Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 1092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16985

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049249

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC CHỈ KHÁI, ĐỊNH SUYỄN VÀ HÓA ĐÀM

Chủ nhật - 22/12/2019 07:43
Phương thuốc này có công năng tiêu trừ hoặc giảm nhẹ khái thấu (ho). Khí suyễn (thở gấp) đàm ẩm v.v…
Ví dụ: Ôn phế hóa đàm thang (Tên cũ: Tiểu thanh long thang) có tác dụng chỉ khái, bình suyễn và tiêu đàm trù ẩm. Tuy nhiên công năng của các phương thuốc này nặng nhẹ khác nhau. Đại thể chia  làm 3 loại:
1. Lấy chỉ khái làm chủ: Chủ yếu trị các chứng ho. Ví dụ: Chỉ khái tán.
2. Lấy bình suyễn làm chủ: Chủ yếu chữa các chứng khí cấp, ho, hen... Ví dụ: Tam cao thang, Ma hạnh thạch cam thang, Định suyễn thang.
3. Lấy hóa đàm làm chủ: Nhị trần thang (hóa thấp đàm), Tam tử thang (Tên cũ là: Tam tử dưỡng thân thang hóa hàn đàm). Tang hạnh thang (hóa nhiệt đàm, táo đàm).


TAM CAO THANG
« Hòa tễ cục phương »
Thành phần:
1. Ma hoàng 4-12 gam
2. Hạnh nhân 12 gam
3. Sinh thảo 4 gam

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Tuyên phế, bình suyễn, chỉ khái.
Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn.
Giải bài thuốc: Ma hoàng tân ôn phát tán, tuyên phế bình suyễn là chủ dược. Hạnh nhân giáng khí, nhuận phế, chỉ khái, giúp Ma hoàng bình suyễn. Sinh cam thảo thanh phế khí, lợi yết hầu. Do cảm  mạo phong hàn phế khí bất tuyên dẫn đến khái suyễn thì trên cơ sở phương này mà tùy chứng gia giảm.






Thành phần:
1. Ma hoàng 4-12 gam
2. Quế chi 4-12 gam

MA HOÀNG THANG
« Thương hàn luận »


3. Hạnh nhân 12 gam
4. Chích thảo 4 gam


Cách dùng: Ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Phát biểu tuyên phế, bình suyễn chỉ khái.
Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, sợ lạnh, phát sốt không có mồ hôi, ho, khí suyễn, tay chân mình đau nhức.
Giải bài thuốc: Ma hoàng tân ôn phát biểu, tuyên phế, bình suyễn là chủ dược, phối với Quế chi ôn kinh tán hàn giúp Ma hoàng phát biểu, Hạnh nhân giáng khí chỉ khái, Cam thảo hóa đàm chỉ khái trợ

Ma hoàng bình suyễn. Trên nền văn hiến y học của Tổ quốc ta, lấy Ma hoàng thang tiêu biểu cho phương thức phát biểu. Nhưng ứng dụng lâm sàng lại dùng nó để tuyên phế, bình suyễn, chỉ khái và phát biểu. Khi hàn tà thấu biểu, phế khí bất tuyên dẫn đến ho suyễn không mồ hôi, tức phải phát tán hàn tà ở biểu mới có thể tuyên thông phế khí, bình suyễn, chỉ khái.






Thành phần:

MA HẠNH THẠCH CAM THANG
« Thương hàn luận »

1. Ma hoàng 4-12 gam
2. Hạnh nhân 12 gam

3. Thạch cao 40-80 gam
4. Cam thảo 4 gam


Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Tuyên phế, thanh nhiệt, bình suyễn.
Chủ trị: Ngoại tà hóa nhiệt, phế vị nhiệt thịnh, phát sốt, ho, khí suyễn hoặc miệng khát, phiền táo.
Giải bài thuốc: Ma hoàng tuyên phế, bình suyễn. Thạch cao tân lương tuyên tiết, thanh phế nhiệt. Hạnh nhân, Cam thảo trợ Ma hoàng bình suyễn chỉ khái. Đó là phối hợp tân lương với tân ôn mà có phương này. Đổi chứng phong tà hóa nhiệt, nhiệt uất ở phế dẫn đến phát sốt thở gấp nên dùng phương này, có tính thanh lương tuyên tiết để bình suyễn, làm cho uất nhiệt ở phế được thông thì chứng suyễn nghịch phải ngừng.
Gia giảm: Phương này chữa chứng cảm mạo vào đường hô hấp, viêm phổi, chi khí quản viêm cấp, viêm phế quản mạn tính chuyển sang cấp nên gia thêm các vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, hóa đàm. Nếu sốt cao gia Hoàng cầm, Sơn chi, Liên kiều, Ngân hoa, Ngư tinh thảo; thở gấp quá gia Tang bạch bì, Địa long; đờm trắng nhặt hoặc có thủy thũng gia Đình lịch tử, Xa tiền tử, đờm vàng đặc gia thêm Trúc hoàng, Xuyên bối, ho đờm vướng gia Cát cánh, Tạo giác khôi, ngực đau gia Bạch giới tử, khái huyết gia Bạch mao căn, Đại cáp tán. Bệnh nặng ngày uống 2 thang chia 4 lần uống.
Ở Bắc kinh, dùng phương này gia Bách bộ để chế thành phiến gọi là Gia vị ma hạnh cam phiến
mỗi lần 1 phiến, ngày uống 2-3 lần để trị các bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính.


ĐỊNH XUYỄN THANG
« Nhiếp sinh chứng diệu phương »
Thành phần:

1. Bạch quả (bỏ vỏ sao vàng) 10-20 quả
2. Ma hoàng 8-12 gam
3. Tô tử 12 gam
4. Cam thảo 4 gam
5. Khoản đông hoa 12 gam

6. Hạnh nhân 12 gam
7. Tang bạch bì 12 gam
8. Hoàng cầm 8-12 gam
9. Chế bán hạ 12 gam


Cách dùng: Sắc với nước chia 2 lần uống. Trên lâm sàng Bạch quả dùng 3-7 quả, cả vỏ.
Công dụng: Tuyên phế bình suyễn, thanh nhiệt hóa đàm.
Chủ trị: Ho khan, ho, thở gấp, đàm vàng.
Giải bài thuốc: Bạch quả liễm phế định suyễn. Ma hoàng tuyên phế bình suyễn làm chủ dược. Một mở, một đóng, phát huy được tác dụng trị hen suyễn. Tô tử, Hạnh nhân, Bán hạ hóa đàm giáng nghịch. Tang bì, Hoàng cầm thanh nhiệt, Khoản đông, Cam thảo chỉ khái hóa đàm. Với chứng hen suyễn uất lâu ngày hóa nhiệt, dẫn đến đàm nhiệt nội thịnh, phế khí ủng tắc. Nên dùng bài này làm cho phế khí dễ tuyên, uất nhiệt, thanh trừ, đàm hóa mà khái suyễn bình.





Thành phần:

ÔN PHẾ HÓA ẨM THANG
(Tên cũ là: Tiểu thanh long thang - Phụ: Xạ can ma hoàng thang)
« Thương hàn luận »

1. Ma hoàng 4-12 gam
2. Quế chi 4-8 gam
3. Tế tân 4-6 gam
4. Can khương 4-8 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.

5. Chế bán hạ 12 gam
6. Ngũ vị tử 4-8 gam
7. Bạch thược 12 gam
8. Cam thảo 4 gam

Công dụng: Ôn phế, tán hàn, bình suyễn, chỉ khái, hóa đàm.
Chủ trị: Ngoại cảm phong hàn, đàm ẩm nội đình, ho, khí suyễn, đàm nhiều màu xanh loãng.
Giải bài thuốc: Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương, Tế tân, Bán hạ ôn hóa hàn tán âm. Ngũ vị tử liễm phế, Cam thảo điều hòa chư dược. Nghĩa là: trong phát tán có thu liễm, để phế khí khỏi phát tán quá mức. Trong lâm sàng dùng bản phương trị phong hàn khách biểu, đàm ẩm tích sinh ho, hen suyễn, khác với Định suyễn thang để trị ho do đờm nhiệt nội hàm và hen suyễn.
Phương này là Ma hoàng thang hợp với Quế chi thang bỏ Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân, gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ mà lập thành. Tuy có Ma, Quế phát hãn nhưng lại có Thược dược chế ước, sức phát hãn không mạnh. Ma quế nguyên cũng là thuốc lợi thủy. (Ma hoàng tuyên phế khí để thông điều thủy đạo. Quế chi trợ khí hóa để lợi thủy). Lại gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ để ôn phế hóa ẩm. Hiện nay, hay dùng bài này để trị chứng hàn ẩm tại lý. Phàm thấy có chứng ho, đàm nhiều mà loãng, khí suyễn, ọe khan đến mức nôn ọe nước trong, không khát, sợ lạnh nhất là sau lưng lạnh hoặc có phát sốt nhưng không cao, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn hoặc huyền hoạt, huyền tế đều thuộc chứng đàm ẩm, do cảm thụ phong tà mà phát, dùng phương này rất hay.
Gia giảm: Nếu có cả sốt biểu hiện phiền táo nên gia Thạch cao (Tiểu thanh long gia thạch cao thang); sợ lạnh không mồ hôi thì tăng Ma, Quế. Sợ lạnh tự hãn gia Quế chi, Bạch thược hay gia Ổi phương, Đại táo để điều hòa vinh vệ. Nếu ngoại hàn đã giải mà vẫn còn suyễn, ho chưa dứt nên bỏ Ma, Quế hoặc dùng lượng ít Ma hoàng sao mật, nếu ẩm tà lưu tại Thượng, Trung, Hạ tiêu, công năng khí hóa không đủ, tiểu tiện ngắn ít, lấy Nhục quế thay Quế chi để hóa khí hành thủy. Nếu ngực đầy ho ra đàm loãng thở gấp, không nằm được, yết hầu không ráo, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền khẩn, huyền hoạt nên tăng Tế tân, Bán hạ để giáng nghịch tán hàn, hóa đàm. Có thể gia Phục linh, Trần bì (Nhị trần hợp dụng) nhưng nên chú ý bệnh tình biến chuyển để tránh tân ôn táo nhiệt thái quá mà thương âm. Vả lại, trong phương thức, Tế tân, Can khương, Ngũ vị ôn phế trấn khái, có tác dụng trị đàm ẩm khái thấu. Cổ nhân nói:
“Can khương, Tế tân, Ngũ vị là thuốc tiên trị đàm ẩm khái thấu”. Vì ẩm là âm tà, làm hại khí thanh dương không thể không dùng tế tân, Can khương để tân tán đại nhiệt. Nên phải chú trọng phối Bạch thược, Ngũ vị, Cam thảo để tán ẩm tà mà không hại phế khí. Nội kinh nói: “Dĩ tân tán chi, dĩ cam hoãn chi, dĩ toan thu chi” ứng dựng lâm sàng nếu phế hàn đình ẩm nặng thì liều lượng Can khương, Tế tân phải gấp bội Ngũ vị. Nếu ho lâu phế hư, thì Ngũ vị tất phải tăng nhiều, có thể phải gấp bội Can khương Tế tân.

Phụ phương:

Xạ can ma hoàng thang:
Xạ can, Ma hoàng, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông, Bán hạ, Ngũ vị, Sinh khương, Đại táo.
Dùng Xạ can thanh nhiệt giải độc, giáng hóa hạ đàm. Tử uyển Khoản đông hóa đàm, chỉ khái, để trị ẩm tà hiệp nhiệt. Bài này giống với bài Ôn phế hóa đàm thang gia Thạch cao, nhưng có ưu điểm là chỉ khái hóa đàm mạnh hơn, trong lâm sàng chữa chứng khái thấu khí cấp, đờm ọe ạch trong yết hầu rất là thần hiệu.



KIM PHẤT THẢO TÁN
« Nam dương hoạt nhân thư »
Thành phần:  
1. Kim phất thảo 12 gam 6. Phục linh 12 gam
2. Tiền hồ 8-12 gam 7. Cam thảo 4 gam
3. Kinh giới 8-12 gam 8. Sinh khương 3 lát
4. Tế tân 4 gam 9. Đại táo 5 quả
5. Chế bán hạ 8-12 gam 

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Phát tán phong hàn, hóa đàm chỉ khái.
Chủ trị: Ngoại cảm phong hàn khái thấu, đàm nhiều khí cấp.
Giải bài thuốc: Kim phất thảo ôn tán, hóa đàm, giáng khí là chủ dược, phụ với Tiền hồ tuyên hạ phế khí. Kinh giới, Tế tân, Sinh khương phát tán phong hàn, Bán hạ Phục linh hóa đàm lợi thủy. Đại táo, Cam thảo hòa trung.







Thành phần:
1. Kinh giới 8-12 gam
2. Cát cánh 4-8 gam
3. Tử uyển 8-16 gam
4. Bách bộ 12 gam

CHỈ THẤU TÁN
« Y học tâm ngộ »


5. Bạch tiền 8-12 gam
6. Trần bì 8-12 gam
7. Cam thảo 4 gam


Cách dùng: Nguyên là thuốc bột. Hiện tại dùng thuốc thang sắc nước chia 2 lần uống.
Ở Thượng Hải, người ta dùng phương này chế thành xi rô gọi là “Đĩnh thấu lộ”. Mỗi lần dùng 1 thìa súp, ngày 3-4 lần.
Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm.
Chủ trị: Ngoại cảm khái thấu lâu ngày không khỏi sốt nóng rét nhẹ, ho khó ra đờm.
Giải bài thuốc: Phương này, vừa chỉ khái vừa hóa đàm, nhưng chỉ khái là chủ yếu, hóa đàm là thứ yếu nên có tên là Chỉ thấu tán.
Kinh giới sơ phong giải biểu, Cát cánh tuyên phế khí đàm, Trần bì táo thấp hóa đàm, Tử uyển chỉ khái hóa đàm, Bách bộ nhuận phế chỉ khái, Bạch tiền giáng khí hóa đàm, Cam thảo lợi yết hầu hóa đàm chỉ khái. Đây là một phương chủ yếu để chỉ khái, hóa đàm. Đối chứng ngoại cảm ho lâu, biểu tà chưa dứt, họng đau khạc đờm khó, dùng rất công hiệu.
Gia giảm: Lâm sàng ứng dụng thường gia Bối mẫu, Hạnh nhân thì hiệu quả càng tăng. Tùy chứng gia giảm. Nếu đau đầu, mũi tắc sợ lạnh, có biểu hàn nên gia Phòng phong, Tô diệp, Sinh khương phát tán biểu tà. Nếu đau đầu hơi ghê gió phát nhiệt, mồm đắng, họng đau, đờm vàng chất lưỡi đỏ, là nhiệt chứng nên gia Tang bì, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Hoàng cầm, Sơn chi, Liên kiều một vài vị để tán phong nhiệt. Nếu ho khan đờm ít, nên bỏ Kinh giới, Trần bì, gia Tang bì, Qua lâu bì, Tỳ bà diệp để thanh  phế, nhuận phế hóa đàm. Nếu ho khan nhiều đàm miệng nhạt, kém ăn ngực đầy, rêu lưỡi trắng trơn, nên gia Bán hạ, Phục linh để táo thấp hóa đàm.


TIỂU HÃM HUNG THANG
« Thương hàn luận »
Thành phần:
1. Hoàng liên 2-4 gam
2. Khương bán hạ 8-12 gam
3. Toàn qua lâu 12-32 gam

Cách dùng: Ngày sắc 1 thang, chia 2 lần uống.
Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, khoan hung, tán kết.
Chủ trị: Đàm nhiệt nội trở, trong ngực đầy tức chướng đau, miệng đắng, rêu lưỡi vàng.
Giải bài thuốc: Hoàng liên khổ hàn tả hỏa thanh nhiệt; Bán hạ tân ôn khai kết, hòa vị hóa đàm. Hợp hai vị này tân khai khổ giáng, khéo chữa chứng đàm nhiệt nội trở. Lại dùng Toàn qua lâu thanh nhiệt hóa đàm, khoan hung, tán kết nên có tên là Hãm hung, chủ yếu chữa đàm nhiệt nội trở trung tiêu làm ngực và trung quản đau chướng, nôn ọe, đại tiện khô táo. Nhưng nếu đàm nhiệt ủng phế, ho đờm vàng, ngực đầy khí cấp dùng cũng thích hợp.
Gia giảm: Phương này hợp Tiểu sài hồ thang bỏ Sâm, Thảo, Táo hợp dụng, lại gia Chỉ xác, Cát cánh, gọi là Sài hồ hãm hung thang, làm lưu lợi gan mật, thanh tiết thấp nhiệt, để chữa viêm túi mật mạn tính và cấp tính xuất hiện hàn nhiệt vãng lai, ọe đắng, hung cách chướng muộn, lưỡi vàng nhất định là khỏi. Phương này bỏ Hoàng liên gia Giới bạch (hay cửu: loại Hẹ) và rượu gọi là Quát lâu giới bạch bán hạ thang, cách đó chính là biến phương thanh hóa đàm nhiệt thành phương ôn hóa đàm ẩm để chữa hung tý, đau dạ dày, đàm ẩm, ẩn thổ rêu lưỡi trắng.






Thành phần:
1. Bán hạ 8-12 gam
2. Trần bì 8-12 gam

NHỊ TRẦN THANG
« Hòa tễ cục phương »

3. Phục linh 12 gam
4. Cam thảo 4 gam


Cách dùng: Nguyên phương có Sinh khương, Ô mai, trên lâm sàng phần nhiều không dùng. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Táo thấp, hóa đàm, lý khí, hòa trung.
Chủ trị: Chứng ho nhiều đờm, ngực đầy, tim tức, nôn ọe, rêu dày mạch hoạt.
Giải bài thuốc: Bán hạ, Trần bì là chủ dược. Bán hạ táo thấp hóa đàm, hòa vị chỉ ẩm, Trần bì lý khí hóa đàm, khiến khí thuận thì đờm giáng, khí hóa thì đờm cũng hóa. Vì đàm theo thấp sinh ra, tỳ kiện vận thì thấp tự hóa; thấp khí thì đàm tự tiêu, nên phối ngũ dùng Phục linh kiện tỳ lợi thấp, Cam thảo hòa trung bổ tỳ.
Gia giảm: Phương này hóa đàm hòa vị. Trên lâm sàng tùy chứng mà vận dụng gia giảm. Muốn tăng cường sức hóa đàm gia Kim phất thảo, Bạch giới tử gọi là Lục an tiễn chữa chứng ho khó khạc đờm. Nếu muốn tán hàn tuyên phế chỉ khái thì gia Tử tô, Hạnh nhân, Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác, Sinh khương, Đại táo gọi là Hạnh tô tán, dùng chữa cảm mạo phong hàn ho đau đầu mũi tắc nhiều đờm, gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo gọi là Ôn đởm thang (xem phương dưới đây); gia Chỉ thực, Nam tinh gọi là Đạo đàm thang; gia Mộc hương, Sa nhân gọi là Hương sa nhị trần thang trị vị hàn nôn ọe. Gia Đảng sâm, Bạch truật gọi là Kiện tỳ hóa đàm thang (Tên cũ là: Lục quân tử thang) để bổ khí kiện tỳ, táo thấp, khứ đàm, chữa tỳ vị hư nhược, ăn kém ỉa nhão nhiều đờm. Gia Đương quy, Thục địa gọi là Quy địa nhị trần thang (Tên cũ: Kim thủy lục quân tiễn) để trị âm huyết bất túc, thủy phạp thành đàm, khái thấu khí cấp, rêu lưỡi bóng. Gia Bạch truật Thiên ma, Sinh khương, Đại táo gọi là Bán hạ bạch truật thiên ma thang trị đàm thấp thượng nghịch, huyễn vựng, tâm quí (hồi hộp).



ÔN ĐẢM THANG
« Thiên kim phương »
Thành phần:  
1. Chế bán hạ 8-12 gam 5. Chỉ thực 8-12 gam
2. Trần bì 8-12 gam 6. Trúc nhự 8 gam
3. Phục linh 12-16 gam 7. Táo 5 quả
4. Cam thảo 4 gam 

Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc nước, chia 2 lần uống.
Công dụng: Hòa vị, tiêu hóa đờm nhiệt.
Chủ trị: Đờm nhiệt nội kháng, mất ngủ chóng mặt, kinh quí (sợ hãi) rêu lưỡi vàng dày.
Giải bài thuốc: Đây là phương Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo. Chỉ thực phối với Bán hạ hóa đàm giáng nghịch tăng cường tác dụng của nhị trần. Trúc nhự phối hợp với Trần bì hòa vị lý khí tốt hơn nhị trần. Đại táo, Phục linh phối Cam thảo có tác dụng hòa trung an thần. Chỉ thực, Trúc nhự tính mát phối ngũ trần, bán tinh ôn nên thanh nhiệt mà không hàn, hóa đàm mà không táo.
Trên lâm sàng dùng bài này chữa các bệnh của hệ thần kinh, đờm nhiệt nội kháng, “vị bất hòa nhi ngọa bất an” (vị không hòa thì không ngủ được) xuất hiện chứng chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, nhất định là công hiệu.
Gia giảm: Trên lâm sàng hay dùng chữa bệnh thần kinh, lấy Toan táo nhân thay Đại táo, đờm nhiệt nặng gây ra tâm phiền khẩn khát gia Hoàng liên (hoặc Hoàng cầm) gọi là Hoàng liên ôn đởm thang. Khí huyết hư mà tâm thần bất an, bỏ trúc nhự, thay Đại táo bằng táo nhân, lại gia Sâm, Thục, Ngũ vị, Viễn chí gọi là Thập nhị ôn đởm thang.








Thành phần:
1. Chế bán hạ 8-12 gam
2. Trần bì 8-12 gam
3. Phục linh 12-16 gam

ĐẠO ĐÀM THANG
« Tế sinh phương »


4. Cam thảo 4 gam
5. Chỉ thực 8-12 gam
6. Chế nam tinh 4-8 gam


Cách dùng: Ngày 1 lần sắc nước chia lầm 2 lần uống.
Công dụng: Khư phong đạo đàm.
Chủ trị: Phong đàm thương nghịch sinh ra vựng quyết đầu choáng, đầu đau, đờm nhiều ngực tức.
Giải bài thuốc: Nhị trần gia Chỉ thực hạ khí giáng nghịch, Nam tinh sưu phong khứ đàm, nên dẫn
được đàm xuống, để trị phong đàm Thượng nghịch.
Gia giảm: Trên lâm sàng thường gia Xương bồ, Viễn chí, Uất kim để hóa đàm, khai khiếu, chữa kinh quí chính xung. Gia Toàn yết, Câu đằng để tức phong (gia cả Cương tàm) trị chân tay co quắp, gia Xuyên khung, Tế tân là Khung tân đạo đàm thang trợ đờm quyết đau đầu, gia Thương truật, Hương phụ là Thương sa đạo đàm thang (Hương phụ có tên là Sa thảo căn) trị phụ nữ kinh ít hoặc bế kinh, hình béo, lực yếu, đái bạch.




Thành phần:

BÌNH KHÁI HỢP TỄ
« Thượng Hải - Long Hoa y viện nghiệm phương »

1. Bán hạ 12 gam
2. Trần bì 8 gam

3. Hậu phác 8 gam
4. Thương truật 12 gam

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia làm 2 lần uống, có thể chế thành xi rô mỗi lần 20-30 gam. Ngày 3 lần.
Công dụng: Táo thấp hóa đàm, chỉ khái.
Chủ trị: Đàm thấp, ho, đàm trắng nhiều, kém ăn, hung muộn (ngực phiền) rêu lưỡi trắng dày.
Giải bài thuốc: Đây là Bình vị tán bỏ Cam thảo gia Bán hạ cũng gọi là Bình vị hợp nhị trần mà gia giảm. Bán hạ hóa đàm giáng nghịch, Trần bì hóa đàm lý khí, Hậu phác táo thấp khoan hung, Thương truật táo thấp kiện tỳ. Đó là pháp kiện tỳ táo thấp mà triệt được tận nguồn gốc sinh đàm. Với chứng viêm phế quản mạn tính có chứng đàm thấp dùng phương này rất hay.


PHẾ LAO NGHIỆM PHƯƠNG
« Thượng Hải - Long Hoa viện nghiệm phương »
Thành phần:
1. Đan sâm 12 gam
2. Hoàng cầm 12 gam
3. Bách bộ 24 gam
Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Thanh phế, hoạt huyết, kháng lao.
Chủ trị: Phế kết hạch, sốt theo cơn, ho, lâm ba kết hạch (ladénite lymphocytaie).
Giải bài thuốc: Đan sâm hoạt huyết, khử ứ, cải thiện sự tuần hoàn máu, dùng để phù chính. Hoàng cầm thanh phế nhiệt, Bách bộ nhuận phế, chỉ khái là thuốc trị ho lao.
Gia giảm: Ho nặng gia Tử uyển, Khoản đông, Bối mẫu. Mồ hôi trộm gia Ngũ vị, Mẫu lệ; sốt âm không lui gia Địa cốt bì, Thiên đông, Mạch đông, khạc huyết gia Tiên hạc thảo, Trắc bá diệp, Huyền sâm. Phổi có hang khạc đờm thối gia Công lao diệp, Ngư tinh thảo (rau diếp cá), Cam thảo, Cát cánh.


LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG
« Thương hàn luận »
Thành phần:

1. Phục linh 16 gam
2. Quế chi 8 gam
Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Kiện tỳ khí thấp. Ôn hóa hàn ẩm.

3. Bạch truật 12 gam
4. Cam thảo 4 gam

Chủ trị: Đàm ẩm cách trở, ngực sườn đầy tức, ho khí súc, đầu choáng, tim hồi hộp.
Giải bài thuốc: Phục linh lợi thấp, Quế chi thông dương, Bạch truật kiện tỳ, Cam thảo hòa trung. Đây là 1 phương kiện tỳ khứ thấp, ôn hóa đàm ẩm, để chữa chứng tỳ không kiện vận, khí không hóa được thủy, thấp tụ thành đàm gây ho khí súc (gấp mà ngắn), đầu choáng, tim hồi hộp. Đối với chứng hen, viêm phế quản mãn tính không khỏi, dùng phương này để ôn vận trung dương mà chữa gốc bệnh. Khí hư nên gia Đẳng sâm, đờm nhiều nên hợp nhị trần.






Công thức:

TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG
« Hòa tễ cục phương »

1. Tô tử sao 12-16 gam
2. Bán hạ 8-12 gam
3. Chích thảo 4 gam
4. Nhục quế 2-4 gam
5. Tiền hồ 8 gam
(Có phương không có Quế, mà có Trầm hương). Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống. Công dụng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn ẩm.

6. Trần bì 8-12 gam
7. Hậu phác 4-8 gam
8. Đương quy 12 gam
9. Sinh khương 3 lát

Chủ trị: Bệnh nhân có đàm ẩm, lại cảm ngoại hàn, thành chứng thượng thực hạ hư, khái thấu, suyễn gấp, ngắn hơi, tức ngực, đờm nhiều, mình lạnh, rêu lưỡi trắng dầy.
Giải bài thuốc: Đây là phương thuốc trị ho suyễn do thượng thực hạ hư. Thượng thực là nói đàm thấp ủng tắc ở phế, gây ho, suyễn, đờm nhiều, nên dùng Tô tử làm chủ dược, phụ trợ có Tiền hồ, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ, Sinh khương đều để giáng khí kiêm trừ đàm, sơ thông được chứng thượng thực. Hạ hư là chỉ bệnh nhân nguyên do đàm ẩm ho lâu ngày có chứng thận hư ngắn hỏa, nên dùng Nhục quế, ôn thận nạp khí. Còn như dùng Đương quy trong phương, một là quy có công năng trị được suyễn nghịch thượng khí (Bản thảo kinh), hai là nhân đàm ẩm lâu ngày thành hư, nên phối Quy với Cam  thảo trong hàng ngũ lý khí, Quy thảo sẽ điều thuận được khí, Đương quy trở thành vị thuốc ích khí dưỡng huyết, làm lợi ho sự thuẫn khí giáng nghịch, đó là cái tài vô cùng độc đáo của phương này.  Tóm lại phương này dựa trên pháp sơ nạp tinh dung, nhưng lấy sơ thông làm chủ, dùng pháp chế thận đồng trị nhưng lấy trị phế làm chủ, thượng thực hạ hư đồng trị nhưng lấy giáng khí hóa đàm để trị thượng thực làm chủ, khác với phương Hắc tích đan là thuốc ôn thần nạp khí cũng chữa chứng thượng thực hạ hư, nhưng trị hạ hư làm chủ, (xem chương 21).
Trên lâm sàng dùng phương này chữa viêm phế quản mạn tính lại cảm thủ ngoại tà gây ra ho ngắn phơi, hung cách bĩ muộn, tình thế nghiêm trọng, sợ lạnh, phát sốt... lấy phương này tán hàn, hóa đàm giáng nghịch, càng dùng càng thấy thần kỳ.


TAM TỬ THANG (TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG)
« Hàn thị y thông »
Thành phần:
1. Tô tử 12 gam
2. Bạch giới tử 8 gam
3. Lai phục tử 12 gam
Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Hạ khí giáng nghịch, hóa đàm bình suyễn.
Chủ trị: Ho, khí nghịch, đờm nhiều ngực tức, kém ăn rêu dày, mạch hoạt.
Giải bài thuốc: Tô tử giáng khí hóa đàm, Bạch giới tử ôn phế hóa đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa
đàm, là thuốc hóa đàm chủ yếu để trị ho đờm nhiều.
Gia giảm: Trên lâm sàng thường hay gia thêm vào phương này các vị thuốc phụ trợ. Nếu phong hàn nặng gấp bội gia Tô tử, ho ngực đau nhiều gia Bách giới tử gấp bội, ngực bụng chướng mãn nhiều gia Lai phục tử gấp bội.


ĐÌNH LỊCH ĐẠI TÁO TẢ PHẾ THANG
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
1. Đình lịch tử 12 gam
2. Đại táo 10 quả

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Tả đàm hành thủy, hạ khí, bình suyễn.
Chủ trị: Khái nghịch đờm nhiều, khí suyễn, ngực sườn chướng mãn, hoặc mắt mặt phù thũng, tiểu tiện ngắn ít.
Giải bài thuốc: Đình lịch tả phế lợi thủy hóa đàm, bình suyễn làm chủ dược. Đại táo phò tá để hoãn trung bổ tỳ, tả đàm mà không tổn chính khí. Phương này chữa đờm ẩm đình tích ở hung cách, ho suyễn, mà có phù thũng.
Gia giảm: Phương này ít vị, rất ít khi dùng đơn phương, phần nhiều gia thêm phương khác phối hợp
ứng dụng.

Phụ phương:

Đởm giáp phiến: « Nghiệm phương »
1. Bột mật lợn khô 2 gam
2. Tạo giác (bồ kết) 12 gam
3. Thảo hà xa 40 gam
Chế thành viên dẹp (phiến) chia làm 3 lần nuốt, thích hợp với chứng viêm phế quản mạn tính đờm nhiều. Khi đờm giảm phải giảm liều lượng thuốc.



TANG HẠNH THANG
« Ôn bệnh điều biện »
Thành phần:  
1. Tang diệp 12 gam 5. Đậu xị 12 gam
2. Hạnh nhân 12 gam 6. Sơn chi 6-12 gam
3. San sâm 12 gam 7. Vỏ quần lê Tí chút
4. Tượng bối mẫu 12 gam 

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Sơ phong, nhuận táo, thanh phế, chỉ khái.
Chủ trị: Ngoại cảm phong nhiệt, phổi ráo mà ho, ho khan không đờm, đau đầu phát sốt, miệng khát lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và khô.
Giải bài thuốc: Tang diệp, Đậu xị, Sơn chi sơ phong thanh nhiệt. Hạnh nhân, Bối mẫu hóa đàm chỉ khái. Sa sâm, vỏ lê nhuận phế sinh tân, phối ngũ thành phương thanh táo nhuận phế. Táo nhiệt trừ, tân dịch phế phục hồi, thì ho khan phải dứt.







Thành phần:

THANH TÁO CỨU PHẾ THANG
(Phụ: Bách hợp cố phế thang)
« Y môn pháp luật »

1. Tang diệp 12 gam
2. Thạch cao 20-40 gam
3. Nhân sâm 10-12 gam
(Có khi dùng Hài nhi sâm, Sa sâm)
4. Cam thảo 4 gam
Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Thanh phế nhuận táo.

5. Ma nhân (vừng) 12 gam
6. A giao 8-12 gam
7. Mạch đông 12 gam
8. Hạnh nhân 12 gam
9. Tỳ bà diệp 12 gam

Chủ trị: Táo nhiệt thương phế, thở gấp, ho khan không đờm hoặc ít đờm, yết hầu mồm mũi khô ráo, lưỡi khô rêu ít.
Giải bài thuốc: Đây là phương chủ yếu trị táo nhiệt thương phế. Tang diệp, Thạch cao thanh táo  nhiệt. A giao, Mạch đông, Hạnh nhân dưỡng phế âm. Nhân sâm, Cam thảo ích phế khí. Dùng cả Hạnh nhân, Tỳ bà để hóa đàm chỉ khái, thanh táo nhiệt và dương khí âm cho nên bài này dưỡng âm nhuận phế mạnh hơn bài Tang hạnh thang nhưng sơ phong tán tà thì kém hơn.

Phụ phương:

Bách hợp cố phế thang: (Tên cũ: Bách hợp cố kim thang)
Sinh địa, Thục địa, Mạch đông, Bách hợp, Bạch thược, Đương quy, Xuyên bối, Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo hợp thành tễ.
Thanh táo cứu phế thang chủ trị ho do táo. Do ôn táo ngoại tà xâm phạm, có chứng trạng ngoại cảm. Còn Bách hợp cố phế thang trị ho táo do phế âm hư không có triệu chứng ngoại tà. Cho nên phương này tập trung dùng Sinh, Thục địa, Mạch đông, Bách hợp, Bạch thược, Đương quy để dưỡng âm dịch phối hợp Xuyên bối nhuận phế, Cát cánh, Cam thảo lợi yết hầu.



  BỔ PHẾ A GIAO THANG
  (Phụ: Bổ phế thang)
  « Tiểu nhi dược chứng trực quyết »
Thành phần:  
1. A giao 12 gam 4. Chích thảo 4 gam
2. Mã dâu linh 8 gam 5. Hạnh nhân 12 gam
3. Ngưu bàng tử 12 gam 6. Nhu mễ (gạo nếp) 40 gam

Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Dưỡng âm bổ phế, sơ tà, chỉ khái.
Chủ trị: Âm hư hỏa thịnh, ho, khí cấp, đờm ít và dính, hoặc trong đờm có lẫn máu, họng khô hoặc
đau, họng đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác.
Giải bài thuốc: Phương này chủ trị phế hư hỏa thịnh, thương tổn tân dịch; phế có đờm nhiệt gây ra ho khó, khí cấp họng đỏ và đau, thậm chí trong đờm lẫn máu. A giao dưỡng âm, bổ phế, chỉ huyết. Mã

dâu linh thanh phế hỏa; Ngưu bàng, Hạnh nhân tuyên phế khí hóa đàm chỉ khái. Cam thảo, gạo nếp dưỡng vị hòa trung.
Gia giảm: Lâm sàng dùng phương này, nếu có biểu chứng gia Tang diệp, Bạc hà; hỏa thịnh ho dữ gia Tang bạch bì, Tỳ bà diệp và không dùng gạo nếp.

Phụ phương:

Bổ phế thang:
Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Thục địa, Ngũ vị, Tử uyển, Tang bạch bì.
Sức bổ phế ở phương này là bổ phế khí, nên dùng Sâm, Kỳ ích khí làm chủ dược, phối ngũ với tử uyển, Tang bì nhuận phế, Ngũ vị liễm phế. Phế hư mãi tất cập thận, nên dùng Thục địa bổ thận âm và trị phế hư ho lâu, ngắn hơi ra mồ hôi, lưỡi nhạt, mạch hư đại. Còn Bổ phế a giao thang là bổ phế âm nên dùng A giao dưỡng phế âm làm chủ phối hợp với thuốc thanh nhiệt, sơ tà, để trị âm hư hỏa thịnh, phế có đờm nhiệt.


SÂM GIỚI TÁN
« Tế sinh phương »
Thành phần:
1. Nhân sâm (hay Di sơn sâm) 12 gam
2. Cáp giới 1 đôi

Cách dùng: Phương trên nghiền bột. Mỗi lần dùng 1-2 gam, ngày uống 2-3 lần.
Công dụng: Bổ phế thận, định khái suyễn.
Chủ trị: Ho lâu ngày phế thận đều hư, ho khí gấp, động thì suyễn, nói năng vô lực, tiếng nói nhỏ thấp.
Giải bài thuốc: Cáp giới (con tắc kè đùng cả đực cái) là thuốc bổ phế ích tinh, ôn thận nạp khí để định suyễn nghịch. Nhân sâm đại bổ nguyên khí. Hai vị hợp dùng để nạp khí qui nguyên. Các chứng phế khí thũng (emphysême pulmonaire) và phế nguyên khí tâm tạng bệnh gây ho (coeur pulmonaire chronique CPC) dùng bài này có hiệu quả.


TUYẾT CÁNH THANG
« Vương phả tam phương »
Thành phần:
1. Hải triết bì 80 gam
2. Bột t  ể 1 160 gam

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Thanh nhiệt hóa đàm, tán kết.
Chủ trị: Ho có đờm dính, loa lịch kết hạch (bệnh tràng nhạc).
Giải bài thuốc: Hải triết, Bột tể nhuận hoạt hàn lương để hóa đàm nhuyễn kiên, tán kết, thanh hỏa. Hai vị này tuy rất là đạm bạc, nhưng cứ tiếp tục dùng thì đối với bệnh nhân viêm phế quản lâu ngày có đờm dính cố kết (ngoan đàm), ho khí gấp, khó khạc đờm (tục gọi là chứng đàm hỏa) có công hiệu tương đối. Trên lâm sàng hay dùng phương này để trị chứng cao huyết áp do Can dương thượng cang.


1 Bột tể: Một giống cỏ có vị ngọt dùng làm thuốc ND.


ĐẠI CÁP TÁN
« Nghiệm phương »
Thành phần:
1. Thanh đại (chàm) 240 gam
2. Hải cáp xác 240 gam

Cách dùng: Nghiền thuốc thành bột, hàng ngày uống thuốc bột với dầu vừng. Hiện nay hay dùng túi vải cho thuốc vào mỗi lần từ 12-16 gam sắc với nước thành thang mà uống cũng được.
Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm.
Chủ trị: Can hỏa phế nhiệt, ho, đờm nhiều, vàng khè lẫn máu, ngực sườn đau.
Giải bài thuốc: Thanh đại thanh can hỏa. Hải cáp xác (vỏ con sò bể) hóa nhiệt đờm. Hai vị phối ngũ trị chứng can hỏa phạm phế, dẫn đến ho nghịch khí suyễn nhất định hiệu quả. Lâm sàng thường dùng phương này cùng với phương Tả phế thang (Tả bạch tán) phối hợp, cùng dùng.




KẾT LUẬN

Chỉ khái - Bình suyễn cập hóa đàm tễ chủ yếu để chữa các chứng ho, khí suyễn, đờm nhiều v.v… Cụ thể phân ra các loại như sau: Chỉ khái bình suyễn, chỉ khái hóa đàm, táo thấp hóa đàm, ôn hóa hàn đàm, thanh hóa nhiệt đàm.
1. Chỉ khái bình suyễn
Cơ sở là bài Tam áo thang trị ho do phế khí bất tuyên gây ra suyễn. Chúng ta nên theo bệnh tình khác nhau mà gia giảm. Nếu thấy biểu hàn gia Quế chi, tức là Ma hoàng thang; nếu lý nhiệt thịnh phát sốt miệng khát gia Thạch cao tức là Ma hạch thạch cam thang. Cũng có thể gia thuốc thanh nhiệt giải độc, như đờm nhiệt nội thịnh lên cơn hen suyễn dùng bài Định suyễn thang, Đình lịch đại táo tả phế thang, để trị đàm ẩm đình tích ở ngực sườn, ho lại kiêm phù thũng. Các phương nói trên đều thuốc phương chữa chứng thực. Còn Tô tử giáng khí thang thì trị thượng thực hạ hư nhưng chữa thượng thực là chủ yếu, Sâm giới tán để bổ phế thận định suyễn khái, chủ trị hư chứng là chủ yếu.
2. Chỉ khái hóa đàm
Chỉ thấu tán là thuốc chỉ khái hóa đàm nhưng nặng về chữa ho thích hợp với các chứng biểu tà chưa hết, ho chưa trừ, khạc đờm khó đều công hiệu. Kim phất thảo tán, Hạnh tô tán thích hợp chữa chứng ho đờm nhiều có biểu chứng. Tam tử thương giáng khí hóa đàm. Đình lịch đại táo tả phế thang tả phế lợi thủy đều chữa chứng ho đờm nhiều nhưng nặng về phần hóa đàm.
3. Táo thấp hóa đàm
Nhị trần thang làm chủ, ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Nếu gia Thiên kim phất, Bạch giới tử gọi là Lục an tiễn chữa ho càng mạnh. Nếu khí hư gia sâm truật tức là Kiện tỳ hóa đàm thang. Nếu âm huyết bất túc gia Quy, Thục tức là Quy địa nhị trần thang (Kim thủy lục quân tiễn). Nếu gia Nam tinh, Chỉ thực là bài Đạo đàm thang để đưa đờm đi xuống. Nếu gia Chỉ thực, Trúc nhự, Đại táo là Ôn đởm thang có công năng hòa vị an thần. Hợp tễ bình suyễn dùng chữa đàm thấp sinh ho. Bán hạ bạch truật thiên ma thang hóa đàm mà tức phong, khéo chữa chứng phong đàm chóng mặt đau đầu, là các biến phương của Nhị trần.
4. Ôn hóa đàm
Ôn phế hóa ẩm thang để ôn phế hóa đàm, chỉ suyễn khái thích hợp chữa hàn đàm (đàm ẩm). Xạ can ma hoàng thang trong ôn có thanh là biến phương của Ôn phế hóa ẩm. Linh quế truật cam thang chữa tỳ mất vận hóa, thấp tự thành đàm, khiến cho kiện tỳ ôn dương mà ôn hóa được đàm ẩm.

5. Thanh hóa nhiệt đàm
Tang hạnh thang thanh giải nhiệt táo, hóa đàm giảm ho (xem thêm thương 3). Thanh táo cứu phế thang dưỡng âm thanh phế tốt hơn phương Tang hạnh thang, nhưng sức tán tà lại kém. Bổ phế A giao thang dưỡng âm bổ phế làm chủ, kiêm thanh phế nhiệt, để chữa âm hư phế nhiệt thịnh. Phế lao nghiệm phương thanh nhuận phế, hoạt huyết kháng lao chuyên trị phế kết hạch. Tuyết canh thang, Đại cấp tán đều để thanh hóa đàm nhiệt, bài thuốc nhuyễn kiên tiêu kết, bài sau thanh tiết can hỏa. Tiểu hãm hung thang thanh nhiệt khoan hung khéo trị đờm nhiệt nội kết, là phương thuốc chữa vị làm chủ, không trị phế làm chủ. Gia giảm phương này thành Quất lâu giới bạch bán hạ thang là biến phép thanh nhiệt khoan hung thành ôn thông khoan hung, chủ trị hàn đàm nội trở của chứng hung tý, có thể trị được chứng tâm giao thống.


Phụ: THUỐC CHẾ SẴN



Công thức:
1. Ma hoàng
2. Bạch quả
3. Đại thanh diệt

1. HÁO XUYỄN XUNG TỄ

4. Bình địa mộc
5. Tang bạch bì
6. Tuyền phú ngạnh




7. Tiền hồ
8. Bán hạ
9. Cam thảo

Các vị chế thành thuốc uống, bọc bằng giấy ni lông mỏng.
Cách dùng: Uống với nước ấm. Mỗi lần 1 gói. Ngày 2 lần.
Công dụng: Bình suyễn chỉ khái, hóa đàm thanh nhiệt.
Chủ trị: Hen nhiệt, ho, đàm đa khí cấp.

2. HÀN XUYỄN HOÀN

Thành phần: Nguyên phế thạch (AS), Đạm Đậu xị, các vị nghiền chế thành hoàn to bằng hạt đậu xanh.
Cách dùng: Trước khi ngủ, nuốt viên thuốc chiêu với nước chín từ 6-8 viên. Trẻ em dưới 3 tuổi dùng 2 viên, 4 đến 6 tuổi 3 viên, 7 đến 8 tuổi 4 viên, 8 tuổi trở lên 6 viên. Uống 1 liều trong một tuần, sau khi uống một đến hai liều phải nghỉ một tuần rồi mới dùng lại 1-2 liều, vô luận là công hiệu hay không phải thôi dùng tiếp.
Công dụng: Ôn phế hóa ẩm, bình suyễn.
Chủ trị: Hen hàn, ho đờm nhiều màu xanh loãng.
Cấm kỵ: Ho suyễn do nhiệt cấm dùng, có hiện tượng xuất huyết như khạc huyết, tiện huyết, nục huyết, nếu chức năng can thận suy kém cũng cấm dùng. Nếu dùng thuốc mà miệng khô, tim tức và đau phải nghỉ thuốc 2-3 ngày rồi mới dùng được.

3. HẠNH NHÂN CHỈ KHÁI DƯỠNG TƯƠNG
Công thức:

1. Hạnh nhân
2. Bách bộ
Các vị chế thành xi rô.

3. Cát cánh
4. Trần bì

5. Viễn chí
6. Cam thảo

Cách dùng: Mỗi lần uống 1 thìa súp. Ngày 3 lần.
Công dụng: Hóa đàm chỉ khái.
Chỉ định: Viêm phế quản cấp và mạn tính. Ho đờm.


4. BÁN BỐI HOÀN

Công thức: Xuyên bối mẫu, Sinh bán hạ. Hai vị nghiền bột, dùng Sinh khương trấp hòa với nước trộn hồ bột mì rồi luyện thành viên.
Cách dùng: Mỗi lần 4-8 gam, mỗi ngày 2 lần với nước chín.
Công dụng: Hóa đàm chỉ khái.
Chủ trị: Ho đờm, có thể chữa sốt rét.


5. BẠCH KIM HOÀN
Công thức:
1. Bạch phàn 1,2 gam
2. Uất kim 2,8 gam.
Lấy nước sắc Bạc hà và hồ bột luyện thành viên.
Cách dùng: Mỗi lần uống 2-4 gam, ngày 2-3 lần, uống với nước chín, hoặc cho túi vải sắc nước  uống.
Công dụng: Khai khiếu khư đàm.
Chủ trị: Do đờm trọc phát điên cuồng, điên giản, có thể dùng chữa sỏi túi mật, viêm túi mật mạn tính.




Công thức:
1. Khương bán hạ
2. Phục linh


6. CHỈ MÊ PHỤC LINH HOÀN

3. Chỉ xác
4. Mang tiêu

Các vị thuốc nghiền thành bột, lấy nước gừng và hồ luyện thành viên.
Cách dùng: Mỗi lần 3-6 gam, ngày 2-3 lần. Nuốt chửng.
Công dụng: Khí đàm thấp.
Chủ trị: Đàm thấp lưu trú kinh lạc, cánh tay tê đau.




Công thức:
1. Thanh mông thạch
2. Trầm hương
3. Đại hoàng


7. MÔNG THẠCH CỔN ĐÀM HOÀN

4. Hoàng cầm
5. Phác tiêu

Các vị trên nghiền bột mịn chế thành hoàn.
Cách dùng: Mỗi lần 4-6 gam, ngày 2 lần, với nước chín.
Công dụng: Tả đàm hỏa.
Chỉ định: Đàm nhiệt thượng ủng, ho nhiều đờm, thần chí mê muội, đại tiện bí kết.


8. THANH KHÍ HÓA ĐÀM HOÀN
Công thức:

1. Khương bán hạ
2. Hạnh nhân
Nghiền bột, chế thành viên.

3. Hoàng cầm
4. Trần bì

5. Chỉ thực
6. Qua lâu nhân

7. Đởm nam tinh
8. Phục linh

Cách dùng: Mỗi lần 6-12 gam, ngày 2-3 lần uống với nước chín, có thể dùng làm thuốc thang.
Công dụng: Thanh khí hóa đàm, chỉ khái.
Chủ trị: Phế nhiệt, ho, khí cấp nhiều đờm tức ngực.


9. KHÍ QUẢN VIÊM PHIẾN
Công thức:

1. Tiền hồ
2. Bạch tiền
3. Tang diệp
4. Tô tử
5. Tử uyển
6. Khoản đông hoa
7. Tuyền phúc hoa

8. Mã đâu hình
9. Phục linh 10.Chích thảo 11.Viễn chí 12.Xạ can 13.Hoàng cầm 14.Tỳ bà diệp

15.Giới bạch 16.Hồng tảo 17.Hải phù thạch 18.Hạnh nhân 19.Bán hạ 20.Xuyên bối 21.Quất hồng

22.Tế tân 23.Đảng sâm 24.Đình lịch tử 25.Ngũ vị tử 26.Tượng bối 27.Bách bộ 28.Cát cánh

29. Bạch thược 30.Sinh thạch cao 31.Đại cáp tán 32.Can khương 33.Ma hoàng 34.Nhục quế

Cách dùng: Mỗi lần 4-6 viên, ngày 3 lần.
Công dụng: Chỉ khái bình suyễn hóa đàm.
Chủ trị: Ho nhiều đờm, người già đờm suyễn viêm phế quản mạn tính.


10. BÁN HẠ LỘ
Công thức:

1. Sinh bán hạ
2. Viễn chí
3. Chỉ xác

4. Tử uyển
5. Cát cánh
6. Ma hoàng

7. Tỳ bà điệp
8. Trần bì
9. Hạnh nhân

10. An tức hương toan nạp
11. Đường cát

Cách dùng: Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 3 lần.
Công dụng: Chỉ khái hóa đàm.
Chỉ định: Viêm phế quản, ho, nhiều đờm.




Công thức:
1. Can thiềm


11. HẠ PHƯƠNG KIM BÂN PHIẾN

2. Sinh bách bộ




4. Nhất kiến hĩ

(Thiềm thừ: Cóc khô)

3. Ngư tinh thảo

5. Khai kim tỏa (Dã mãng mạch c ăn  )1

Cách dùng: Mỗi lần 4-6 phiến. Ngày 4 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, hóa đàm trừ nung.
Chủ trị: Các loại bệnh Phế kết hạch (lao phổi), viêm hung mạc kết hạch, cốt kết hạch.









1 Dã mãng mạch căn: Một giống lúa mọc hoang.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ