Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 1227

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17120

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049384

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

MANG THAI PHÙ THŨNG

Thứ tư - 23/10/2019 03:44
Mang thai khoảng từ 3 -8 tháng phát sinh thũng gọi là tử thũng. Người xưa căn cứ vào nơi vùng và chứng trạng mà đem nó phân làm tên gọi tử thũng, tử khí, tử mãn (thai thủy), thủy cước, xô cước. Lấy đầu mặt và khắp thân phù thũng mà nước tiểu ngắn ít gọi là tử thũng; Từ đầu gối đến chân thũng mà nước tiểu trong lại nhiều gọi là tử khí; Phát ở giữa thời kỳ mang thai, khắp thân đều thũng, bụng to lạ thường, xuyễn dồn dập không yên gọi là tử mãn, lại gọi là thai thủy; Vẫn là hai chân thũng mà da dẻ dày là sô cước; Da mỏng mà sáng láng gọi là thủy cước. Nếu phát ở sau tháng 7-8 mang thai thì chỉ là phù thũng hai bàn chân, mà không hợp với chứng nào khác, là 1 hiện tượng vì mang thai ở thời gian cuối thường thấy, không cần chữa, sau khi đẻ sẽ tự mất chứng đó.
I.NGUYÊN NHÂN BỆNH:
Có thể khái quát những nhân tố là tỳ hư, thận hư, khí trệ.
-Tỳ hư: Bà chửa tỳ vị vốn yếu, hoặc ăn quá sống lạnh, tổn hại tỳ dương đến nỗi trung dương bất vận thì khí thủy cốc htấp nhiệt ngâm ngấm cơ bắp, chảy ở tứ chi hoặc tụ ở trong dạ con.
-Thận hư: Mệnh môn hỏa suy, thận dương bất túc không thể ấm lên tỳ thổ,không vận bàng quang, cửa ải không lợi, thủy khí tràn bừa bãi.
-Khí trệ: Mang thai mà thai khí úng uất, khí cơ lên xuống bị vướng, khí trệ thủy dừng.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1.Phù thũng mức cao, từ phía dưới chi dần đi lên đến đùi, vùng máy sinh dục, hoặc chi trên và đầu mạch, đi tiểu rất ít, nếu kiêm thấy ngực buồn bằn thở xuyễn (Đông y có gọi là tử mãn), là biểu hiện bệnh tình nghiêm trọng.
2.Nếu đồng thời với phù thũng lại có huyết áp cao, nước tiểu có albumin, đầu mờ tối và đau, mắt hoa, ngực buồn bằn là hiện tượng báo trước của tử sản (có thai mà co giật)
II.PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU:
Nguyên tắc trị liệu bệnh này lấy kiện tỳ, ôn dương, lý khí, hành thủy làm chủ, nhưng không thể dùng quá thuốc thơm, táo, hoạt, lợi để tránh hại thai.
2.1.Mang thai mấy tháng, tứ chi và mặt mắt phù thũng, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng úa, tứ chi không ấm, miệng nhạt không có vị, ngực buồn bằn không nghĩ đến ăn uống, phân lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng mà nhuận, mạch hoạt vô lực. Nếu thủy thấp đình tụ trong dạ con thì bụng to lạ thường, khắp thân đều thũng, ngực bụng đầy căng, khí ngược lên không yên. Chữa thì nên kiên tỳ hành thủy, dùng phương Bạch truật tán (Toàn sinh chỉ mê):
Mật chích Bạch truật 3 đ/c   Phục linh bì  2 đ/c
Sinh khương bì 2 đ/c   Đại phúc bì  2 đ/c
Trần bì   2 đ/c
Thủy đình ở trong dạ con thì dùng phương Thiên kim lý ngư thang (Thai sản tâm pháp)
Bạch truật  5 đ/c    Phục linh  4 đ/c
Đương quy  3 đ/c    Bạch thược  3 đ/c
Nghiền chung nhỏ mịn, lấy cá chép 1 con bỏ vẩy và ruột, nấu với nước trong lấy nước cốt, cứ 2 bát nước cốt cá cho vào 5 đ/c thuốc bột, thêm 1 chút quất bì, gừng 7 lát, sắc đến còn 7 phân ,uống lúc bụng đói.
Hoặc dùng phương: Toàn sinh bạch truật tán gia giảm
Bạch truật  3 đ/c    Phục linh bì  4 đ/c
Đại phúc bì  3 đ/c    Sinh khương bì 1 đ/c
Trần bì             1,5 đ/c               Trạch tả  3 đ/c
Phòng kỷ  1,5 đ/c
Gia giảm:
-Tỳ hư rõ rệt, gia Hoàng kỳ 3 đ/c
-Kiêm thấy sợ lạnh chi lạnh, thắt lưng buốt mạch nhỏ là chứng trạng thận dương hư, gia Chế phụ tử 1,5-3 đ/c
-Kiêm có đau đầu, tim bứt dứt vùng mặt đỏ về chiều, lưỡi hồng là chứng trạng can vượng, gia Câu đằng 5 đ/c, Hạ khô thảo 4 đ/c, Tang bạch bì 2 đ/c
2.2.Thận hư chứng: mang thai mấy tháng thấy mặt phù chi thũng, nhan sắc mờ tối chi dưới sợ lạnh tim thổn thức ngắn hơi, bụng đầy thắt lưng và đùi buốt mềm không có sức, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mỏng mà nhuận, mạch trì. Chữa thì nên ôn thận hành thủy, dùng phương Chân vũ thang (Thương hàn luận):
Phục linh  3 đ/c    Thược dược  3 đ/c
Bạch truật   2 đ/c    Sinh khương   3 đ/c
Bào phụ tử   3 đ/c
2.3.Khí trệ chứng: Sau khi mang thai 3-4 tháng trước hết là chân phù thũng, dần dần lên đến đùi và bụng, sớm nhẹ đêm nặng, sắc da không thay đổi, bước đi khó khăn, thậm chí ngón chân ra nước vàng, tinh thần uất ức, ngực tức sườn chướng, ăn ít, rêu lưỡi dày trơn, mạch trầm huyền mà hoạt. Chữa thì nên lý khí hành trệ, dùng phương Thiên tiên đằng tán (Phụ nhân đại toàn lương phương):
Thiên tiên đằng (rửa qua rồi sao), hương phụ (sao), Trần bì, Cam thảo, Ô dược các vị lượng bằng nhau mỗi ngày dùng 5 đ/c, thêm Sinh khương,Mộc qua,Tô diệp, mỗi thứ 3 lát sắc nước uống 1 ngày 3 lần
Hoặc dùng phương: Tiên thiên đằng tán gia giảm:
Tiên thiên đằng 3 đ/c      Chế hương phụ 3 đ/c
Trần bì               1,5 đ/c                 Ô dược  1,5 đ.c
Tô diệp   1,5 đ/c                 Tô ngạnh  1,5 đ/c
Mộc qua   2 đ/c       Sinh khương  2 lát
Chỉ xác   1,5 đ/c
III.PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ
-Đông qua bì 1 lạng, Xích tiểu đậu 1 lạng, sắc nước uống.
-Cá chép không thêm muối nấu cháo ăn
IV.CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Túc tam lý, Dương lăng tuyền. Tỳ hư thì thêm cứu.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ