Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » K

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 951

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16844

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049108

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

BẾ KINH

Thứ sáu - 11/10/2019 15:04
Đàn bà phát dục bình thường nói chung tháy kinh nguyệt đến trên dưới 14 tuổi. Nếu như vượt qua tuổi đó đã lâu kinh nguyệt chưa thấy đến, gọi là nguyên phát tính bế kinh. Nếu như gặp kinh đến rồi mà lại đứt giữa từ 3 tháng trở lên nhưng không phải là thời gian có chửa hoặc thời gian cho con bú, gọi là kế pháp tính bế kinh.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH:
Bệnh này có thể phân làm hai loại hư, thực. Hư thường là khí huyết can thận bất túc, thực thường là khí trệ, huyết ứ, đàm trở. Cái trước bởi sảy thai, đẻ nhiều lần, đẻ xong mất máu, lắm bệnh và bệnh lâu ngày tạo thành; Cái sau bởi ngoại cảm phong lạnh, hàn thấp, nội thhương thất tình khí uất đưa đến.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHUẨN ĐOÁN:
1. Đối với người bệnh bế kinh, đầu tiên cần loại trừ thời gian có chửa, thời gian cho con bú hoặc thời gian mãn kinh là bế kinh có tính chất sinh lý.
2. Đối với người bệnh bế kinh kế pháp tính, phải hỏi rõ bệnh sử. Làm rõ đã có hay không có bệnh tật nghiêm trọng, hoặc đã bị kích thích tinh thần, hoặc hoàn cảnh có tình hình biến đổi, lại tiến hành kiểm tra toàn diện cơ thể và xét nghiệm cần thiết, chiếu điện kiểm tra để phân biệt nguyên nhân dẫn đến bế kinh, như bệnh lao, bệnh đái đường là bệnh mãn tính hoặc dinh dưỡng không tốt, thiếu máu, tình hình nội tiết không đều.
3. Đối với người bệnh nguyên phát tính bế kinh thì phải làm kiểm tra phụ khoa quan sát có hay không màng trinh bị bịt kín, âm đạo bị bịt kín và tình hình dạ con phát triển to hay nhỏ.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ
Đặc điểm lâm sàng của bế kinh là kinh nguyệt đình bế không đến, cần phân biệt hư, thực, phân riêng cách chữa. Nếu kinh nguyệt do dần dần giảm ít mà tới đình bế, chẩn sờ bụng mềm mại không đau, cùng với sắc mặt vàng úa, thần mệt mỏi không có sức, đầu tối là thuộc hư chứng, trị thì lấy điều bổ khí huyết làm chủ. Nếu như kinh nguyệt đột nhiên đình bế, vùng bụng chướng đau, kèm theo tinh thần uất ức, thuộc thực chứng, trị thì lấy hành khí hoạt huyết làm chủ. Nếu như bế kinh bởi bệnh lao, bệnh đái đường là bệnh có tính mãn tính tiêu hao dẫn đến, cần phải nhằm vào bệnh bởi đó tiến hành trị liệu.
2.1. Hư chứng
2.1.1. Chứng khí huyết lưỡng hư: Bế kinh, đầu tối mắt hoa, tai ù, tim thổn thức, ngắn hơi, lười nói, mệt mỏi ít sức, lưỡi nhạt không rêu, mạch trầm tế
Phép chữa: Ích khí dưỡng huyết
Phương thuốc ví dụ: Ích mẫu bát trân hoàn gia giảm
Đương quy  3 đ/c   Bạch thược  3 đ/c
Xuyên khung 1,5 đ/c                          Thục địa  3 đ/c
Đẳng sâm  3 đ/c   Bạch truật  3 đ/c
Phục linh  3 đ/c   Cam thảo  1 đ/c
Ích mẫu thảo 4 đ/c 
2.1.2. Chứng thận hư: Bế kinh, sắc mặt xanh rêu già, bầu vú khô héo, thần mệt mỏi thắt lưng buốt.
* Nghiêng về thận dương hư, sợ lạnh, tứ chi không ấm, tiểu tiện nhiều lần đều đều, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoãn.
Phép chữa: Bổ thận ôn dương
Phương thuốc ví dụ: Hữu quy ẩm gia giảm
Lộc giác giao 3 đ/c                 Tử hà sa 3 đ/c
Tiên mao  3 đ/c     Tiên linh tỳ 3 đ/c
Ba kích thiên 3 đ/c                 Ngưu tất 3 đ/c
Nhục quế  1 đ/c     Đương quy 3 đ/c
Thục địa  3 đ/c
* Nghêng về thận âm hư, hình thể gầy trong veo, lòng bàn tay bàn chân nóng, sau giờ ngọ sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi bị bóc ở giữa, mạch tế hoặc tế sác
Phép chữa: Tư thận dưỡng âm
Phương thuốc ví dụ: Lục vị địa hoàng thang gia giảm.
Đương quy  3 đ/c   Bạch thược  3 đ/c
Địa hoàng  3 đ/c   Sơn thù nhục        3 đ/c
Sơn dược  3 đ/c   Đan bì              2 đ/c
Trạch tả  3 đ/c   Phục linh  3 đ/c
Ngưu tất  3 đ/c   Hà thủ ô  3 đ/c
2.2. Thực chứng
2.2.1.Chứng khí trệ huyết ứ: Bế kinh, tinh thần uất ức, phiền thao dễ cáu, ngực buồn bằn, sườn đau, bụng dưới chướng đau, ven lưỡi tím hoặc có điểm tím, mạch huyền hoặc sáp.
Phép chữa: Hành khí hoạt huyết
Phương thuốc ví dụ: Gia vị ô dược thang hợp với Đào hồng tứ vật thang gia giảm
Đương quy  3 đ/c   Xuyên khung 1,5 đ/c
Xích thược  3 đ/c   Đào nhân  3 đ/c
Hồng hoa  1,5-3 đ/c  Ô dược             1,5-3 đ/c
Mộc hương   1,5 đ/c              Hương phụ  3 đ/c
Diên hồ sách 3 đ/c
Gia giảm: Kiêm có bụng lạnh là hình ảnh hàn gia Nhục quế 5 phân- 1 đ/c, Ngải diệp 1,5 đ/c
2.2.2.Chứng đàm trở: Bế kinh, hình thể béo phì, ngực buồn bằn bụng chướng, ụa lung tung nhiều đờm, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế hoạt.
Phép chữa: Hóa đàm hành trệ
Phương thuốc ví dụ: Thương phụ đạo đàm thang gia giảm.
Thương truật              3 đ/c              Hương phụ  3 đ/c
Trần bì              1,5 đ/c                         Bán hạ  2 đ/c
Phục linh  3 đ/c   Chế nam tinh 1,5 đ/c
Sinh khương              1 đ/c               Chỉ xác  1,5-3 đ/c
Đương quy  3 đ/c   Xuyên khung 1,5 đ/c
2.3.Hoặc cũng trên cơ sở biện chứng về hai loại lớn là hư, thực nhưng trong đó  lại phân ra tỷ mỉ hơn để biện chứng thí trị như sau:
Hư thường thuộc huyết khuy, thực thường thuộc huyết trệ, đó là tiện cho học tập và nắm chắc, nay đem huyết khuy và huyết trệ trình bày rõ hơn:
2.3.1. Huyết khuy (thiếu): Âm huyết bất túc hoặc đến mức khô kiệt như đứt nguồn dòng, không có máu để ra. Nguyên nhân dẫn đến huyết khuy thường là có 4 loại tỳ hư, huyết hư, hư tổn và nhiệt luyện.
*Tỳ hư: Ăn uống không hạn chế, làm lụng quá mức gây tổn thương tỳ khí, làm cho công năng sinh hóa không đủ.
*Huyết hư: Thổ huyết hoặc ra máu thời gian dài hoặc để quá dày, sảy thai đẻ non mất máu quá nhiều hoặc mắc bệnh  trùng tích lâu dài tiêu hao huyết khí đến nỗi  huyết hải trống rỗng.
*Hư tổn: Ưu sầu lo nghĩ làm tổn hao tâm huyết, âm khuy hỏa cang làm cho doanh huyết  khô dần; hoặc tình dục quá mức, tướng hỏa động ở trong, luyện mất doanh huyết.
*Nhiệt luyện: Tâm vị tích nhiệt ẩn náu ở trung tiêu, tân dịch và kinh nguyệt vì nhiệt tà đó luyện, bể huyết khô khan.
2.3.2. Huyết trệ: Huyết vốn không hư mà là tà khí vướng tắc, kinh mạch không thông là nhân tố dẫn đến huyết trệ, thường thấy có 4 loại khí uất, huyết ứ, hàn ngưng và đàm trệ:
- Khí uất: Thất tình uất kết, khí trệ không thư, kinh mạch vướng tắc, không đi xuống được.
- Huyết ứ: Sau thời gian hành kinh hoặc đẻ, huyết dư chưa hết, hoặc vì hàn ngưng hoặc bởi khí kết, ứ trệ trong bào cung (dạ con)
- Hàn ngưng: Sau thời gian hành kinh hoặc đẻ, hàn tà thừa hư xâm nhiễm, kết ở bào cung, vướng ở kinh mạch đó.
- Đàm trệ: Đàm thấp đình trệ ở hai mạch Xung, nhâm, úng tắc ở cửa dạ con.
PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Bệnh này khi mới nổi lên rất giống nhau với thời gian sớm của có thai, khi gặp chứng phải chú ý phân biệt, nay kê thành bảng ở dưới.
Nguyên tắc chữa bế kinh, huyết khuy nên bổ, nên dưỡng, lấy dưỡng làm chủ, kiêm cố đến tỳ vị, nếu huyết để khuy cực mà thành huyết khô, lại cần tư dưỡng can thận. Huyết trệ nên công nên thông lấy hoạt huyết điều khí làm chủ, nặng ở thông điều huyết mạch ; Nếu ứ trệ quá lâu, trong có huyết khô khan ta lại phải cấp lấy công phá, công xong rồi lại phải coi trọng bổ hư. Đến ở phép trị cụ thể vẫn cần căn cứ bệnh tình, nắm chắc nguyên tắc kể trên để biện chứng xử lý. Ngoài đó ra,liệu pháp châm cứu tắm hơi đối với bệnh này cũng có hiệu quả rất tốt, có thể phối hợp sử dụng.
Bảng phân biệt bế kinh với thời gian sớm của mang thai:

Tên gọi Biểu hiện lâm sàng nói chung Tình huống kinh nguyệt ngừng dứt Mạch tượng
Bế kinh Thực chứng: Bụng trướng, bụng đau, không ưa day ấn.
Hư chứng: Sắc mặt không tươi, bụng không chướng đau, tinh thần hèn yếu, sốt về chiều, mồ hôi trộm. Thường từ thời gian cuối, giảm dần, hoặc trước sau không định thời gian mà đến dừng bế. Xích mạch vi sáp, hoặc xích hoạt mà kể trục không đều.
Mang thai thời gian sớm Kém ăn sợ ăn, quặn bụng trên thèm chua, đầu tối thân mệt, ham ngủ, sợ lạnh. Thường từ như thường mà đột nhiên ngừng dứt. Mạch tượng hoạt lợi hòa bình, hoặc mạch thốn bộ bên phải và hai mạch xích hoạt lợi, hoặc mạch vi nhược mà hai mạch xích ấn ở đó không mất mạch.

2.3.3. Huyết khuy chứng:
*Tỳ hư chứng: Bế kinh mấy tháng, sắc mặt vàng nhạt, tinh thần không hăng hái, tay chân lạnh hoặc phù thũng, đầu tối đầu căng, tim thổn thức hụt hơi, có khi bụng chướng ưa ấn, miệng nhạt không thấy vị, ăn uống giảm ít, phân lỏng, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn vô lực. Chữa thì nên bổ tỳ ích khí, dùng phương Sâm linh bạch truật tán (Xem ở bài 1 Kinh nguyệt không đều, điểm 3 - Hành kinh đến trước hoặc sau thời gian không nhất định). Nếu suy nghĩ hại tỳ, hay quên, thổn thức, hồi hộp, mồ hôi trộm, lại nên dưỡng tâm kiện tỳ, ích khí bổ huyết , dùng phương Quy tỳ thang (Xem ở bài 1 Kinh nguyệt không đều, điểm 1 Hành kinh đến trước thời gian)
* Huyết hư chứng: Kinh nguyệt mấy tháng không hành, sắc mặt vàng úa,hai mắt không có thần, đầu mắt xoay mơ hồ, có khoảng đau đầu, tim thổn thức hụt hơi, không nghĩ đến ăn uống, thậm chí hình thể gày mòn, da dẻ khô táo, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng hoặc không rêu, mạch tế sáp. Chữa thì nên bổ huyết dưỡng huyết, mượn lấy ích khí dùng phương Thánh du thang (Đông viên thập thư):
Thục địa (sao rượu) 2 đ/c    Hoàng kỳ  2 đ/c
Nhân sâm  1 đ/c    Đương quy  2 đ/c
Xuyên khung              1 đ/c                           Bạch thược  2 đ/c
*Hư tổn chứng :Kinh nguyệt mấy tháng không hành, thân thể gày mòn, sắc mặt trắng bủng, hai gò má hồng về chiều, lòng bàn tay bàn chân phát nóng, sau giờ ngọ hơi sốt, da dẻ khô táo không mềm mại hoặc có ho hắng nhổ ra máu, văng đờm không dễ, môi hồng miệng khô tâm phiền, hụt hơi, thậm chí suyễn dồn không yên, tim thổn thức, giấc ngủ không yên, môi khô hồng, lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng hơi vàng, quá lắm thì sáng trơn không rêu, mạch tế sác vô lực. Chữa thì nên ích tâm khí, dưỡng can thận, mượn lấy hoạt huyết. Thể không hư nhiều lắm thì dùng phương Bá tử nhân hoàn (Phụ nhân đại toàn lương phương) (1) hợp với phương Trạch lan thang (Phụ nhân đại toàn lương phương) (2):
(1): Bá tử nhân (sao), Ngưu tất (rửa rượu), Quyển bách mỗi thứ nửa lạng, Trạch lan 2 lạng, Tục đoạn 2 lạng, Thục địa hoàng (ngâm rượu nửa ngày rồi giã trong cối đá thành cao) 3 lạng. Làm nhỏ, luyện mật làm viên, to như hạt ngô đồng, lúc bụng đói uống với nước cơm đưa xuống 30 viên.
(2): Trạch lan 3 lạng, Đương quy 2 lạng, Thược dược (sao rượu)  2 lạng, Cam thảo 5 đ/c. Thuốc trên làm nhỏ mịn, mỗi lần dùng 5 đ/c, nước 2 lít, sắc còn 1 bát uống nóng.
- Hư nhiều lắm thì dùng phương Nhất quán tiễn (Ngụy ngọc hoàng phương):
Đại sinh địa  5 đ/c   Sinh quy thân 5 đ/c
Cam kỷ tử  3 đ/c   Bắc sa sâm  3 đ/c
Đại mạch đông 3 đ/c   Sao xuyên luyện tử  5 đ/c.
- Nếu kiêm thấy ho hắng nhổ ra máu, lại nên tư âm nhuận phế, dùng phương Quỳnh ngọc cao (Hồng thị tập nghiệm phương):
Nhân sâm  6 lạng   Sinh địa hoàng 4 cân
Bạch phục linh 12 lạng                           Bạch mật  2,5 cân
Số thuốc trên đem Nhân sâm, Phục linh làm nhỏ mịn, mật thì dùng lụa sống lọc qua. Địa hoàng lấy nước trấp tự nhiên, khi giã không dùng vật bắng sắt, lấy hết nước cốt (trấp) bỏ bã, cùng với thuốc cho vào 1 nơi đảo trộn đều, cho vào trong đồ đựng bằng bạc, bằng đá hoặc bình gốm tốt, dùng giấy sạch bịt kín 20-30 lớp. Cho vào nấu ngâm chìm đến cổ bình, lấy củi dâu đun 3 ngày 3 đêm, lấy ra dùng sáp ong bịt kín chắc, treo vào trong giếng để khử hỏa độc, sau 1 ngày thì lấy ra,lại đun 1 ngày xong lấy ra đợi dùng. Mỗi lần uống 2-3 thìa, hòa vào nước sôi uống.
2.3.4.Nhiệt luyện chứng: Kinh nguyệt mấy tháng không hành, sắc mặt vàng hai gò má phát hồng, tâm phiền, tính hấp tấp, ban đêm sốt cơn, miệng đắng, hầu họng khô táo, ăn nhiều dễ đói, bắp thịt gầy mòn, phân bí, chất lưỡi sáng đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng mỏng mà khô, mạch huyền tế sác. Chữa thì nên tả nhiệt tồn âm, mượn lấy dưỡng huyết, dùng phương Ngọc trúc tán (y tông kim giám): Đương quy, Xuyên khung, Thục địa, Bạch thược mỗi thú đều 2 đ/c; Đại hoàng, mang tiêu, Cam thảo, môic thứ đều 1 đ/c.
Nghiền chung nhỏ mịn, mỗi lần dùng 8 đ/c, sắc với nước, uống trước bữa ăn.
2.4. Huyết trệ chứng:
2.4.1. Khí uất chứng: Kinh bế không hành, tinh thần uất ức không vui, phiền thao dễ cáu, đầu xoay tai ù, ngực dạ chướng bứt rứt, hai bên sườn đau căng, không nghĩ đến ăn uống, có lúc muốn thở dài, có lúc ợ hơi, rêu lưỡi hơi vàng  mà dầy, mạch huyền. Chữa thì nên hành khí thư uất, dùng phương Khai uất nhị trần thang (Vạn thị phụ khoa):
Trần bì, Bạch phục linh, Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, mỗi thứ đều 1 đ/c; Bán hạ, Thanh bì, Nga truật, Binh lang mỗi thứ 7 phân; Cam thảo, Mộc hương mỗi thứ 5 phân, Sinh khương 2 lát.
2.4.2.Huyết ứ chứng: Kinh nguyệt mấy tháng chưa đến, sắc mặt xanh tối, bụng dưới chướng cứng đau đớn, ấn nặng càng đau nhiều, ngực bụng cũng cảm thấy chướng đày, miệng khô không uống nước sắc lưỡi tím tối hoặc có điểm nhỏ đỏ tím, mạch trầm huyền. Nếu ứ tích quá lâu đã thành huyết khô thì tứ chi mệt mỏi, có khi sốt về chiều, da dẻ khô táo, quá lắm thì dạng như vảy cá, mạch trầm mà sáp. Chữa thì nên hoạt huyết hành ứ dùng phương Thông ứ thang (xem ở bài 1 Kinh nguyệt không đều, điểm 3 Hành kinh đến trước hoặc sau thời gian không nhát định)
- Nếu đã thành huyết khô da thịt và móng nhám, nên hành huyết phá ứ, dùng phương Đại hoàng thứ trùng hoàn (kim quỹ yếu lược):
Đại hoàng chưng 2,5 lạng (10 phân cổ), Hoàng cầm 2 lạng, Cam thảo 3 lạng, Đào nhân 1 thăng, Hạnh nhân 1 thăng, Thược dược 4 lạng, Can địa hoàng 10 lạng, Can tất 1 lạng, mang trùng 1 thăng, Thủy điệt 100 con, Tề tào (ấu trùng kim quy)1 thăng, Thứ trùng nửa thăng. Làm nhỏ mịn luyện mật làm viên to như hạt đâu xanh uống 5 viên với rượu, ngày 3 lần uống (lượng dung fcó thể dựa vào thể chất mà tăng giảm)
2.4.3. Hàn ngưng chứng: Kinh nguyệt đình bế mấy tháng, mặt xanh, bụng dưới lạnh đau, tứ chi không ấm, hoặc ngực buồn bằn, quặn bụng trên, hoặc phân không chắc, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn. Chữa thì nên ôn kinh tán hàn hành trệ, dùng phương Ôn kinh thang (Phụ nhân đại toàn hương phương): Đương quy, Xuyên khung, Thược dược, Quế tâm, Bồng nga truật, Mẫu đơn bì mỗi thứ đều 1 đ/c. Đẳng sâm Ngưu tất, Cam thảo đều 2 đ/c.
2.4.4. Đàm trệ chứng: Kinh nguyệt đình bế không hành ngực buồn bằn nôn quặn có khi mửa ra đờm dãi, miệng nhạt không có vị, tinh thần mệt mỏi, ăn uống giảm ít, ra khí hư sắc trắng mà lượng ít rêu lưỡi trơn, mạch hoạt. Chữa thì nên hóa đàm hành trệ, dùng phương Khung quy nhị trần thang (xem bài 1 - kinh nguyệt không đều, điểm 2 - hành kinh đến sau thời gian)
III. THUỐC CHẾ SẴN:
- Ích mẫu bát trân hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống
- Nhân sâm dưỡng vinh hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống
- Phụ khoa thập vị phiến, mỗi lần uống 5 viên ép, mỗi ngày 3 lần uống
- Đương quy hoàn, mỗi lần uống 15 viên, mỗi ngày 2 lần uống
- Hà sa phiến, mỗi lần uống 4 viên ép, ngày 2 lần uống
Các loại thuốc kể trên đều dùng hợp ở hư chứng bế kinh
- Tứ chế hương phụ hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống
- Tiêu dao hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống
- Việt cúc hoàn, mỗi lần 1,5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống
Các loại thuốc kể trên đeug dùng hợp ở khí trệ huyết ứ bế kinh, đều có thể hợp dùng cùng với cao ích mẫu thảo
- Khung quy nhị trần hoàn, mỗi lần uống 1,5, mỗi ngày 2 lần uống
- Khung quy bình vị hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c. Hai thuốc trên đều hợp ở đàm trở bế kinh
- Cao kê huyết đằng, mỗi lần uống 5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống, rót nước sôi vào ngoáy uống. Chứng hư, thực bế kinh đều dùng hợp
- Cao Ích mẫu thảo, mỗi lần 5 đ/c, mỗi ngày 2 lần. Dùng hợp ở thực chứng bế kinh
IV. PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ
- Ích mẫu thảo 2 lạng, đường đỏ 1 lạng sắc nước uống
- Thiếu thảo 1 lạng, thêm rượu 0,5 bát nước 0,5 bát sắc uống
- Kê huyết đằng 3 -4 lạng sắc đậm thêm đường đỏ uống nóng, ngày uống 2 lần
- Vãn Tàm sa 4 lạng sao thành sắc vàng bọc vải dùng rượu vàng 1 cân 8 lạng (rượu ngọt cũng được)
Dùng bình sành sắc sôi sục lên, bỏ Vãn tàm sa, uống rượu, mỗi lần 1 lạng ngày uống 2 lần
Các phương kể trên dùng hợp ở thực chứng bế kinh
V. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU.
Thể châm :Quan nguyên, Tam âm giao, Hợp cốc.
Chứng hư hàn thì cứu thêm Túc tam lý.
Nhĩ châm : Tỳ, Can, Thận, Nội phân bí.
*GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC :
1 - Ích mẫu bát chân hoàn ( xem ở bài 1 - Kinh nguyệt không đều ).
2 - Nhân sâm dưỡng vinh hoàn ( như trên ).
3 - Phụ khoa thập vị phiến ( như trên ).
4 - Đương quy hoàn ( như trên ).
5 - Hà xa phiến : Bột nhau thai ép thành viên ép, mỗi viên ép 1 phân.
6 - Tứ chế hương phụ hoàn ( Xem ở bài 1 - Kinh nguyệt không đều ).
7 - Tiêu giao hoàn ( như trên ).
8 - Việt cúc hoàn :
Xuyên khung             2 đ/ c.   Thương truật              3 đ/c.
Hương phụ  3 đ/c.   Hắc sơn chi  2 đ/c.
Lục khúc  3đ/c.
Tán mịn làm viên.
9 - Khung quy nhị trần hoàn :
Đương quy, Xuyên khung, Chế bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo.
10 - Khung quy bình vị hoàn :
Đương quy, Xuyên khung, Thương truật, Chế bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Hoạt thạch, Phòng phong, Hương phụ, Chế nam tinh, Khương hoạt, Lục khúc.
11 - Cao kê huyết đằng :Kê huyết đằng.
12 - Cao ích mẫu thảo ( Xem ở bài 1 - Kinh nguyệt không đều )


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đông y châm cứu – Học viên quân y – Xuất bản 1991
2. Thường kiến bệnh trung y lâm sàng thủ sách, giang tô tân y học viện đệ nhất phụ thuộc viên biên, NDVSXB Xã - bắc kinh – 1973
3. Trung y phụ khoa giản biên, Thành đô trung y học viện phụ khoa giáo nghiên tổ biên, NDVSXB Xã - Bắc kinh – 1973
4. Trung y ngoại khoa giản biên, Thượng hải trung y học viện, ngoại khoa giáo nghiên tổ biên, NDVSXB Xã - Bắc kinh – 1972
5. Kinh nghiệm của tác giả.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ