Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » L

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 1348

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17517

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049781

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa bệnh đàn bà lãnh cảm

Thứ tư - 21/08/2019 03:52
Ngày 14 tháng 9 năm 1994, ông Ng. Kh. Â. là sĩ quan quân đội, người quen của tôi đến chơi.   Đi theo ông là một nữ quân nhân, ông Â. giới thiệu với tôi, cô đến nhờ tôi chữa bệnh.   Cô tên là H., nhà ở trong khu tập thể Nam Đồng, Hà Nội.   Tuổi cô tuy đã vào khoảng 40, nhưng người cô nhỏ nhắn, quân phục gọn gàng, tác phong nghiêm chỉnh, nên cũng ưa nhìn.
     Cô kể bệnh và quá trình chạy chữa của cô như sau :“Em bị bướu cổ, đã đi khám ở bệnh viện Nội tiết, người ta cho em uống thuốc MTU kéo dài.   Khi em thấy mình bị đau hai bên đầu, vùng tóc mai, em đi khám ở Viện quân y 108, họ chẩn đoán em bị kẹt động mạch não, gây ra thiếu máu não.  Họ đã cho em uống thuốc giãn mạch Stu-zê-rôn.  Em uống thuốc vào, bệnh có thấy đỡ, nhưng nghỉ uống thuốc thì đầu lại thấy đau, do đó em không dám bỏ thuốc.    Một hôm, bạn gái em phát hiện mặt em bị rám da ở hai gò má, trông như có bụi cát bám vào.    Anh Â. khuyên em nên đến nhờ bác khám và chữa cho em.”

     Việc trước tiên, tôi yêu cầu cô ngừng nga yviệc uống thuốc giãn mạch máu não.   Tôi hẹn với cô, sau đó bốn ngày, tôi mới châm chữa cho cô.   Chỉ sau thời gian tôi chữa không lâu, chứng đau đầu do kẹt động mạch não của cô không còn nữa.   Cô lại nhờ tôi chữa sang bệnh lãnh cảm của cô.  Cô nhỏ nhẹ nói :“Bác thông cảm em mới dám nói, mấy tháng nay em bị chứng lãnh cảm, em rất sợ phải chiều nhà em.   Chồng em thấy em giảm ham muốn, anh ấy tỏ vẻ khó chịu ra mặt.   Em thấy lo lo bác ạ.   Em biết tính nhà em, anh ấy rất tốt.  Anh ấy chưa hề có điều gì đáng trách trong quan hệ với bạn bè của anh ấy cả.    Nhưng nếu bệnh này của em kéo dài, biết đâu, điều gì đó lại không sảy ra.”   

     Theo số đo nhiệt độ kinh lạc lúc này, thận dương của cô rất kém.    Tôi hỏi cô cho có thêm dữ liệu để chẩn đoán :“Bệnh của cô chắc hẳn là do thiếu dịch âm đạo.    Âm đạo bị khô, khi quan hệ vợ chồng sẽ thấy đau đớn, khó chịu.    Bởi nguyên nhân đó, làm cho cô từ ngại, rồi đến sợ ?”    Cô nói :“Đúng thế bác ạ.”
     Tôi tiến hành châm cho cô ở huyệt Di tinh, làm tổng hợp các thủ pháp : Từ tật, niệm chuyển, đề sáp, cửu lục và khai bế.    Dùng phép bổ lão dương số (27 x 3 = 81), mỗi ngày châm một lần.   
     Tôi chọn huyệt Di tinh để chữa bệnh cho cô H., vì :
     Phần Du huyệt học, sách Châm cứu học, do Thượng Hải Trung y Học viện, biên soạn năm 1974.  Trang 256 viết về huyệt Di tinh như sau : “Vị trí, ở huyệt Quan nguyên, sang hai bên 1 thốn.    Chủ trị : Di tinh, mất tinh sớm, liệt dương, bìu thấp chẩn.”
     Tôi thấy những chứng đã ghi trong sách như trên, đều thuộc về thận dương hư.   Phù hợp với mô hình thận dương hư trong bảng số đo nhiệt độ của cô H.

     Ngày hôm sau, khi cô H. đến chữa bệnh, cô kể ngay :“Đêm qua, em đã thấy có một ít dịch ở âm đạo.”
      Sau khi châm lần thứ 2, rồi tiếp đến châm lần thứ 3, bệnh nhân thấy dịch ra nhiều hơn.
     Qua lần châm thứ 4, ngày sau đó cô đến cảm ơn tôi và nói :“Em thấy đã có nhu cầu tình cảm rồi.   Hôm nay, bác không phải châm cho em nữa đâu.    Em sợ, nếu châm thêm, em không kiềm chế được, mà tự động đòi hỏi, chồng em thấy lạ, anh ấy sẽ sinh ra nghi ngờ em.”
     Từ kết quả lần chữa cho cô H. đó, tôi đã vận dụng kinh nghiệm này chữa cho nhiều bệnh nhân nữ bị chứng lãnh cảm, hiệu quả đều giống nhau.  Chưa bệnh nhân nào tôi phải dùng quá 4 lần châm.
     Vì vậy, trong sách “Cẩm nang chẩn trị Đông y - Châm cứu” do tôi biên soạn, nhà xuất bản Y học Hà Nội xuất bản, phát hành năm 2003,     ở phần Tân huyệt, huyệt Di tinh, trang 396, tôi đã bổ sung thêm vào tác dụng chủ trị :…., đàn bà lãnh cảm.






Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ