VIÊM LỢI RĂNG

VIÊM LỢI RĂNG
Thường thấy nhất trong bệnh răng lợi là viêm lợi răng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh này lấy lợi răng chảy máu làm chứng trạng rất thường thấy, nói chung ở khi chải đánh răng, nhai vật cứng và bú hút dễ ra máu. Lợi răng hiện rõ hồng tươi, sưng căng, mềm lỏng, có thể có sạn răng, bựa răng mềm, nha khuẩn ban tụ tập, có khi ven lợi có rữa nát, khi ép ven lợi răng có phòi ra lượng ít mủ, và có thể xuất hiện rãnh lợi răng sâu thêm, mỏm đầu lợi sưng bọc nước hoặc phát thành sưng mủ lợi răng mà nảy sinh đột nhiên đau đớn. Ở một điều kiện nhất định có thể phát triển thành bệnh nha chu ( túi chân răn) đến nỗi làm cho răng chết.
Tây y cho rằng nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là kích thích cục bộ gây ra. Vệ sinh vòm miệng không tốt, không có tập quán chải răng chính xác dẫn đến ban khuẩn, sạn răng và bựa răng mềm góp đắp lên là nhân tố phát bệnh chủ yếu nhất. Sau đó là thức ăn dắt khe răng, hàng răng không ngay ngắn, sửa sang không tốt cơ thể, tập quán thở hít bằng miệng cho tới một số nhân tố toàn thân như dinh dưỡng trở ngại, bệnh nội tiết, phản ứng biến thái cũng có quan hệ với bệnh này.
Chẩn đóan bệnh này chủ yếu là dựa vào tình hình xuất huyết ở lợi răng, màu sắc lợi răng hình thái, biến hóa của chất, rãnh lợi sâu thêm, sạn răng, ban khuẩn răng tụ tập và tình hình xếp hàng của răng lợi, cho tới làm rõ người bệnh đã qua có hay không có bệnh đái đường, bệnh huyết dịch. Nếu khi lợi răng xuất huyết rất đột xuất, phải xét nghiệm máu thường quy, đếm số của tiểu cầu, thời gian xuất huyết, thời gian máu ngưng, để sơ bộ xác định có hay không có bệnh huyết dịch hoặc tình hình biến hóa cơ năng ngưng huyết nào khác.
Chữa bệnh này chủ yếu là chọn dùng thuật chữa sạch trên lợi, dược vật diệt khuẩn tiêu viêm, chữa những thức ăn nhét tắc, và phương pháp chải cọ răng để tiêu trừ nhân tố cục bộ, tiêu diệt hoặc khống chế vi sinh vật nơi vùng rãnh lợi, giảm bớt trệ lưu vùng cục bộ, kiện toàn công năng tự làm sạch vòm miệng. Đồng thời làm cho nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cấp cho chất sinh tố phù hợp.
Bệnh này ở trong lâm sàng Đông y thường thuộc phạm trù chứng " chảy máu chân răng " (Nha nục), " cuối cùng của răng " (Nha tuyên), "khe răng ra máu" (Xỉ gian xuất huyết ), " lợi răng sưng đau " (Xỉ ngận thũng đông). Đông y cho rằng phong nhiệt tà độc xâm phạm khiếu trên đầu mặt, hại tới thịt lợi mâm răng, tổn tới mạch lạc mà đưa tới chảy máu răng. Cho nên sách " Thánh tế tổng lục " viết : " Phong tà nhiệt vượt quyền ở trên, chuyển chảy ở chi mạch thủ dương minh, rót vào khe răng thì làm lợi răng hư thũng, quá lắm là khe răng ra máu, cái tính của huyết được nóng ấm thì tuôn chảy cho nên thế "
( Phong tà tiếm nhiệt tại thượng, lưu chuyển vu thủy dương minh chi mạch, chú vu xỉ gian, tắc lệch xỉ đoạn hư thũng, thậm giả xỉ gian xuất huyết, cái huyết tính đắc ôn, tắc tuyên lưu cố rã ). Hoặc đã ăn thức ăn cay nấu rán, nướng, xào, rượu mạnh, trong dạ có nhiệt ẩn náu, uất đó hóa hỏa, theo đường kinh đi lên ở chân răng, đốt lại huyết lạc mà tràn ra ngoài. Sách " Lâm chứng chỉ nam " nói : " Rượu nóng là loại giết hại dạ, đều có thể giúp hỏa làm động huyết " ( tửu nhiệt trường vị chi loại, giai năng trợ hỏa động huyết ). Thể chất hư nhược hoặc sau khi bị bệnh nhiệt, thận âm hao tổn, thận thủy bất túc, tướng hỏa viêm lên nhiễu động âm huyết nổi lên ở trên mà gây ra chảy máu chân răng. Sách " Cảnh Nhạc tòan thư " nói : " Răng chảy máu thường do ở hỏa, mà duy có âm hư là thường thấy ".( Nục huyết tuy đa do vu hỏa, nhi duy âm hư, giả vi đa ). Lại có bởi làm vất vả hại tỳ, hoặc bệnh lâu ngày tỳ khí hư yếu, công năng thống huyết không nắm giữ được, khí không nhiếp huyết, huyết không theo kinh mạch mà ngược lên ở răng miệng làm chảy máu răng.  Sách
" Huyết chứng luận " nói : " Kinh nói tỳ thống huyết, huyết đó vận hành ở trên dưới, dựa cả vào ở tỳ, tỳ dương hư thì không thống huyết " ( Kinh vận tỳ thống huyết, huyết chi vận hành thượng hạ, toàn lại vu tỳ, tỳ dương hư, tắc bất thống huyết ). ( Thích Thanh Quyền )

Các bài thuốc
1 - Sương mai nhũ một tán
* Công năng và chủ trị : Có công năng thanh nhiệt giải độc, khử rữa sinh cơ, hoạt huyết, dứt đau. Chủ trị viêm vòm miệng có tính hoại tử.
* Thành phương gồm :
  Bạch tín 3   gr Xuyên Hoàng liên  3    gr
  Xuyên Hoàng bá 3   gr Cam thảo  3    gr
  Hồng táo  3   gr Thanh đại  6    gr
  Bằng sa 12 gr Nhũ hương  15  gr
  Một dược  15 gr  Băng phiến  4,5 gr
  Nghiền chung nhỏ mịn, dùng ngòai.
* Cách dùng : Trước hết lấy dụng cụ chữa sạch sẽ, sau khi nhè nhẹ cạo bỏ chỗ tổ chức rữa và sạn vôi, bựa răng quanh chân răng, lại dùng quả bông thấm dung dịch Ôxy già hoặc dung dịch Măng gan Axít Kali ( Mãnh toan giáp ) rửa vùng có bệnh, để ức chế khuẩn yếm khí sinh trưởng, sau đó rắc đắp bột mịn của thuốc.
* Hiệu quả lâm sàng : Chữa 381 ca, nam 201 ca, nữ 180 ca. Tuổi từ 6 đến 10 nhiều nhất. Tỷ lệ có hiệu là 94,75 %. Trong đó sau khi chữa có phát lại  20 ca, chiếm 5,25 %, trải qua chữa lần thứ hai đều có chuyển tốt.
* Xử phương của : Kinh thị khẩn không y viện - Thẩm Bắc Thắng Lợi Đẳng .
* Lời bàn :
Bạch tín trong phương là thuốc tốt để khử rữa rút độc; đội ngũ có Xuyên Hoàng liên, Xuyên Hoàng bá, Thanh đại thì thanh nhiệt giải độc, khử rữa sinh cơ rất hay; phối Bằng sa, Băng phiến là thuốc thanh nhiệt tiêu sưng, khử rữa dứt đau; Cho vào Nhũ hương, Một dược nổi lên tác dụng hoạt huyết dứt đau, khử ứ sinh cái mới; Hồng táo, Cam thảo giải cái độc của Bạch tín. Bạch tín tuy là loại kịch độc, nhưng chứng thực ở lâm sàng 381 ca chưa xuất hiện phản ứng không tốt. ( Thích Thanh Quyền )
2 - Ngũ sắc tiêu cam tán
* Công năng và chủ trị : Có công năng thanh nhiệt giải độc, khử rữa cầm máu, dứt đau sinh da thịt mới. Chủ trị viêm lợi răng vỡ loét.
* Thành phương gồm :
  Thanh đại  2  phần 
  Băng phiến  1  phần
  Ngũ bội tử  1, 5  phần
  Hoàng bá  3, 5  phần
  Đảm phàn  2  phần
  Nghiền chung nhỏ mịn, dùng lưu động thạch lạp hoặc dầu ăn thực vật trộn đều làm thành dạng hồ đợi dùng.
* Cách dùng : Sau khi xử lý cục bộ sạch sẽ, dùng panh hoặc quả bông tẩm thuốc đắp rải ở trên bề mặt chỗ vỡ loét, không súc miệng, 1 ngày 3 lần.
* Hiệu quả lâm sàng :
Chữa 68 ca, dùng thuốc ngày thứ hai thấy hiệu quả, biểu hiện là giảm ra máu hoặc ngừng ra máu, thậm chí có người bệnh dùng thuốc đến ngày thứ hai đã có hiện tượng khôi phục tổ chức lợi răng mới, tuyệt đại bộ phận chữa 2 đến 3 lần là khỏi hẳn, trong đó có số rất ít nhiễm trùng nghiêm trọng, chứng trạng toàn thân rõ rệt thì phối hợp tiêm bắp thuốc tiêu độc, ngoài đó ra số còn lại đều dùng phương này và tễ súc miệng là được.
* Xử phương của : Vòm miệng - Y viện đường sắt Tập Ninh, Khoa Nội Mông cổ - Vương Thực Tam Đẳng.

* Lời bàn :
Phương này dùng Thanh đại, Ngũ bội tử để thanh nhiệt giải độc, mát huyết cầm máu; lấy Hoàng bá, Đảm phàn để thanh nhiệt táo thấp, trừ rữa cầm máu; Băng phiến để thanh nhiệt dứt đau, khử rữa sinh ra thịt da. Hợp những thứ trên dùng cho nên có hiệu quả linh nghiệm. ( Thích Thanh Quyền ).
3 - Đương quy thất tiếu tán
* Công năng và chủ trị : Có công năng hoạt huyết hóa ứ cầm máu. Chủ trị viêm lợi răng, ra máu lợi răng có tính ngoan cố.
* Thành phương gồm :
  Sinh bồ hoàng 12 gr Ngũ linh chi 10 gr
  Đan sâm 18 gr Kê huyết đằng 18 gr
  Đương quy 12 gr Sinh hoàng kỳ 20 gr
  Sơn  tra 12 gr Bạch mao căn 20 gr
  Sắc nước uống.
* Biện chứng gia giảm :
- Huyết hư gia Thục địa 12 gr, Bạch thược 15 gr.
- Khí âm lưỡng hư gia Mạch đông 12 gr, Thái tử sâm 15 gr, Sinh địa 15 gr, Kỷ tử  12 gr
- Dương hư gia Bào khương 10 gr, Nhục quế 6 gr.
* Hiệu quả lâm sàng :
Chữa 40 ca, chữa khỏi ( tự thấy chứng trạng và thể chứng mất đi, chảy máu lợi răng dừng dứt ) 20 ca; chuyển tốt ( tự thấy chứng trạng và thể chứng chuyển tốt ), chảy máu lợi răng giảm bớt rõ rệt, 16 ca; vô hiệu 4 ca. Đối với bệnh nhân đã khỏi tìm được để quan sát, dài nhất là 8 năm, ngắn nhất là nửa năm, ngoài một ca nghiện rượu chảy răng trở lại, nhưng vẫn chữa theo phép cũ thì khỏi, các ca còn lại đều chưa tái phát.
* Xử phương của : Giải phóng quân không quân Hàng Dương y viện - Hề Thái Tỳ.
* Lời bàn :
Phép hoạt huyết hóa ứ trải qua nghiên cứu chứng thực đối với huyết ứ dẫn tới xuất huyết có tác dụng cầm máu tốt đẹp. Ông Hề dựa vào bệnh này lợi răng chảy máu có sắc tím tối làm căn cứ nên đã nặng về hoạt huyết hóa ứ, tuyên thông khí huyết kinh mạch, đồng thời lại suy nghĩ đến quá trình bệnh rất dài của bệnh này, mà thuốc hoạt huyết hóa ứ dễ hao khí hại huyết, cho nên hợp dùng với Đương quy để bổ khí sinh huyết, lấy tính toán khử tà mà không hại chính, phù chính mà không vướng tà, và lại đã giúp vào công năng mát huyết cầm máu của Bạch mao căn thêm mạnh công cầm máu. Tên của phương này do người biên mô phỏng. ( Thích Thanh Quyền )
4 - Nha cam tán
* Công năng và chủ trị : Có công năng thanh nhiệt giải độc, thu liễm sinh cơ. Chủ trị viêm lợi răng vỡ loét.
* Thành phương gồm :
  Đoạn (nung) Nguyệt thạch 20  gr
  Thanh đại 10  gr
  Nguyên minh phấn 6    gr
  Chế Thạch cao  10  gr
  Băng phiến 5    gr
  Hoàng bá 10  gr
  Nghiền chung nhỏ mịn, chứa vào lọ đợi dùng.
* Cách dùng :
Trước hết dùng quả bông thấm nước muối sinh lý làm sạch vòm miệng, lại căn cứ vào bề mặt vỡ loét to nhỏ mà sử dụng phương này, mỗi lần chừng 0,5 ~ 1gram, mỗi ngày 3 đến 4 lần.
* Xử phương của : An Huy Tỉnh, Đương Đồ huyện, Tân phong vệ sinh viện - Tô Năng Hiển.
* Lời bàn :
Phương này lấy Nguyệt thạch nung làm chủ dược, lấy nó để thanh nhiệt giải độc, có được hiệu quả thu liễm sinh cơ, giúp nó có Thanh đại, Chế Thạch cao, Hoàng bá để giúp sức thanh nhiệt, thu liễm, sinh cơ; Đội ngũ có Nguyên minh phấn, Băng phiến để thành công thanh nhiệt, tiêu sưng, dứt đau. Phương này phù hợp nhất là chữa cục bộ viêm lợi răng vỡ loét ở trẻ em.
  * Hiệu quả lâm sàng : chữa 143 ca, khỏi 112 ca, chiếm 78,3 %; chuyển tốt 7 ca, chiếm 4,9 %;  vô hiệu 24 ca, chiếm 16,8 %. Trong số ca chữa khỏi từ 1 đến 3 tuổi có 39 ca, chiếm 81,3 % nhóm tuổi; 4 đến 5 tuổi chữa khỏi 54 ca chiếm 85,7 % nhóm tuổi; 6 đến 10 tuổi chữa khỏi 10 ca, chiếm 59,4 % nhóm tuổi. Để chữa khỏi, cần thời gian nói chung là từ 2 đến 3 ngày.
5 - Hoàng du băng phiến phương
* Công năng và chủ trị : Có công năng thanh nhiệt giải độc, thu liễm cầm máu, sinh cơ dứt đau. Chủ trị viêm lợi Văn Sâm thị.
* Thành phương gồm :
  Hoàng liên   9  gr 
  Địa du  12  gr
  Băng phiến  12  gr
Trước hết đem hai vị Hoàng liên, Địa du cho vào trong nồi ấm đất, thêm 150 cm3 nước trở lên, dùng lửa nóng sắc còn trên dưới 100 cm3, lọc qua bỏ bã xong cho Băng phiến vào.
* Cách dùng : Trước khi đắp thuốc dùng các loại thuốc ngậm súc làm sạch vùng bệnh, sau đó dùng quả bông tẩm thuốc sắc kể trên đắp rải, hoặc lấy băng gạc ngâm thuốc trên đắp ẩm vùng bệnh, 3 đến 4 giờ đồng hồ đắp thuốc một lần.
* Biện chứng gia giảm :
   Nếu phát sốt, uống thêm Lục thần hoàn, Hoàng liên thượng thanh đan.
* Hiệu quả lâm sàng : Chữa 145 ca, sau 1 ngày dùng thuốc tự thấy chứng trạng giảm nhẹ rõ rệt, 80 % xuất huyết đã dứt yên, 90 % trở lên người bệnh mất hết đau đớn, chữa khỏi sau 1 đến 2 ngày chiếm 76 %, bệnh tình đặc biệt nghiêm trọng thì thời gian khỏi hơi dài.
* Xử phương của : Hà Nam tỉnh, Trịnh Châu thị, đệ nhị nhân dân y viện Khẩn không khoa - Khang - Minh - Đức Đẳng. ( Thích Thanh Quyền ).
6 - Ngũ bội hoàng bá tán
* Công năng và chủ trị : Có công năng giải độc tiêu sưng, khử rữa cầm máu, dứt đau sinh cơ. Chủ trị viêm mồm, lợi có tính hoại tử.
* Thành phương gồm :
  Ngũ bội tử  6      gr Hoàng bá  6     gr
  Não sa 1, 5  gr  Băng phiến  1, 5  gr
  Bạc hà băng  0, 3  gr  Nhi trà 1, 5  gr
  Thanh đại 3      gr  Nhân trung bạch 9      gr
Tám vị thuốc trên đây nghiền chung nhỏ mịn sau khi rây cho cất vào lọ đợi dùng, trong số thuốc trên, trước khi nghiền chung, Nhân trung bạch phải được nung trên lửa cho đỏ.
* Cách dùng : Đắp ngoài ở cục bộ, mỗi ngày dùng 4 lần.
* Hiệu quả lâm sàng : Chữa 9 ca, đều khỏi hẳn sau từ 2 đến 4 ngày.
* Xử phương của : Hà Nam tỉnh, Nội Hoàng huyện, Trung Đài vệ sinh viện - Miêu Bồi Hiền.
* Lời bàn :
Phương này là bí phương tổ chuyền của ông Miêu. Trong phương dùng Ngũ bội tử có công năng giáng hỏa, tiêu sưng độc, gom mụn vỡ; Hoàng bá tả phục hỏa, giết cam trùng; Não sa sinh cơ tốt lành, trừ thịt ác, dứt đau; Nhân trung bạch giáng hỏa, tiêu huyết ứ; Nhi trà sinh cơ, yên đau, cầm máu, gom thấp; Thanh đại đắp mụn nóng sưng ác; Băng phiến, Bạc hà băng khử đàm, tiêu sưng, dứt đau. Tên của phương này do người biên mô phỏng.
( Thích Thanh Quyền )

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu dịch

Nguồn tin: Chi hội Đông Y HC