Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 477

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16370

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4048634

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

MANG THAI NÔN MỬA (ÁC TRỞ)

Thứ sáu - 18/10/2019 14:11
Khi mang thai được 2 -3 tháng, phát sinh ra đầu nặng mắt hoa, mệt mỏi, ham ngủ, thèm ăn của chua, sợ mùi cơm, quặn bụng trên nôn mửa, loại chứng hậu này gọi là mang thai nôn mửa, lại gọi là bệnh có con hoặc bệnh trẻ em
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH:
Có thể lấy khái quát làm 4 loại là: Vị khí hư nhược, đàm ẩm, uất nhiệt và can vị bất hòa
- Vị khí hư nhược: Kinh lạc của dạ con nối với miệng dạ dày, sau khi mang thai, xung khí ngược lên, vị khí hư yếu không thể làm giáng được khí ngược đó
- Đàm ẩm: Lúc thường đã có đàm đình, sau khi mang thai thì huyết úng khí nghịch, đàm ẩm theo khí ngược lên
- Uất nhiệt: Vốn thể dương thịnh, sau khi mang thai thai nguyên uất nhiệt, khí huyết không thư, lên men thành rữa tanh xông lên ở vị.
- Can vị bất hòa: Uất giận thương can, can không điều đạt thì khí ngược lên phạm vị.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1. Thời gian mới mang thai xuất hiện quặn bụng trên nôn mửa là chứng trạng của miệng dạ dày không tốt, thuộc về phản ứng thông thường. Có mang nôn mửa thì nôn mửa nghiêm trọng làm trở ngại ăn uống, thậm chí phát sinh suy dinh dưỡng
2. Khi quặn bụng nôn mửa dữ dội, có thể tạo thành mất nước, trúng độc Axit. Thực nghiệm đồng thể ở nước tiểu hiện rõ dương tính
3. Nếu thấy mạch đập nhanh thêm, thân nhiệt lên cao, xuất hiện vàng da và viêm thần kinh đa phát, tức là chứng hậu nguy nặng (phải nghĩ đến dứt hết mang thai)
4. Cần phải phân biệt khác nhau với thai sớm hợp với viêm gan lây lan, bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Nguyên tắc trị liệu bệnh này nhẹ thì không nhất định phải uống thuốc, chỉ cần chú ý thêm ở các mặt ăn uống, nghỉ ngơi, tinh thần, sinh hoạt thì có thể tự khỏi dần.Tới khi bệnh tình rất nặng thì phải chọn dùng dược vật, châm cứu để chữa.Nói chung lấy điều khí giáng nghịch kiện vị khoát đàm làm chủ, lại căn cứ chứng hậu khác nhau, phối hợp phép thanh nhiệt, ôn hàn, tùy chứng mà thí trị.
2.1. Vị nhược chứng: Thể chất rất yếu, sau khi mang thai nôn không thể ăn, ăn được thì nôn càng nhiều, dạ buồn bằn bụng chướng, được ấn thì giảm nhẹ, toàn thân không có sức, phân lỏng tháo dạ, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hoạt, ấn nặng thì vô lực. Chữa thì nên kiện tỳ hòa vị, giáng nghịch chỉ ẩu, dùng phương Hương sa lục quân tử thang (Danh y phương luận):
Nhân sâm  2 đ/c    Phục linh  3 đ/c
Bạch truật  3 đ/c    Cam thảo  1 đ/c
Trần bì              2 đ/c    Bán hạ  1,5 đ/c
Mộc hương  2 đ/c    Sa nhân (nghiền bột đổ vào lúc uống) 1 đ/c.
Hoặc dùng phương: Hương sa lục quân thang gia giảm.
Đẳng sâm  3 đ/c    Bạch truật  3 đ/c
Phục linh   3 đ/c    Khương bán hạ 2 đ/c
Cam thảo  1 đ/c    Trần bì             1,5 đ/c
Mộc hương  1 đ/c    Sa nhân (bỏ vào sau) 5 phân
Gừng sống  2 lát    Hồng táo  5 quả.
2.2. Đàm ẩm chứng: Mang thai 2-3 tháng nôn mửa ra đờm dãi, sợ hơi dầu mỡ, không nghĩ đến ăn uống, đầu xoay tim thổn thức, ngực dạ tức buồn bằn, trong từng lúc có hơi nước óc ách, rêu lưỡi hoạt, mạch hoạt. Chữa thì nên quyên (trừ) ẩm địch (rửa) đàm, hòa vị giáng nghịch, dùng phương Tiểu bán hạ gia Phục linh thang (Kim quỹ yếu lược):
Bán hạ               2 đ/c    Sinh khương  2 đ/c
Phục linh  3 đ/c
Ba vị trên, lấy nước 7 chén nhỏ, sắc lấy 1,5 chén, phân 2 lần uống nóng.
2.3. Uất trệ chứng: Thời gian đầu của mang thai thấy tâm phiền tào tạp, nôn đắng mửa chua, sợ thấy hơi cơm, miệng khô mà đắng, nước tiểu vàng nóng, phân khô táo, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng mà khô, mạch hoạt sác. Chữa thì nên  thanh nhiệt trừ phiền giáng nghịch, dùng phương Lô căn thang (Tế âm cương mục):
Thanh trúc nhự 3 đ/c    Mạch đông   3 đ/c
Tiền hồ  2 đ/c    Quất bì              1 đ/c
Lô căn               5 đ/c
Thuốc trên cắt nhỏ, lấy 1 bát to nước, sắc đến còn nửa bát, bỏ bã, phân làm hai lần uống, uống trước bữa ăn.
2.4. Can vị bất hòa chứng: Mang thai 2-3 tháng mà nôn mửa nước trong hoặc nước chua, không thể ăn, hai bên sườn chướng đau, ruột kêu, ợ hơi và thở dài, tinh thần uất ức, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt, chữa thì nên giáng nghịch hòa vị, dùng phương Tô diệp hoàng liên thang (Ôn nhiệt kinh vĩ):
Tô diệp  5 phân   Hoàng liên  5 phân
Gia: Bán hạ 1,5 đ/c, trúc nhự 3 đ/c, Trần bì 1,5 đ/c
Hoặc dùng phương Ức can hòa vị ẩm gia giảm
Tô diệp  1 đ/c    Hoàng liên  7 phân
Trần bì              1,5 đ/c               Khương bán hạ 2 đ/c
Trúc nhự  3 đ/c  
Gia giảm:
Mửa dữ dội, tổn hại vị âm hoặc nôn ra máu, phương trên bỏ đi Khương bán hạ, gia Sa sâm 3 đ/c, Mạch đông 3 đ/c, Lô căn 5 đ/c- 1 lạng, Ngẫu tiết thán (than ngó sen) 3 đ/c
III. PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ
- Đỗ tâm thổ (Đất lòng bếp) 2 lạng, sắc uống thay chè.Dùng hợp ở cứng tỳ vị hư nhược.
- Thanh lô căn (rễ lau còn xanh) 2 lạng, Trúc nhự 5 đ/c, Thêm nước sắc uống. Dùng hợp ở cứng can vị bất hòa hoặc đàm nhiệt.
- Gừng sống, Ô mai xát ở lưỡi.
IV. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Nội quan, Trung quản, Túc tam lý (lưu kim 15 phút). Mang thai 5 tháng trở lên không lấy huyệt Trung quản
Nhĩ châm: Vị, Can, Thần môn
Ngoài ra, nếu có mang thai nôn mửa dẫn đến mất nước và trúng độc A xít, ta phải kết hợp đông tây y để chữa, truyền dịch phù hợp, dùng thuốc an thần, sinh tố...

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ