Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 1528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18769

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051033

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa chứng viêm tắc tĩnh mạch hiển (tĩnh mạch nông) chi trên

Thứ năm - 01/08/2019 17:10
     Ngày 17 tháng 9 năm 2001, cô Phạm Thanh Hương đến chào tôi, cô gật đầu, nhỏ nhẹ chào mọi người, rồi ngồi xuống ghế chờ đợi.   Tôi đang châm chữa cho người bệnh, nên tôi chỉ chào đáp lại ngắn gọn và tiếp tục công việc của mình.

     Một bà bệnh nhân ngồi gần cô, tưởng cô là người bệnh mới đến lần đầu.   Bà thủ thỉ hỏi chuyện cô, nhưng tôi vẫn nghe thấy: “Em bị bệnh gì?” Cô nói: “Cháu là bệnh nhân cũ của thầy.  Trước đây hơn một tháng, cháu bị đau vùng tim, ngực.   Cháu đi khám chất lượng cao, các bác sỹ đã cho cháu uống thuốc, nhưng bệnh không thấy đỡ.   May có anh bạn chồng cháu quen biết thầy đây, anh đưa vợ chồng cháu đến nhờ thầy chữa.   Cháu đã khỏi bệnh cũ được hơn một tuần rồi.   Hôm nay cháu đến nhờ thầy chữa chứng tê cánh tay, bàn tay trái của cháu.”  Bà nọ nói chuyện lại với cô: “Cháu hàng xóm nhà tôi là học sinh cũ của thầy, thấy bệnh đau lưng của tôi đã đi chữa nhiều nơi chưa khỏi, cháu đến xin trước với thầy được thầy nhận chữa cho tôi.   Tôi cũng mới đến chữa được ba hôm, nhưng thấy bệnh cũng có chuyển biến tốt, tôi mừng lắm cô ạ.”
     Tôi châm xong cho hai bệnh nhân, tiếp theo mới đến lượt cô Hương.  Tôi mời cô vào nơi tôi làm việc.  Cô trình bầy bệnh của mình như sau: “Cháu còn nhiều bệnh trong người lắm.  Lần trước đến nhờ thấy bệnh đau tim ngực là chính, cháu chỉ mong sao thầy chữa cho khỏi chết vì chứng đau đó.   Nay chứng ấy khỏi rồi, cháu mới dám nhờ thầy chữa sang bệnh tê tay trái của cháu.”
     Sau khi đo nhiệt độ kinh lạc, trong bảng tính số đo của cô, tôi thấy có mô hình chứng đau đốt sống cổ, đau đã lan toả xuống cánh tay.   Khi khám kỹ cánh tay, tôi thấy phía trên tĩnh mạch cẳng tay trung gian, chỗ rất gần khuỷu tay có một cục sưng rắn, to bằng hạt ngô.   Lần theo tĩnh mạch này xuống đến nửa dưới cẳng tay, lại thấy một đoạn tĩnh mạch rắn cứng như một chiếc đũa ăn cơm, dài chừng 6 cm.  Tôi hỏi cô Hương: “Cô đã đi khám những chỗ đau này ở đâu chưa?”  Cô nói: “Em họ cháu làm việc ở Bệnh viện Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải, êm đã khám cho cháu.   Em cháu nói rằng: “Chị Hương bị viêm tắc tĩnh mạch chi rồi, bệnh này khó chữa lắm.”  Cháu một phần vì mải làm ăn, một phần nữa, cháu cũng nghĩ rằng: Bệnh này chưa thể làm chết người ngay, nên cháu cũng cho qua.   Nay vì tay cháu tê, làm công việc bị trở ngại quá. Cháu xin thầy chữa cho cháu hết tê tay trước đã.”
     Tôi nhận lời cô, nhưng quyết định sẽ lồng ghép chữa cả chứng đau đốt sống cổ lan toả xuống cánh tay và chứng viêm tắc tĩnh mạch hiển này cho cô.
     Trong câu chuyện kể này, tôi chủ yếu nói về bệnh viêm tắc tĩnh mạch hiển chi trên.
     Sách bệnh học viết:
“Viêm tắc tĩnh mạch là tĩnh mạch viêm, đồng thời có huyết khối nghẽn tắc.  Thường là do chứng viêm hoá mủ lan rộng đến ống tĩnh mạch.  Hoặc do tiêm vào trong tĩnh mạch loại thuốc gây kích thích xoang trong huyết quản, do khi có vết đâm làm tổn thương màng trong huyết quản đưa đến viêm tắc.
    Đông y cho rằng bệnh này là do cảm nhiễm thấp độc, đã đưa đến khí huyết ứ trệ, mạch lạc mất hoà.
     Diễn biến của bệnh:
- Trong thời gian gần nhất, đã có chứng viêm hoá mủ, có trải qua tiêm tĩnh mạch.
- Do nhiễm trùng mà dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch dưới da.  Ven theo tĩnh mạch, trên kinh lạc sưng đỏ hoặc có nút kết dạng sợi dây thừng, chạm vào thì đau đớn.
- Do huyết dịch uất trệ, gây ra tĩnh mạch chi dưới cong căng, cục bộ sưng đỏ, đau tức khó chịu.  Khi đi, chạy quá nhiều, hoặc đứng quá lâu thì chứng trạng nặng thêm.
- Thời gian cấp tính có thể có phát sốt, là chứng trạng toàn thân.”
 
     Ở nước ta vào mùa hạ, những người làm lao động ngoài trời nắng thời gian dài, hoặc làm việc bên miệng lò nhiệt độ cao, thường bị bệnh này. Những người khi bị nóng quá, họ lại muốn thấy mát ngay, họ đã dội rửa tay chân bằng nước lạnh một cách đột ngột, do đó mà thành bệnh.
    Các sách đều ghi phương huyệt chữa chứng viêm tắc tĩnh mạch chi bằng châm cứu như sau:
- Chi trên: Lấy các huyệt: Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà.
- Chi dưới: Lấy các huyệt: Uỷ trung, Thừa sơn, Túc tam lý, Tam âm giao.
    Khi chữa cho bệnh nhân Hương, tôi đã vận dụng kết hợp phương kinh nghiệm của tiền nhân: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao, cùng với các huyệt: Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà .
     Tôi cũng tổng hợp năm loại thủ pháp: Từ tật, niệm chuyển, đề sáp, cửu lục, khai bế, đều làm phép tả (36 x 3 = 108).
Khi châm xong phương huyệt trên, tôi còn châm phương huyệt chữa đau đốt sống cổ và tê cánh tay. (các phương huyệt này không kể ở đây cho đúng mục đích của bài này).
    Cô Hương vừa đến tôi châm chữa, vừa bảo đảm hoạt động của cửa hàng tạp hoá ở gia đình.   Đến cuối tháng 12 năm đó, bệnh của cô khỏi hẳn, cô nghỉ châm.

     Những người được chứng kiến bệnh viêm tắc tĩnh mạch hiển (nông) chi trên ở cô Hương đã được chữa khỏi bằng châm cứu, họ đều cho là chuyện lạ, mà có thật.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ