Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Châm cứu trị liệu

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 1867

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19108

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051372

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

XII.TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH

Chủ nhật - 08/12/2019 10:59
XII.TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH
(Khí huyết của Can đi dọc qua phần chính giữa mặt âm của chân)
Túc Quyết âm Can kinh chủ trị:
“Nội kinh” nói rằng: Can là chức vụ Tướng quân, mưu lự từ đó mà ra.
Can, cái gốc của sự quyết đoán, chỗ ở của hồn, cái đó biến hóa ở móng, dã xung (đầy đủ) ở gân, đã sinh huyết khí, là dương trong thiếu dương, thông với khí mùa xuân. Phương Đông màu xanh, thông vào với Can, khai khiếu ở mắt, chứa tinh ở Can, làm bệnh phát kinh (co giật). Vị đó là chua, loại là thảo, súc là gà, cốc là lúa mạch, là ứng với 4 mùa, trên trời thấy Tuế tinh thì đã biết bệnh ở gân, âm là Giốc, số là 8, mùi là tao (hôi mốc), dịch là nước mắt.
Phương Đông sinh phong, phong sinh mộc, mộc sinh chua, chua sinh Can, Can chủ gân, cân sinh Tâm, Can chủ mắt. Ở trời là huyền, ở người là đạo, ở đất là hóa, hóa sinh ra ngũ vị, đạo sinh ra hiểu biết, huyền sinh ra thần. Ở trời là phong, ở đất là mộc, ở mình mẩy là gân, ở tạng là Can, ở sắc là màu xanh rêu, ở thanh là tiếng hô, ở biến động là nắm chặt tay lại, ở chí là giận dữ, giận dữ thì hại Can, buồn thắng giận dữ, phong thì hại gân, táo (khô khan) thì thắng phong, chua thì hại gân, cay thắng chua.
Túc Quyết Âm Can kinh huyệt ca:
Nhất thập tam huyệt Túc Quyết âm,
Đại đôn, Hành gian, Thái xung xâm,
Trung phong, Lãi câu, Trung đô cận,
Tất quan, Khúc tuyền, Âm bao lâm,
Ngũ lý, Âm liêm, Dương thỉ huyệt,
Chương môn thường đối Kỳ môn thâm.
Đó là một đường dọc, bắt đầu từ ở Đại đôn, hết ở Kỳ môn, lấy Đại đôn, Hành gian, Thái xung, Trung phong, Khúc tuyền làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu từ ở mép chòm lông trên ngón chân cái, lên theo cạnh trên mu bàn chân, cách mắt cá trong chân 1 thốn, trên mắt cá 8 thốn, giao ra phía sau Thái âm, lên cạnh trong Thái âm, lên cạnh trong kheo chân, theo đùi, vào âm bộ, đi quanh bộ máy sinh dục, phía dưới bụng dưới, kẹp 2 bên dạ dày, thuộc vào Can, có Lạc sang đảm lên xuyên qua cách, rải ra sườn, theo sau hầu họng, lên vào góc trên, nối liền với mắt, lên ra trán, hội với Đốc mạch ở đỉnh đầu.
Còn một nhánh nữa, từ hệ mắt xuống phía trong má, vòng phía trong môi. Còn một nhánh nữa ở bụng từ gan, tách ra xuyên qua cách lên trú ở phế, nhiều huyết, ít khí, giờ Sửu khí huyết trú ở đó.
Tạng đó là Ất Mộc, mạch tại tả Quan bộ.
Đạo dẫn bản kinh:
Can lấy mắt làm huyệt, người ta ngủ thì huyết quy về Can, mắt nhờ đó mà có thể nhìn thấy. Thường thì ngủ lại có vô danh hoặc hóa ở mùa hạ không thể chùng giãn ra để mà ngủ, cũng không thể không ngủ. Nếu như Đảm hư hàn mà chẳng ngủ, thì tinh thần mệt mỏi, chí lại không an. Can thực nhiệt thì ngủ quá nhiều làm cho Tuệ kính sinh bụi, thiện căn chôn đi mất, tất cả không điều Can Đảm, như sáp đó là ma đạo vậy. Cử ra những lời cần thiết: Không cáu giận, không ngủ ban ngày, ngủ là hình, không ngủ là thân, cái tinh của cái ngủ cũng là cái linh của thân. Người ta có thể ngủ ít, thì về già sinh tỉnh tính, trí thức sáng sạch, chẳng riêng chỉ thần khí thanh sáng, giác mộng cũng yên. Nếu như tham ngủ thì huyết chảy về trong tâm, nguyên thần rời chỗ ở, không chỉ nói yểm tính trời, thần cũng theo cảnh mà hôn mê. Tam Phong có nói: “Giữ lấy cái mộng trong mộng, tìm kiếm cái huyền trên cái huyền. Tự theo biết được cái Nàng sống ở mặt, cười mà bảo rằng Bồng lai ở trước mặt”.
Thúc thủ mộng trung chi mộng,
Sưu cầu huyền thượng chi huyên,
Tự tòng thức đắt nương chi diện,
Tiểu chỉ bồng lai, tại mục tiền.
Nó là như thế đấy.
« Nội kinh » nói rằng : « Ba tháng mùa xuân, đó là phát trần, trời đất bắt đầu sinh, vạn vật đã tươi tốt, đêm nằm, ngày dậy, rộng ». Bước ở đình, xõa tóc hoãn hình, đã làm chí sinh, đó là ứng với khí mùa Xuân. Đó là đạo dưỡng sinh vậy. Ngược lại với như thế là thương Can, điều đó lại không thể không biết.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1.ĐẠI ĐÔN :大敦(Đôn hậu to lớn)
- Vị trí : Ở cạnh ngoài phía sau gốc móng ngón chân cái, lấy chính giữa gốc móng ngón chân cái lui về phía sau 1 phân, rồi lại từ đó ra cạnh hơn 1 phân là huyệt. Chỗ mạch Túc Quyết âm Can xuất là Tỉnh, Mộc.
- Cách châm cứu : Châm chếch 1 – 3 phân, hoặc chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Kinh nguyệt quá nhiều (cứu là chính) ; đái dầm dề ; trúng gió ; sán khí ; sa dạ con ; viêm trứng dái ; băng huyết ; lậu huyết ; 5 thứ lậu, 7 thứ sán khí ; đau trong đầu dương vật ; ra mồ hôi ; dái co lên vào trong bụng dưới ; to một bên dái ; đau giữa rốn bụng ; rầu rĩ không vui ; bệnh bên phải cứu bên trái, bệnh bên trái cứu bên phải. Bệnh bụng chướng sưng, bụng dưới đau ; nhiệt ở trong hay nằm ; thi quyết đau trong cửa mình.
- Tác dụng phối hợp : với Trường cường trị tiểu trường sán khí ; với Ẩn bạch cứu bằng cỏ bấc đèn trị kinh nguyệt quá nhiều.
2.HÀNH GIAN :行間(Nơi đi, nơi làm, khoảng cách đi)
- Vị trí : Ở khe nối 2 ngón cái và ngón thứ 2, lui về phía sau khoảng nửa thốn, chỗ mạch Túc Quyết âm Can lưu, là Vinh, Hỏa, Can thực tả ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 phân, cứu 3 mồi hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Kinh nguyệt không đều ; tắc kinh ; đau đầu ; mất ngủ ; bệnh tinh thần ; động kinh ; trẻ em kinh phong ; choáng váng xây xẩm ; thanh quang nhãn ; đau thần kinh liên sườn ; viêm trứng dái ; đau trường sán ; kinh nguyệt quá nhiều ; mồ hôi trộm ; đau dương vật ra chất trắng đục ; đái rơi rớt ; mắt sưng đỏ đau ; điên nhàn ; nôn ựa ; bụng dưới chướng ; ỉa như tháo cống ; còng bế ; tiêu khát ham uống ; hay giận ; tứ chi tức ; chuột rút ; ho ngược nôn ra máu ; lưng dưới đau không thể cúi ngửa ; Can và Tâm đau ; màu xanh xanh giống như chết ; suốt ngày không thể thở được ; miệng méo ; tật điên ; ngắn hơi ; tứ chi quyết lạnh ; mắt mờ mờ không muốn nhìn ; trong mắt chảy nước mắt ; thở dài ; ỉa đái khó ; bảy thứ sán và hàn sán ; trúng gió ; Can có tích gọi là Phì khí ; phát sốt rét lâu ngày ; đàn bà bụng dưới sưng mặt như bụi rắc rời.
- Tác dụng phối hợp : với Phong trì, Hợp cốc trị thanh quang nhỡn ; với Dũng tuyền, trị tiêu khát, đái đường ; với Thái xung trị trong họng khô hay khát ; với Hoàn khiêu, Phong thị chữa lưng và bụng dưới đau ; với Túc tam lý, Nội quan chữa cao huyết áp.
3.THÁI XUNG :太沖(Xông lên rất mạnh ; huyệt Nguyên, Du ,Thổ)
- Vị trí : Ở khe xương bàn ngón chân 1 – 2, phía trên nếp gấp nối ngón khoảng 2 thốn, chỗ lõm trước gốc xương bàn giáp nhau. Chỗ mạch Túc Quyết âm trú là Du, Thổ. « Tố Vấn » nói : Con gái thì 2 x 7= 14 tuổi, mạch Thái xung thịnh, kinh nguyệt đã có khi xuống, do đó có thể có con, lại chẩn mạch Thái xung của người có bệnh có hay không để quyết sự sống chết.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Đau đầu ; choáng váng xây xẩm ; đau sườn ngực ; mắt đau nóng ; động kinh ; trẻ em kinh phong ; đau mắt ; kinh nguyệt không đều ;lị ; cao huyết áp ; mất ngủ ; viêm gan ; viêm tuyến vú ; chứng tiểu cầu giảm ; đau buốt các khớp ở tứ chi ; đau họng ; đau lưng ; ung vú ; sau khi đẻ mồ hôi ra không dứt ; còng bế ; tim đau ; mạch huyền ; mã hoàng ôn dịch ; vai sưng ; mép thương ; hư lao ; phù thũng ; thắt lưng dẫn vào bụng dưới đau ; hai hòn dái co lên ; ỉa sền sệt lỏng ; đái rơi rớt ; đau âm hộ ; mặt và mắt màu xanh ; ngực sườn chi tức ; chân lạnh ; can tâm đau, xanh ngắt giống như chết ; suốt ngày không thở được ; ỉa khó, ỉa ra máu ; đái buốt ; tiểu trường sán khí ; quý sán ; đái không dễ ; nôn ra máu ; nôn ngược lên ; phát rét ; họng khô ; hay khát ; sưng khuỷu tay ; đau phía trước mắt cá chân trong ; buồn bẳn ; cẳng chân buốt ; dưới nách có nhọt, mã đao dò ; môi sưng ; con gái ra máu nhỏ giọt không dứt.
- Tác dụng phối hợp : với Đại đôn trị sán khí ; với Hợp cốc trị tắc mũi, sâu mũi ; với Bách hội, Tam âm giao trị đau hầu họng ; với Hợp cốc gọi là « Tứ quan » huyệt có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật, run rẩy, làm giảm huyết áp ; với Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý trị tứ chi đau buốt ; với Tam âm giao trị con gái ra máu nhỏ giọt không dứt ; với Thần khuyết (giữa rốn, chỉ cứu) Tam âm giao trị ỉa như cháo loãng.
4.TRUNG PHONG :中封(Kín ở bên trong ; có tên là Huyền tuyền)
- Vị trí : Ở phía dưới và trước mắt cá trong 1 thốn, cạnh trong gân có chỗ lõm là huyệt, chỗ mạch Túc Quyết âm Can hành là Kinh, Kim.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Đau bụng dưới ; bí đái ; đau sán khí ; di tinh ; đau dương vật ; viêm gan ; đau bụng dưới ; bệnh ở khớp cổ chân và các tổ chức phần mềm chung quanh ; mình vàng mà sốt nhẹ ; đau thắt lưng ; đau đầu gối ; đau khớp cổ chân ; sốt rét lâu ngày ; màu xanh xanh phát rét run ; bụng dưới sưng đau ; đau âm ỉ xung quanh rốn ; năm chứng lậu không thể đi đái được ; chân quyết lạnh ; không ham ăn ; thân không thể cử động được ; hàn sán ; dương vật mềm yếu mất tinh (hoạt tinh) ; gân co ; âm bộ co vào trong bụng dẫn đau.
- Tác dụng phối hợp : với Can du, Ế minh, trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính ; với Thái xung trị bước đi khó khăn ; với Tứ mãn trị cổ chướng.
5.LÃI CÂU :蠡溝(Cái rãnh do con mọt làm ra; có tên là giao tín; huyệt Lạc với Túc thiếu dương Đởm )
- Vị trí: Từ mắt cá chân trong lên 5 thốn, sát sau xương chày, là Lạc của Túc Quyết âm tách ra đi sang thiếu dương.
- Cách châm cứu: Châm chếch dưới da theo bờ xương sâu 3- 5 phân, khi chữa bệnh vùng gan châm chếch lên beo thờ xương tiến kim từ 1- 2 thốn, sau khi đắc khí, vê kim góc độ lớn, cảm giác thấy chướng tức lan đến gối, có khi lên đến bộ máy sinh dục. Cứu 1- 3 mồi, hơ 3 – 5’.
- Chủ trị: Kinh nguyệt không đều; đi tiểu khó; đau ống chân; viêm màng trong dạ con; đau sán khi; viêm trứng dái; sa dạ con; băng lậu huyết và khí hư; đau vùng thắt lưng; liệt dương; bụng dưới chướng tức đau bạo như còng bế; sặc nhiều lần; sợ hồi hộp; ít hơi không đủ; buồn buồn không vui; trong họng khó chịu như có cục thịt thở; lưng trên cong cấp không thể cúi ngửa; dưới rốn tích khí như đá; ống chân lạnh buốt; co duỗi khó; khí nghịch thì hòn dái tự nhiên đau; thực thì dương vật vươn dài, tả ở đó, hư thì bạo ngứa, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp: với Thái xung, Khúc tuyền trị viêm trứng dái, đau sán khí.
6.TRUNG ĐÔ:中都(Đô thành ở giữa; có tên là Trung khích)
- Vị trí : Ở mắt cá trong lên 7 thốn, sát cạnh xương chày, trên huyệt Lãi câu 2 thốn
- Cách châm cứu : Chêm chếch từ 0,5 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Kinh nguyệt không đều; băng huyết; rong huyết; đau sán khí; đau bụng dưới; đau khắp ở chi dưới; viêm gan cấp tính; chi dưới tê bại; ruột giãn ra, ống chân lạnh; sau khi đẻ nước hôi không dứt.
- Tác dụng phối hợp : với Tam âm giao, Huyết hải trị kinh nguyệt không đều.
7.TẤT QUAN: 膝關(có quan hệ đến khớp gối)
- Vị trí: Ở phía dưới và sau của đầu trên ụ lồi xương chày, sau huyệt Âm lăng tuyền khoảng 1 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1- 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Đau khớp gối, thống phong, đau trong hầu họng
8.KHÚC TUYỀN:曲泉(Con suối ở chỗ cong gập)
- Vị trị: Ở cạnh trong khớp gối, khi co khớp gối vuông góc, huyệt ở chỗ lõm phía sau cục lồi xương đùi, phía trên nếp gấp khuỷu chân phía trước 2 gân cơ, chỗ mạch Túc Quyết âm Can nhập là Hợp, Thủy, Can hư bổ ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim ra phía cạnh ngoài chân, châm sâu từ 0,5 – 1 thốn, có thể thấu huyệt Dương quan, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Khớp gối sưng đau; di tinh; liệt dương; sán khí; đau bụng dưới; ngứa hạ bộ; sa dạ con; viêm âm đạo; viêm tiền liệt tuyến; viêm thận; bệnh tật ở khớp gối và các tổ chức phần mềm chung quanh; đau trong dương vật; đái rất đau; ỉa ra máu mủ; bụng sườn đầy tức; còng bế; ít hơi; ỉa dễ; tứ chi không nâng lên được; thực thì thân mình và mắt choáng đau; mồ hôi không ra; mắt mờ mờ; phát cuồng; chảy máu cam; thở xuyễn; bụng dưới đau dẫn vào hầu họng; phòng lao mà mất tinh (tảo tiết tinh); thân thể cực đau; ống chân sưng; đầu gối và cẳng chân lạnh đau; con gái có máu hòn; ấn ở đó như nước nóng chảy vào trong đùi.
- Tác dụng phối hợp: Khúc tuyền thấu Dương quan trị gối sưng đau; với Chiếu hải, Tam âm giao, Quan nguyên trị đau bụng dưới; với Cấp mạch, Tam âm giao trị đau sán khí; với Chiếu hải, Đại đôn trị sa dạ con; với Hành gian trị còng bế (căng bọng đái), đau trong dương vật.
9.ÂM BAO: 陰包(Cái bọc ở mặt âm)
- Vị trí : Phía trên ụ lồi cạnh trong xương đùi lên 4 thốn, giữa 2 gân cạnh trong bắp đùi, co chân mà lấy huyệt.
- Cách châm cứu : Châm đứng 1 - 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’.
- Chủ trị : Đau lưng; đau bụng dưới; đái dầm; kinh nguyệt không đều; đái không cầm; căng bọng đái; đau thắt lưng và xương cùng dẫn vào trong bụng.
10.NGŨ LÝ:五里(Năm dặm; có tên là Túc Ngũ lý)
- Vị trí : Ở cạnh trong đùi, từ huyệt Âm  liêm xuống 1 thốn, từ Khí xung xuống 3 thốn.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim 1- 3 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Bụng chướng ; bí đái ; đái dầm dề ; bìu dái mẩn ngứa ; ham nằm ; đau cạnh trong đùi.
11.ÂM LIÊM:陰廉(Sự trong sạch ở phần âm, sạch âm)
- Vị trí: Ở bờ trên giữa xương mu sang 2,5 thốn, rồi lại xuống 2 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 - 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5’.
- Chủ trị: Đau cạnh trong đùi; khí hư quá nhiều; kinh nguyệt không đều; đau sán khí; đàn bà dứt đẻ; nếu chưa qua chửa đẻ cứu 3 mồi thì có con; viêm phần phụ; viêm cổ dạ con có mủ ; vô sinh.
12.CẤP MẠCH:急脈(Mạch khẩn cấp, huyệt dương thổ (cứt dê)
- Vị trí: Ở bờ trên xương mu sang 2,5 thốn, rồi lại xuống 1 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 - 1 thốn, cần tránh động mạch, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Đau dương vật; sa dạ con; đau bụng dưới; đau cạnh trong đùi; màng bao trứng dái tích nước (Thiên trụy – Thủy sán).
13.CHƯƠNG MÔN章門(Cửa của một chương đoạn;có tên là Trường bình – Lặc liêm; huyệt Hội của Tạng, Huyệt Mộ của Tỳ)
- Vị trí: Ở 2 bên cạnh bụng, dưới đầu dưới chót xương sườn cụt dài (11), nếu nằm nghiêng co khuỷu tay, để khuỷu tay dọc cạnh sườn, chỗ đầu nhọn mỏm khuỷu chiếu xuống cũng chính là đầu sườn cụt 11. Là huyệt Tỳ mộ ở đó. Túc thiếu dương và Quyết âm hội ở đó, là Tạng hội.
- Cách châm cứu: Châm chếch theo đầu sườn xuống 0,8 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Lá lách sưng to; ỉa chảy; tiêu hóa kém; ngực sườn đau; lưng đau không thể xoay sang cạnh; gan lách sưng to; viêm gan; viêm ruột; bụng chướng; hàn ở trong ỉa như tháo cống; đái nhiều trắng đục; các loại tích tụ hòn cục; vàng da lâu ngày biến thành đen da; thân mình vàng mà trán đen; ruột kêu rinh rinh ăn không hóa; phiền nhiệt miệng khô; không hám ăn; thở xuyễn; tâm đau mà nôn mửa ngược lên; ăn uống lại ra mất; thắt lưng và cột sống lạnh đau; tứ chi rã rời; hay sợ, ít hơi; quyết nghịch; vai và cánh tay không dơ lên được.
- Tác dụng phối hợp: với Trung quản, Phong long trị đau sườn; với Tỳ du, Công tôn, Bĩ căn (cứu) trị lá lách sưng to; với Kỳ môn, Bĩ căn, Vị du trị huyết nấp trùng làm cho gan lách sưng to; với Tỳ du, Thiên khu, Túc tam lý trị viêm ruột mãn tính; với Thái bạch, Thiếu hải trị đi ỉa.
Đông Viên nói rằng: Khó ở trường vị, lấy Thái âm, Dương minh thông xuống, lấy Tam lý, Chương môn, Trung quản.Vợ của Ngụy Sĩ Khuê từ bệnh sán, từ dưới rốn lên đến tâm đều chướng tức, nôn mửa, phiền muộn, ăn uống không xuống, Hoạt Bí Khân nói: “Cái hàn đó ở cạnh dưới, làm cách cứu ở Chương môn, Khí hải”.
14.KỲ MÔN:期門(Cái cửa của hy vọng; huyệt mộ của Can)
- Vị trí: Từ rốn lên 6 thốn là huyệt Cự khuyết, từ đó sang ngang 3,5 thốn, chỗ đầu trong cùng của khe liên sườn 6- 7. Can Mộ ở đó, Túc Quyết âm, Thái âm, Âm duy hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm chếch từ khe liên sườn 6- 7 ra ngoài, sâu 5- 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Đau dạ dày do thần kinh; đau thần kinh liên sườn; sốt rét; ít sữa; viêm gan; gan sưng to; viêm màng lồng ngực; viêm túi mật; sườn chướng; sốt rét có báng; các chứng của đàn bà sau khi đẻ; trong ngực phiền nhiệt; bôn đồn lên xuống; mắt xanh mà nôn; hoắc loạn dễ ỉa; bụng rắn cứng; xuyễn to không thể nằm yên; dưới sườn tích khí; thương hàn tâm đau như cắt; hay nôn ra nước chua; ăn không xuống; sau khi ăn muốn nôn ra nước; con trai và đàn bà huyết kết tức ngực; mắt đỏ hỏa táo; miệng khan tiêu khát; trong ngực đau không thể chịu nổi; thương hàn quá kinh không giải nhiệt nhập huyết thất; con trai thì do Dương minh mà thường ỉa ra máu mà nói nhảm; đàn bà đến lúc hành kinh, tà khí thừa hư mà vào cùng với các tật sau khi đẻ.
- Tác dụng phối hợp: với Cách du, Can du, trị đau thần kinh liên sườn; với Túc tam lý (cứu) trị co thắt cơ hoành cách; với Trung phong, Dương lăng tuyền trị viêm gan; với Đại đôn trị sán khí nổi thành hạch rắn cứng; với Chiên trung trị co thắt khí quản.
Sách CCĐT dẫn rằng: “Có một người đàn bàn nạn nhiệt nhập huyết thất, Hứa Học Sĩ nói: Tiểu Sài Hồ đã chậm, đáng châm Kỳ môn, châm ở đó như lời mà khỏi”.“... Thái dương và Thiếu dương kiêm bệnh, đầu gáy cứng đau, hoặc choáng mặt có khi như kết trong ngực, dưới tâm có cục cứng, châm rồi lưu ở Đại chùy, thứ hai là đến Phế du, Can du, cẩn thận không để phát hãn, phát hãn thì nói nhảm, năm sáu ngày mà nói nhảm không sứt, đáng đâm Kỳ môn...”.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Danh từ Huyệt vị châm cứu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ