Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 729

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17970

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050234

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

PHÁT SỐT SAU ĐẺ.

Thứ năm - 21/11/2019 13:44
Sản phụ sau khi đẻ thấy phát sốt liền gọi là phát sốt sau đẻ.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Có thể khái quát có 5 loại là: Ngoại cảm, huyết hư, huyết ứ, thực trệ (trệ đồ ăn)và nhiễm trùng.
- Ngoại cảm: Sau đẻ đi ở không cản thận, ngoại tà thừa hư xâm nhiễm.
- Huyết hư: Mất máu quá nhiều, âm huyết hư nhanh, dương khí phù tán hoặc âm hư hỏa vượng, huyết làm đuốc nóng.
- Huyết ứ: Nước hôi không ra, huyết ứ đình ở trong doanh vệ bất hòa.
- Thực trệ: Sau đẻ làm mệt quá sớm, mệt mỏi hại tỳ, tỳ không thể vận hóa thủy cốc; hoặc ăn chất béo ngọt bừa bãi, đình tích ở vị.
- Nhiễm trùng: Sau đẻ chính khí bất túc, khi đỡ đẻ và nằm ổ đẻ coi nhẹ vệ sinh dẫn đến nhiễm trùng.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Sau khi sinh đẻ phát sốt vượt quá 38oC trở lên, kèm có sợ lạnh hoặc rét run, đau đầu toàn thân khó chịu, nước hôi lượng nhiều, sắc tối có mùi hôi,kiểm tra phụ khoa có áp đau ở dạ con và bên cạnh dạ con, tổng số bạch cầu trong máu và phần trăm hạt tế bào trung tính đều tăng cao thường thuộc nhiễm trùng sau đẻ.
2. Thể chất sản phụ hư yếu, sau đẻ có thể phát sốt nhẹ, kiểm tra thì không có hính ảnh nổi bật của nhiễm trùng.
3. Chú ý loại  trừ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm bầu vú, nhiễm trùng đường tiết niệu, lao hoạt động dẫn đến tình huống phát sốt.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Phát sốt sau đẻ thường thấy có ngoại cảm, huyết hư, huyết ứ, thực trệ và nhiễm trùng, ngoài nhiễm trùng phát sốt dùng phép thanh nhiệt lương huyết giải độc ra, nói chung trị liệu thì lấy điều khí huyết, hòa doanh vệ làm chủ. Bởi vì sau đẻ thân thể hư yếu, hư nhiều thực ít, không nên dùng thuốc quá ở phát biểu công lý.
Mặt khác là bệnh này tuy ở trên lâm sàng là hư nhiều thực ít, nhưng trong hư kèm thực cũng đã thường thấy. Bởi thế ở trên trị liệu vẫn cần xét nguyên nhân để luận trị, không thể nghiêng nặng bổ hư để tránh tà trệ.
2.1. Ngoại cảm chứng: Sau đẻ sợ lạnh phát sốt, đầu đau mình đau, lưng dưới lưng trên buốt khổ, miệng khô không khát, không có mồ hôi, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch phù. Chữa thì nên sơ phong giải biểu, dùng phương Kinh phòng song giải tán (kinh nghiệm phương):
Sao kinh giới            3 đ/c    Phòng phong           1,5 đ/c
Tang chi  5 đ/c    Tô ngạch  3 đ/c
Đạm trúc diệp             3 đ/c    Tề thái              3 đ/c
2.2. Huyết hư chứng: Sau đẻ ra máu quá nhiều, thân có sốt nhỏ, mặt hồng miệng khát, tự ra mồ hôi lăn tăn, đầu xoay, mắt hoa, tay chân phát tê, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch đại mà khống. Nếu âm hư nội nhiệt thì phát sốt đầu đau, không sợ gió lạnh, sau ngọ sốt nhiều lòng bàn tay phát nóng, hai gò má đỏ hồng, miệng khát ưa lạnh, nhưng uống lại không nhiều, trong giấc ngủ thì ra mồ hôi trộm, phân khô táo, tiểu tiện ít mà vàng, mạch tế sác. Huyết hư mà dương khí phù tán, Chữa thì nên bổ huyết ích khí, dùng phương Đương quy bổ huyết thang (Xem ở chương IV, bài 2 Choáng váng sau đẻ). Huyết hư nội nhiệt thì nên dưỡng âm thanh nhiệt, dùng phương Thanh cao miết giáp thang (Ôn bệnh điều biện) gia giảm:
Thanh cao ngạnh 3 đ/c   Miết giáp  3 đ/c
Đan bì              3 đ/c   Địa cốt bì  3 đ/c
Bạch thược  3 đ/c   Mạch đông  3 đ/c
Phục thần  4 đ/c
Hoặc dùng phương: Bát trân thang gia giảm:
Đẳng sâm  3 đ/c   Hoàng kỳ  5 đ/c
Bạch truật  3 đ/c   Đương quy  3 đ/c
Bạch thược  3 đ/c   Địa hoàng  3 đ/c
Địa cốt bì  3 đ/c   Cam thảo  1 đ/c
2.3. Huyết ứ chứng: Sau đẻ phát sốt giữ liền, nước hôi ra lượng ít, thậm chí không ra, sắc máu tím tối, kèm có khối ứ, bụng dưới chướng đau sợ ấn, miệng táo không muốn uống nước, lưỡi như thường hoặc hơi tím, mạch huyền sáp. Chữa thì nên tán ứ hoạt huyết, dùng phương Sinh hóa thang gia vị (Xem ở bài nước hôi không ra trong chương IV này) Lấy nguyên phương gia: Hồng hoa 7 phân, Đan sâm 3 đ/c.
Hoặc dùng phương: Sinh hóa thang gia vị
Đương quy  3 đ/c   Sao xuyên khung 1,5 đ/c
Đào nhân  3 đ/c   Bào khương  5 phân- 1 đ/c
Hồng hoa  1,5 đ/c               Đan sâm  3 đ/c
Hương phụ   2 đ/c   ích mẫu thảo             5 đ/c
2.4. Thực trệ chứng: Sau đẻ phát sốt, ngực cách no buồn bằn, ợ hơi hôi chua, không nghĩ đến ăn uống hoặc bụng dạ trướng đau, hoặc nôn mửa ỉa chảy, trong phân lẫn thức ăn, rêu lưỡi dày trơn mạch hoạt. Tỳ hư làm trệ đồ ăn, nên kiện tỳ hành trệ, dùng phương Lục quân tử thang gia vị (xem ở chương III, bài 1- Khí hư màu trắng) lấy nguyên phương gia: Sơn tra 1,5 đ/c, Thần khúc 2 đ/c, Thục tích thì nên tiêu thực đạo tích, dùng phương Bình vị tán (cục phương) gia vị:
Thương truật 3 đ/c    Hậu phác 2 đ/c
Trần bì  2 đ/c    Cam thảo 5 phân
Gia: Thần khúc 2 đ/c                                       Sơn tra nhục    2 đ/c
2.5. Nhiễm trùng phát sốt:
- Chứng nhẹ: Đau đầu phát sốt hơi sợ lạnh, không  có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, miệng hơi khát, nước hôi không nhiều, sắc hồng tối, bụng dưới áp đau không rõ rệt, lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hơi sác.
Phép chữa: Tân lương thanh tuyên
Phương thuốc ví dụ: Ngân kiều tán gia giảm
Kim ngân hoa 4 đ/c    Liên kiều 4 đ/c
Bạc hà  1,5 đ/c               Trúc diệp 4 đ/c
Ngưu bàng tử 3 đ/c    Kinh giới tuệ 1,5 đ/c
Cát cánh 1,5 đ/c               Sinh cam thảo1 đ/c
Ích mẫu thảo 4 đ/c  
- Chứng nặng: Đau đầu, sốt cao, hơi sợ lạnh, có mồ hôi, miệng khô khát, nước hôi rất nhiều, sắc hồng tối, có mùi hôi, bụng dưới áp đau, nước tiểu ít mà vàng, mạch sác.
Phép chữa: Thanh nhiệt lương huyết giải độc
Phương thuốc ví dụ:
Ngân  hoa  5 đ/c    Liên kiều 5 đ/c
Tử hoa địa đinh 1 lạng    Bồ công anh 1 lạng
Bại tương thảo             1 lạng    Đan bì 3 đ/c
Xích thược  3 đ/c    Sinh địa 4 đ/c
Ích mẫu thảo              5 đ/c
Gia giảm:
- Nếu sốt nhiều lắm làm hại tâm gia Thiên hoa phấn 4 đ/c, Huyền sâm 3 đ/c.
- Nếu sốt nhiều lắm phát ban gia Đại thanh diệp 5 đ/c
- Nếu sốt cao thần mờ tối gia uống Tử tuyết đan 5 phân.
- Nếu đau bụng nhiều lắm sốt cao có thể tham khảo cách xử lý ở bài viêm xoang chậu cấp tính.
III. PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ.
Tử hoa địa đinh 1 lạng, Bại tương thảo 1 lạng, Áp chích thảo 1 lạng, sắc nước uống. Dùng hợp nhiễm trùng sau đẻ.
IV. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì
Gia giảm:
- Đau đầu thì có thể căn cứ vào vùng đầu đau để lấy huyệt (xem ở bài đau đầu sách đông y châm cứu- lý luận cơ bản và các phép chẩn trị- cùng 1 tác giả)
- Nước hôi vẩn đục, gia Huyết hải, Tam âm giao.
Nhĩ châm: Luân1,2,3,4, Giao cảm, Chích nhĩ tiêm nặn máu.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ