Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » N

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 699

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17940

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050204

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

NƯỚC HÔI KHÔNG DỨT

Thứ hai - 18/11/2019 08:21
Sau đẻ trên dưới 20 ngày nước hôi phải bài ra hết, nếu vượt quá đoạn thời gian này vẫn còn dầm dề không dừng, gọi là nước hôi không dứt, lại gọi là nước hôi không hết.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Có các nhân tố khí hư, huyết nhiệt, huyết ứ.
- Khí hư: Thể chất vốn yếu, trung khí vốn hư, hoặc sau đẻ làm lụng quá sớm, mệt mỏi hại tỳ, trung khí hãm xuống, không thể thống huyết nhiếp huyết.
- Huyết nhiệt: Âm huyết vốn hư, hoặc khi đẻ mất máu quá nhiều, âm hư huyết nhiệt; Hoặc thất tình nội thương, can uất sinh nhiệt, ép huyết đi xuống.
- Huyết ứ: Sau đẻ bị lạnh, hàn ngưng huyết trệ, ác huyết đình ở trong, huyết tốt khó yên hoặc huyết ứ chưa hết, hóa theo đi theo.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHUẨN ĐOÁN
1. Sau đẻ nước hôi vượt quá 20 ngày trở lên vẫn dầm dề không sạch.
2. Nếu ra máu lượng rất nhiều, sắc hồng có máu cục kèm theo đau bụng, cần nghĩ đến sót nhau.
II.PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Biện chứng hư thực hàn nhiệt của bệnh này, ngoài chứng trạng nói chung ra lại cần từ màu sắc nước nhiều hay ít, có hay không có mùi hôi chất đặc dính hay lỏng mỏng của nước hôi mà phân vùng. Nước hôi bình thường thì trước hồng sau nhạt, sau đó gần như  hiện rõ sắc trắng, không đặc không lỏng. Nếu sắc hồng nhạt lượng nhiều mà lỏng thường thuộc khí hư. Sắc tím đen, có cục thường là huyết ứ; Sắc khi hồng khi tím đặc dính mà có mùi hôi thường thuộc huyết nhiệt. Đến phép chữa vẫn căn cứ vào nguyên tắc “hư thì bổ, lưu thì công, nhiệt thì thanh” (hư giả bổ chi, lưu giả công chi, nhiệt giả thanh chi) để biện chứng mà xử lý.
2.1. Khí hư chứng: Sau đẻ nước hôi dầm dề không dứt, quá thời gian không dừng, sắc nhạt lượng nhiều mà lỏng, tinh thần mệt mỏi, tim hồi hộp ngắn hơi, thắt lưng buốt bụng chướng, tự thấy bụng dưới xệ xuống, ăn uống không hăng hái, lưỡi nhạt mạch hoãn nhược. Chữa thì nên bổ khí nhiếp huyết, dùng phương Bổ trung ích khí thang (Xem ở chương 1 bài 5- Xuất huyết dạ con do công năng, điểm 3 - lao thương chứng)
Hoặc dùng phương: Bổ trung ích khí thang gia giảm
Đẳng sâm  3 đ/c    Hoàng kỳ  5 đ/c
Bạch truật  3 đ/c    Cam thảo  1 đ/c
Đương quy  3 đ/c    Thăng ma  1,5 đ/c
A giao  4 đ/c
2.2. Huyết nhiệt chứng: Sau đẻ nước hôi không dứt, màu sắc hồng tươi, có mùi tanh, vùng bụng có khi làm chướng, sắc mặt đỏ về chiều, môi khô lưỡi táo, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tế sác. Chữa thì nên dưỡng âm thanh nhiệt, dùng phương Bảo âm tiễn (xem ở chương 3 bài 3 - Thai động không yên..., điểm 5. Huyết nhiệt chứng)
Hoặc dùng phương: Bảo âm tiễn gia giảm:
Sinh địa  3 đ/c    Bạch thược  3 đ/c
Hạn liên thảo              4 đ/c    Sơn dược  3 đ/c
Tục đoạn  3 đ/c    Địa du              3 đ/c
Trắc bá diệp               3 đ/c    Cam thảo  1 đ/c
2.3. Huyết ứ chứng: Sau đẻ nước hôi dầm dề quá thời gian không dứt, sắc tím đen hoặc kèm có máu cục, bụng dưới đau đớn sợ ấn, quá lắm thì nơi đau có khối bụng dạ chướng đau, ăn uống giảm hoặc sốt về chiều và nói nhảm, phân bí hoặc thải ra sắc đen, tiểu tiện tự dễ, sắc mặt xanh rêu tối, chất lưỡi hơi tím, rêu lưỡi trắng,mạch trầm huyền, chữa thì nên hoạt huyết hành ứ, dùng phương phật thủ tán (xem ở chương 1bài 5- Xuất huyết dạ con do công năng, điểm 5 . Huyết ứ chứng) gia Ích mẫu  thảo 8 đ/c.
Hoặc dùng phương: Sinh hóa thang gia giảm
Đương quy  3 đ/c    Xuyên khung 1,5 đ/c
Đào nhân   3 đ/c    Bào khương  5 đ/c
Ích mẫu thảo            1 lạng    Ngưu tất   3 đ/c
Lượng nước hôi nhiều, có thể thêm Thất tiếu tán 4 đ/c (Xem ở chương 1, bài 5, điểm 5- huyết ứ chứng)
III. PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ
Ích mẫu thảo 1 lạng, thêm đường đỏ, sắc nước uống. Dùng hợp ở huyết ứ chứng.
IV. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm:
Khí hải, Quy lai, Tam âm  giao, Ẩn bạch. Huyệt vị kể trên đều dùng phép cứu.
Gia giảm:
- Bụng đau rõ rệt gia Huyết hải, Tam âm giao.
- Xuất hiện đầu tối, tim  hoảng có thể thêm Bách hội, Nội quan.
- Có dầu hiệu sót nhau, ngoài những chứng kể trên, trong họng có tiếng đờm cứu huyệt Độc âm 5 mồi.
Nhĩ châm: Nội phân bí, Bì chát hạ, Tử cung.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ