Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 786

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12477

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4066120

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

BÀI 3 DI CHỨNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO.

Thứ ba - 26/02/2019 06:18
BÀI 3  DI CHỨNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO.
Bệnh này sau khi trải qua chữa chạy, có người khôi phục rất nhanh, có người khôi phục rất chậm, nhưng đều phải kiên trì không thể lười nhác. Ở thời kỳ khôi phục, người khí hư có thể dùng Tứ quân tử thang, Bổ trung ích khí thang hoặc Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang, gia thêm một chút loại thuốc hoạt huyết là Đan sâm, làm cho khí vượng huyết hành, để thúc đẩy khôi phục công năng. Huyết áp thiên cao, âm hư dương cang, nên tư âm tiềm dương, dùng Lục vị địa hoàng thang gia loại Mẫu lệ, Ngưu tất, Đỗ trọng, Địa long.
Tóm lại phải căn cứ tạng phủ biện chứng điều bổ âm dương. Ngoài uống thuốc ra, lại phải phối hợp các phép châm cứu, điện châm hoặc ấn day; Đồng thời chú ý mạnh hơn việc rèn luyện công năng chi thể. Người bệnh mất tiếng, phải động viên và giúp đỡ người bệnh học tập phát âm và trò chuyện.

I. KHÍ HUYẾT HƯ TRỆ: Thiên khô (khô héo một nửa người), chi yếu không có sức, hoặc có buốt đau tê như gỗ, ngắn hơi ít nói, lười làm, không yếu sức, mạch tế sáp, chất lưỡi có khi tím, điểm ứ, rêu lưỡi trắng nhạt.
Phép chữa: Bổ khí dưỡng huyết, hành ứ thông lạc.
Bài thuốc ví dụ: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm
Hoàng kỳ  4 đ/c  hoặc  Hồng sâm tu  1,5 đ/c
Đương quy  3 đ/c    Kê huyết đằng  3 đ/c
Xích thược  3 đ/c    Tang ký sinh       4 đ/c
Đào nhân  3 đ/c    Hồng hoa  2 đ/c
Quảng địa long 3 đ/c
Gia giảm:
- Chi thể tê như gỗ, nặng nề, co cong, đau như đâm kim, ước gia Bào sơn giáp 2 đ/c, Hy thiêm thảo 3 đ/c, Chích toàn yết 1,5 đ/c, Chích cương tàm 3 đ/c
- Chân tay phát lạnh, cơ bắp không dừng được, gia Chích quế chi 1 đ/c.

II. CAN THẬN KHUY HƯ:
Tiếng nói không ra, chân tay mềm yếu liệt một bên, buốt tê không sử dụng được. Chi dưới yếu què không dùng đuợc, trong miệng chảy dãi, đầu say mắt đỏ, hoặc thần thức ngây trệ, chất lưỡi hồng nhuận, mạch tế.
Phép chữa: Bồi bổ can thận
Bài thuốc ví dụ: Địa hoàng ẩm tử gia giảm.
Can địa hoàng 5 đ/c                Ba kích thiên              3 đ/c
Sơn du nhục  3 đ/c    Thạch hộc  3 đ/c
Nhục thung dung 3 đ/c    Ngũ vị tử  1 đ/c
Mạch đông   3 đ/c    Thục phụ tử  1 đ/c
Đỗ trọng  4 đ/c    Tang ký sinh             4 đ/c
Gia giảm:
- Miệng khô chất lưỡi hồng, bỏ Phụ tử, gia A giao 3 đ/c, Quy bản 5 đ/c.
- Chân lạnh, gia Nhục quế 5 phân.
- Thần thức ngây trệ, gia Thạch xương bồ 1,5 đ/c, Chích viễn chí 1,5 đ/c.
Thuốc chế sẵn:
- Đại hoạt lạc đan, mỗi lần uống 1 viên, một ngày uống 2 lần. Dùng ở di chứng sau trúng gió, bán thân bất toại.
- Hi đồng hoàn: mỗi lần uống 1,5 đ/c, một ngày 2 lần. Trị trúng gió liệt một bên, lại cũng có thể làm dự phòng trúng gió cho người có huyết áp cao.

Phụ:
PHƯƠNG KINH NGHIỆM CHỮA BÁN THÂN BẤT TOẠI
* (G.M.T.Y.H)
Hoàng kỳ  5 đ/c-1 lạng   Đương quy  3 đ/c
Đan sâm  5 đ/c    Xuyên khung        2 đ/c
Hồng hoa  3 đ/c    Địa long  3 đ/c
Kê huyết dằng             6 đ/c    Ngô công   5 phân
Bạch phụ tử  2 đ/c
Sắc nước uống.
(Dùng hợp ở bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch)
Bài số 1:
Đương quy tẩm rượu sao 1 đ/c   Xuyên khung tẩm rượu sao 1đ/c
Sơn giáp châu                          3 đ/c              Minh thiên ma                     1 đ/c
Xuyên ô               3 đ/c   Uy linh tiên           1 đ/c
Khổ sâm               1 đ/c   Nguyên sâm           1 đ/c                          
Thảo ô                           1 đ/c              Sài hồ            1 đ/c
Khương hoàng                          1 đ/c              Chích cam thảo        5 phân
Sắc nước uống.
Bài số 2:
Ô dược               2 đ/c   Hương phụ tẩm rượu sao       1 đ/c
Khương hoàng  1 đ/c   Xuyên khung tẩm rượu sao          7 phân
Uy linh tiên   1 đ/c   Khương hoạt                    1 đ/c
Đương quy  3 đ/c   Đào nhân         7 phân
Nam tinh  8 phân              Chích cam thảo        5 phân
Tang chi  14 phân
Sắc nước uống.
Bài số 1, số 2 kể trên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, trước hết uống nước sắc lần 1 bài số 1, cách 1 giờ đồng hồ lại uống nước sắc bài số 2, uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi, ra được mồ hôi thì tốt. Sáng sớm ngày hôm sau, đem trộn nước sắc lần thứ 2 của hai phương uống 1 lúc. Nói chung có thể uống 3 lễ. (Dùng hợp ở thời kỳ đầu dấy bệnh trong vòng 1 đến 3 tháng mà có miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại nửa người tê như gỗ)
                                                       .............................

* (T.B.T.Y.H.K.Y)
1. Lỗ kiềm (Halogen alkli): từ 2-3 gr, một ngày uống 3 lần uống sau khi ăn, cũng có thể dùng dịch tiêm chất này tinh chế theo quy định chung tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Đối với chứng hình thành nút máu não, xuất huyết não đều có hiệu.
2. Cao mã tiền tử: Đem Mã tiền tử sau khi đã ngâm cho mềm, cắt thành miếng mỏng (18 - 24 miếng nặng chừng 1,2 đ/c), xếp hàng trên cao da voi, dán buộc ở vùng mặt bên nạn, chừng 7 - 10 ngày điều thay một lá cao, đến khi khôi phục như thường thì dừng.
Đối với thần kinh mặt tê bại có hiệu.
3.Luyện Thạch quyết minh 1 lạng, Long đảm thảo 3 đ/c, Thân cân thảo 5 đ/c, Kê huyết đằng 5 đ/c, Đại huyết đằng 4 đ/c, Cương tàm 3 đ/c, Thanh bì 1 đ/c, Trần bì 1 đ/c, Thanh mộc hương 2 đ/c, Binh lang 1 đ/c, Thạch xương bồ 5 phân, Tang chi 1 lạng, Bạch mao căn 3 đ/c, Sao ô dược 1,5 đ/c, Viễn chí nhục 1 đ/c, Thiền thoái 5 phân. Sắc nước uống.
Phương này trị di chứng sau trúng gió (miệng mắt méo lệch, chi thể tản hoán) có hiệu.

III. CÁCH CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
*(T.K.B.T.Y.L.S.T.S)
1. Trúng tạng phủ:
- Chứng bế: Nhân trung, Liêm tuyền, Lao cung, Dũng tuyền, Thập nhị tỉnh huyệt.
- Chứng thoát: Cứu: Bách hội, Nội quan, Hợp cốc, Quan nguyên. Châm Túc tam lý, Tam âm giao.
2. Trúng kinh lạc và di chứng sau trúng gió.
- Chi trên tản hoán: Hoàn khiêu, Nam tẩu (điểm giữa rãnh háng xuống 6 thốn), Phong thị, Tứ cường, Trị tản 5, Giải khê, Thái xung.
- Miệng mắt méo lệch: Toản trúc thấu Ngư yêu, Tứ bạch thấu Nghinh hương, Địa thương thấu Giáp xa, ế phong, Hạ quan.
-Lưỡi cứng khó nói: Á môn, Thông lý, Kim tân, Ngọc dịch (cho ra máu), Liêm tuyền, Chiếu hải.
- Nuốt xuống khó khăn: Á môn, Liêm tuyền, Chiếu hải, Hợp cốc, Thiên đột, Tam âm giao (châm Á môn đều đều thẳng tới 2,5 thốn, có cảm cứng toàn thân thì rút kim).
Giai đoạn trúng gió hôn mê, chứng bế dùng phép kích thích nặng, mỗi ngày có thể châm tới 2-3 lần, chứng thoát cần kích thích nhẹ hơn một chút. Cứu huyệt Quan nguyên phải dùng mồi ngải lớn, có thể cứu liên tục 10 mồi đến mấy chục mồi.

* (T.B.T.Y.H.K.Y)
1. Chi trên tản hoán:
Lấy huyệt: Hợp cốc, Thủ tam lý, Kiên ngung, Kiên tam châm, Trị tản (chỗ lõm dưới khớp vai), hoặc Nội quan thấu Ngoại quan, Khúc trì thấu Thiếu hải.
2. Chi dưới tản hoán:
Lấy huyệt: Thận tích, Hoàn khiêu, Ân môn, Phục thỏ, Phong thị, Túc tam lý, Thừa sơn, Côn luân, Thái khê hoặc Tam âm giao thấu Tuyệt cốt, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền.
Những huyệt kể trên căn cứ nơi vùng tản hoán có bệnh chọn dùng, nói chung kích thích mức vừa, không lưu kim (khi cần thì lưu từ 5-10 phút), mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần châm, mỗi lần chọn 3 - 4 huyệt, sử dụng thay chéo nhau, 10 - 15 lần làm một liệu trình. Nghỉ 3 - 5 ngày, lại kế tiếp liệu trình sau.
3. Miệng mắt méo lệch:
Lấy huyệt: Tứ bạch, Nghinh hương, Địa thương thấu Giáp xa và Hợp cốc của bên khoẻ. Mắt không nhắm được đâm kim Dương bạch thấu Thái dương (trước hết châm bên phía khoẻ 1-2 lần, sau đó đồng thời làm châm cả hai bên, đều dùng thủ pháp kích thích  mạnh). Lưỡi cứng không nói, gia Thượng liêm tuyền, Cường âm. Huyết áp nghiêng về cao châm thêm Khúc trì, An miên, Túc tam lý.
Nếu dùng máy điện châm để chữa, có thể dựa theo huyệt vị kể trên mà chữa.

* (C.C.H.T.H)
1. Chứng cấp và chứng nặng của trúng gió:
Bế chứng , Huyệt thường dùng: Nhân trung, Thập nhị tỉnh, Dũng tuyền, Lao cung, Phong trì, Nội quan, Hợp cốc.
Thoát chứng , Huyệt thường dùng: Các huyệt kể trên thêm vào Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý.
Huyệt dự bị dùng: Đại lăng, Hành gian, Thiên khu, Thượng cự hư, Chiên trung, Thận du, Mệnh môn, Thái xung, Dương lăng tuyền, Thiên đột, Phong long.
Phương pháp:
- Chứng bế dùng kích thích rất mạnh.
- Chứng thoát dùng kích thích nhẹ.
Thời kỳ đầu dùng kim châm, ở người bệnh nguy nặng, dương khí muốn thoát, có thể dùng mồi ngải lớn cứu nhiều liên tục ở các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý.
Nếu mặt đỏ, miệng khát, phiền thao, nước tiểu đỏ, tiện bế, mạch hồng sác, là chứng hoả thịnh, là nguyên khí muốn thoát, có thể dùng thêm Đại lăng, Hành gian, Thiên khu, Thượng cự hư chọn dùng.
Nếu tứ chi lạnh, ra mồ hôi, xuyễn không yên, mạch nhỏ bé muốn đứt, là nguyên khí muốn thoát, có thể cứu thêm Chiên trung, Thận du, Mệnh môn. Nếu đầu đau dữ dội, say choáng, chân tay cong co, lại xuất hiện co quắp, là can phong nội động, dùng thêm Thái xung, Dương lăng tuyền. Nếu trong hầu đờm vọt lên, ngực bụng tức bứt dứt, tứ chi nặng nề, rêu lưỡi dầy trơn, mình béo mạch huyền hoạt là đờm thịnh, có thể thêm Thiên đột, Phong long, Nội quan.
2. Chứng nhẹ và di chứng sau trúng gió:
2.1. Chi trên tản hoán:
- Huyệt thường dùng: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Trị tản.
- Huyệt dự bị dùng: Kiên ngung, Thủ tam lý, Dương trì, Trung chử, có thể chọn phối hợp dùng.
Phương pháp: Khi châm kim, Khúc trì có thể thấu Thiếu hải, Hợp cốc có thể thấu Hậu khê, Trị tản là các huyệt có thể chọn ứng dụng. Châm kim nói chung chỉ châm bên bệnh, dùng kích thích mạnh, cũng có thể sau khi châm bên bệnh lại châm bên khoẻ, dùng kích thích nhẹ.
2.2. Chi dưới tản hoán:
- Huyệt thường dùng: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Trị tản 5, Huyền chung, Giải khê, Củ nội phiên, Củ ngoại phiên, Túc tam lý.
- Huyệt dự bị dùng: Tản lập, Lạc địa, Côn luân, Thái xung, Túc lâm khấp, Kinh cốt là những huyệt có thể phối hợp ứng dụng.
2.3. Miệng mắt méo lệch:
- Huyệt thường dùng: Ế phong, Địa thương, Tứ bạch, Giáp xa, Hợp cốc, Khiên chính.
- Huyệt dự bị dùng: Toản trúc, Dương bạch, Nhân trung, Quyền liêu, Giáp xa, Thừa tương.
Phương pháp: Kim đối với Tứ bạch phải châm đứng thẳng, hoặc từ trên hướng xuống châm ngang, Địa thương có thể thấu Giáp xa, Dương bạch có thể thấu Ngư yêu. Tiến kim nên nông, kích thích mức vừa, mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần.
2.4. Lưỡi cứng nói ngọng:
- Huyệt thường dùng: Thượng liêm tuyền, Thông lý.
- Huyệt dự bị dùng: Á môn, Chiếu hải.
Phương pháp: Châm kim ở Thiên đột chú ý nhất định không châm sâu quá mức, huyệt Á môn nên châm hơi chếch hướng xuống. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm kim 1 lần. Khó nuốt xuống cũng lấy huyệt như thế.

*(C.C.H.G.T)
1. Trúng tạng phủ:
- Chứng bế: Nên khai bế tiết nhiệt, lấy 12 huyệt tỉnh (châm ra máu), châm Bách hội, Thuỷ câu.
Huyệt dự bị: Hợp cốc, Giáp xa, Dũng tuyền, đều dùng phép châm.
- Chứng thoát: Nên hồi dương cố thoát, lấy Thần khuyết (dùng muối giã nhỏ lấp ngang lỗ rốn) Quan ngyên, đều dùng mồi ngải lớn, mỗi chỗ cứu số mồi tới 100, lấy cầm mồ hôi, chi ấm, mạch dấy trở lại, không đái dầm dề nữa làm mức. Sau đó lại châm Thuỷ câu, Trung xung để thanh thần khai khiếu.
Huyệt dự bị: Mệnh môn (cứu), Thận du (cứu), Chướng môn (cứu).
2.Trúng kinh lạc:
(Di chứng sau khi thoát nguy hiểm của trúng tạng phủ cũng trúng kinh lạc dựa theo phép dưới đây mà chữa)
- Miệng mắt méo lệch: Lấy Địa thương (châm hoặc cứu), Giáp xa (châm hoặc cứu) làm chủ, trái lấy phải, phải lấy trái, lại châm Hợp cốc, Thái xung để giúp.
Huyệt dự bị: Nghinh hương (châm), ế phong (châm), Liệt khuyết (châm), Khúc trì (châm)
-Bán thân bất toại: Lấy Khúc trì, Dương lăng tuyền làm chủ.
Huyệt dự bị:
+ Chi trên: Kiên ngung, Thủ tam lý, Thiên tỉnh, Ngoại quan.
+ Chi dưới: Hoàn khiêu, Túc tam lý, Phong trì, Tuyệt cốt.
Nếu bệnh lâu ngày hoặc chữa lâu không khỏi, nên chọn lấy du  huyệt bên khoẻ (một mé không bệnh), sau đó lấy du huyệt bên bệnh, bên khỏe chỉ châm không cứu, bên bệnh cùng dùng cả châm cứu.
- Lưỡi cứng không nói: thường dùng Á môn (châm), Liêm tuyền (châm). Nếu đàm trệ tâm khiếu, phối Thông lý (châm), Phong đàm uẩn tắc, phối Phong long (châm), thận thuỷ bất túc, hư hoả thượng viêm, phối Dũng tuyền (châm), Chiếu hải (châm).
Phụ chú: Nói chung người béo hoặc cao tuổi khí hư, nếu tự nhiên thấy lưỡi cứng nói năng không dễ, đầu ngón tay bất thời tê như gỗ, choáng say đó là dấu hiệu báo trước sẽ phát trúng gió, có thể chọn dùng ở chương kinh ngoại kỳ huyệt 7 huyệt trúng gió ghi chép trong đó, tiến hành châm dự phòng ( xem ở cuối bài này).

*(C.C.H.B.T.Y.Đ.H)
1. Chứng bế (thực chứng): lấy huyệt: Nhân trung, Thập tuyên, Hợp cốc, Bách hội.
Dùng kim Tam lăng trước hết châm huyệt Nhân trung, lại châm điểm ra máu ở Thập tuyên huyệt, lại dùng hào châm đâm ở huyệt Bách hội và Hợp cốc đều dùng phép tả, lưu lim 10 - 15 phút.
Gia giảm: Đờm nhiều gia Phong long, Xích trạch.
Miệng mắt méo lệch gia Địa thương, Giáp xa, Hạ quan.
Sốt cao gia Đại chuỳ, Khúc trì.
Thần chí không rõ ràng, gia Thần môn.
Tứ chi cong co gia Kiên ngung, Dương lăng tuyền.
Bán thân bất toại gia Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Uỷ trung.
2. Chứng thoát (hư chứng): Lấy huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Thần khuyết, Tam âm giao, Nhân trung.
Dùng mồi ngải cứu Quan nguyên, Khí hải, Thần khuyết (Phép cứu cách muối), Tam âm giao, mỗi chỗ cứu 10 mồi, châm kim huyệt Nhân trung. Cứu Bách hội để thăng cử dương khí. Châm Thận du để bổ thận khí.

*(C.C NHẬP MÔN)
Đột nhiên tối tăm ngã nhào, bất tri nhân sự, châm gấp 12 tỉnh huyệt (nặn ra máu), Nhân trung (tức Thủy câu), Dũng tuyền (châm mạnh), Bách hội (châm ven dưới da), Túc tam lý.
Nếu thấy phát ra nhiều mồ hôi, đái dầm, thở xuyễn, mạch tế, có thể dùng mồi ngải lớn cứu Quan nguyên, Khí hải, từ 7 - 49 mồi. Sau khi tỉnh mà có miệng mắt méo lệch, lại châm Địa thương, Giáp xa, châm xong dùng mồi ngải nhỏ cứu từ 3 - 5 mồi. Lưỡi cứng khó nói, châm Á môn, Liêm tuyền. Bán thân bất toại châm Khúc trì, Kiên ngung, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt (tức Huyền chung).

BẢY HUYỆT DỰ PHÒNG TRÚNG GIÓ: Bách hội, Phong trì, Kiên tỉnh, Đại trùy, Khúc trì, Giản sử, Túc tam lý. Bảy huyệt trên, cách 1 ngày dùng điếu ngải cứu 1 lần thì có thể có hiệu. Nhưng Bách hội, Phong trì phải cứu cách vải để tránh đốt cháy tóc.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Chi hội Đông Y HC tổng hợp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ