Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 1095

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049252

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THƯƠNG PHONG CẢM MẠO

Thứ sáu - 22/02/2019 21:40
I. ÐẠI CƯƠNG :
Cảm mạo là do nhiễm phải khí hậu trái thường của thời tiết mà sinh bệnh. Là từ để chỉ tình trạng  phản ứng của cơ thể  với sự trái thường của thời tiết. Là loại bệnh lý mà tà khí chỉ mới xâm phạm ở vùng cơ biểu da lông.
II.   NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH :
Do lục dâm : Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả, gọi chung là tà khí đều có thể gây bệnh vào mọi mùa trong năm. Cảm mạo phong hàn thường phát bệnh vào mùa đong, cảm mạo phong nhiệt thường phát bệnh vào mùa xuân hạ, cả hai loại đều có thể kiêm thử hay kiêm thấp gây bệnh và sinh bệnh ở cả 4 mùa.
III.  TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ ÐIỀU TRỊ :
1.  Cảm Mạo Phong Hàn : 
a. Triệu chứng : Sốt nhẹ, sợ lạnh nhiều, sợ gió, đau đầu, không có mồ hôi, ngạt mũi, nặng tiếng, hắt hơi, chảy mũi, ngứa cổ họng, ho, người đau ê ẩm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Ngoài ra có thể thêm các triệu chứng : tiêu hoá kém, đày hơi, buồn nôn, chán ăn.
b.Pháp trị : Tân ôn giải biểu.
c. Phương trị :
-     Không dùng thuốc : Xông hơi, uống trà đường nóng, bát cháo cảm ( chú ý nếu đã có mồ hôi thì không dùng xông hơi )nghĩ ngơi.
Châm cứu : Ðại Chuỳ, phong trì , liệt khuyết, ngoại quan, phế du,  nghinh hương.
-     Dùng thuốc :  Bài thuốc Tô Bạch thang.
Tô diệp . trần bì,  Cam thảo dây, hành, hương phụ, gừng.
Ý nghĩa bài thuốc : Gừng hành, để sơ phong tán hàn.Hương phụ, trần bì. để lý khí. Tô diệp để giáng khí , giải cảm chữa ho. cam thảo để điều hoà các vị thuốc
2.     Cảm mạo phong nhiệt :                                       
a.     Triệu chứng : Sốt cao, sợ gió, không ra mồ hôi  hoặc có ra thì rất ít, nhức đầu, nặng đầu, mũi khô, họng khô, khát nước, có thể có chảy máu mũi, ho khạc đàm trắng, trắng đục hoặc vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
b.     Pháp trị : Tân lương giải biểu.
c.     Phương trị :
-     Không dùng thuốc : Nghĩ ngơi , uống nhiều nước cam , chanh hoặc nước mát rễ tranh mía lau. đánh gió , xoa bóp.
Châm cứu các huyệt : đại chuỳ, hợp cốc, khúc trì, ần đường , thái dương bách hội, phong trị , phong môn, phế du, nghinh hương.
-     Dùng thuốc : Ngân bạc thang :
  Bạc hà, lá tre, cam thảo đất, kim ngân hoa , kinh giới.
Ý nghĩa bài thuốc : Kim ngân hoa để thanh nhiệt tà, giải độc, bạc hà , lá tre để thanh nhiệt thượng tiêu, kinh giối để giải cảm. cam thảo để điều hoà.
3.     Cảm mạo kiêm thử :
a.     Triệu chứng : Sốt, có mồ hôi, tâm phiền, cảm giác bồn chồn, bức rức không yên, lồng ngực khó chịu, khát nước, tiểu đỏ hoặc nước tiểu sẩm màu, rêu lưỡi trắng cáu hoặc hơi vàng, mạch nhu sác.
b.     Pháp trị : thanh thử lợi thấp.
c.      Phương trị : Thang hương nhu ẩm.
Hương nhu ,   lá tre,    sắn dây,   rau má,   bạch biển đậu ,   hậu phác.
Ý nghĩa bài thuốc: Hương nhu để phát hản giải biểu, hoá thấp trừ thử, lá tre để thanh nhiệt, sắn dây, rau má, biển đậu để trừ nhiệt giải khát, hậu phác hợp với hương nhu để hoá thấp trừ phiền.
4.     Cảm mạo kiêm thấp :
a.     Triệu chứng : Không phát sốt, nhưng cảm giác hâm hấp, sợ lạnh, nặng đầu,  thân thể mệt mõi, nặng nề, miệng nhạt, lợm giọng, buồn nôn, ngực đầy khó chịu, bụng trướng, rêu lưỡi dầy bẩn, phân nát sệt, mạch nhu.
b.     Pháp trị :  Sơ biểu hoá thấp.
c.      Phương trị : Tô bạch thang gia giảm.
Tô diệp . trần bì,  Cam thảo dây, hành, hương phụ, gừng.
Ý nghĩa bài thuốc : Gừng hành, để sơ phong tán hàn.Hương phụ, trần bì. để lý khí. Tô diệp để giáng khí , giải cảm chữa ho. cam thảo để điều hoà các vị thuốc
Gia thêm : Hoắc hương, để tán phong hàn hoá trọc, trị nôn ,tiêu chảy.
             Bán hạ, để hoá thấp giáng nghịch chỉ nôn hoà vị.
             Hậu phác, để hoá thấp trừ đầy trướng ở ngực bụng.


Tác giả bài viết: VLV sưu tầm

Nguồn tin: Chi hội Đông Y HC

Những tin mới hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ