Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 612

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17853

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050117

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

CO GIẬT KHI MANG THAI

Thứ tư - 23/10/2019 15:09
Mang thai đến sau 6-7 tháng hoặc đúng ngay lúc đẻ hoặc khoảng thời gian vừa mới đẻ thấy đột nhiên co quắp, hàm răng cắn chắc, chòng mắt nhìn thẳng, bất tỉnh nhân sự thậm chí toàn thân co giật uốn cong ngược lại, giống như động kinh, một lúc sau thì tỉnh, sau khi tỉnh lại có thể phát cơn lặp lại, cứng trạng như thế gọi là tử giản. Nếu phát bệnh rất nặng, thời gian co quắp rất dài, phát cơn lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến thai phụ và thai nhi tử vong, đây là bệnh rất nghiêm trọng của thời gian mang thai phải chú ý phòng trị kịp sớm.
I.NGUYÊN NHÂN BỆNH
Có thể phân làm 3 loại lớn là huyết hư, can nhiệt và phong hàn
-Huyết hư: Thể chất vốn yếu, âm huyết bất túc, sau khi mang thai thì huyết dưỡng thai nguyên, lúc này âm hư ở dưới, dương nhiễu ở trên sinh ra nội phong bạo động.
-Can nhiệt: Vốn thường ưu uất phẫn nộ, can kinh uất nhiệt, nhiệt nhiều thì sinh phong.
-Phong hàn: Mang thai huyết hư lại bị cảm phong hàn, tà thương kinh thái dương, gân mạch co cấp.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1.Thời gian cuối của mang thai có huyết áp cao, thũng nước, nước tiểu có lbumin, kèm có xuất hiện đầu tối chướng đau, mắt hoa bụng dạ chướng buồn bằn quặn bụng trên là dấu hiệu báo trước  có co giật. Nếu không chọn lấy cách chữa khẩn cấp thì có thể phát triển thành cơn “sản kinh” (sản giật) xuất hiện co quắp thành cơn, hôn mê. Nhất là ở thời gian đẻ, trước khi đẻ hoặc sau khi đẻ trong vòng 24 giờ đồng hồ dễ phát sinh.
2. Khi làm cơn co giật thời gian dài, mức độ nặng co quắp đều đều xen nhau, lại tiến vào trạng thái hôn mê có nội bế ngoại thoát nguy hiểm
3.Dấu hiệu báo trước co giật cần phân biệt với mang thai hợp với huyết áp cao, mang thai hợp với viêm thận mãn tính (cái sau là trước khi mang thai đã có bệnh huyết áp cao, bệnh viêm thận mãn tính).
II.PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Trước khi phát bệnh co giật,nói chung đều có đầu đau đầu xoay, toàn thân mệt mỏi, hoặc có sốt về chiều, chi dưới hoặc mặt mắt phù thũng, tim thổn thức hụt hơi, vùng bụng trên chướng đầy, đi tiểu tiện nhiều lần đều đều, nếu thấy xuất hiện ở thời gian mang thai 5-6 tháng sẽ có thể phát sinh sản giật, phải kịp thời cho chữa trị.
Bệnh này ở trên biện chứng, ngoài việc căn cứ nguyên nhân bệnh, chứng hậu để tiến hành phân biệt, lại cần phân biệt với chứng động kinh, trúng gió, nay kê thành bảng như dưới đây
Bảng phân biệt co giật, động kinh, trúng gió.
Tên gọi /chứng hậu Chứng đến trước Chứng trạng chủ yếu Di chứng về sau
Co giật Đầu đau, đầu xoay, nhìn vật mơ hồ, toàn thân mệt mỏi, chi dưới hoặc mặt mắt phù thũng, hoặc có sốt về chiều, tiểu tiện nhiều lần đều đều Đột nhiên té ngã, không biết gì, hàm răng cắn chặt, tròng mắt nhìn thẳng, tứ chi co quắp, miệng ra bọt trắng lúc sau tự tỉnh, sau đó 1 lúc phát lại, thường phát ở thời gian sau khi mang thai hoặc lúc đang đẻ, cũng có phát ở sau khi đẻ Không
Động kinh Nói chung không có chứng đến trước Giống nhau với sản giật, nhưng hay phát ở lúc bình thường, nói chung sau khi tỉnh như người bình thường, rất ít phát cơn liên tục Không
Trúng gió Đầu nặng đầu xoay, tứ chi phát tê Đột nhiên đổ ngã, không còn bíêt gì, hàm răng cắn chặt hoặc mũi có tiếng ngáy, hoặc trong hầu có tiếng đờm,hoặc miệng mắt méo lệch hoặc tứ chi bại liệt không co quắp co giật Miệng mắt meo lệch, hoặc tứ chi bại liệt
Nguyên tắc chữa bệnh này lấy dưỡng huyết  khử phong, bình can thanh nhiệt làm chủ, kiêm có đàm thì mượn lấy dịch đàm , nếu phát ở sau khi mới đẻ lại phải đại bổ khí huyết
2.1.Dấu hiệu báo trước sản giật: Cuối thời gian mang thai có thũng nước, đau tới căng đau mắt hoa nhìn vật không rõ, ngực buồn bằn quặn bụng trên, nôn mửa lưỡi hồng rêu lưỡi vàng trơn, mạch huyền hoạt sác.
Phép chữa: Dục âm (nuôi âm) tiềm dương(dìm dương), thanh can bình can
Phương thuốc ví dụ: Kỷ cúc địa hoàng thang hợp với thiên ma câu đằng ẩm gia giảm
Câu kỷ tử 3 đ/c     Cúc hoa  1,5 đ/c
Sinh địa  3 đ/c     Bạch thược  2 đ/c
Trân châu mẫu 1 lạng                 Câu đằng   5 đ/c
Thạch quyết minh 5 đ/c    Thiên ma  1,5 đ/c
Hoàng cầm 1,5 đ/c                 Trạch tả  3 đ/c
Gia giảm: Miệng đắng, tiện bí, can hỏa vượng, bỏ Câu kỷ tử; gia Long đảm thảo 3 đ/c, Hạ khô thảo 4 đ/c
2.2.Huyết hư chứng: Sau khi mang thai được mấy tháng, lúc thường thấy sắc mặt vàng úa, đầu xoay mắt hoa, tim thổn thức ngắn hơi, hoặc chi dưới và mặt mắt hơi hiện rõ phù thũng khi phát bệnh đột nhiên té ngã  không còn biết gì chân tay co quắp  trong hầu hoặc có tiếng đờm  lưỡi nhạt không rêu mạch tế sác mà hoạt. Chữa thì nên dưỡng huyết tức phong, dùng phương: Câu đằng thang (Phụ nhân đại toàn lương phương) gia vị:
Câu đằng  3 đ/c    Đương quy  3 đ/c
Phục thần  4 đ/c    Nhân sâm  1 đ/c
Tang ký sinh            1 lạng    Cát cánh  2 đ/c
Gia vị: A giao châu 3 đ/c, Mẫu lệ  4 đ/c
2.3.Hư phong hình: Thường thấy ở co giật sau khi đẻ, hoặc chất của thân người âm huyết khuy hư, ngoài hôn mê co quắp là chứng trạng giống như trên, lại thấy sắc mặt trắng bợt, mạch tế lưỡi nhạt.
Phép chữa: Dưỡng huyết tư âm tức phong
Phương thuốc ví dụ: Kỷ cúc địa hoàng thang hợp với Câu đằng thang gia giảm
Câu kỷ tử 4 đ/c     Câu dằng  5 đ/c
Sinh địa  3 đ/c     Bạch thược  3 đ/c
A giao  4 đ/c                  Long cốt   4 đ/c
Mẫu lệ 1 lạng                 Đồng tật lê  4 đ/c
Thạch quyết minh 5 đ/c
2.4. Can nhiệt chứng: mang thai được mấy tháng khi cảm thấy đầu xoay mắt hoa, mặt đỏ phát sốt, thao phiền dễ cáu, khi phát bệnh đột nhiên tối tăm ngã nhào, thần chí không rõ dàng, tứ chi co quắp, mặt đỏ môi hồng, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác vô lực. Chữa thì nên thanh can tả nhiệt, dưỡng huyết khử phong , dùng phương: Linh dương giác câu đằng thang (Thông tục thương hàn luận):
Linh dương giác (sắc trước) 1,5 đ/c                Song câu đằng (cho vào sau) 3 đ/c
Sương Tang diệp  2 đ/c        Kinh Xuyên bối  (bỏ lõi) 4 đ/c
Sinh địa tươi  5 đ/c                    Trừ cúc hoa   3 đ/c
Phục thần  3 đ/c        Sinh bạch thược 3 đ/c
Sinh cam thảo 8 phân  Đạm trúc nhự 5 đ/c (cạo tươi sắc trước với linh dương giác uống thay nước)
2.5. Phong hỏa hình: Đầu xoay mắt hoa, tim thổn thức, ngắn hơi sắc mặt về chiều đỏ, ngực buồn bằn, quặn bụng trên, nôn mửa, đột nhiên choáng váng đổ ngã, bất tỉnh, vùng cổ cứng thẳng tứ chi co quắp hàm răng cắn chặt, miệng mửa bọt trắng, lát sau tự tỉnh lại, tỉnh rồi lại phát cơn trở lại, lưỡi hông fhoặc đỏ thẫm, mạch huyền kình mà sác, hỏa.
Phép chữa: Chấn can tức phong thanh tâm tả
Phương thuốc ví dụ: Linh dương câu đằng thang gia giảm.
Bột linh dương giác 3-4 đ/c rót uống, Bạch thược 3 đ/c, Hoàng liên 1 đ/c, Tử cầm 1,5 đ/c, Thạch quyết minh 5 đ/c, Long xỉ 4 đ/c, Câu đằng 1,5 đ/c, Sinh địa 3 đ/c, Phục thần 4 đ/c, Cúc hoa 1,5 đ/c, Trúc nhự 3 đ/c, Tượng bối mẫu 2 đ/c.
Gia giảm:
Nếu thuộc về đàm hỏa mà thấy hôn mê đờm kêu khí úng, bỏ Sinh địa, Bạch thược; Thêm Thiên trúc hoàng 2 đ/c, Thạch xương bồ 1,5 đ/c, Trúc lịch tươi 1 thìa rót xuống, Trúc lịch bán hạ 2 đ/c. Lấy riêng  Chí bảo đan 1 viên hoặc An cung ngưu hoàng hoàn 1 viên, nghiền rót đều rót vào đường mũi.
2.6. Phong hàn chứng: Sau khi mang thai được 3-4 tháng, chi thể như thường, có khi mặt mắt phù thũng, sợ gió ghét lạnh, đầu đau mà mờ tối bứt dứt,  khi phát cơn đột nhiên nôn mửa, toàn thân phát sốt, cơ da nổi như hạt lúa, tối tăm không biết gì, tứ chi co quắp thậm chí uốn cong ngược lại, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mà nhuận, mạch phù hoạt. Chữa thì nên khử phong tán hàn, dưỡng huyết chấn kinh, dùng Giản bệnh phương (Ngoại đài bí yếu) gia giảm:
Bối mẫu, Cát căn, Đan bì, Phòng kỷ, Phòng phong, Đương quy, Xuyên khung, Nhục quế, Phục linh, Trạch tả, Cam thảo, mỗi thứ 2 đ/c; Độc hoạt, Thạch cao, Nhân sâm mỗi thứ 3 đ/c
III.PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ.
-Quyết minh tử  1 lạng   Cúc hoa   5 đ/c
Hạn liên thảo             5 đ/c
Sắc nước uống. Dùng hợp ở dấu hiệu báo trước co giật, can dương thiên vượng huyết áp thiên cao.
- Cuống rễ Rau cần không kể lượng sau khi rửa sạch giã lấy nước cốt uống. Chứng phù hợp như trên.
- Ốc bể nung 2 lạng, Toàn yết 7 đ/c, Thiên ma 3 đ/c nghiền chung nhỏ mịn, mỗi lần  uống 1 đ/c. Dùng hợp ở co giật co quắp.
IV. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
-Thể châm
Lần thứ nhất lấy các huyệt: Nhân trung, Nội quan, Chiếu hải.
Lần thứ hai lấy các huyệt: Hành gian, Phong trì, Thượng quản.
Khi co quắp thay chéo nhau sử dụng, làm quản phép kích thích  mạnh, làm cho hoãn giải co quắp thì dừng.
-Dự phòng:
1. Hết sức thúc đẩy rộng tác giữa sức khỏe trước khi đẻ. Thời gian sau của mang thai phải đặc biệt chú ý biến hóa của thũng nước, cân nặng huyết áp phải phát hiện kịp thời trị sớm.
2. Sau khi phát hiện dấu hiệu báo trước co giật phải tránh kích thích của gió lạnh, ánh sáng mạnh, giữ gìn yên tĩnh trong phòng, thường tiến hành ăn đậu xanh nấu, nước rau cần, sứa biển, để mát gan và khống chế huyết áp, tránh dẫn đến phát sinh co giật.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ