Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 114

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17355

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049619

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa bệnh đàn ông sinh hoạt tình dục phạm ngày cấm kỵ

Chủ nhật - 18/08/2019 08:24
Một ngày giữa mùa thu năm 1996, anh Ng.V.T. đến gặp tôi xin được chữa bệnh.   Tuổi anh T. lúc đó khoảng gần 40.  Anh vốn khoẻ mạnh và tháo vát.  Thân hình anh thon gọn, rắn chắc, rất hợp với nghề mộc khéo tay của anh.   Thế mà giờ đây, trông anh mệt mỏi, âu sầu, da dẻ xanh tái.  Anh ngồi đâu cũng phải chọn cho mình một chỗ dựa.  Tiếng anh nói nhẹ và chậm như người hụt hơi.   Anh kể với tôi: “Cháu bị mệt đã gần ba tháng nay.  Lúc đầu, cháu thấy người như bị cảm gió, cháu đã xông nước lá, xoa dầu, đánh cảm.  Không thấy bệnh đỡ, cháu phải tự châm cứu và nhờ bạn châm chích cho.  Hiện nay cháu đang mệt lắm, chân tay lạnh lẽo, lưng gối mỏi đau, ăn không biết ngon miệng, ngủ thì li bì.  Từ ngày theo học Đông y, cháu đã ít dùng thuốc Tây, sợ có nhiều tác dụng phụ.   Nay bị bệnh này, cháu cũng không dám uống thuốc Bắc, vì cháu đang phân vân, nếu mình bị chứng đậu lào, uống thuốc Bắc vào sẽ càng nguy hiểm hơn.”
      Tôi nhẩm tính ngược lại thời gian, có lẽ anh T. bị bệnh vào khoảng giữa tháng năm âm lịch, nên hỏi lại anh cho chắc chắn.   Anh T. nói : “Cháu bị bệnh đúng từ sau ngày rằm tháng năm chừng vài hôm.”   Chợt nghĩ tới việc có thể anh đã phạm ngày cấm kỵ, nhân lúc trong nhà chỉ có tôi và T., tôi hỏi nhỏ : “Đêm 15 sang ngày 16 tháng 5 âm lịch, cậu có sinh hoạt vợ chồng phải không?”   T. ngồi ngẫm nghĩ một lát rồi nói : “Thầy thông cảm, chúng cháu còn trẻ mà.   Quả là thời gian ấy chúng cháu rất vui vẻ với nhau.”  
      Tôi lấy sách “Tố nữ kinh ra đọc cho T. nghe một đoạn về cấm kỵ khi sinh hoạt tình dục :
      “Những điều cấm kỵ :
        - Ngày hối, sóc của tuần trăng (ngày đầu, cuối tháng âm lịch).
        - Ngày thượng huyền (ngày 7 và 8), hạ huyền (ngày 22 và 23).
        - Sáu ngày bính, sáu ngày đinh.
   - Ngày nhật phá.
       - Ngày 28 (tận nguyệt).
       - Ngày gió to, ngày mưa lớn, ngày động đất, ngày có sấm sét, chớp giật.
- Các ngày tiết : Đại hàn, tiểu thử, xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí.
  - Trong vòng năm ngày tống, nghinh.
  Những điều cấm hành âm dương (sinh hoạt tình dục) trong hành niên bản mệnh (năm tuổi) thì cái cấm đó càng phải coi làm trọng.
- Sau ngày hạ chí mà vào bính tý, đinh sửu, bính ngọ, đinh mùi.
      - Sau ngày đông chí thì kiêng ngày canh thân, tân dậu.
      - Vừa mới gội đầu, vừa mới đi xa mệt mỏi, quá vui, quá giận, đều không thể hợp âm dương (sinh hoạt tình dục)……….
không thể cho xuất tinh.”

      Tố nữ luận rằng : “Ngày 16 tháng 5 là ngày trời, đất đực cái, không thể làm việc phòng sự.  Phạm vào điều cấm kỵ đó, không ngoài ba năm tất phải chết !    Làm thế nào mà biết được như thế?    Hãy lấy một thước (xích = 40cm) vải mới, đêm hôm đó treo lên tường phía đông.  Sáng ngày hôm sau xem, tất có màu máu.   Cho nên nhất thiết kiêng tránh đi.”

       Nghe tôi đọc sách, T. ngồi thừ người ra hối hận : “Làm sao mà chúng cháu biết được phải cấm kỵ nhiều thế.   Có ai dạy bảo chúng cháu đâu.”  Tôi hỏi T.: “Con đầu của cậu là gái hay trai, mấy tuổi rồi?”   T. đáp : “Thưa thầy, con đầu của cháu là gái, được hơn hai tuổi rồi ạ.”
     Tôi hỏi tiếp : “T. có biết muốn sinh con khoẻ, con ngoan, cần phải kiêng tránh điều gì khi sinh hoạt vợ chồng không?”  T. đáp :
“Thầy lại làm khó cho cháu rồi.   Chúng cháu chỉ biết nhờ trời thôi ạ.”

     Tôi lấy một tờ giấy, một cây bút bi đưa cho T. chuẩn bị ghi lại đoạn sách tôi đọc như sau :
      “Hoàng đế nói rằng : Người ta khi mới sinh ra, vốn là ở thai hợp âm dương.   Khi thai hợp âm dương tất phải tránh chín cái nguy hại.  Chín cái nguy hại đó là :
- Đứa con thụ tinh giữa ngày, sinh ra thì hay nôn mửa, đó là một.
- Đứa con thụ tinh lúc nửa đêm, thiên địa bế tắc, không câm điếc thì mù, đó là hai.
- Đứa con thụ tinh ngày nhật thực, thân xác khi bị đâm vào thì huỷ hoại, đó là ba.
- Đứa con thụ tinh khi có sấm sét, trời giận nổi oai lên, tất dễ bị cuồng, đó là bốn.
- Đứa con thụ tinh ngày nguyệt thực, cả mẹ và con đều gặp chẳng lành (hung), đó là năm.
- Đứa con thụ tinh lúc có cầu vồng, sẽ làm việc chẳng lành, đó là sáu.
- Đứa con thụ tinh ngày đông chí, hạ chí, sống làm hại cha mẹ, đó là bảy.
- Đứa con thụ tinh ngày huyền, vọng, tất sẽ làm loạn binh, mù mịt về giáo hoá (loạn binh phong manh), đó là tám.
- Đứa con thụ tinh lúc no say, tất làm bệnh lại thư (hủi, nhọt), trĩ có mụn, đó là chín.

Những người chú giải sách “Tố nữ kinh” các thời đại viết thêm :
- Khi tâm lý sợ hãi, sẽ sinh ra con nhiều hư  nhược.
- Giao hợp man rợ, làm thành đứa con tính mãnh liệt mà giảo hoạt.
- Khi say rượu mà sinh con, con thường điên cuồng.
- Khi lương tâm bại hoại, sinh con thường có tính ác.
- Khi mắc bệnh hủi, sinh con thường bị điên.
- Khi mắc bệnh da liễu ác hoá, sinh con thường bị bệnh da liễu.
- Khi ý dâm với nét mặt người đàn bà nào đó, khi sinh con có thể có nét mặt giống ý dâm đó.
      Khi giao tiếp để sinh con cái,  phải biết như thế nào thì truyền tính tốt, như thế nào thì truyền tính ác.   Phải nên xem xét cẩn thận từng việc.   Cho nên, không tỉnh táo thì không thể giao tiếp được.”
      Chép xong đoạn sách tôi đọc, T. hỏi tôi : “Thưa thầy, theo sách nói, em phạm ngày cấm kỵ, đã thành bệnh khó rồi.  Xin thầy tìm cách chữa cho em.”
     Tôi nói với T.: “Tôi sẽ châm cho cậu một lần làm mẫu, cậu về cứ theo thế mà châm cho mình, bệnh sẽ khỏi.”   Tôi lấy hào kim ra, sát trùng kim và huyệt rồi châm cho T.   Tay tôi châm, miệng tôi nói thủ pháp : “Phải châm đúng thứ tự, làm đúng thủ pháp ở các huyệt : Khúc tuyền, Âm cốc, Âm lăng tuyền, Phục lưu.  Làm tổng hợp năm loại : Từ tật, niệm chuyển, đề sáp, cửu lục và khai bế.  Bổ lão dương số (27 x 3 = 81). Châm hết chân trái rồi châm sang chân phải.   Mỗi ngày châm một lần.   Mười ngày là một liệu trình.”
    Để cho T. hiểu hết giá trị của bài châm, tôi giải thích : “Bài này ở sách Châm cứu tư sinh kinh nói rằng : “Chữa chứng đi tiểu tiện nhiều mà mất dương khí.”  Toàn bài có bốn huyệt, trong đó có ba huyệt là loại hợp của ba kinh âm ở chân : Khúc tuyền là hợp huyệt của kinh Túc quyết âm can.   Âm cốc là hợp huyệt của kinh Túc thiếu âm thận.   Âm lăng tuyền là hợp huyệt của kinh Túc thái âm tỳ.    Loại hợp trong ngũ du huyệt có tác dụng thẳng vào tạng phủ.   Riêng huyệt còn lại là Phục lưu trên kinh thận, có tác dụng đặc biệt đến mệnh môn hoả.
      Tổng hợp lực của bài này giống như bài Bát vị kim quỹ (kim quỹ là hòm vàng) thận khí hoàn.   Các huyệt Khúc tuyền, Âm cốc, Âm lăng tuyền để bổ âm, tương đương bài Lục vị : Thục đìa, Sơn dược, Sơn thù nhục, Trạch tả, Phục linh, Đan bì.    Huyệt Phục lưu bổ vào mệnh môn hoả, tương đương với 2 vị : Nhục quế, Phụ tử.    Đây là một phương bổ dương trên cơ sở bổ âm.   Tác dụng chống suy nhược thận khí của 4 huyệt này được coi như thánh dược vậy.   Có bài châm này trong tay, ta như đã có một hòm vàng.   Thực tế, có thể còn hơn thế nữa..”.
   
     Nửa tháng sau, T. đến thăm tôi, thần thái của anh đã thay đổi khác hẳn.   T. nói với tôi : “Cháu châm rất đều.   Thời gian châm, cháu kiêng khem về ăn uống rất kỹ.   Châm được 4 hôm, dương khí của cháu đã bừng bừng trỗi dậy.   Nhưng nhớ lời thầy dặn : “Cái dương khí mới phục hồi ấy, nó giống như ta đem đất ướt đắp lên đê.  Nếu dùng vào sinh hoạt tình dục ngay, dương khí mới được phục hồi đó sẽ tan biến, giống  như đê bị vỡ vì gặp phải sóng to, gió lớn.”   Cho nên, cháu phải ngủ riêng, không để lòng dục bị quấy động.   Lần phạm ngày cấm kỵ vừa qua đã làm cho cháu hoang mang cùng cực.   Từ nay, được thầy cho lời dạy của cổ nhân, cháu đâu dám quên lãng, cháu phải luôn ghi nhớ, giữ gìn.”
  
     Đã 10 năm rồi, T. lao động liên tục, học hành chăm chỉ, sức khoẻ ổn định.   Thật là may mắn cho T..

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ