Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » T

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 1434

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18675

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050939

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

XOAY BÀNG QUANG

Thứ tư - 23/10/2019 14:26
Sau khi có thai 7-8 tháng, ăn uống như thường, tiểu tiện không thông, quá lắm thì bụng dưới trướng gấp, tâm phiền không thể nằm, chứng trạng loại này gọi là “chuyển bào” hoặc “Bào chuyển”. Bệnh này cũng có thể phát ở lúc bình thường, lại không phải là bênh tật riêng có ở khi mang thai, chỉ là thời gian mang thai rất thường thấy.
I.NGUYÊN NHÂN BỆNH
Có các nhân tố khí hư, thận hư, thấp nhiệt, khí uất
Khí hư: Thể chất rất yếu, trung khí hư suy, cuối thời gian mang thai thai nhi lớn dần, khí hư hãm xuống, không có sức đội thai lên, thai nặng xệ xuống ép áp bàng quang.
Thận hư: Thận dương bất túc không thể hóa khí hành thủy
Thấp nhiệt: ở lâu dài nơi ẩm thấp làm cho ngoại thấp ngấm vào, hoặc ham ăn béo ngon thấp nhiệt đình ở trong, tích lâu dài sinh nhiệt không rót vào bàng quang, thấp nhiệt uất kết, thủy đạo không thông.
Khí uất: ưu tư phẫn nộ, hoặc ăn no mà dùng sức, hoặc nhịn đái cầm vật nặng, khí kết ở bàng quang, uất trệ bất lợi.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Biện chứng thi trị
Phép trị bệnh này lấy thăng cử, điều khí, ích khí làm chủ. Không nên quá ở sơ đạo để tránh tổn thương thai khí.
2.1. Khí hư chứng: Có thai mà tiểu tiện không thông, hoặc đều đều nhiều lần mà ít, bụng rốn căng cấp làm đau, sắc mặt trắng bợt, tinh thần mệt mỏi, đầu nặng huyễn vận, ngắn hơi lười nói, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch hoạt vô lực.
Phép chữa: Bổ khí thăng hãm
Phương thuốc ví dụ: Bổ trung ích khí thang
Hoàng kỳ  1 đ/c    Nhân sâm  1 đ/c
Chích thảo  1 đ/c    Quy thân  7 phân
Trần bì              7 phân               Thăng ma  3 phân
Sài hồ   3 phân                Bạch truật (sao đất) 3 phân
Sinh khương  3 lát    Đại táo   3 quả
2.2. Thận hư chứng: mang thai mà tiểu tiện nhiều lần đều đều không thoải mái, theo đó là không thông bụng dưới trướng tức mà đau, không thể nằm được, sắc mặt mờ tối, tứ chi phù thũng, thắt lưng và đùi buốt mềm, phân lỏng nát, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt vô lực. Chữa thì nên thấp thận hóa khí hành thủy dùng phương Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược)
Can địa hoàng 8 lạng                Sơn dược  4 lạng
Sơn thù du  4 lạng    Trạch tả  3 lạng
Phục linh  3 lạng    Đan bì                3lạng
Quế chi  1 lạng    Phụ tử (bào)  1 lạng
Làm nhỏ mịn, luyện mật làm viên to như hạt ngô đồng uống đưa bằng rượu mỗi lần 15-20 viên, ngày 2 lần uống.
2.3.Thấp nhiệt chứng: Mang thai được mấy tháng nước tiểu ít mà đỏ, tiếp theo đó là bế tắc không thông, ngồi nằm không yên, sắc mặt đỏ về chiều, tâm phiền nóng ở trong, đầu nặng mà tối, miệng đắng phân lỏng ỉa chảy mà khong thoải mái hoặc bí kết không thông, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trơn, mạch hoạt sác. Chữa thì nên thanh nhiệt lợi thấp, dùng phương Ngũ linh tán (Thương hàn luận) gia vị:
Phục linh, Trư linh, Trạch tả mỗi thứ đều 2 đ/c, Bạch truật 1,5 đ/c, Quế chi (sao bằng nước Hoàng liên) 1 đ/c
Gia: Mộc hương 1,5 đ/c, Hoạt thạch3 đ/c, Cam thảo 5 phân, Xa tiền thảo 2 đ/c.
2.4.Khí uất chứng: mang thai tháng thứ 7-8 đột nhiên nước tiểu không thông bụng dưới trướng tức đau đớn, tâm phiền không thể nằm, ăn uống như thường, mạch trầm huyền.
Phép chữa: điều khí hành trệ.
Phương thuốc ví dụ: Phân khí ẩm:
Trần bì, Phục linh, Bán hạ, Cát cánh, Đại phúc bì, Tử tô nghạch, Chỉ xác, Bạch truật, Sơn chi (sao) mỗi thứ đều 1 đ/c, Cam thảo 5 phân.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ