ngày thoa 3 – 4 lần. Lưu hoàng 30g, Minh phàn 10g, Lô cam thạch 6g, Đại toán 10g, Dấm ăn 25ml. Các vị thuốc được tán bột sau đó hòa đều với giấm ăn đun nhỏ lửa cho sôi khoảng 10 phút. Khi nguội thoa lên vùng da bệnh ngày 3 – 4 lần làm liên tục trong 10 ngày.
 
IV. Bạch điến phong
Y học cổ truyền co02n gọi là Bạch ngự phong, Lang ben là bệnh ngoài da giảm ít sắc tố, thường phát sinh ở tuổi thanh niên, hay phát ở vùng mặt, thân mình, chân tay, cũng có khả năng phát ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, bệnh tình kéo dài, có từng mảng ban mất sắc tố, có hình tròn to nhỏ không quy tắc, có ranh giới rõ với lớp da bình thường, ngoài cảm giác mất mỹ quan nhan sắc, không có cảm giác mất thoải mái nào khác. Nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền thường do tình chí uất ức can khí mất điều đạt, khí huyết bất hòa gây nên. Theo Hồng nghĩa Giác tư Y thư thì nguyên nhân gây bệnh thường đo phong thấp nhiệt mà sinh ra.
a. Thuốc dùng ngoài:
Rau sam tươi 400g rửa sạch vắt lấy nước, cứ 100ml nước cốt rau sam thì hòa với 2g bằng sa, ngày bôi lên vùng da bệnh hai lần, làm liên tục trong vòng 1 tháng.
Lá muồng Trâu rửa sạch dùng nguyên lá xát lên vùng da bệnh ngày làm 2 lần, làm liên tục trong 10 ngày.
 
V. Mụn
Mụn là bệnh mưng mủ cấp tính nang lông và tuyến mỡ da. bệnh do nhiễm phải cầu trùng làm mủ như tụ cầu trùng vàng hoặc trắng. Mụn thường xuất hiện ở vùng đầu mặt cổ, bất kỳ mùa nào cũng có, nhưng mùa hè thường nhiều hơn. Đông y xấp vào chứng Thốc sương, nguyên nhân gây bệnh là do nhiệt độc từ trong cơ thể và từ ngoài cơ thể xâm nhập vào.
Phép trị: thường dùng thanh nhiệt giải độc.
 
1. Thuốc dùng ngoài:
Nha đam rửa sạch, giã nát đắp lên vùng mụn, mỗi ngày làm 1 – 2 lần.
Bồ công anh tươi rửa sạch giã nát đắp vào mụn, mỗi ngày làm 1 – 2 lần.
 
2. Thuốc uống trong (chữa viêm nang lông)
Sinh địa 30g, Đan bì 9g, Bồ công anh 15g, Xích thược 9g, Côn bố 9g, hạ khô thảo 9g, Tam lăng, Nga truật (sao) mỗi thứ 9g, Hải tảo 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 15 ngày.
Người bị mụn nhọt nên ăn các thực phẩm thanh đạm, không nên ăn các thức ăn cay nóng, có thể ăn các thực phẩm mát như ăn canh Bí đao, chè đậu xanh nấu với đường phèn, hoặc ăn canh rau nấu với thịt heo.

Tác giả bài viết: LY. Đinh Thế Hiệp

Nguồn tin: Báo SứcKhoẻ và Đời Sống

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ