Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc » O

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1969

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19210

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051474

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC ÔN

Thứ bảy - 14/12/2019 14:45
Thuốc ôn là dùng các vị thuốc tính ôn, tính nhiệt làm phấn chấn dương khí con người, khu trừ hàn tà, là một loại phương thuốc chữa dương suy lý hàn. Phương pháp ôn là một trong 3 phương pháp chữa bệnh.
Hàn chia ra biểu hàn và lý hàn. Biểu hàn cần tân ôn phát tán thuộc về hàn pháp đã nói ở thuốc giải biểu. Chương này chủ yếu nói về phương thuốc chữa lý hàn.
Nguyên nhân chứng lý hàn nói chung không ngoài hai trường hợp: Một là do ngoại hàn thực nhập vào lý, hai là do trong người dương suy âm thịnh, khi điều trị, căn cứ tình hình lý hàn nặng nhẹ, hoãn cấp khác nhau nhất là mức độ dương hư khác nhau mà chia làm hai loại ôn trung khử hàn và hồi dương cứu nghịch.
Phương thuốc ôn trung khử hàn chủ yếu dùng chữa chứng lý hàn. Chứng này tuy thuộc dương hư âm thịnh nhưng chưa đến mức dương khí suy thoái, trong khi chẩn trị thường hạn chế vào chứng hư hàn ở một bộ phận hoặc một nội tạng nào đó. Như tỳ vị hư hàn, xuất hiện hiện tượng trung tiêu hư hàn ngực đầy nôn mửa, đại tiện lỏng, bụng trên đầy chướng, tứ chi không ấm, ăn vào không thơm, miệng không khát, mạch trầm chậm, rêu lưỡi đạm bạch, có thể dùng phương pháp phối hợp giữa thuốc ôn trong với thuốc kiện tỳ bổ khí như Can khương, Ngô thù, Độc tiêu, Sinh khương, Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo, Lý trung hoàn (thang) là phương thuốc tiêu biểu về mặt này. Nếu trung tiêu hàn nhiều, bụng trên đau hàn thì phải dùng phương pháp kiến trung như Đại kiến trung thang, nếu hàn khí ở gan Thượng nghịch, biểu hiện bụng trên đau dữ, sau khi ăn buồn nôn hoặc nôn khan, nôn ra nước  dãi thì phải ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng nôn như Ngô phù du thang, nếu do nội thương sinh lạnh, ngoại cảm biểu hàn thì phải giải cả biểu và lý, có thể dùng loại Ngũ tích tán. Phương thuốc hồi dương cứu nghịch chủ yếu chữa các chứng âm hàn nội thịnh, dương khí suy vị, dương khí muốn thoát. Loại bệnh này nói chung nghiêm trọng, nguy cấp, toàn thân hư hàn biểu hiện rõ rệt, không dùng thuốc ôn nhiệt hồi dương hoặc ôn bổ cố thoát thì khó lòng trị nổi. Những phương thuốc này chủ yếu gồm các vị tân ôn táo nhiệt như Phụ tử, Can khương, phục quế, bài Tứ nghịch thang là phương thuốc tiêu biểu về mặt này. Nhưng nếu dương khí suy vi thì xuất hiện nhiều dạng khác nhau! như dương hư không thể hóa thủy, thủy khí nội đình thì dùng Ôn dương lợi thủy thang, dương khí bạo thoát, thì dùng Sâm phụ thang.
Ngoài ra khi dùng thuốc ôn còn phải chú ý mấy trường hợp như sau:
1. Âm hàn nội thành khíến hành huyết không thuận, khí trệ không thông, thuốc ôn dược tính vốn tân ôn, có thể tuyên tán âm hàn ngưng tụ khiến huyết hành phấn chấn và sơ thông khí cơ, nếu do lý hàn mà khí trệ nhiều thì trong thuốc ôn cần gia thêm Hương phụ, Thanh bì, Mộc hương là những vị tân ôn hành khí.
2. Âm hàn nội thịnh dẫn đến dương khí suy vi thậm chí suy kiệt mà thuốc ôn tuy có tác dụng trợ dương khí suy kiệt muốn thoát thì trong bài thuốc ôn cần gia thêm Nhân sâm, Ngũ vị, Long cốt để  tăng cường tác dụng cố thoát mới thu được hiệu quả tốt hơn.
3. Thuốc ôn thuộc tính ôn nhiệt nhưng dùng quá liều lượng có thể hao thương âm dịch, lúc dùng thuốc ôn nhiệt ở thang lớn thì nên dùng thuốc hòa âm với liều lượng ít (như Bạch thược) để ngăn ngừa hao thương âm dịch. Nếu âm dương cùng hư thì thuốc ôn dương phải dùng cùng với thuốc hộ âm.
4. Phải phân biệt rõ chứng nội chân nhiệt với ngoại giả hàn để tránh dùng sai thuốc ôn.

LÝ TRUNG HOÀN
(Tên khác là: Nhân sâm thang)
(Phụ: Phụ tử lý trung thang, Liên lý thang, Trị trung thang, Chỉ thực lý trung hoàn)
« Thương hàn luận »

Thành phần:
1. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 8-16 gam
2. Bạch truật 8-16 gam



3. Bào khương 4-12 gam
4. Chích cam thảo 4-8 gam


Cách dùng: Thuốc hoàn: Nghiền nhỏ các vị thuốc trên, hòa với mật thành hoàn, mỗi lần dùng 8-12 gam, ngày 2-3 lần. Nếu là thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn trung khử hàn, kiện tỳ bổ khí.
Chữa chứng bệnh: Tỳ vị hư hàn, bụng đau đi tả, nôn mửa ăn ít, miệng không khát, lưỡi đạm rêu trắng, mạch trầm tế hoặc trì hoãn.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Bào khương khử hàn, Bạch truật kiện tỳ, Nhân sâm bổ khí, Cam thảo hòa trung và còn giúp sâm, truật kiện tỳ bổ khí là phương thuốc tiêu biểu về ôn trung kiện tỳ. Nó có thể làm phấn chấn tỳ dương, giúp đỡ tiêu hóa, chuyên trị các chứng hư hàn ở trung tiêu tỳ vị dẫn đến nôn, lợi tiện, đau bụng nên gọi là Lý trung hoàn.
Cách gia giảm: Nếu người đau bụng nặng có thể gia Mộc hương để hành khí ngừng đau, nôn mửa nhiều có thể giảm liều lượng Bạch truật gia thêm nước gừng, Bán hạ để ngừng nôn.

Phụ phương:
1. Phụ tử lý trung thang: Tức là bài này gia Phụ tử được Bào khương phối hợp sử dụng là thuốc chủ yếu để hối dương cứu nghịch. Hạ lợi không thôi, mạch nhẹ tứ chi lạnh, chứng hư hàn nặng. Sức chữa của Lý trung thang không đủ nên dùng bài này.
2. Liên lý thang: Tức là bài này gia Hoàng liên để trị hàn nhiệt xen kẽ ở trung tiêu, bụng đi tả, nôn ra nước chua và bệnh lỵ mạn tính.
3. Trị trung thang: Tức là bài này gia Thanh bì, Trần bì, trị trung tiêu hư hàn mà khí trệ.
4. Chỉ thực lý trung hoàn: Tức là bài này gia Chỉ thực, Phục linh, trị trung tiêu bĩ mãn lại thêm có
đờm, tích trệ.


NGÔ THÙ DU THANG
« Thương hàn luận »
Thành phần:

1. Ngô thù du 4-8 gam
2. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12-18 gam
Cách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch ngừng nôn.

3. Sinh khương 8-16 gam
4. Đại táo 4-8 quả

Chữa chứng bệnh: Vị trung hư hàn, ăn xong muốn nôn, dưới vùng tim bĩ mãn, ợ chua, bụng trên
đau, nôn khan hoặc nôn ra nước dãi, đau đầu, lưỡi đạm, rêu trắng hoạt, mạch trầm trì.
Giải bài thuốc: Ngô thù du ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng nôn, có tác dụng thôi đau là thuốc chủ của bài thuốc này, Nhân sâm Đại táo bổ khí hòa trung, Sinh khương tán hàn ngừng nôn, đều là thuốc phù trợ. Ngô thù du phối hợp với Nhân sâm có tác dụng ôn trung bổ hư. Ngô thù du phối hợp với Sinh khương có thể tăng thêm ôn trung ngừng đau, giáng nghịch ngừng nôn để chữa chứng nôn khan, nôn ra dãi và ợ nấc thuộc tính hư hàn. Nếu có hàn thấp, nôn mửa nhiều, rêu lưỡi trắng nhờn nên bỏ nhân sâm, gia Bán hạ, Trần bì để táo thấp, lý khí, ngừng nôn.






Thành phần:

ĐẠI KIỆN TRUNG THANG
« Kim quỹ yếu lược »

1. Xuyên tiêu 4-8 gam
2. Can khương 8-16 gam

3. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 8-16 gam
4. Đường phèn 40-80 gam

Cách dùng: Đun sắc xong, lọc nước thuốc bỏ bã, cho đường phèn vào tan ra, ngày dùng 1 thang chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch ngừng đau.
Chữa chứng bệnh: Trung dương hư suy, âm hàn nội thịnh bụng trên đau dữ, trên thúc xuống dưới thúc lên, không thể chạm gần, nôn không thể ăn uống hoặc trong bụng có tiếng óc ách. Rêu trắng nhờn, lưỡi đạm hoặc tía xám, mạch huyền trì hoặc trầm tế.
Giải bài thuốc: Xuyên tiêu, Can khương ôn trung tán hàn, giáng nghịch ngừng đau, Nhân sâm bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí, dùng nhiều đường phèn để kiên trung hoãn cấp và hòa hoãn tính táo nhiệt của Xuyên tiêu và Can khương, phối hợp với nhau thành bài thuốc ôn trung bổ hư, giáng nghịch ngừng đau.
Chứng bệnh chính của bài thuốc này là vùng bụng đau dữ dội, là do trung dương hư nhược, khí của âm hàn thượng nghịch gây nên. Do trung tiêu âm hư nên đau không ăn được thậm chí nôn mửa, do hàn tà Thượng nghịch nên vùng bụng đau trên thúc xuống dưới thúc lên, không thể sờ mó được. Nếu do tỳ vị hư hàn mà không vận động được, bụng đau dữ dội, do Xuyên tiêu có tác dụng điều chế vận động nên bài này cũng có thể tán hàn định thống.






Thành phần:
1. Bạch chỉ 3 lạng
2. Xuyên khung 3 lạng
3. Cam thảo (chích) 3 lạng
4. Phục linh 3 lạng
5. Đương quy 3 lạng

NGŨ TÍCH TÁN
« Hòa lợi cục phương »

6. Nhục quế 3 lạng
7. Thược dược 3 lạng
8. Bán hạ 3 lạng
9. Trần bì 6 lạng
10. Chỉ xác 6 lạng





11. Ma hoàng 6 lạng
12. Kiết cánh 12 lạng
13. Hậu phác 4 lạng
14. Thương truật 24 lạng
15. Can khương 4 lạng

Cách dùng: Liều lượng nói trên theo liều thuốc tán, mỗi lần đùng 12 gam, gừng tươi 3 lát đun sắc lấy nước uống, ngày nay chuyển thành thuốc thang. Liều lượng đổi ít, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn trung tán hàn, phát biểu, tiêu tích.
Chữa chứng bệnh: Nội thương sinh lạnh, ngoại cảm hàn thấp, đầu đau người đau, rất sợ lạnh, sốt vừa phải, bụng đau đầy căng, nôn mửa, không muốn ăn uống và phụ nữ đau bụng kinh.
Giải bài thuốc: Bài này có thể tiêu ngũ tích gồm tích hàn, thực, khí, huyết, đàm nên gọi là Ngũ tích tán. Trong bài Ma hoàng, Bạch chỉ phát hãn giải biểu, Can khương, Nhục quế ôn trung tán hàn, do tích hàn mà dùng vị này, Chỉ xác, Hậu phác tiêu bĩ trừ mãn do thực tích mà dùng vị này, Hậu phác Trần bì hành khí, Kiết cánh và Chỉ xác một thăng một giáng có lợi cho cơ bắp co duỗi, do khí tích (trệ) mà dùng vị này, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược (Xích thược) hoạt huyết hóa ứ do huyết tích (ứ) mà dùng vị này, Thương truật, Hậu phác táo thấp vận tỳ, Bán hạ. Trần bì, Phục linh lý khí hóa đàm đo đàm tích (tụ) mà dùng vị này, lại gia Cam thảo hòa trung hợp lại thành phương thuốc ôn trung tán hàn, biểu lý song giải, khí huyết cùng trị đàm thực cùng tiêu.
Cách gia giảm: Khi điều trị cụ thể không nhất thiết dùng tất cả các vị theo chứng bệnh mà gia giảm, nếu biểu hàn nặng có thể lấy Nhục quế thay Quế chi, biểu chứng không rõ rệt có thể bỏ Ma hoàng, Bạch chỉ, lý hàn nặng gia Ngô thù du, âm hư tự hãn có thể giảm bớt thuốc phát biểu mà gia Phụ tử, thương thực thì gia Sơn tra, Mạch nha, Lục khúc, nếu đau bụng kinh có thể bỏ thuốc phát biểu mà gia Hương phụ chế, Diên hồ sách.




Thành phần:
1. Phụ tử (chế) 8-16 gam
2. Can khương 4-8 gam
3. Cam thảo (chích) 4-8 gam

TỨ NGHỊCH THANG
« Thương hàn luận »

Cách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Hồi dương cứu nghịch, ôn trung chỉ tả.
Chữa chứng bệnh: Âm hàn nội thịnh, dương khí suy vi, tứ chi liễm lạnh, hạ lợi thanh cốc hoặc ra mồ hôi lạnh, nôn mửa đau bụng, mạch trầm nhỏ nhẹ muốn tuyệt, rêu lưỡi trắng hoạt.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu hồi dương cứu nghịch. Phụ tử đại tên đại nhiệt, là thuốc chích để hồi dương, khử hàn, tác dụng đến toàn thân, sức nó nhanh mà không lưu lâu, Can khương ôn trung tán hàn, tác dụng ở vị tràng, mạnh mẽ và giữ lâu. Cho nên người xưa nói “Phụ tử chạy mà không lưu, Can khương lưu mà không chạy” hai vị phối hợp với nhau, tác dụng hồi dương càng rõ rệt. Cam thảo cam hoãn, có tác dụng tư dưỡng âm dịch, có thể hòa hoãn tính mãnh liệt của Khương, Phụ, còn bổ trung ích khí, hiệp trợ Khương, Phụ phát huy tác dụng hồi dương cố thoát tốt hơn. “Thương hàn luận” cấp cứu vong dương, thường dùng Tứ nghịch thang làm phương thuốc chủ ứng dụng rất nhiều, nhất là do hạ lợi mà dẫn đến vong dương, bài thuốc này dùng cả Khương, Phụ rất hợp với việc hạ lợi vong dương lại càng thích hợp.
Nếu người bệnh mặt đỏ, buồn bực “chân hàn giả nhiệt”, lúc dùng thuốc này nên uống nguội cho nên gọi là trị hàn để chữa nhiệt, uống mát cho thuốc dẫn, nếu không ngược lại bốc hỏa lên trên, có lúc chảy máu mũi.
Cách gia giảm: Tứ nghịch nhân sâm thang, tức là bài này gia Nhân sâm, chữa dương khí suy vi, khí huyết đều hư, rét nhiều mạch nhẹ, gia Nhân sâm để ích khí huyết cho mạch đều hòa, lại gia Thục địa, Đương quy gọi là Lục vị hồi dương âm để chữa do có bệnh nhiệt tính mà âm dịch hao tổn trước, vong dương sau nên trong khí hồi đương cứu nghịch gia Quy, Địa để hộ tự âm dịch.


SÂM PHU THANG
« Thế y đắc hiệu phương »
Thành phần:
1. Nhân sâm 8-16 gam
2. Phụ tử (chế) 4-12 gam
Cách dùng: Đun sắc uống. Bệnh nặng, liều lượng tăng gấp bội, ngày có thể dùng hai thang.
Công dụng: Hồi dương, ích khí, cứu thoạt dương.
Chữa chứng bệnh: Dương khí bạo thoát, thở ra gấp, mồ hôi ra tứ cho lạnh, chóng mặt khí doãn, sắc mặt xanh trắng, mạch nhẹ muốn tuyệt.
Giải bài thuốc: Bài này là đại ôn đại bổ, hồi dương cứu thoát dương, Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Phụ tử ôn tráng chân dương, hai vị ghép với nhau làm phấn chấn dương khí, ích khí cố thoát. Vị thuốc ít, liều lượng nhiều khiến hiệu quả của thuốc càng nhanh nhậy mạnh mẽ.
Ngoài ra, sau khi phẫu thuật lớn, chính khí khuy hư, tâm lực mòn mỏi, dùng cũng rất thích hợp. Phụ nữ sau khi sinh đẻ, hoặc hành kinh bị băng huyết lớn hoặc bị ngoại thương chảy máu dẫn đến huyết thoát dương vong, đều có thể dùng bài thuốc này để cứu chữa, người xưa nói “huyết thoát ích khí” là nói trường hợp này.
Cách gia giảm: Bài này bổ Nhân sâm gia Hoàng kỳ tức là Kỳ phụ thang, chủ trị trợ dương cố biểu, chữa dương hư mồ hôi tự ra đầm đìa. Nếu mồ hôi ra nhiều có thể gia Mẫu lệ (nung), Ma hoàng, Tiểu

mạch, để tăng thêm tác dụng ngừng đổ mồ hôi bài này bỏ Nhân sâm gia Bạch truật tức là Truật phụ thang có tác dụng ôn dương trừ thấp, trị hàn thấp nội trở, tỳ dương uất kiệt, bụng chướng đại tiện lỏng hoặc hàn thấp bó nhau, thân thể đau nhức. Bài này gia Long cốt, Mẫu lệ tức là Sâm phụ long mẫu thang có tác dụng liễm hãn, tiềm dương, cố thoát. Trị âm dương đều hư kiệt đổ mồ hôi ra tứ chi lạnh, sắc mặt phù đỏ, mạch hư sác hoặc phù đại vô căn.







Thành phần:

ÔN DƯƠNG LỢI THỦY THANG
(Tên cũ: Chân vũ thang)
« Thương hàn luận »

1. Phục linh 12-16 gam
2. Bạch thược 12-16 gam
3. Sinh khương 8-12 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn thận tán hàn, kiện tỳ lợi thủy.

4. Bạch truật 8-12 gam
5. Phụ tử (chế) 8-12 gam

Chữa chứng bệnh: tỳ thận dương hư, thủy khí nội đình, tiểu tiện không lợi, người phù thũng tứ chi nẻ mà đau dữ, sợ lạnh bụng đau, đi tả, rêu lưỡi trắng loạt, mạch trầm nhỏ.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Phụ tử đại tân đại nhiệt, ôn thận dương, khử hàng tà, Phụ linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thủy, Sinh khương ôn tán thủy khí tăng thêm tác dụng lợi thủy của Linh, Truật, Thược dược hòa dinh chỉ thống, toan hàn biếm âm lại hòa hoãn được tính tân nhiệt của Khương, Phụ không gây ra thương tổn âm là phương thuốc tiêu biểu để ôn âm lợi thủy. Nó có đủ tác dụng ôn thận trục hàn, kiện tỳ lợi thủy, với chứng tỳ thận dương hư, hạ tiêu hữu hàn, thủy thấp lan tràn như do thận dương không đủ, khí không hóa thủy, lạnh bên ngoài, thủy khí nội đình mà tiểu tiện không lợi, tứ chi thân thể phù thũng, hoặc tứ chi đau nhức, hoặc bụng đau hạ tiện dùng là thích hợp.


KẾT LUẬN
Thuốc ôn ở chương này bao gồm hai mặt ôn trung khử hàn và hồi dương cứu nghịch.
Ôn trung khử hàn lấy Lý trung hoàn làm bài thuốc chủ, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, bụng đau đi tả, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm nhỏ, Đại kiến trung thang thích hợp với các chứng  trung tiêu hư hàn, âm hàn Thượng nghịch, vùng bụng đau nhói, nôn mửa không ăn được, Ngô thù du thang chủ trị can kinh hàn khí Thượng nghịch, vùng bụng đau chướng, ăn xong muốn nôn hoặc nôn khan, chảy giãi, đầu đau, còn bài Ngũ tích tán là bài thuốc giải cả biểu và lý lấy khử hàn làm chính.
Hồi dương cứu nghịch lấy Tứ nghịch thang làm phương thuốc chủ thích hợp với chứng âm hàn nội thịnh, có nguy cơ vong dương, nhất là hạ tiện mà chân tay lạnh mạch nhẹ thì Tứ nghịch thang là bài thuốc tất yếu phải dùng. Sâm phụ thang chữa dương khí suy kiệt muốn thoát, so với chứng ở Tứ nghịch thang càng nguy cấp hơn. Ôn dương lợi thủy thang dùng chữa thận dương hư nhược thủy khí nội đình, tay chân thân thể phù thũng, tiểu tiện không lợi.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ