Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » X

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1001

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16894

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049158

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

XUẤT HUYẾT DẠ CON DO CÔNG NĂNG

Thứ sáu - 11/10/2019 03:58
Phụ nữ chảy máu âm đạo không bình thường, qua kiểm tra không có bệnh biến có tính khí chất ở hệ thống bộ máy sinh dục thì gọi chung là dạ con  xuất huyết do công năng. Ở trong bệnh phụ khoa, nó là một chứng trạng rất thường thấy. Đông y gọi là “Băng lậu”. Thế của cái đó đến gấp, xuất huyết nhiều thì gọi là “băng”; thế đến chậm, xuất huyết ít thì gọi là “lậu”. Trong quá trình phát bệnh, hai cái ấy có thể chuyển hóa chho nhau bởi thế gọi chung là “băng lậu”.
I.NGUYÊN NHÂN BỆNH:
Bệnh này thường bởi nội thương thất tình, ngoại cảm tà nhiệt, ăn phải thức ăn cay là nhân tố dẫn đến công năng thận, can ,tỳ và Xung, nhâm mất điều mà phát bệnh.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHUẨN ĐOÁN
1.1. Nói chung trước đó có dừng kinh thời gian ngắn (40-50 ngày) khi hành kinh đến lượng máu nhiều đặc biệt, giữ liền thời gian dài, không quy tắc, thậm chí có thể tới nhiều tuần lễ, thường bởi lặp lại nhiều lần xuất huyết mà dẫn đến thiếu máu.
1.2. Cần khám kiểm tra phụ khoa, loại trừ bệnh có tính khí chất của bộ máy sinh dục; Nhất là phụ nữ ở thời gian mãn kinh, nhất định cần xem khác với sưng u bướu.
1.3. Khi ra máu lượng nhiều, nhất định cần xem xét huyết áp, mạch đập, chú ý là có hay không phát sinh choáng ngất.
1.4. Kiểm tra máu thường quy, đếm số tiểu cầu, thời gian đông máu, làm phân biệt với cơ năng đông máu không tốt, lại có thể xác minh mức độ thiếu máu.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ:
Băng lậu huyết có phân ra hư và thực. Hư chứng lấy khí hư làm chủ, thực chứng lấy huyết nhiệt, ứ trệ  làm thường thấy. Trị liệu thì dựa vào  nguyên tắc “Cấp tắc trị liệu, hoãn tắc trị bản”, chọn dùng phương pháp chỉ huyết thanh nhiệt, ích khí hóa ứ, điều lý tỳ vị. Tóm lại, trị băng nên cố sáp thăng đề, không nên dùng tân ôn hành huyết; Trị lậu nên dưỡng huyết điều khí, không thể nghiêng về cố nhiếp.
2.1. Chứng huyết nhiệt: Ra máu lượng nhiều, sắc hồng sẫm, chất dính, hoặc kèm có máu cục, cùng với phiền nhịêt, miệng khát, khó đại tiện, nước tiểu vàng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Phép chữa: Thanh nhiệt lương huyết, cố kinh chỉ huyết.
Phương thuốc ví dụ: Cố kinh hoàn gia giảm
Hắc sơn chi   2-3 đ/c   Sinh hoàng cầm 1,5-3 đ/c
Sinh địa  4 đ/c   Chích quy bản            5 đ/c- 1 lạng
Địa du              4 đ/c   Hoàng bá  1,5-3 đ/c
Đại kế               5 đ/c   Tiểu kế  5 đ/c
Đoạn(nung) Mẫu lệ 6 đ/c- 1 lạng.
Gia giảm:
- Kiêm thấy tâm phiền dễ cáu, miệng đắng khô, bụng dưới đau là chứng trạng ứ trệ thì bỏ Mẫu lệ; gia Đan sâm 3 đ/c, Thất tiếu tán bọc lại 3 đ/c (xem ở điểm 5 cuối bài) hoặc dùng Chấn linh đơn 3 đ/c, phân ra uống.
-Kiêm thấy đầu tối, tâm phiền, miệng khát, sắc mặt về chiều hồng lên, lưỡi nhạt, mạch tế,sác là chứng âm huyết khuy hư thì bỏ Sơn chi, Hoàng cầm; gia Trinh nữ tử 3 đ/c, Hạn liên thảo 3 đ/c, Tri mẫu 3 đ/c, Địa cốt bì 3 đ/c.
2.2.Chứng huyết ứ : Kinh ra nhỏ giọt dầm dề không dứt, hoặc chợt ra máu quá nhiều, sắc tím đen có cục ứ, bụng dưới đau đớn sợ nắn, rêu lưỡi đen tối, hoặc chất lưỡi có điểm tím, mạch trầm huyền hoặc sáp.
Pháp chữa : Hoạt huyết hóa ứ.
Phương thuốc ví dụ : Thất tiếu tán gia vị.
Sinh bồ hoàng  1,5 đ/c                           Sao bồ hoàng  1,5 đ/c
Sinh ngũ linh chi 1,5 đ/c               Sao ngũ linh chi 1,5 đ/c
Đương quy  từ 2-3 đ/c   Xích thược  3 đ/c
Hương phụ  3 đ/c    Ích mẫu thảo 5 đ/c
Mã tiên thảo  5 đ/c- 1 lạng   Thiếu thảo   5 đ/c
Bột tam thất  1,5 đ/c nuốt uống
2.3.Chứng khí hư:  Ra máu lượng nhiều hoặc dầm dề không sạch, sắc hồng nhạt, chất rất mỏng, tinh thần mệt mỏi, lười nói ngắn hơi, không nghĩ đến ăn uống, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch hư tế.
Phép chữa: Bổ khí nhiếp huyết
Phương thuốc ví dụ: Quy tỳ thang gia giảm
Đẳng sâm  3 đ/c    Hoàng kỳ  3 đ/c
Bạch truật  3 đ/c    Chích thảo  1,5 đ/c
Sao đương quy  2 đ/c    Phục thần  3 đ/c
Địa hoàng  3 đ/c    Trần tông thán  3 đ/c 
                                                                                     (Than bẹ móc lâu năm)
Ô tặc cốt   3-5 đ/c   Đoạn mẫu lệ  5 đ/c- 1 lạng
Gia giảm:
- Nếu thấy đầu tối tai ù, lưng buốt, chi mềm, đi tiểu đều đều là chứng thận hư, gia Lộc giác giao 3 đ/c, Thỏ ty tử 3 đ/c, Tục đoạn 3 đ/c, Phúc bồn tử 3 đ/c.
- Nếu thấy ra mồ hôi, chi lạnh, mạch vi muốn mất là chứng trạng hư thoát, tham khảo bài chứng choáng ngất để cấp cứu.
- Nếu ra máu nhỏ giọt lâu ngày mà kiêm thấy đầu tối tâm hoảng, mồ hôi trộm, miệng khát là chứng trạng âm huyết khuy hư, gia Bạch thược 3 đ/c, A giao 3 đ/c đun chảy ra rót vào lúc uống, Hà thủ ô 4 đ/c.
Hoặc có thể biện chứng theo 5 nguyên nhân huyết nhiệt, khí hư, lao thương, can uất và huyết ứ.
Huyết nhiệt: Thể chất dương thịnh hoặc ăn quá cay nóng hoặc thất tình quá tột bậc thì tâm hỏa cang thịnh, nhiệt úng ở trong sẽ ép huyết đi bừa bãi.
Khí hư: Lo nghĩ quá mức làm tổn thương tâm tỳ, tâm tỳ khí hư không thể chủ soái và thống nhiếp.
Lao thương: Lao thương quá mức thì phế tỳ bị hại, khí hư không thể nhiếp huyết.
Khí uất: Phẫn nộ ưu uất  thì hại gan, can không sợ đạt thì phần loạn nghịch, làm cho huyết không tuần kinh.
Huyết ứ: Sau thời gian hành kinh hoặc đẻ huyết dư lưu trệ vướng tắc kinh mạch, đến nỗi huyết mới không thể quy kinh được.
PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Băng và lậu huyết đều là cứng hậu chảy máu quá nhiều, dùng thuốc thì không nên hại huyết hao khí, nguyên tắc gốc phải là “cấp thì trị tiêu, hoãn thì trị bản” (cấp tắc trị kỳ tiêu, hoãn tắc trị kỳ bản), vận dụng 3 phép cầm máu (chỉ huyết) chữa gốc (trị bản) và điều lý tỳ vị. Ở khi ra máu quá nhiều, dùng gấp cầm máu để trị ngọn (tiêu), khi xuất huyết giảm còn ít, lại nên phân rõ hàn, nhiệt, hư, thực mà biện chứng thí trị để trị cái gốc (bản) đó, tiếp sau dùng điều lý tỳ vị để khôi phục khí huyết. Ngoài đó ra, lại cần chiếu cố đến đặc điểm khác nhau của băng lậu, trị băng nặng ở cố sáp thăng đề, không nên dùng thuốc tân ôn hành huyết, trị lậu nặng ở dưỡng huyết hành khí, không thể chuyên 1 việc cố sáp. Đây là nguyên tắc trị liệu nói chung. Đến ở chứng hâu khác nhau lại phải phân riêng luận trị.
*Huyết nhiệt chứng: Rất nhanh đó ra máu lượng rất nhiều, hoặc dầm dề không dứt, lâu ngày không dừng. Sắc máu hồng thẫm, phiền nhiệt miệng khát, đầu choáng, giấc ngủ không yên, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch hoạt sác. Chữa thì nên thanh nhiệt lương huyết chỉ huyết, dùng phương Thanh nhiệt cố kinh thang (Nam kinh trung y học viện)
Chích quy bản (đập ra sắc trước)                                            8 đ/c
Bột mẫu lệ (bọc vải sắc)                                                          5 đ/c
A giao (đun với rượu lâu năm đổ vào lúc uống)              5 đ/c
Đại sinh địa      5 đ/c    Địa cốt bì 5đ/c
Sơn chi  3 đ/c     Hoàng cầm 3 đ/c
Địa du             5 đ/c     Than tông nữ 3 đ/c
Ngó sen (ngẫu tiết) 5 đ/c   Cam thảo 8 phân
* Khí hư chứng: Băng  mạnh mẽ không dứt hoặc dầm dề không dứt, sắc hồng nhạt mà lỏng, tinh thần mệt mỏi, hụt hơi, lười nói, ăn uống không nghĩ đến, hoặc có sợ lạnh, tự ra mồ hôi, phân lỏng, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng mà ẩm, mạch hư đại hoặc tế nhược. Nếu chảy máu quá nhiều sẽ trở thành quyết thoát (choáng ngất cứng đơ) thì hai mắt mờ tối, choáng tối đổ ngã, quá lắm thì bất tỉnh nhân sự, mạch vi tế muốn mất, chữa thì nên bổ khí nhiếp  huyết, dùng phương Cố bản chỉ băng thang (Phụ thanh chủ nữ khoa)
Nhân sâm  3 đ/c                Sinh Hoàng kỳ  3 đ/c
Bạch truật (sao với đất tới khô xém) 1 lạng  Thục địa 1 lạng
Đương quy  5 đ/c                Than gừng đen 2 đ/c
Mất máu quá nhiều thường thành quyết thoát, nên cấp tốc cố khí diễm thoát, dùng Độc sâm thang (Cảnh nhạc toàn thư):
Nhân sâm  5 đ/c Sắc nước, lấy nước cốt đậm đổ cho uống.
* Lao thương chứng: Rất nhanh ra máu không cầm, tiếp theo đã dầm dề không dứt, nhan sắc hồng tươi, tinh thần mệt mỏi, tứ chi không có sức, sắc mặt trắng bợt, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch hư đại. Chữa thì nên ích khí phù tỳ, dùng phương Bổ trung ích khí thang (Đông viên thập thư):
Hoàng kỳ  1 đ/c   Nhân sâm  1 đ/c
Chích thảo  1 đ/c   Quy thân   7phân
Trần bì               7 phân               Thăng ma  3 phân
Sài hồ   3 phân               Bạch truật (sao đất)    3 phân
Gừng sống  3 lát   Đại táo              2 quả
* Khí uất chứng: Đột nhiên ra máu rất nhiều, hoặc dầm dề lâu ngày không dứt, sắc máu như thường, lẫn trong đó là máu cục, bụng dưới chướng đau, thậm chí liền tới vùng ngực và hai bên sườn, phiền thao dễ cáu, lúc lúc lại thở dài, rêu lưỡi dày, mạch huyền. Chữa thì nên Bình can giải uất, mượn lấy chỉ huyết, dùng phương Đan chi tiêu dao tán (Xem ở bài 1 Kinh nguyệt không đều, điểm 1 - Hành kinh đến trước thời gian) gia giảm: Bỏ Đương quy, Bạc hà gia Tiêu ngải (Ngải sao xém) 3 đ/c, Ích mẫu thảo 5 đ/c, sao Bồ hoàng 3 đ/c, Than tóc rối 2 đ/c
* Huyết ứ chứng: Âm đạo ra máu lượng nhiều, hoặc dầm dề không dứt, sắc tím đen có cục, bụng dưới đau đớn sợ ấn, sau khi máu cục ra thì đau đớn giảm nhẹ, lưỡi như thường hoặc có điểm tím, rêu lưỡi dầy, mạch trầm sáp. Chữa thì nên hoạt huyết hành ứ, mượn lấy chỉ huyết chỉ thống, dùng phương Phật thủ tán (Từ văn trọng phương) (1) hợp với Thất tiếu tán (cục phương) (2):
(1) Đương quy (bỏ lô rửa), Xuyên khung, lượng ngang nhau. Nghiền mịn, mỗi lần dùng 4 đ/c, rửa nước rủa rượu sắc uống nóng không câu nệ giờ giấc.
(2)Bồ hoàng (nửa sống, nửa sao) Ngũ linh chi, lượng ngang nhau. Nghiền mịn, mỗi lần dùng 2 đ/c, nửa rượu, nửa nước tiểu trẻ con là trai sắc uống.
III. THUỐC CHẾ SẴN
1. Cố kinh hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c mỗi ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở giai đoạn củng cố các chứng nhiệt băng lậu huyết.
2. Quy tỳ hoàn mỗi lần uống 1,5 đ/c mỗi ngày  2 lần uống. Dùng hợp ở giai đoạn củng cố của chứng khí hư băng lậu huyết.
3. Bổ trung ích khí hoàn, cách uống và chứng phù hợp như Quy tỳ hoàn.
4. Nhị chí hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở giai đoạn củng cố của chứng âm hư huyết nhiệt băng lậu huyết.
IV. PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ.
- Trần tông thán 3-5 đ/c, sắc nước uống hoặc nghiền mịn rót nước đun sôi vào uống. Trừ chứng huyết ứ, băng lậu ra, còn lại đều có thể ứng dụng.
- Hoa mào gà đỏ, Trắc bá diệp sao cháy, lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 2 đ/c rót nước sôi vào uống.
- Than địa du 1-2 lạng, sắc nước uống.
Những phương trên đây dùng hợp ở huyết nhiệt băng lậu.
- Ích mẫu thảo 2-3 lạng, sắc nước uống.
- Cỏ roi ngựa tươi 1 lạng, sắc nước uống một ngày hai lần.
Hai phương trên đây dùng hợp ở chứng huyết ứ băng lậu.
- Bầu gương sen lâu năm 2 lạng đốt tồn tính, nghiền mịn, mỗi lần uống 2-3 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống, uống đưa bằng nước sôi. Tác dụng cầm máu nói chung.
- Tông lữ tử hoàn (hạt cây móc luyện mật làm viên), mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày uống 2 lần, uống liền 2 tuần. Trừ huyết ứ băng lậu ra, còn lại đều có thể ứng dụng.
V. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Ẩn bạch, Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải, Quan nguyên, Khí hải (Ẩn bạch, Quan nguyên thêm cứu)
Nhĩ châm: Nội phân bí, Tử cung, noãn sào, Thận
*GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC:
1. Cố kinh hoàn: Quy bản, Hoàng bá, Hoàng cầm, Bạch thược, Hương phụ, Vu căn bì.
2. Quy tỳ hoàn (thang): Xem ở bài 1- kinh nguyệt không đều
3. Bổ trung ích khí hoàn (thang): Hoàng kỳ 0,5-1 đ/c, Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 3 phân, Bạch truật 3 phân, Chích thảo 5 phân, Đương quy 2 phân, Trần bì 3 phân, Thăng ma 3 phân, Sài hồ 3 phân.
4. Nhị chí hoàn: Nước đen của Hạn liên thảo, Nữ trinh tử hai vị bằng nhau, trước hết đem Hạn liên thảo sắc hai lần lấy nước cốt, cô đặc thành cao, lại đem Nữ trinh tử nghiền mịn trộn vào, thêm lượng mật luyện phù hợp chế thành viên.
5. Thất tiếu tán: Bồ hoàng, Ngũ linh chi, lượng bằng nhau nghiền mịn làm viên.
6. Chấn linh đơn: Vũ dư lương 4 lạng, Xích thạch chi 4 lạng, Tử thạch anh 4 lạng, Ngũ linh chi 2 lạng, Đại giả thạch 4 lạng, Nhũ hương 2 lạng, Một dược 2 lạng, Chu sa 1 lạng. Nghiền thành bột mịn, trộn đều, thêm 10-20% bột gạo ngoáy hồ làm viên to như hạt đậu xanh.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ