Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » K

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 981

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16874

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049138

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa chứng trẻ em khóc đêm (dạ đề)

Thứ bảy - 10/08/2019 14:35
Ngày xưa có câu: “Cha mẹ nuôi con, công bằng trời, bằng bể.” Câu nói ấy chỉ về nỗi vất vả của tất cả các bậc cha mẹ đối với việc nuôi dạy con cái của mình.   Nó càng đúng hơn, khi các bậc cha mẹ có những đứa con ốm yếu, hay bị các chứng sài đẹn... Đối với các cặp vợ chồng muộn mằn, hiếm hoi, khi sinh được một đứa con, đó vừa là nỗi mừng khôn tả xiết, nhưng cũng là nỗi niềm ước mong, lo lắng thường trực trong lòng.   Mong sao ơn trời, con mình hay ăn, chóng lớn.  Lo lắng cho con mỗi khi trái gió, trở trời.  Chăm cho con từ thìa bột, miếng cơm, để con ăn được ngon miệng.  Rồi đến tấm tã lót khô, sạch, thơm tho, đồ chơi đẹp đẽ,vui mắt cho con nhìn.
      Ngày nay, các bậc làm cha mẹ còn rất trẻ, họ chưa được hướng dẫn đầy đủ những kiến thức cơ bản, cần thiết để chăm lo cho con cái mình.   Cho nên, phần lớn trách nhiệm ấy thường được ông bà nội, ngoại, mở rộng vòng tay ra đón lấy, như một sự tự nguyện thiêng liêng.

      Vợ chồng vị đại tá, phó giáo sư, tiến sỹ  Tr. Tr. B. là một cặp ông bà nội của thời đại mới như trên.  Bởi vì, ông bà vừa mới có cháu đích tôn cách đây chưa lâu.  Ông bà Tr. Tr. B. ở hoàn cảnh đã muộn, lại hiếm.   Đến tuổi ngót bốn mươi, ông bà mới sinh được một cậu con trai.  Với truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, ông bà đặt tên cho cậu là Tr. M. H..  Cậu M. H. lớn lên trong sự chăm lo, dạy dỗ hết lòng của cha mẹ.  Đáp lại tấm lòng của cha mẹ, cậu đã học hành ngoan ngoãn.  Hết cấp phổ thông, cậu thi đỗ đại học, rồi đến tốt nghiệp đại học.   Ở cấp học nào, cậu cũng đều đạt mức điểm cao.    Trước tết năm ngoái, cậu được ông bà giáo sư cho cậu xây dựng hạnh phúc.   Tháng chạp vừa qua, vợ chồng cậu đã sinh cho ông bà nội một cháu bé trai, cháu đích tôn của ông bà.  
     Hồi 8 giờ tối ngày 14- 1 - 2006 vừa qua, tôi được ông B. nói qua điện thoại, ông báo tin mừng về việc ông bà đã có cháu trai nội.   Đồng thời ông hỏi tôi về chứng khóc đêm của cháu ông.  Qua điện thoại, tôi nói với ông mấy cách chữa bệnh đó.  Cuối câu chuyện, tôi khuyên ông nên dùng điếu ngải hơ trên huyệt Bách hội cho cháu.
      Cách cứu bằng điếu ngải, tôi đã giới thiệu kỹ từ những ngày tôi cộng tác với đơn vị ông, cùng nhau làm đề tài cấp nhà nước, ông còn nhớ rất rõ.   Ông cẩn thận nhắc lại cách cứu điếu ngải để tôi nghe xem ông nhớ còn đúng không.   Ông nói : “Đốt điếu ngải, phải đợi cho mồi lửa cháy hồng khắp đầu điếu ngải.   Tay cầm điếu ngải, cần có hai ngón tay 4-5 để lên đầu cháu bé làm cữ, sao cho mồi ngải cách huyệt khoảng 2-3 cm.   Sức nóng từ điếu ngải xông xuống huyệt, làm cho da đầu cháu dần dần ửng hồng lên.   Không được hơ gần qúa, sợ gây bỏng da đầu bé.   Hơ khoảng 5-7 phút, da xung quanh huyệt ửng hồng lên là được.”  Tôi khen ông B : “Ông nhớ giỏi lắm.”  Ông nói: “Thỉnh thoảng em vẫn tự cứu cho mình và người nhà để chữa những bệnh vặt, nên em còn nhớ chứ.”
      Gần 10 giờ đêm 17-1- 2006, ông gọi điện thoại đến cảm ơn tôi, và ông nói: “Đêm đầu tiên, em hơ cho cháu, cháu đỡ khóc hơn một ít.   Đêm thứ ha, em hơ xong, cháu khóc ít hẳn đi.  Sau lần hơ đêm thứ ba, cháu không khóc nữa.   May quá, cả nhà em thoát được nỗi khổ mất ngủ, mệt mỏi, vì phải thức theo cháu.  Nhất là mẹ cháu và bà nội cháu.”
      Ông cảm ơn tôi xong, ông lại hẹn với tôi, chừng ít ngày nữa ông sẽ đến chơi thăm tôi.   Ông tuy đã nghỉ hưu, nhưng không chịu nghỉ yên.  Với khả năng ngoại ngữ thành thạo, ông luôn cộng tác với các đơn vị cần đến vốn liếng tiếng Nga của mình để ông phục vụ.   Mỗi khi có điều kiện, ông lại ghé qua thăm tôi.   Nhờ đó, tuy đã cách xa những ngày cộng tác ở Học viện Quân y hơn 20 năm, nhưng tình cảm giữa ông và tôi vẫn đằm thắm và tôn trọng lẫn nhau.
     Tôi quý nhất ở ông là, lúc nào ông cũng tìm hiểu vấn đề một cách khoa học.   Vì thế, chắc chắn buổi gặp sắp tới đây, ông sẽ hỏi tôi về nguyên nhân bệnh dạ đề của cháu nội ông.   Cho nên tôi chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho ông như sau:
     Sách Đông y nhi khoa viết:
     Dạ đề, nghĩa chữ là “kêu đêm”, một loại khóc không có nước mắt.
     Trẻ em ban ngày thì yên tĩnh, ban đêm thì kêu khóc không yên.   Đêm nào cũng thế, giống như có quy luật, cho nên gọi là “dạ đề.”
     Nếu như bởi có mụn ở miệng, do sữa làm hại; do phát sốt; hoặc trẻ mới được cai sữa; cho tới ban đêm có tập quán ưa nhìn đèn; hoặc bởi có sự thay đổi hoàn cảnh đã dẫn đến khóc đêm, đều không phụ thuộc phạm vi bài này, nên phân biệt để xử lý cho đúng.

      Nguyên nhân bệnh:
      Có ba nguyên nhân là : Tâm nhiệt, tỳ hàn và sợ hãi.
     - Tâm nhiệt : Trẻ em mới sinh, do bẩm thụ nhiệt ẩn náu từ trong thai, tâm hoả tích thịnh, thao nhiễu không yên, đưa đến khóc đêm.
    -  Tỳ hàn : Trẻ em mới sinh, bẩm phú bất túc, tỳ tạng hư hàn, ban đêm đến âm thịnh, khí trệ, tỳ không vận hoá, đến nỗi uất tích không thư.   Hoặc do đau bụng kéo dài, kêu khóc không dứt.
   -  Sợ hãi : Trẻ em mới sinh, bởi thần khí non nớt, cảm xúc về tiếng động lạ, vật lạ, sợ hãi quá mức làm cho giấc ngủ không yên, khi phát sợ hãi thì khóc...”

      Theo thời sinh học cổ Phương Đông, trẻ em sinh ra phạm giờ dạ đề, chúng đều có chứng khóc đêm.  Cách tính trẻ sinh phạm giờ dạ đề như sau:
      Mùa đông sinh giờ mão.  Mùa xuân sinh giờ ngọ.
      Mùa hạ sinh giờ dậu.   Mùa thu sinh giờ tý.

      Ngoài phương pháp chữa dạ đề bằng cứu ngải ở huyệt Bách hội ra, còn có bài thuốc khác dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghành như cứu ngải.
       Sách “Y tông kim giám” chép tên bài thuốc là: “Thiền hoa tán.”   Dược vật và cách chế như sau :
      Xác ve sầu (Thiền y), bỏ đầu, bỏ chân.    Đem nghiền thuốc thành bột nhỏ mịn.
      Lấy 3 phân Bạc hà (khoảng 1gr) sắc nước.   Ngoáy với bột xác ve sầu đã làm mịn, từ 1 đến 3 phân (khoảng 0,5 đến 1 gr), đổ cho trẻ uống.

    Hy vọng ông B. có thể đem kinh nghiệm của bản thân đã chữa cho cháu mình, ông sẽ phổ biến cho nhiều người biết.  Các bạn đồng nghiệp trẻ cũng như mọi bậc ông bà, cha mẹ trẻ, nếu đọc được bài viết này sẽ có một kinh nghiệm quý cho gia đình mình.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ