Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 792

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16685

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4048949

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

CÓ TIẾNG KÊU Ở CỬA MÌNH

Chủ nhật - 08/12/2019 09:10
Trong âm đạo đàn bà có hơi đẩy ra có tiếng sắc sắc giống như đánh hơi (trung tiện), gọi là “Âm súy”
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Chủ yếu là tân dịch trong ruột khô táo, cốc khí kết mà không đi. Nguyên nhân dẫn đến tân dịch khô kết lại có 3 loại vị táo, đàm thấp và khí hư.
-Vị táo: Nhiệt kết dương minh, tân dịch bất túc, trong vị táo vị khí tiết xuống.
- Đàm thấp: Đàm ẩm ở vòng trung tiêu, tân dịch không đi xuống được.
- Khí hư: Thân thể suy nhược, khí cơ bất vận, ở trường vị ít tân dịch.
II PHƯƠNG PHÁP TRI LIỆU
BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ
Chữa bệnh này lấy nhuận táo làm chủ. Vị táo nên dùng nặng phép nhuận; đàm thấp vướng trệ nên khoát đàm lợi thấp để dẫn tân dịch đi xuống; khí hư nên bổ khí thì tân dịch tự đầy đủ.
2.1.Vị táo chứng: Trong âm đạo đẩy ra thể hơi làm tiếng, sắc mặt vàng nhạt, da dẻ nẻ nứt rõ rệt, dạ buồn bằn nóng bứt dứt, miệng táo họng khô, nước tiểu sắc vàng, phân bí kết, rêu lưỡi vàng nhạt mà mỏng, mạch trầm tế mà sác.
Phép chữa: Nhuận trường tư táo.
Phương thuốc ví dụ: Trư cao phát tiễn
Mỡ lợn nửa cân, Loạn phát (tóc rối) 3 búi to như quả trứng gà.
Trộn tóc rối vào mỡ lợn nấu, tóc tiêu đi thành thuốc, phân làm hai lần uống.
2..2. Đàm thấp chứng: Âm kêu mà mặt phù trắng, thân thể béo mập hoặc ho mà nhiều đờm, hoặc nôn mửa ra nước đờm, trong miệng nhẫy đờm, đầu nặng đầu huyễn, ngực buồn bằn không nghĩ đến ăn, nước tiểu lượng ít, phân táo bí, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền trì.
Phép chữa: Khoát đàm lợi thấp
Phương thuốc ví dụ: Quất bán quế linh chỉ khương thang
Bán hạ                 2 lạng                Tiểu chỉ thực   1 lạng
Quất bì                 6 đ/c                  Quế chi  1 lạng
Phục linh     6 đ/c       Sinh khương               6 đ/c
Dùng nước sạch 10 bát sắc thành 4 bát, phân làm 4 lần (ngày 3 lần, đê 1 lần) uống. Lấy khỏi làm mức, sau khi khỏi lại phải ôn trung bổ tỳ, làm cho ẩm không tụ lại.
2.3.Khí hư chứng: Âm đạo đẩy hơi ra làm tiếng, tự thấy có hơi tiết ra, sắc mặt trắng bợt, tiếng nói thấp nhỏ, đầu nặng có lúc đau, thần mệt sợ lạnh, ngắn hơi thiếu sức, thắt lưng và tứ chi buốt mềm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhược.
Phép chữa: Bổ khí để sinh tân
Phương thuốc ví dụ: Bổ trung ích khí thang gia vị
Hoàng kỳ  1 đ/c    Nhân sâm  1 đ/c
Chích cam thảo 1 đ/c    Quy thân  7 phân
Trần bì              7 phân               Thăng ma  3 phân
Sài hồ   3 phân               Bạch truât (sao đất)3 phân
Sinh khương  3 lát    Đại táo               2 quả
Xuyên hoàng liên (sao rượu) 5 phân
III. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Thiên khu, Ngũ khu, đều dùng tả pháp

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ