Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 2236

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19477

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051741

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

KHÍ HƯ MÀU TRẮNG (BẠCH ĐỚI).

Thứ năm - 17/10/2019 16:26
(Bao quát cả xích bạch đới - Khí hư màu trắng đỏ)
Ở âm đạo phụ nữ chảy ra vật phân bí sắc trắng, sắc vàng hoặc sắc đỏ, dây dưa không dứt hoặc lượng nhiều dầm dề, gọi là “ra khí hư” (đới hạ). Là do đới mạch  mất hạn chế, nhâm mạch không chắc chắn, thấp trọc rót xuống mà thành. Nó bao quát các loại  chứng viêm hoặc u ác tính ở đường sinh dục.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Nguyên nhân bệnh có 4 nhân tố: Thấp nhiệt, tỳ hư, đàm thấp và thận hư.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1. Chú ý quan sát màu sắc của khí hư, chất đặc hay lỏng, lượng nhiều hay ít, có hay không có mùi, cần phân biệt với hiện tượng bình thường của phụ nữ có lượng ít vật phân bí ở âm đạo vào thời gian tuổi trẻ, thời gian trước sau hành kinh, khoảng giữa chu kỳ hành kinh hoặc thời gian mang thai lượng vật phân bí hơi tăng nhiều.
2. Khí hư ra sắc vàng hoặc xanh như dạng bóng bọt, lượng nhiều, có mùi hôi, kèm có ngứa gãi hoặc đau nhói vùng cửa mình và âm đạo, cần nghĩ tới viêm âm đạo do đích trùng, có thể làm kiểm tra âm đạo và xét nghiệm khí hư.
3. Ra khí hư sắc sữa trắng như dạng bã đậu, lượng nhiều kèm theo vùng cửa mình và âm đạo ngứa gãi hoặc đau nhói, cần nghĩ tới viêm âm đạo do độc khuẩn có thể làm kiểm tra âm đạo và xét nghiệm khí hư.
4. Ra khí hư hiệp sắc hồng (của máu), phải nghĩ đến viêm cổ dạ con, políp cổ dạ con, có thể kiểm tra âm đạo để phân biệt.
5. Ra khí hư trắng đỏ (của máu) hoặc như mủ có mùi hôi lạ, cần loại trừ u ác tính cổ dạ con, có thể làm sinh thiết cổ dạ con để kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ
Biện chứng phải phân hư thực. Khí hư thực chứng, sắc vàng, chất đặc, có mùi, là thấp nhiệt hạ chú. Khí hư hư chứng, sắc trắng, chất lỏng không có mùi là tỳ hư; chất trong lỏng là thận hư. Trên trị liệu thấp nhiệt cần làm thanh lợi; Tỳ hư cần kiện tỳ hóa thấp; Thận hư thì nên ích thận cố sáp
2.1. Thấp nhiệt chứng: Ra khí hư sắc vàng, chất đặc có mùi, vùng cửa mình ngứa hoặc có sưng đỏ, nóng rát đau nhói, miệng khô mà không uống nhiều, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhu, sác.
Phép chữa: Thanh lợi thấp nhiệt
Phương thuốc ví dụ: Long đảm tả can thang gia giảm
Long đảm thảo 1 đ/c   Sài hồ  1 đ/c
Sơn chi               3 đ/c  Hoàng bá 1,5 đ/c
Sa tiền thảo  3 đ/c   Tỳ giải  3 đ/c
ý dĩ nhân   4 đ/c   Phục linh  3 đ/c
Trạch tả   3 đ/c
Gia giảm:
- Kiêm thấy dây đỏ, gia Đan bì 2 đ/c, Sinh địa 4 đ/c, Tiểu kế 5 đ/c
- Kiêm có ngứa cửa mình, dùng riêng Xà sàng tử 5 đ/c, Khổ sâm 3 đ/c, Hoàng bá 3 đ/c, Minh phàn 2 đ/c đun rửa ngồi ngâm.
hoặc dùng phương Chỉ đới phương (Thế bổ trai y phương ):
Trư linh, Xa tiền thảo, Trạch tả, Nhân trần mỗi thứ đều 3 đ/c. Xích thược, Hoàng bá, Chi tử mỗi thứ đều 2 đ/c. Đan bì, Ngưu tất mỗi thứ 1 đ/c.
2.2. Tỳ hư chứng: Ra khí hư sắc trắng hoặc vàng nhạt, chất lỏng như nước mũi, không có mùi, sắc mặt ít tươi, ăn ít, đầu tối, không có sức, chân phù, rêu lưỡi nhạt mà mỏng, mạch tế nhược.
Phép chữa: Kiện tỳ lợi thấp
Phương thuốc ví dụ: Hoàn đới thang gia giảm
Đẳng sâm  3 đ/c   Thương truật             2 đ/c
Bạch truật  2 đ/c   Sơn dược  4 đ/c
Bạch thược  3 đ/c   Trần bì            1,5 đ/c
Sài hồ   3 đ/c   Xa tiền thảo  3 đ/c
Ý dĩ nhân   4 đ/c   Phục linh   3 đ/c
Hoặc dùng nguyên phương Hoàn đới thang (Phó thanh chủ nữ khoa):
Bạch truật (sao đất) 1 lạng               Sơn dược  5 đ/c
Nhân sâm  2 đ/c   Bạch thược (sao rượu) 3 đ/c
Thương truật (chế) 3 đ/c   Cam thảo  1 đ/c
Trần bì              5 phân               Hắc kinh giới tuệ 5 phân
Sài hồ               5 phân                Xa tiền tử (sao rượu)
2.3. Đàm thấp chứng: Khí hư lượng nhiều, đặc dính giống như đờm, ngực buồn bằn bụng trướng, có khi nôn ra đờm dãi, miệng nhạt mà trơn, ăn uống giảm ít, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoạt. Chữa thì nên hóa đàm táo thấp, lý khí phù tỳ, dùng phương: Lục quân tử thang (cục phương):
Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Bán hạ (chế) mỗi thứ 2 đ/c. Cam thảo (chích), Trần bì mỗi thứ 1 đ/c. Gia Sinh khương 3 lát.
2.4. Thận hư chứng: Ra khí hư lượng nhiều, chất trong lỏng, thắt lưng buốt như gãy, bụng dưới có cảm giác lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
Phép chữa: Bổ thận cố sáp.
Phương thuốc ví dụ: Hữu quy ẩm gia giảm
Thục địa  3 đ/c   Sơn dược  4 đ/c
Câu kỷ tử  3 đ/c   Sơn thù  3 đ/c
Tục đoạn  3 đ/c   Thỏ ty tử  3 đ/c
Đỗ trọng  3 đ/c   Khiếm thực  3 đ/c
Hải phiêu tiêu              3 đ/c              Đoạn mẫu lệ  5 đ/c
Gia giảm:
Nếu thấy khí hư ra có màu hồng, đầu xoay mắt hoa, miệng khô, chất lưỡi hồng là thận âm hư, bỏ Thục địa, Thỏ ty tử thêm Sinh địa 4 đ/c, Đan bì 3 đ/c, Trạch tả 3 đ/c, Hoàng bá 3 đ/c.
Hoặc dùng phương: Nội bổ hoàn (Nữ khoa thiết yếu):
Lộc nhung (Có thể dùng Lộc giác giao thang), Thỏ ty tử, Sa tật lê, Tử uyển nhung, Hoàng kỳ, Nhục quế, Tang phiêu tiêu, Nhục thung dung, Chế phụ tử, Phục thần, Bạch tật lê. Các vị bằng nhau. Nghiền nhỏ mịn, luyện mật làm viên to như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, trước bữa ăn, uống đưa bằng rượu nóng.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ