Trang nhất » Tin tổng hợp » Bệnh thường gặp

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 1070

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18311

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050575

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Khàn tiếng do viêm thanh quản

Thứ sáu - 09/02/2018 06:10
Bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị viêm hay bị kích thích. Điều này gây ra sưng thanh quản, biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói khàn. Trong một số trường hợp viêm thanh quản, giọng nói có thể trở thành gần như không nghe được.

Viêm thanh quản có thể ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mạn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản được kích hoạt bởi nhiễm virút tạm thời hoặc biến dạng giọng nói và không nghiêm trọng.

Ma hoàng

Theo y học cổ truyền, chứng khàn tiếng trên lâm sàng được chia ra 4 loại hình:

Thể phong hàn: triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, hokhông ra tiếng, lạnh run phát sốt.

Thể phong nhiệt: triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.

Thể phế nhiệt: triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng khô họng nóng, ho khankhông đờm.

Thể phế thận âm hư: triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm, tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.

Trên lâm sàng thường gặp thể mất tiếng do cảm phải phong hàn với các triệu chứng: tiếng khản, ho, sốt, mũi tắc, tiếng thở phô, mạch phù, rêu lưỡi mỏng trắng. Phép điều trị: sơ tán phong hàn, tuyên phế khí.

Có thể dùng các bài thuốc, vị thuốc sau tùy tình hình bệnh và điều kiện bệnh nhân mà sử dụng thích hợp.

Bài thuốc dùng trong viêm thanh quản

Bài 1: Ma hoàng 8g, hạnh nhân 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, tiền hồ 12g, bối mẫu 12g, trần bì 8g, cát cánh 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Bài 2: Hoài sơn 16g, thục địa 16g, sơn thù 8g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 6g, trạch tả 8g.

Bài 3: Lá tía tô 12g, kinh giới 8g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, lá xương sông 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Bài 4: Hạnh nhân 3g, quế chi 1g. Thành phần 2 vị trên phải là tỉ lệ 3/1. Hạnh nhân bỏ vỏ, hạt. Quế chi mài thành bột, cho hạnh nhân vào giã nhuyễn, cho vào bao vải vắt lấy nước, mỗi ngày uống 5- 6 lần. Bài thuốc này có tác dụng thông phổi, tán hàn. Chủtrị mất tiếngdo phong hàn dẫn đến chứng sổ mũi…

Bài 5: Nước mía 100 - 150ml, gạo 50 - 100g. Gạo vo sạch, đổ nước mía vào, đô thêm lượng nước thích hợp nấu cháo mỗi ngày ăn 1 - 2 lần. Bài thuốc này có tác dụng thanh phế nhuận táo, có thể trị mất tiếng do phổi nóng, đổ mồ hôi dẫn đến.

Bài 6: Vỏ dưa hấu thái khô 30 - 50g, gạo 100g. Cho cả 2 vào nồi, đổ vào lượng nước thích hợp nấu cháo, cho thêm ít dầu lạc. Bài thuốc này có tác dụng trị mất tiếng do phổi nóng, toát mồ hôi dẫn đến, có tác dụng thanh phế nhuận táo.

Bài 7: Củ cải tươi lượng thích hợp, một ít nước gừng tươi. Củ cải tươi bỏ vỏ, giã nhừ, vắt lấy nước, pha nước gừng tươi vào, mỗi ngày uống một lượng tùy thích.

Một số vị thuốc có thể dùng riêng lẻ

Rẻ quạt (xạ can): có tác dụng bảo vệ, tránh tổn thương, phục hồi các dây thanh âm, kháng lại vi sinh xâm nhập, cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Ngày dùng 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10 - 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần. Hoặc có thể kết hợp rẻ quạt cùng bán biên liên, sói rừng, bồ công anh… để tăng hiệu quả điều trị và giúp cải thiện triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, phòng viêm thanh quản tái phát.

Giá đỗ: theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3g glucid, 38g canxi, 91mg phốt pho, 1,4mg sắt, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15 - 25mg và cung cấp 44 calo. Giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Dược liệu thường được dùng dưới dạng tươi sống hoặc muối chua... Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát, sau đó cho 200ml nước sôi, khuấy đều. Dùng nước này mỗi lần từ 10 - 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước, kết quả cũng rất tốt.

Mật ong và chanh tươi:

mật ong chứa nhiều vitamin A, B, C, E, các nguyên tố vi lượng, chất khoáng, men và một số kháng sinh. Bên cạnh đó, theo Đông y, chanh vị chua, tính bình, có tác dụng tạo ra nước bọt làm giảm khát, giải nhiệt, thích hợp với các chứng bệnh quá nóng sinh nhiệt, bứt rứt khó chịu, miệng khát, mệt mỏi, thiếu lực, nôn oẹ... Đặc biệt, khi chanh tươi được kết hợp mật ong, sẽ tạo nên bài thuốc tuyệt vời giúp giảm triệu chứng của các bệnh về họng như: viêm họng, khản tiếng, đau rát họng…Cách làm: cắt tỉa lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1 - 2 giờ rồi cắt ra và ngậm.

 

 

 

Tác giả bài viết: BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Nguồn tin: Báo SứcKhoẻ và Đời Sống

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ