Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » S

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 1233

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17126

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049390

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THIẾU SỮA

Chủ nhật - 01/12/2019 05:54
 
Sau đẻ không có sữa hoặc rất ít sữa gọi là thiếu sữa, lại gọi là nước sữa không ra.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Có hai loại là Khí huyết hư yếu và can uất khí trệ.
- Khí huyết hư nhược: Thể chất vốn yếu, khí huyết bất túc, hoặc khi đẻ mất máu quá nhiều, khí huyết lưỡng hư.
- Can uất khí trệ: Sau đẻ tinh thần uất ức, hoặc phẫn nộ hại gan, kinh mạch úng trệ, khí huyết không thông.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Sau đẻ thì nước sữa không ra, phải hỏi kỹ khi đẻ đã có mất máu hay không và tình hình tiêu hóa đường ruột trước khi đẻ.
2. Nước sữa đột nhiên không ra, chú ý là có hay không  có bị kích thích tinh thần hoặc cục bộ bầu vú có hay không hiện tượng sưng nóng đỏ đau.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU.
Phép chữa bệnh này lấy thông lạc hành trệ làm chủ, hư thì bổ mà hành, thực thì sơ mà thông, đó là nguyên tắc chữa nói chung. Ngoài ra có bởi bà đẻ không theo đúng giờ cho bú hoặc không có nghỉ ngơi đùng hợp cũng có thể dẫn đến thiếu sữa, loại tình hình này không cần chữa, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi đúng hợp và cho bú đùng giờ thì nước sữa sẽ tự đầy đủ. Còn như bởi bệnh mà thiếu sữa vẫn cần căn cứ bệnh tình, chiếu theo đúng nguyên tắc biện chứng thí trị nói chung mà trị liệu. Hư thì bổ ích khí huyết, đồng thời tăng thêm dinh dưỡng thực thì cần sơ can thông lạc lại phải chú ý thư giãn tinh thần.
2.1. Khí huyết  hư nhược: Sau đẻ nước sữa không ra hoặc ra cũng rất ít bầu vú không căng không đau, sắc mặt vàng tối hoặc trắng bủng, da dẻ khô táo, đầu xoay tai ù, tim hồi hộp ngắn hơi, không nghĩ đến ăn uống, nước hôi lượng ít lưỡi hồng nhạt rêu lưỡi mỏng mạch hư hoãn. Chữa thì nên bổ khí ích huyết, dùng phương Thông nhũ đan (Phụ thanh chủ nữ khoa):
Nhân sâm  1 lạng    Sinh hoàng kỳ       1 lạng
Đương quy (rửa rượu) 2 lạng              Mạch đông (bỏ lõi)       5 đ/c
Mộc thông  3 phân              Cát cánh  3 phân
Chân lợn (bỏ vỏ móng) 2 cái.
Nấu bằng nước trong đến khi chân lơn đã nhừ, bỏ bã thuốc ăn chân lợn và uống nước thuốc.
Hoặc dùng phương: Thông nhũ đan gia giảm
Đẳng sâm  3 đ/c    Hoàng kỳ  5 đ/c
Đương quy  3 đ/c    Mạch đông  3 đ/c
Cát cánh  1,5 đ/c                Thông thảo  1 đ/c
Gia giảm: Nếu như thấy bụng trướng phân lỏng, ăn uống không tốt là chứng trạng tỳ vị hư nhược, thêm Bạch truật 3 đ.c, Lục khúc 3 đ/c.
2.2. Can uất khí trệ chứng: Sau đẻ nước sữa không ra, bầu vú căng đau, quá lắm thì có thể phát sốt, dạ buồn bằn, phân không thông, rêu lưỡi vàng mà dày, mạch huyền. Chữa thì nên thư can giải uất, mượn lấy thông lạc, dùng phương Thư can thông nhũ thang (nghiệm phương):
Qua lâu  4 đ/c    Quất lạc  2 đ/c
Thanh bì  2 đ/c    Ty qua lạc  4 đ/c
Sinh hương phụ 2 đ/c    Thông thảo  3 đ/c
Biển đậu  5 đ/c    Quy thân   1,5 đ/c
Hoặc dùng phương: Hạ nhũ dũng tuyền tán gia giảm:
Đương quy  3 đ/c    Bạch thược  3 đ/c
Sài hồ   1,5 đ/c               Thân bì  1,5 đ/c
Thiên hoa phấn 3 đ/c    Lô hội               3 đ/c
Cát cánh  1,5 đ/c                Thông thảo  1 đ/c
Xuyên sơn giáp 3 đ/c    Vương bất lưu hành     3 đ/c
III. PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ
- Chân lợn 2 cái, Thông thảo 2-5 đ/c, Đun nhừ không cho muối vào, uống nước đậm.
- Cá diếc sống 2 con, Thông thảo 2-5 đ/c, đun nhừ không cho muối vào, uống nước đậm
- Đậu đỏ nửa cân, đun nhừ, bỏ đậu, uống nước đậm.
- Đương quy 5 đ/c, Vương bất lưu hành 3 đ/c sắc uống.
IV. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Chiên trung, Thiếu trạch, Nhũ căn, Hợp cốc.
Gia giảm: ăn uống không hăng hái, gia Trung quản, Túc tam lý, Tỳ du.
Nói chung dùng kích thích nhẹ. Thực chứng gia Kỳ môn.
Nhĩ châm: Nhũ tuyến, nội phân bí, can.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ