Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc » T

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 1442

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 14143

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4067786

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC TIÊU

Thứ bảy - 14/12/2019 02:50
Thuốc tiêu là phương thuốc đùng để tiêu đạo, tiêu tán, nhuyễn kiên, hóa tích để tiêu trừ một chất gì đó có hại trong thân thể, đó là phương pháp “tiêu” trong 8 phương pháp. Phạm vi phương pháp tiêu tương đối rộng như các chứng tích cục, tích chướng, tích thực, tích thủy, tràng nhạc, hạch đờm và u sơ khởi đầu đều có thể dùng phương pháp tiêu để chữa, nhưng chương này chỉ chọn những phương thuốc thuộc về tiêu thực đạo trệ, bài trừ sỏi mật, tiêu tán tràng nhạc, ngoài ra xem ở các chương khác có liên quan về tả hạ trục thủy, hoạt huyết khử ứ, lợi thủy thông lâm v.v…
Phương thuốc tiêu ngoài dùng thuốc tiêu đạo tiêu thực tích dùng thuốc phát tán tiêu ủng ách ra, nói chung theo nguyên tắc “kiên gia tước chi”. Gọi là “tước” có ý nói dần dần làm yếu và làm mòn đi vì rằng các chứng tích chướng tích cục, kết sỏi, tràng nhạc hạch đởm đã hình thành tích cứng, muốn tiêu tán phải có một quá trình, thuốc dùng để làm mềm chất rắn tiêu tích, tiêu tán dần dần, nếu dùng thuốc công gấp mãnh liệt thì tích chưa tiêu đã thương tổn chính. Cho nên thuốc tiêu thường dùng  thuốc hoàn để tiện uống lâu chữa chậm, liều lượng mỗi lần dùng cũng ít.
Tác dụng của thuốc tiêu hoãn hòa hơn thuốc tả hạ, nhưng rốt cục vẫn là thuốc công phạt, thuộc phạm trù “công pháp”, với người chính khí hư nhược vẫn là vừa công vừa bổ, dùng cùng một lúc với thuốc bổ ích hoặc trong thuốc tiêu phối hợp dùng thuốc bổ, trong tiêu có bổ, là cách chữa thông thường khử tà mà không tôn chính.






Thành phần:
1. Sơn tra 6 lạng
2. Bán hạ 3 lạng
3. Trần bì 1 lạng

BẢO HÒA HOÀN
« Đan khê tâm pháp »


4. Lục khúc 2 lạng
5. Phục linh 3 lạng
6. Thái phục tử 1 lạng


Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng để chế thuốc hoàn, ở hiệu thuốc có thuốc chế sẵn mỗi lần dùng từ 6-12 gam, ngày 2 lần uống với nước đun sôi, cũng có loại thuốc phiến khác gọi là Bảo hòa phiến là phương thuốc sửa đổi của bài thuốc này, công dụng giống nhau, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4 phiến, trẻ em thì giảm bớt, cũng có thể làm thuốc thang, đun sắc uống.
Công dụng: Tiêu thực hòa vị.
Chữa chứng bệnh: Tích thực đình trệ, bụng trên bĩ mãn hoặc đau bụng, hơi thở hôi, chán ăn hoặc
đại tiện không nhuận, rêu lưỡi nhờn đục, nhờn vàng, mạch hoạt.
Giải bài thuốc: Sơn tra, Lục khúc, Thái phục tử, 3 vị này đều giúp tiêu hóa, tiêu tích thực. Trong đó Sơn tra giỏi tiêu chất thịt, chất nhờn, Lục khúc giỏi tiêu ngũ cốc tích trệ, Thái phục tử giỏi tiêu chất bột, lại thêm Trần bì, Bán hạ, Phục linh hòa vị, Liên kiều tán thực trệ tích dẫn đến uất nhiệt, là phương thuốc thường dùng để tiêu thực hòa vị.
Cách gia giảm: Bài này là bài thuốc nhẹ và tiêu thực đạo trệ, nếu gia Mạch nha tác dụng tiêu thực mạnh lên, nếu tích thực nặng thì gia Chỉ thực, Binh lang.
Bài này gia Bạch truật 2 lạng tên là “Đại an hoàn”, chức năng tiêu thực bổ tỳ, chữa chứng tỳ hư thực trệ không hóa, đại tiện lỏng là phương thuốc trong tiêu có bổ.




Thành phần:

CHỈ THỰC ĐẠO TRỆ HOÀN
« Nội ngoại thương biện cảm luận »

1. Đại hoàng 40 gam
2. Phục linh 12 gam
3. Hoàng cầm 12 gam
4. Hoàng liên 12 gam

5. Bạch truật 12 gam
6. Chỉ thực 20 gam
7. Lục khúc 20 gam
8. Trạch tả 8 gam

Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng để chế thuốc hoàn, hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, mỗi lần dùng 6-12 gam, ngày 2 lần, uống với nước đun sôi.
Công dụng: Tiêu đạo tích trệ, thanh lợi thấp nhiệt.
Chữa chứng bệnh: Thấp nhiệt tích trệ ở tràng vị, đầy chướng, hạ lỵ, hoặc đau bụng tiết tả, lý cấp  hậu trọng hoặc đại tiện bí kết, tiểu tiện vàng đỏ và ít, rêu lưỡi nhờn đục hoặc nhờn vàng, mạch trầm có lực.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Đại hoàng, Chỉ thực công hạ tích trệ; Hoàng liên, Hoàng cầm táo thấp thanh nhiệt, Phục linh, Trạch tả thấm lợi thấp nhiệt, Lục khúc tiêu thực hòa trung, Bạch truật kiện tỳ táo thấp, các vị phối hợp với nhau không những thanh trừ thấp nhiệt tích trệ mà còn khôi phục được chức năng tiêu hóa của tỳ vị, thích hợp chữa các chứng thấp nhiệt thực trệ cản trở tràng vị, bụng trên đầy chướng, bụng đau hạ lỵ.
Cách gia giảm: Bài này gia thêm Mộc hương 12 gam, Binh lang 16 gam, để lý khí đạo trệ gọi là “Mộc hương đạo trệ hoàn”, thích hợp chữa các bệnh thấp nhiệt tích trệ thành lỵ, lý cấp hậu trọng và bụng đầy chướng.


MỘC HƯƠNG BINH LANG HOÀN
« Y phương tập giải »
Thành phần:

1. Mộc hương 1 lạng 8. Tam lăng 1 lạng
2. Binh lang 1 lạng 9. Hoàng bá 3 lạng
3. Thanh bì 1 lạng 10. Đại hoàng 3 lạng
4. Trần bì 1 lạng 11. Hương phụ 3 lạng
5. Chỉ xác 1 lạng 12. Hắc sửu 4 lạng
6. Nga truật 1 lạng 13. Huyền minh phấn 2 lạng
7. Hoàng liên 1 lạng 
Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng để chế thuốc hoàn, hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, mỗi lần dùng 6-12 gam ngày 2 lần, uống với nước đun chín, chuyển thành thang với liều lượng thích hợp, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Hành khí đạo trệ, tả nhiệt thông tiện.
Chữa chứng bệnh: Ăn uống không tiêu, tích trệ nội đình, bụng đau đầy chướng, đại tiện bí kết và đi lỵ đỏ trắng, lý cấp hậu trọng, rêu lưỡi vành nhờn, mạch thực, mạnh.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Mộc hương, Binh lang, Hương phụ, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác để hành khí, lợi khí, phá khí, đạo trệ. Tam lăng, Nga truật tiêu tích. Hoàng liên, Hoàng bá táo thấp thanh nhiệt, Hắc sửu, Đại hoàng thông tiện. Nhìn qua toàn bài thuốc, tập trung dùng Mộc hương, Binh lang để hành khí, mục đích của nó là sơ thông tràng vị, co dãn cơ bắp là chính để giải trừ đầy, mãn đau chướng, đồng thời tả nhiệt thông tiện, đạo trệ hạ hành cho nên nếu thấp nhiệt tích trệ, khí trệ nặng, đại tiện bí hoặc đau bụng, lý cấp hậu trọng mà người bệnh chính khi chưa hư thì dùng bài thuốc này là thích hợp nhất.


CHỈ TRUẬT HOÀN
(Phụ: Chỉ truật thang)
Trích « Thương hàn luận » theo bài thuốc của Trương Nguyên Tố
Thành phần:
1. Chỉ thực 1 lạng.
2. Lá sen bao cơm nung khô, nghiền nhỏ làm hoàn.
3. Bạch truật 2 lạng

Cách dùng: Mỗi lần dùng 6-12 gam, ngày 2 lần uống với nước đun sôi.

Công dụng: Kiện tỳ vị, tiêu đầy chướng.

Chữa chứng bệnh: Tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, ẩm thực đình trệ, bụng đầy chướng, đại tiện nhão hoặc không thông sướng.

Giải bài thuốc: Bài này dùng Bạch truật kiện tỳ, Chỉ thực tiêu đầy chướng nhưng liều lượng Bạch truật gấp đôi Chỉ thực, dùng lá sen có hương thơm bọc cơm nung khô chế thành hoàn là phương thuốc thanh dương đi lên mà hòa dưỡng vị khí, cho tiêu ra ngoài, với người tỳ vị yếu, ăn uống đình trệ, dưới vùng tim đầy chướng thì bổ mà không trệ khi, tiêu mà không tổn thương chính.

Hiện nay bài thuốc chữa bệnh rộng dạ dày, sa dạ dày cũng có hiệu quả nhất định.

Cách gia giảm: Gia Lục khúc, Mạch nha gọi là Khúc mạch chỉ truật hoàn chữa bụng ăn uống quá nhiều, bụng chướng đầy khó chịu. Gia Bán hạ, Trần bì gọi là Quật bán chỉ truật hoàn, chữa tỳ hư đờm trệ, ăn uống không tiêu, khí trệ đầy chướng, gia Sa nhân, Mộc hương gọi là Hương sa chỉ truật hoàn có tác dụng phá khí trệ, tiêu đồ ăn, khai vị ăn ngon.



Phụ phương:

Chỉ truật thang:
Dùng 7 quả Chỉ thực, Bạch truật 2 lạng (theo liều lượng của sách Kim quỹ yếu lược về sau xuống 1 lạng, hiện nay dùng 12 gam).
Nguyên chữa “dưới tim rắn chắc, to như cái thúng, do thủy ẩm gây nên”, chủ trị chứng tỳ nhược khí trệ, mất sự tiêu hóa, dẫn đến thủy bĩ kết dưới vùng tim nên Chỉ thực tiêu bĩ, Bạch truật kiện tỳ. Bài này vị thuốc cơ bản giống bài Chỉ truật hoàn, nhưng liều lượng Chỉ thực gấp đôi Bạch truật. Về sau Trương Nguyên Tố cho rằng Chỉ thực tước mòn, không nên dùng nhiều, dùng lâu nên đảo ngược liều lượng lại để Bạch truật gấp đôi Chỉ thực đổi thang thành hoàn gọi là Chỉ truật hoàn. Xưa nay cho rằng Chỉ truật hoàn bổ nặng hơn tiêu so với bài Chỉ truật thang nguyên gốc hợp lý hơn nhưng căn cứ dược lý hiện đại thực nghiệm, Chỉ thực có tác dụng làm tăng sức co bóp của vị tràng nên khi chữa sỏi mật, sa dạ dày, sa tử cung và tràng vị mất chức năng điều hòa thì tất phải dùng nó làm thuốc chủ. Cái gọi là “thủy ẩm” mà bài thuốc này điều trị biểu hiện lâm sàng sa dạ dày, nguyên bài thuốc có chú thích rõ sau khi dùng thuốc trong bụng phải mềm mới là biểu hiện có hiệu quả. Những năm gần đây kết quả lâm sàng cho biết, bài thuốc này chữa sa dạ dày hiệu quả của nó tốt hơn Chỉ truật hoàn. Vì vậy, có thể cho rằng, nếu chữa sa dạ dày nên dùng nhiều Chỉ thực, Chỉ thực tiêu bĩ có Bạch truật phù trợ, là nặng bổ hơn tiêu, có thể tiêu mà không thương tổn chính, nếu chữa tiêu hóa không tốt nên dùng nhiều Bạch truật, Bạch truật kiện tỳ có Chỉ thực phù trợ là nặng tiêu hơn bồ, có thể bổ mà không trệ khí.


TIÊU THẠCH PHÀN THẠCH TÁN
(Phụ: Khu hồi thang số 2, Lợi đởm hoàn) Trích: « Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
1. Tiêu thạch (hỏa tiêu)
2. Phàn thạch (lục phàn)

Cách dùng: Lấy vị thuốc trên nghiền nhỏ chế thành thuốc tán, uống với nước cháo Đại mạch. Hiện nay lâm sàng ứng dụng, thường dùng Huyền minh phấn hoặc Mang tiêu, dùng ít hỏa tiêu, nhào với hồ bột làm hoàn hoặc phiến, nuốt uống, mỗi phiến trọng lượng một phần, mỗi lần 3-5 phiến, ngày dùng 2- 3 lần, sau khi ăn cơm dùng thuốc là tốt.
Công dụng: Tan sỏi phá cứng, lợi đởm.
Chữa chứng bệnh: Sỏi mật.
Giải bài thuốc: Bài này phối hợp dùng Tiêu thạch và Phàn thạch để phá cứng tán kết, hóa ứ tiêu tích, thuộc loại phương thuốc tiêu cứng phá tích. Dùng nước cháo Đại mạch uống thuốc là có ý làm giảm tác dụng kích thích của hai vị thuốc đối với đường tiêu hóa. Bài này vốn chữa bệnh hắc đản (tức là bệnh Hoàng đản nặng), hiện nay trong điều trị dùng để tiêu sỏi mật có hiệu quả nhất định. Dùng bài này có thể phối hợp dùng cả thuốc thang, theo kinh nghiệm điều trị thường kết hợp dùng Tứ nghịch tán hoặc Tiêu dao tán thêm 40-80 gam Kim tiền thảo, Kê nội kim 16-32 gam (nuốt).

Phụ phương:

1. Khu hồi thang số 2:
Là phương thuốc thực nghiệm của bệnh viện Nam Khai - Thiên Tân, thích hợp với bệnh giun bị chết ở ống mật.
Gồm các vị Sài hồ, Nhân trần, Mẫu lệ, Chi tử, Mộc hương, Chỉ xác, Uất kim, Khô phàn, táo thành
đại tiện bí thêm Sinh đại hoàng.
Toàn bài có tác dụng lợi đởm, hóa trùng, bài thải mà tác dụng bài thải giun chết trong ống mật chủ yếu dựa vào Khô phàn (tức phèn chua phi lên). Còn bài Tiêu thạch phàn thạch tán tiêu sỏi mật thì dùng phèn xanh. Phèn chua đều có thể tiêu tích nhưng mỗi thứ có tác dụng riêng.
2. Lợi đởm hoàn:
Bài thuốc thực nghiệm của học viện trung y.
Gồm các vị Nhân trần 4 lạng, Long đởm thảo, Uất kim, Mộc hương, Chỉ xác mỗi thứ 3 lạng, nghiền nhỏ, gia nước mật lợn tươi, hoặc nước mật bổ hoặc nước mật dê 1 cân, phải cô nước mật đặc còn 1/2 cân, cho thuốc vào, gia thêm ít mật ong chế thành hoàn, mỗi lần dùng 3 gam, uống với nước đun sôi, sớm tối một lần, có tác dụng lợi đởm tiêu sỏi, uống liền một tháng, ngừng uống 1 tuần lại uống tiếp đợt 2.


ĐỞM ĐẠO BÀI THẠCH THANG
« Bài thuốc thực nghiệm của y viện Nam Khai - Thiên Tân »


Thành phần:
1. Kim tiền thảo 40 gam
2. Chi xác 12 gam
3. Mộc hương 12 gam


4. Nhân trần 12 gam
5. Uất kim 12 gam
6. Sinh đại hoàng 12 gam

Cách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc chia 2 lần uống cũng có thể chế thành hoàn. Thuốc hoàn mỗi lần dùng 3 gam, sớm tối 1 lần, mỗi đợt điều trị một thang, nghỉ 1 tuần lại điều trị đợt 2.
Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống lợi đởm bài sỏi.
Chữa chứng bệnh: Chữa chứng sỏi mật phát lên theo kỳ, thích hợp nhất với mấy trường hợp sau
đây:
1. Ống mật có sỏi đường kính nhỏ hơn 1 ly.
2. Ống gan có sỏi 3, sau khi mổ xong còn sót lại sỏi.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Kim tiền thảo để tiêu sỏi lợi thấp, cùng với Nhân trần, Uất kim lợi đởm hiệp đồng bài sỏi ra ngoài, Chỉ xác hành khí phá kết, Mộc hương điều khí chỉ thống, Đại hoàng tả hỏa thông tiện có lợi cho việc tiêu sỏi.
Bài thạch thang có 3 bài thuốc: Một bài là phương thuốc thực nghiệm ở bệnh viện Tôn Nghĩa gọi là Tam hoàng bài thạch thang gồm các vị Hoàng liên 8 gam, Hoàng cầm, Quảng Mộc hương, Chỉ xác, Sinh đại hoàng đều 12 gam, chữa sỏi ở ống mật do thấp nhiệt ôn kết lại biểu hiện dưới hông phải và bụng trên đau xoắn vào nhau, đưa tay ấn mạnh, đau chạy lên sống lưng, ngực đầy bụng buồn bực, nôn mửa, không muốn ăn, khát không muốn uống, đại tiện tích kết, vàng da gầy mòn, hơn nữa là gáy lạnh mà sốt, mặt mũi vàng, hạch huyền hoạt mà sác, rêu lưỡi vàng nhờn. Một bài khác tên là Đại bài thạch thang gồm các vị Sài hồ, Bạch thược, Quảng Mộc hương, Sinh đại hoàng (cho vào sau). Hoàng cầm, Chế bán hạ mỗi thứ 12 gam, Chỉ thực 16 gam, Hoàng liên 8 gam, Ngô thù du 4 gam, Mang tiêu 20 gam đến 40 gam, tức là Đại sài hồ thang gia tả kim hoàn, chữa kết sỏi ống mật thuộc dạng can uất khí trệ biểu hiện dưới hông phải hoặc vùng tim đau dẫn lên xương sống, ngực buồn bực đầy hơi kèm theo nôn mửa, miệng đắng họng khô, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc vàng, lưỡi tía nhạt, mạch huyền hoặc sác. Còn một bài nữa tên là Bài thạch thang số 6 (Phương thuốc thực nghiệm của bệnh viện Tôn Nghĩa gồm các vị Hổ trượng 40 gam (hoặc cây 3 gai 1 lạng), Mộc hương 20 gam, Chỉ xác 20 gam, Đại hoàng 20 gam, Kim tiền thảo 40 gam (hoặc Nhân trần 40 gam), Chi tử 20 gam, Diên hồ sách 20 gam, chữa các bệnh mật kết sỏi dạng thấp nhiệt, viêm túi mật, có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, hành khí chỉ thống, lợi đởm bài sỏi. Đặc điểm của nó là dùng Hổ trượng hoặc cây 3 gai thay Hoàng liên, có thể dùng cả Kim tiền thảo và Nhân trần, qua thực tiễn lâm sàng chứng minh hiệu quả điều trị cơ bản giống nhau, có thể phổ biến rộng.
Thực tiễn ở các địa phương chứng minh: Kim tiền thảo, Đại hoàng, Mộc hương, Chỉ xác Hổ trượng, Trần bì cùng phối hợp dùng có tác dụng tiêu sỏi bài sỏi.







Thành phần:

NỘI TIÊU LOA LỊCH HOÀN
(Phụ: Hạ khô thảo cao, Cao vu nãi hoàn)
« Phương thuốc thực nghiệm »

1. Huyền sâm 5 lạng
2. Cam thảo 1 lạng
3. Bạch kiếm 1 lạng
4. Chỉ xác 1 lạng
5. Hải táo 1 lạng
6. Chế đại hoàng 1 lạng
7. Liên kiều 1 lạng
8. Thiên hoa phấn 1 lạng
9. Thanh lam 5 lạng

10. Đương quy 1 lạng
11. Tượng bối mẫu 1 lạng
12. Kiết cánh 1 lạng
13. Bạc hà 1 lạng
14. Sinh địa l lạng
15. Hải phấn (chùm trứng nhỏ trong con sứa bé) 1 lạng nghiền thành bột, dùng Hạ khô thảo 8 lạng đun lên với Huyền minh phấn 1 lạng tất cả cho vào ngào luyện thành hoàn bằng hạt đậu to.


Cách dùng: Mỗi lần dùng 8-12 gam, ngày uống 2 lần, uống với nước ấm.

Công dụng: Làm mềm chất rắn tán kết, hóa đàm, tiêu u bướu, cục hòn, đàm hạch.
Chữa chứng bệnh: U bướu, tràng nhạc, đàm hạch, hoặc phù thũng.
Giải bài thuốc: Bài này đặc điểm là tập trung hóa đàm, làm mềm chất rắn, tán kết để tiêu bướu, tràng nhạc, đàm hạch, các vị Hải táo, Chỉ xác, Kiết cánh, Bối mẫu, Liên kiều, Hải phấn, Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Thanh lam, Bạch kiêm, Hạ khô thảo, Huyền minh phấn đều thuộc loại thuốc này. Trong bài còn dùng Đương quy hoạt huyết, Sinh địa dưỡng âm, Đại hoàng tả hỏa, Bạc hà tân tán để y tăng thêm sức phá chất rắn, tiêu tán, Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc. Bài này còn có cách xử lý khác nhau, vị thuốc thêm bớt có thay đổi nhưng nguyên tắc đều là phá chất rắn tán kết làm chính. Các hiệu thuốc ở Thượng Hải có bán thuốc chế sẵn.

Phụ phương:

1. Hạ khô thảo cao:

1. Đương quy 20 gam 9. Huyền sâm 20 gam
2. Cam thảo 12 gam 10. Hương phụ 40 gam
3. Kiết cánh 12 gam 11. Hạ khô thảo 96 gam
4. Bạch thược 20 gam 12. Bối mẫu 20 gam
5. Hồng hoa 12 gam 13. Cương tàm 20 gam
6. Trần bì 12 gam 14. Ô dược 20 gam
7. Côn vố 12 gam 15. Mật ong 320 gam
8. Xuyên khung 12 gam 

Nấu thành cao, mỗi lần uống 12-20 gam, ngày uống 2 lần vào lúc đói. Có phương thuốc chỉ dùng Hạ khô thảo sắc xong hòa với mật ong làm cao. Chủ trị bướu cổ, tràng nhạc, đờm hạch, bài này cơ bản giống với bài Nội tiêu loa lịch hoàn.


2. Vu nãi hoàn:
2.1. Lấy thanh vu, nãi can (bỏ vỏ) nghiền thạch bột, rang nóng, dùng 20% nước Gừng sống hòa với nước ngào bột viên lại bằng hạt đậu.
2.2. Một bài thuốc khác dùng Vu nãi 10 cân, Bột tế 1 cân, Hải chiết 1 cân, rửa Hải chiết cho nhạt đi rồi hòa với nước Bột tế đã sắc ngào bột thành hoàn.
Có thể tiêu đàm, làm mềm chất rắn là bài thuốc đơn giản chữa bệnh bướu cổ, tràng nhạc, hạch
đờm. Bài thuốc này sau cùng dùng với bài Tuyết dương thang (Bột tế, Hải chiết, công hiệu càng tốt).
2.3. Ngoài ra, có người dùng bài thuốc thí nghiệm gọi là “Hóa kiên hoàn” gồm các vị:

1. Mẫu lệ
2. Hải cáp xác 8 gam
20 gam 8. Xuyên khung
9. Quế chi 20 gam
20 gam
3. Hải tảo 80 gam 10. Tế tân 20 gam
4. Côn vố 8 gam 11. Bạch chỉ 20 gam
5. Bối mẫu 20 gam 12. Hoắc hương 20 gam
6. Hạ khô thảo 40 gam 13. Sơn từ cô 20 gam
7. Đương quy 40 gam 

Nghiền thành bột viên lại bằng hạt đậu, mỗi lần uống 12 gam, ngày uống 3 lần. Bài thuốc này giống các bài thuốc trên.

HẢI TẢO NGỌC HỒ THANG
« Y tông kim giám »
Thành phần:

1. Hải tảo 12 gam 7. Liền kiều 8-12 gam
2. Côn bố 12 gam 8. Bối màu 12 gam
3. Hải tai 12 gam 9. Đương quy 8-12 gam
4. Bán hạ 12 gam 10. Xuyên khung 4-8 gam
5. Trần bì
6. Thanh bì 6 gam
5 gam 11. Độc hoạt 8-12 gam

Cách dùng: Ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng: Hóa đàm nhuyễn kiên, tiêu tán u bướu.
Chữa chứng bệnh: Tuyến giáp trạng u bướu, sưng to.
Giải bài thuốc: Hải tảo, Hải tai, Côn bố theo dược lý ngày nay phân tích, hàm chứa nhiều chất can xi, có tác dụng tiêu tan u bướu, là thuốc chủ của bài thuốc này. U bướu thường do khí huyết ngưng tụ nên lại dùng Trần bì, Thanh bì sơ can lý khí, Đương quy, Xuyên khung, Độc hoạt hoạt huyết hành khí, Bối mẫu, Liên kiều tiêu thũng tán kết là phương thuốc tiêu biểu và tiêu tán u bướu. Hiện nay, trong lâm sàng thường dùng chữa chứng tuyến giáp trạng sưng to do thiếu chất can xi. Ngoài ra trên cơ sở bài thuốc này gia thêm Hoàng dược tử 3-5 gam, Hạ khô thảo, Bạch hoa xà 10 gam để chữa bướu cổ tuyến giáp trạng có hiệu quả nhất định.



KẾT LUẬN

Thuốc tiêu ở chương này gồm tiêu thực đạo trệ, bài trừ kết sỏi, tiêu tán tràng nhạc, u bướu.
Bảo hào hoàn là phương thuốc chuyên tiêu thực, Chỉ thực đạo trệ hoàn, Mộc hương binh lang hoàn lấy hành khí đạo trệ làm chính, chủ yếu chữa các chứng vị tràng thấp nhiệt lại bị trệ, đi tả, đi lỵ, đau bụng, lý cấp hậu trọng, Chỉ truật hoàn và Chỉ truật thang tiêu bĩ kiện tỳ tuy là thuốc tiêu nhưng trong tiêu có bổ, có thể dùng chữa sa dạ dày.
Tiêu sỏi ở mật dùng bài Tiêu thạch phàn thạch tán là hay, nhưng khi sỏi mật mới phát muốn hòa giải bệnh trạng và bài trừ sỏi mật thì dùng bài Đởm đạo bài thạch thang là thích hợp. Muốn tiêu hoặc bài trừ sỏi ở đường tiết niệu thì có thể tham khảo phương thuốc lợi thủy thông lâm. Các vị Kim tiền thảo, Kê nội kim đều có thể dùng chữa chứng sỏi mật và sỏi bàng quang.
Các bài Nội tiêu loa lịch hoàn, Hạ khô thảo cao, Vu nãi hoàn nhằm hóa đàm, làm mềm chất rắn, công dụng tương tự đều là phương thuốc chữa u bướu, tràng nhạc, đờm hạch. Hải tảo ngọc hồ thang là phương thuốc thường dùng chữa tuyến giáp trạng sưng to.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ