Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » T

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 1442

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 14413

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4068056

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC HÓA THẤP VÀ LỢI THỦY

Thứ bảy - 21/12/2019 19:45

Phương thuốc hóa thấp lợi thủy có công năng kiện tỳ vị trợ tiêu hóa, lợi tiểu thoái thũng, tiêu nhiệt, thông lâm, để ứng dụng điều trị các chứng thấp trở tỳ vị, thủy thấp đình tụ, thấp nhiệt hạ trú ở bàng quang.
- Thấp trở tỳ vị biểu hiện ở công năng vận hóa của tỳ vị bị giảm sút hoặc rối loạn gây ra chứng trạng kém ăn, ngực tức, bụng chướng, đại tiện lỏng phân, mồm nhạt, miệng ngọt hoặc miệng đắng, hoặc có lợm lòng buồn nôn, dẫn đến đầu chướng, tứ chi mỏi mệt, tiểu tiện ngắn và ít (xẻn) vv... Thấp thuộc loại tà khí trọng trọc. Vì thế, khi điều trị các chứng thấp trở tỳ vị, trước hết nên dùng thuốc phương hương (có mùi thơm) khổ ôn, và phải phối hợp kiện tỳ, lợi thủy (lợi niệu) để thành phương tễ hóa  thấp. Hoắc hương chính khí tán, Tam nhân thang, Bình vị tán đều loại thuốc tễ này. Trong các phương ấy, các vị Hoắc hương, Trần bì, Khấu nhân có mùi thơm để hóa thấp, cho đến các vị khổ ôn như Hậu phác, Thương truật để táo thấp. Đó là các bộ phận để lập phương thuốc.
- Thủy thấp đình tụ chủ yếu biểu hiện.là: Tiểu tiện ngắn ít, phù nước (thủy thũng). Nguyên nhân là do sự khí hóa của bàng quang bị giảm sút, không lợi thủy được hoặc có khi do tỳ thận dương khí suy nhược không thể hóa khí hành thủy cho nên thủy thấp từ trong mà ra, đến nỗi tụ lại thành phù nề. Phương pháp chủ yếu để trị các chứng này, ngoài những vị thuốc thẩm thấp lợi thủy như Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ, Thông thảo... còn có các vị thông dương hóa khí (phần nhiều dùng Quế chi) hoặc các vị bổ khí (đa dụng Hoàng kỳ) hoặc các vị thuốc kiện tỳ (đa dụng Bạch truật) hoặc các vị thuốc ôn dương (đa dụng Phụ tử)... Đó là các thành phần chủ yếu để lập phương thuốc. Như các phương Ngũ linh tán, Ngũ bì ẩm, Phòng kỷ hoàng kỳ thang. Thực tỳ ẩm... Đều thuộc loại phương thuốc này.
- Thấp nhiệt hạ trú bàng quang biểu hiện ra các chứng niệu đạo nóng, đau, đái luôn luôn, đái gấp, đái đỏ, đái đục, hoặc trong nước tiểu có cát sỏi bài ra. Chủ yếu là do thấp nhiệt hạ trú mà ra. Nguyên tắc  trị liệu các chứng ấy: Thấp nên phải lợi, nhiệt nên phải thanh. Trước hết, nên chọn các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc lại thêm lợi thủy (ta gọi là thuốc thanh nhiệt thông lâm) như Hoạt thạch, Cam thảo, Mộc thông, Xa tiền, Biển súc, Cồ mạch, Chi tử, Thạch vi, Tỳ giải... lập phương thuốc.
Các vị thuốc trị thủy thấp đình tụ mà tiểu tiện xẻn phần nhiều vị đạm thảm dùng để lợi niệu có khác nhau: Lục nhất tán, Bát chính tán thuộc loại Thanh nhiệt thông lâm. Lâm sàng ứng dụng thường gia Ngân hoa, Hoàng bá, Bồ công anh, Nhất kiến hĩ, Tần bì, Mã xỉ nghiễn (rau sam) để tăng cường tác dụng tiêu nhiệt giải độc.


HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
(Phụ: Chủ thấp chính khí tán. Lục hợp định trung hòa)
« Hòa tễ cúc phương »
Thành phần:

1. Hoắc hương 12 gam
2. Tô diệp 8-12 gam
3. Bạch chỉ 4-8 gam
4. Cát cánh 4-8 gam
5. Bạch truật 8-12 gam
6. Hậu phác 4-8 gam

7. Bán hạ khúc 12 gam
8. Đại phúc bì 8-12 gam
9. Phục linh 12-16 gam
10. Trần bì 6-12 gam
11. Cam thảo 4 gam

Cách dùng: Nguyên là thuốc bột (hiện nay dùng thang, sắc uống). Mỗi lần 8-12 gam bột. Ngày 2-3 lần với nước chín, có nơi dùng Thương truật thay Bạch truật.
Công dụng: Phương hương hóa thấp, sơ tán biểu tà, hòa trung.

Chủ trị: Cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu (biểu chứng), trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt, rêu nhớt là do thấp trọc gây trở ngại.
Giải bài thuốc: Đây là phương tễ sơ biểu hòa lý. Hoắc hương sơ tán thử thấp biểu tà, lại có tính phương hương hóa thấp trọc ở vị tràng là chủ dược.
Thuốc phối ngũ gồm hai thành phần:
- Tác dụng sơ tán gồm: Tử tô tân ôn phát biểu, Bạch chỉ tân lương tán phong, Cát cánh khai tuyên phế khí.
- Tác dụng phương hướng hóa thấp gồm: Hậu phác, Phúc bì tân khổ ôn táo thấp trừ ngực bụng chướng đầy, Bán hạ, Trần bì hòa vị giáng nghịch trị lợm lòng nôn mửa, Bạch truật, Phục linh kiện tỳ lợi thủy, giúp đỡ công năng vận hóa của tỳ vị. Cam thảo của Toàn phương, ngọt để hòa trung tổng hợp tác dụng có đặc điểm là: Phương hương hóa thấp tập trung ở Bình vị tán, Nhị trần (Trần, Bán, Linh, Thảo)
Gia giảm: Phương này tất nhiên dùng Hoắc hương, Tử tô, Hậu phác, Phục linh, Đại phúc bì, Bán hạ, Trần bì, các vị này tùy chứng mà gia giảm. Nếu sợ lạnh phát sốt nặng nên gia Kinh giới, Phòng phong Bạc hà thậm chí cả Khương hoạt. Nếu thấp nặng rêu dày nhớt lấy Thương thuật thay Bạch truật để tăng cường hóa thấp.

Phụ phương:

1. Thử thấp chính khí hoàn: (Tên cũ: Thuần dương chính khí hoàn)
Do các vị Trần bì, Đinh hương, Phục linh, Mao truật, Hoắc hương, Khương bán hạ, Quan quế, Bạch truật, Thanh mộc hương, Hoa tiêu diệp, Hồng linh đan (Xạ hương, Ngân tiêu, Nguyệt thạch, Chu sa, Yên hoàng, Băng phiến, Mông thạch) hợp thành.
Ý nghĩa và cấu tạo bài thuốc tương tự bài Hoắc hương chính khí, chủ trị chứng cảm hàn vào ngày nắng, ăn không tiêu, uế trọc trung trở, (trung tiện), biểu hiện đau đầu, phát sốt, sợ lạnh, ngực tức, lợm lòng, thậm chí đau bụng thổ tả. Mỗi lần uống 2-4 gam, ngày 2-3 lần chiêu với nước chín. Trẻ em giảm lượng phụ nữ có mang cấm dùng.
2. Lục hợp định trung hoàn:
Thuốc ở Thượng Hải chế ra, do các vị Trần bì, Hậu phác, Phục linh, Cam thảo, Sơn tra, Chỉ xác, Mộc qua, Cát cánh, Đàn hương, Mộc hương, Chu sa, Biển đậu, Lục khúc, Hoắc hương, Hương nhu, Tô diệp, Mạch nha, Cốc nha hợp thành.
Tương tự bài Hoắc hương chính khí, chủ trị cảm mạo thử thấp hàn lãnh, sợ lạnh, phát sốt ngực tức lợm lòng, bụng đau, thổ tả... Mỗi lần uống 1 viên.







Thành phần:
1. Hạnh nhân 12 gam
2. Bạch khấu nhân 6 gam

TAM NHÂN THANG
(Phụ: Hoắc phác hạ linh thang)
« Ôn bệnh điều biện »

5. Thông thảo 4 gam
6. Hoạt thạch 12-20 gam

3. Ý dĩ nhân 12-20 gam
4. Hậu phác 4-8 gam

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Tuyên thông khí cơ, tiêu hóa thấp nhiệt.

7. Trúc diệp 4-12 gam
8. Chế bán hạ 6-12 gam

Chủ trị: Thấp nhiệt ở khí phận, thấp nặng hóa nhiệt, sốt âm hoặc sốt cơn sau ngọ, lâu ngày không lui, hoặc hơi sợ lạnh, đầu chướng nặng nề, ngực bụng bào hao, không muốn ăn, hoặc lợm lòng, khát  không muốn uống, rêu lưỡi trắng nhợt hoặc dày nhớt. Mạch nhu hoạt mà nhuyễn.

Giải bài thuốc: Phương này trị thấp nhiệt ở khí phận sốt âm không hư, hoặc sốt cơn sau ngọ, bệnh nhân sáng nhẹ chiều nặng dùng phương này rất có hiệu quả. Tác dụng của toàn phương là tuyên thông khí cơ ở tam tiêu, khiến thấp và nhiệt ở khí phận theo 2 đường trên dưới mà giải trừ. Trong phương có Hạnh nhân tuyên thông phế khí ở thượng tiêu, Khấu nhân khai thấp trệ ở trung tiêu, Dĩ nhân lợi hạ tiêu thấp nhiệt. Ba vị này là chủ dược, nên có tên gọi là Tam nhân thang. Bán hạ, Hậu phác phù trợ cho Hạnh nhân, Khấu nhân, tuyên thông thượng và trung tiêu. Hoạt thạch, Thông thảo, Trắc diệp phụ trợ Ý dĩ nhân thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu. Toàn phương xét ra là dùng các vị phương hương khinh đạm, có đặc điểm tuyên thông khí cơ để khai thấp.
Gia giảm: Trên lâm sàng. Nếu thấy đầu chướng, đầu thống, sợ lạnh nên gia Tô diệp, Đậu xị, Đậu quyển để giải biểu. Nhiệt nặng chất lưỡi hồng, đái đỏ nên gia Nhân trần, Sơn chi để thanh lợi thấp nhiệt, hoặc Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, để thanh nhiệt giải độc. Gần đây, trên lâm sàng dùng phương này gia Liên kiều, Khổ sâm, Mã xỉ nghiễn, Kim tiền thảo, Hoàng cầm thanh nhiệt giải độc chữa thận viêm mạn tính có kết quả.

Phụ phương:

Hoắc phác hạ linh thang:
Tức là phương Tam nhân thang bỏ Hoạt thạch, Thông thảo, Trúc diệp, gia Hoắc hương, Đậu xị, Xích linh, Trư linh, Trạch tả mà thành.
Tác dụng cũng tương tự Tam nhân thang. Nhưng Tam nhân thang có Hoạt thạch, Thông thảo, Trúc diệp có tác dụng thanh nhiệt, còn bản phương dùng Hoắc hương, Đậu xị nên kiêm giải biểu, lại còn dùng nhị linh Trạch tả nên tăng sự thảm thấp.




BÌNH VỊ TÁN
(Phụ: Vị linh thang)
« Hòa tễ cục phương »
Thành phần:  
1. Thương truật 6-12 gam 4. Cam thảo 4 gam
2. Hậu phác 4-12 gam 5. Sinh khương 3 lát
3. Trần bì 6-12 gam 6. Táo 3 quả

Cách dùng: Nguyên là thuốc bột, hiện dùng thuốc thang sắc nước chia 2 lần uống trong 1 ngày 1 thang.
Công dụng: Táo thấp, kiện tỳ vị.
Chủ trị: Thấp trở tỳ vị, ngực bụng chướng đầy, không muốn ăn, tứ chi mỏi mệt, đại tiện nhão, rêu lưỡi
đầy nhớt.
Giải bài thuốc: Thương truật táo thấp kiện tỳ là chủ dược, Hậu phác táo thấp trừ chướng mãn, Trần bì lý khí hóa đàm thấp là các thuốc phụ trợ chính. Cam thảo, khương táo hòa trung là vị thứ yếu. Đây là phương tễ kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm. Cổ nhân nói: phương thuốc gồm các vị tân, táo, khổ nên có thể tiêu thực, tán đàm thấp. Bệnh có trệ, có thấp, có tích đều dùng được.
Gia giảm: Đây là phương căn bản để táo thấp kiện tỳ. Trên lâm sàng, nếu rêu lưỡi dày nhớt mà hoạt nhuận, miệng không khát, tứ chi mỏi mệt, ngực bụng chướng đầy, đại tiện nhão là thấp thịnh dùng phương này rất hợp: Can, khương táo có thể bỏ. Có biểu chứng nên gia Hoắc hương Tô diệp, ẩu thồ đờm nhiều gia Bán hạ, tiểu tiện ngắn gia xích linh, ngực bĩ gia Chỉ xác, bụng đau gia Mộc hương,  chán ăn gia Sơn tra sao, Lục khúc sao, Mạch nha sao. Nếu rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi hồng miệng đắng là thấp nhiệt nặng gia cầm, liên hoàng bá khổ hàn tiêu thấp nhiệt.

Phụ phương:

Vị linh thang:
Là Bình vị tán hợp với Ngũ linh tán.
Bình vị tán táo thấp kiện tỳ, Ngũ linh tán lợi tiểu tiện để thực đại tiện dùng chữa chứng Thấp tả (ỉa chảy, đái xẻn) tiểu tiện xẻn, rêu lưỡi dày nhớt đã có hiệu quả.






Thành phần:

NGŨ LINH TÁN
(Phụ: Trư linh thang, Thông quan hoàn)

1. Bạch truật 8-12 gam
2. Quế chi (hoặc Nhục quế) 4-8 gam
3. Trư linh 12-16 gam

4. Trạch tả 12-16 gam
5. Phục linh 12-20 gam

Cách dùng: Nguyên là thuốc bột mỗi lần 8-12 gam ngày 2 lần uống lúc đói với nước chín âm ấm.
Công dụng: Thông dương, hóa khí, lợi thủy.
Chủ trị: Thủy thấp đình tụ, tiểu tiện bất lợi, thủy thũng, rêu lưỡi hoạt nhuận hoặc có ngực tức, khát muốn uống, nhưng uống vào nôn ngay.
Giải bài thuốc: Trư linh, Phục linh, Trạch tả lợi thủy thảm thấp, Bạch truật kiện tỳ vận hóa thấp khiến thủy thấp, không đình tụ được. Quế chi tân ôn thông dương giúp bàng quang khí hóa. Khí đã hóa thì thủy phải hành và giúp cho các vị thuốc thảm thấp lợi thủy phát huy tác dụng. Vì thế đây là phương tễ chủ yếu lấy sự lợi tiểu mà tiêu trừ được thấp tà.
Gia giảm: Phương này bỏ Quế chi gọi là Tứ linh thang là loại thuốc kiện tỳ thảm thấp, để chữa chứng tỳ hư thấp trở, tiểu tiện xẻn, đại tiện nhão. Phương này gia Nhân trần gọi là Nhân trần ngũ linh tán, trị thấp nhiệt hoàng đản, tiểu tiện vàng đỏ, có tác dụng thoái hoàng lợi thủy. Phương này gia Đảng sâm gọi là Xuân trạch thang dùng chữa toàn thân khí hư tiểu tiện không thông thậm chí bế tiểu tiện nhất định hiệu quả. Ngoài ra khi chữa thủy thũng còn nên hợp bài này với bài ngũ bì ám thì sức lợi thủy tốt hơn.

Phụ phương:

1. Trư linh thang:
Gồm Trư linh, Phục linh, Trạch tả, A giao, Hoạt thạch hợp thành.
Có công năng tư âm thanh nhiệt, lợi thủy, dùng chữa chứng huyết lâm, niệu huyết, tiểu tiện xẻn  đỏ mà đau, lưỡi đỏ, miệng khát, tâm phiền của bệnh âm hư, cũng có tác dụng lợi thủy như bài Ngũ linh tán, nhưng ngũ linh có tác dụng trị dương khí bất thông, thủy thấp nội đình., còn Trư linh thang trị chứng nhiệt và thủy thấp câu kết mà hao tổn âm dịch, cho nên một mặt dùng nhị linh, Trạch tả, Quế chi, Bạch truật để thông dương hóa khí, lợi thủy, một đàng dùng nhị linh Trạch tả phối A giao Hoạt thạch tư âm thanh nhiệt mà lợi thủy.
2. Thông quan hoàn: (Tư thận hoàn)
Gồm Tri mẫu, Hoàng bá (sao muối), Nhục quế tạo thành. Ngày uống 2 lần mỗi lần 12 gam lúc đói với nước chín.
Thuốc này có công năng thanh thấp nhiệt hạ tiêu, giúp bàng quang khí hóa. Do thấp nhiệt kết ở bàng quang bí đái không thông, bụng dưới chướng đầy, niệu đạo rít mà đau. Phương này dùng tri bá thanh thấp nhiệt hạ tiêu, sao muối để dẫn thuốc hạ hành, Nhục quế làm tá để trợ bàng quang khí hóa. Ngũ linh tán lấy quế chi hợp nhị linh Trạch tả để đạt mục đích thông dương thảm thấp mà lợi thủy. Còn phương này lấy Nhục quế hợp tri bá đạt mục đích thông dương giáng hỏa mà lợi thủy. Đúng là biến phương của Ngũ linh. Nếu tiểu tiện bất thông mà lại thương âm, lưỡi đỏ khô, khát muốn uống thì nên tư âm lợi thủy, hoặc tư âm giáng hỏa thì nên dùng Trư linh thang hoặc Tri bá địa hoàng thang, không nên vì cái tên “Tư thận” mà dùng lầm.




Thành phần:

NGŨ BÌ TÁN (hoặc ẩm)
« Trung tang kinh »

1. Tang bạch bì 12-16 gam
2. Trần bì 8-12 gam
3. Sinh khương bì 4-8 gam
Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Hành khí, hóa thấp, lợi thủy.

4. Đại phúc bì 8-12 gam
5. Phục linh bì 16-40 gam

Chủ trị: Phù nề toàn thân, ngực bụng chướng đầy, tiểu tiện xẻn và chứng phù thũng khi có thai.
Giải bài thuốc: Phương này tính vị bình hòa, là thuốc thông dụng để lợi thủy tiêu thũng. Các vị hợp thành đều có tác dụng lợi thủy, cũng đều có tác dụng hành khí. Ngoài Phục linh bì để thảm thấp lợi thủy còn Trần bì lý khí hóa thấp, Tang bì, Đại phúc hạ khí lợi thủy, Khương bì tân tán thủy khí đều là thuốc hành khí. Khí hành tắc thủy hành nên mới tiêu được phù nề toàn thân.
Gia giảm: Có phương dùng ngũ gia bì thay Tang bì, Tang bì tính lương để giáng khí nghịch mà lợi thủy, ngũ gia bì tính ôn thông cân mạch mà trừ thấp. Lâm sàng nên tùy cơ ứng biến. Phương này bỏ Tang bì gia Bạch truật tên là Sinh bạch truật tán, công năng kiện tỳ lợi thủy, an thai, chữa chứng phù thũng trong thời kỳ thai nghén.


PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:

1. Phòng kỷ 12 gam
2. Hoàng kỳ 12-40 gam
3. Bạch truật 8-12 gam
Cách dùng: Ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ khí kiện tỳ, lợi thủy, tiêu thũng.

4. Cam thảo 4 gam
5. Sinh khương 3 lát
6. Đại táo 3 quả

Chủ trị: Khí hư toàn thân, phù nề, tiểu tiện ngắn, chất lưỡi nhạt, thấp tý mình mẩy nặng nề tê dại, ra mồ hôi, sợ gió, mạch nhu tế.
Giải bài thuốc: Phòng kỷ lợi thủy, Hoàng kỳ bổ khí để hóa khi lợi thủy là chủ dược. Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ hòa trung - Khương Táo điều hòa vinh vệ, giúp Phòng kỷ tăng tác dụng khí hóa mà hành thủy rất hợp với chứng khí hư mà phù. Do Hoàng kỳ còn có tác dụng khử phong thấp. Kỷ Truật còn có biểu lại gia khương táo điều vinh vệ nên với chứng thấp tý mình mẩy tê dại, có mồ hôi sợ gió dùng phương này rất có hiệu quả.
Gia giảm: Lâm sàng thường dùng phương này chữa bệnh thận viên mạn tính, có phù, nên gia thêm
Ngũ linh tán hoặc Ngũ bì ẩm hợp dụng. Khí hư nhiều nên gia đảng hoặc nhân sâm.


THỰC TỲ ẨM

Thành phần:  « Tế sinh phương »
1. Bạch truật 4-12 gam 7. Phụ tử 4-12 gam
2. Hậu phác 4-8 gam 8. Can khương 4-8 gam
3. Binh lang 4-12 gam 9. Phục linh 12-16 gam
4. Thảo quả 8-12 gam 10. Chích thảo 4 gam
5. Mộc hương 4-8 gam 11. Khương 3 lát
6. Mộc qua 8-12 gam 12. Táo 3 quả

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn dương, kiện tỳ hành khí, lợi thủy.
Chủ trị: Tỳ dương hư, phù nề, tiểu tiện xẻn, đại tiện nhão, ngực bụng chướng đầy, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng nhớt nhuận, mạch trầm tế.
Giải bài thuốc: Phương này ôn dương kiện tỳ làm chủ nên gọi là Thực tỳ ẩm. Dùng Phụ tử, Can khương, Bạch truật, Cam thảo, khương, táo để ôn dương kiện tỳ khứ hàn thấp, là thuốc chủ yếu của phương. Phương này độc đáo lại dùng Hậu phác, Mộc hương, Binh lang, Thảo quả là các vị hành khí để lưu thông khí cơ, cho nên khiến thủy khí phải hạ hành, tiêu được chướng mãn ở ngực bụng, lui được phù nề ở toàn thân.
Gia giảm: Phương này, thuốc hành khí, ôn hàn có nhiều, nhưng thuốc phù chính bổ khí chưa đủ. Tác dụng chủ yếu để chữa hàn thấp tà, thủy thũng bụng nề, hàn thịnh khí trệ. Vì hàn thấp tà khí hay hao tổn tỳ dương vì thế khử tà tức là phù chính.
Vậy có tên gọi là THỰC TỲ. Nếu có sắc mặt trắng bệch, tinh thần bạc nhược, nên gia sâm, kỳ để bồi bổ chính khí. Lâm sàng hay dùng phương này để chữa bệnh Thận viêm mạn tính có phù nề, và phối hợp với Ngũ linh tán để tăng cường tác dụng lợi thủy.



LỤC NHẤT TÁN
« Thương hàn tiêu bản »
Thành phần:
1. Hoạt thạch 6 phần
2. Cam thảo 1 phần
Công dụng: Thường dùng làm thuốc bột, uống với nước ấm. Hiện nay, hay dùng bao vải hoặc lá sen tươi bọc thuốc bột ấy sắc nước mà uống. Liều lượng 12-40 gam.
Công dụng: Cam đạm thảm thấp, lợi thủy, tiêu nhiệt giải thử tà.
Chủ trị: Các loại thấp nhiệt hạ trú ở bàng quang, tiểu tiện xẻn đỏ, cảm thụ thử thấp, thân nhiệt, tâm phiền, khẩu khát, phúc tả (ỉa chảy đau bụng) v.v…
Giải bài thuốc: Phương này có 6 phần Hoạt thạch, một phần Cam thảo, nên tên gọi LỤC NHẤT. Hoạt thạch vị đạm tính hàn, đạm năng thảm thấp, hàn năng tiêu nhiệt, giải thử, thêm Cam thảo để tăng cường tác dụng và hoãn hòa tính hàn giáng của Hoạt thạch.
Gia giảm: Nếu gia Chu sa gọi là Ích nguyên tán, gia Thanh đại gọi là Bích ngọc tán, gia Bạc hà gọi là Kê tô tán. Các phương này cũng có tác dụng như Lục nhất. Ích nguyên tán kiêm có sức trấn tâm an thần. Bích ngọc tán thanh nhiệt tiết can hỏa, còn Kê tô tán tiêu tán được phong nhiệt.




  BÁT CHÍNH TÁN
  (Phụ: Thạch vi tán)
  « Hòa tễ cục phương »
Thành phần:  
1. Xa tiền tử 12-20 gam 5. Hoạt thạch 16-40 gam
2. Mộc thông 4-8 gam 6. Cam thảo 4-12 gam
3. Cồ mạch 12 gam 7. Chi tử 8-12 gam
4. Biển súc 12 gam 8. Chế đại hoàng 8-12 gam


Cách dùng: Nguyên là thuốc bột, gia nước sắc Đăng tâm thảo mà uống. Hiện nay hay dùng dạng thang sắc nước chia làm 3 lần uống trong 1 ngày.
Công dụng: Thanh nhiệt tả hỏa, lợi thủy thông lâm.
Chủ trị: Thấp nhiệt hạ trú ở bàng quang, tiểu tiện giỏ giọt, ngắn đỏ, đau dữ, niệu đạo viêm nóng đau.
Giải bài thuốc: Mộc thông, Xa tiền, Cồ mạch, Biển súc, Hoạt thạch, Cam thảo là các vị thuốc lợi thủy, làm chủ dược của phương, đồng thời chúng cũng có tác dụng thanh nhiệt. Chỉ tử, Đại hoàng tả hỏa, tiêu thấp nhiệt, phối hợp thành thuốc thanh nhiệt lợi thủy và thông lâm.
Gia giảm: Trong lâm sàng hay dùng để chữa các chứng bệnh viêm đường tiết niệu và có sỏi. Nếu mình nóng mạch sác, đại tiện bí là thực nhiệt nên dùng Sinh đại hoàng gia thêm Nhất kiến hủ, Bồ công anh, Ngân hoa, để tiêu nhiệt độc. Nếu đại tiện ra máu gia Tiểu kế ẩm tử. Nếu có sỏi gia Kim tiền thảo, Thạch vi, Hải kim sa, Kê nội kim...

Phụ phương:

Thạch vị tán:
Gồm có Thạch vi, Cồ mạch, Xa tiền tử, Mộc thông, Đông quỳ tử, Xích linh, Tang bạch bì, Hoạt thạch, Cam thảo hợp thành.
Đại bộ phận là thuốc lợi thủy thông lâm. Tác dụng thanh nhiệt lại không bằng Bát chính tán. Vì vậy chỉ nên dùng để chữa bệnh có sỏi đường tiết niệu (sa lâm và thạch lâm).
Ứng dụng hiện nay hay gia Kim tiền thảo, Hải kim sa, Kê nội kim.
Ở Thượng Hải, có bệnh viện chữa bệnh sỏi thận đã dùng phương thang có các vị như Đối tạo thảo (còn gọi là Quá lộ hoàng, Đại diệp kim tiền thảo) 40 gam, Xa tiền tử 12 gam, Hải kim sa 16 gam, Quảng mộc hương 12 gam, Diên hồ sách 8 gam, Đông quỳ tử 12 gam, Kinh tam lăng 16 gam mỗi ngày uống 1 thang nhất định là khỏi.



ĐẠO NHIỆT TÁN
(Tên cũ: Đạo xích tán)
« Tiểu nhi dược chứng trực quyết »
Thành phần:

1. Sinh địa 16-40 gam
2. Mộc thông 8-12 gam

3. Cam thảo 8 gam
4. Trúc diệp 8-12 gam


Cách dùng: Nguyên là thuốc bột. Hiện nay hay dùng dạng thang sắc nước chia 2 lần uống trong 1 ngày.
Công dụng: Thanh tâm hỏa, lợi tiểu tiện.
Chủ trị: Tâm hỏa vượng, tâm phiền không ngủ được, mồm lưỡi sinh mụn có loét, tiểu tiện xẻn đỏ, đau buốt.
Giải bài thuốc: Sinh địa lương huyết nhiệt, Trúc diệp thanh tâm hỏa, Mộc thông, Cam thảo, thanh nhiệt thông lâm nên có tác dụng dẫn nhiệt đi xuống, trên thì chữa được chứng miệng lưỡi sinh sang có loét, dưới trị được chứng tiểu tiện xẻn đỏ và đau buốt.
Đây là lối chữa tâm tiểu trường đồng trị. (ND).
Gia giảm: Nên dùng Sinh địa, Trúc diệp tươi càng tốt. Tâm hỏa vượng quá nên gia cầm, Liên kiều, Sơn chi, Ngân hoa. Nếu có đái máu. Nên gia Tiểu kế thảo, Ngẫu tiết, Bồ hoàng, Hoạt thạch, Đương quy, Sơn chi.






Thành phần:

TỲ GIẢI PHAN THANH ẨM
« Đan Khê tâm pháp »

1. Tỳ giải 12 gam
2. Ô dược 12 gam
3. Ích trí nhân 12 gam

4. Thạch xương bồ 4-12 gam
5. Phương gia Phục linh 12 gam
6. Cam thảo 4-12 gam


Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn thận hóa khí, phân thanh biệt trọc.
Chủ trị: Cao lâm (đái ra chất nhờn), đái nhiều lần, nước tiểu đục.
Giải bài thuốc: Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện, lại không phân thanh biệt trọc được, nên phối gia các vị thuốc ôn thanh, súc niệu như Ích trí nhân để hóa khí thông lâm, lại gia Xương bồ thông khiếu hóa trọc. Phương này trong thông có sáp, lợi thấp mà cố  được thận khí, trong sáp có thông tuy chữa chứng đái nhiều mà vẫn phân thanh biệt trọc được. Pháp này thông sáp cũng dùng để chữa thận và bàng quang khí hóa mất bình thường, thấp trọc hạ trú gây ra chứng đái ra mỡ (cao, lâm) vậy.
Gia giảm: Họ Trình lập một phương tác dụng tương tự gọi là Trình thị tỳ giải phân thanh ẩm. Dùng Tỳ giải, Hoàng bá, Thạch xương bồ, Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm (tâm sen), Đan sâm, Xa tiền tử. Tuy có đồng dạng và lấy Tỳ giải làm chủ nhưng họ Trình bỏ các vị ôn thận hóa khí như ích trí, Ô dược, lại phối ngũ thêm thuốc thanh lợi thấp nhiệt giáng tâm hỏa và lương huyết, nên so với phương trên có ý nghĩa khác nhau, cũng chữa được chứng thấp nhiệt hạ trú bàng quang, tiểu tiện đục, xẻn, đỏ.



KẾT LUẬN

Chương này lựa chọn những phương tễ hóa thấp lợi thủy thường ứng dụng trên lâm sàng. Đại  khái có thể chia làm 4 loại như sau:
1. Phương hương hóa thấp
Hai phương “Hoắc hương chính khí tán” và “Tam nhân thang” đều lấy các vị phương hương hóa thấp làm chủ dược, và phối ngũ với các vị thuốc kiện tỳ táo thấp và đạm thảm lợi thủy. Chỗ khác nhau của 2 phương này là: Hoắc hương chính khí có kiêm giải biểu, Tam nhân thang tuyên thông khí phận làm cho thấp tà phải theo hai đường thượng hạ mà tiêu đi.
2. Táo thấp kiện tỳ
Phương Bình vị tán làm đại biểu. Phàm các loại thuốc táo thấp kiện tỳ đều lấy phương này làm cơ
sở.
3. Thảm thấp lợi thủy
Ngũ linh tán, Ngũ bì ẩm, Phòng kỷ hoàng kỳ thang, Thực tỳ ẩm và Lục nhất tán có chung đặc điểm là: đều có công năng thảm thấp và lợi thủy. Nhưng chỗ khác nhau giữa chúng là: Ngũ linh tán  lấy tác dụng thông dương, Ngũ bì ẩm lấy tác dụng hành khí. Phòng kỷ Hoàng kỳ thang lấy tác dụng bổ khí, Thực tỳ ẩm lấy tác dụng ôn dương hành khí. Lục nhất tán lấy tác dụng thanh nhiệt. Cho nên ta phải căn cứ bệnh tình dùng thuốc cho đúng.
4. Thanh nhiệt thông lâm
Lục nhất tán, Bát chính tán, Đạo nhiệt tán dùng điều trị chứng bàng quang thấp nhiệt: Đái nhiều lần,
đái gấp, đái đau, đái đỏ. Trên lâm sàng hay dùng phương Lục nhất gia vị, phương Bát chính tán, và

các phụ phương đều có tác dụng tiêu sỏi trong đường tiết niệu. Đạo nhiệt tán có tác dụng Thanh tâm hỏa. Bệnh tình trong lâm sàng thì thiên biến vạn hóa cho nên ta thường hợp dụng hoặc gia giảm để có thể biến phương. Ví dụ: Ngũ linh hợp Bình vị gọi là Vị linh thang là phương trị thấp tả, nên gia Nhân trần là Nhân trần ngũ linh tán là thuốc thoái hoàng lợi thủy. Bỏ quế gọi là Tứ linh thang để biến tác dụng thông dương lợi thủy, sang thuốc tràm thấp lợi thủy đơn thuần. Bỏ quế, truật gia giao, thạch là Trư linh thang là biến tác dụng thông dương lợi thủy thành tán dụng tư âm lợi thủy. Còn như phương Tỳ giải phân thanh ẩm là pháp thông sáp cùng dùng để chữa chứng đái đục. Nhưng Tỳ giải phân thanh ẩm của họ Trình bỏ vị ôn thận (Ích trí, Ô dược) gia thuốc thanh lợi thấp nhiệt như Hoàng bá, Xa tiền để biến thành phương tễ thanh nhiệt, thông lâm.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ