BỆNH U, TỤ
- Chủ nhật - 08/12/2019 09:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
U và tụ đều là bệnh tật phát sinh ở trong ổ bụng, nói chung đã đau có nơi nhất định, rắn chắc bất động, day đẩy không tan gọi là u (trưng), day đẩy có thể tan mà có lúc lại tụ đau không có nơi nhất định gọi là tụ (hà), trên chứng của lâm sàng gọi chung là u, tụ (trưng hà)
I.NGUYÊN NHÂN BỆNH
Thường thấy có 3 loại là huyết ứ, khí trệ và đàm tích.
- Huyết ứ: thời gian hành kinh hoặc sau đẻ, huyết thất mở ngay phong tà thừa hư xâm nhiễm bào cung (dạ con) làm khí huyết ngưng trệ; hoặc phẫn nộ hại gan, khí ngược lên giữ huyết lại hoặc sinh hoạt tình dục đã hại, tinh huyết vướng trệ.
- Khí trệ: Thất tình uất kết, khí cơ không thư
- Đàm tích: Vốn có đàm ẩm trở ngại khí cơ, khí huyết vận hành không thông đánh nhau với đàm ẩm.
II.PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Phép chữa bệnh này lấy phá tích tiêu kiên, lý khí hành trệ làm chủ, nhưng lại cần căn cứ vào thể chất người bệnh khỏe hay yếu và thời gian mắc bệnh đã lâu hay mới mà định. Bệnh mới mà chính khí lại khỏe, có thể công có thể phá; Bệnh lâu thể yếu, chính khí rất hư nên công bổ kiêm thí; Nếu bệnh lâu khí huyết đã đại suy, lại nên coi nặng ở ôn bổ ở trong bổ mượn lấy phép hành khí thông lạc. Phương pháp chữa cụ thể bânh này vẫn căn cứ vào bệnh tình mà thay đổi.
2.1.Huyết ứ chứng: Khối u rắn chắc, cố đinh không dời, đau đớn sợ ấn, có khi có sốt về chiều, sắc mặt tím tối da dẻ khô táo, hành kinh kéo dài miệng táo không uống nước. Ứ nhiều thì mặt mắt đen xì, sắc lưỡi tím tối da dẻ nhám vảy, dạng như vảy cá, kinh nguyệt đình bế, mạch trầm sáp. Chữa thì nên phá huyết tiêu kiên, nhẹ thì có thể dùng phương Quế chi phục linh thang (kim giám yếu lược):
Quế chi, Phục linh, Đan bì, Đào nhân (bỏ vỏ ngoài), Xích thược, các vị bằng nhau, nghiền nhỏ mịn luyện mật làm viên to như phân thỏ, hàng ngày trước bữa ăn uống 1 viên, không thấy hiệu tăng đến 3 viên.
Chứng nặng thì dùng phương: Đại hoàng thứ trùng hoàn (xem ở chương 1 bài 6- Bế kinh)
2.2. Khí trệ chứng: Khối tụ không rắn chắc, day đẩy có thể tan mà có khi lại tụ hoặc ở trên hoặc ở dưới, hoặc có lúc đau đớn lại không có nơi nhất định, tinh thần uất ức, sắc mặt hơi xanh rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch trầm huyền. Chữa thì nên hành khí đạo trệ, dùng phương Hương lăng hoàn (Phụ khoa chuẩn thằng):
Mộc hương 5lạng Đinh hương 5lạng
Tam lăng (tẩm rượu 1 đêm) 1 lạng Chỉ xác (sao trấu) 1 lạng
Nga truật (bẻ nhỏ) 1 lạng (dùng Ba đậu 30 hạt bỏ vỏ sao cùng, đợi Ba đậu vàng ra, bỏ Ba đậu không dùng)
Thanh bì (chế), Xuyên luyện tử nhục (sao), hồi hương (sao), chế vị ngang nhau. Nghiền chung nhỏ mịn, đum giấm hồ miến làm viên to như hạt ngô đồng, lấy Chu sa làm áo mỗi lần uống 30 viên, dùng nước muối nấu hoặc rượu nóng uống đưa xuống không kể giờ giấc.
2.3. Đàm tích chứng: Thân thể béo phì sắc da trắng bợt, ngực dạ bứt dứt có lúc quặn bụng trên nôn ra đờm dãi, hành kinh kéo dài, khí hư lượng nhiều quá lắm thì kinh nguyệt đình bế, bụng to giống như mang thai, lưỡi nhạt rêu lưỡi trơn, mạch hoạt. Chữa thì nên khoát đàm hành trệ, dùng phương: Thương phụ đạo đàm hoàn (Diệp thiên sĩ nữ khoa):
Thương truật, Hương phụ (sao nước tiểu trẻ nhỏ trai) mỗi thứ 2 lạng; Trần bì, Phục linh mỗi thứ 1,5 lạng; Chỉ xác, bán hạ (chế), Nam tinh, Cam thảo (chích), mỗi thứ đều 1 lạng, tẩm nước tự nhiên của gừng sống, nghiền nhỏ mịn, hồ miến rảy làm viên to như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 2-3 đ/c, đun nước gừng lạt uống đưa xuống.
I.NGUYÊN NHÂN BỆNH
Thường thấy có 3 loại là huyết ứ, khí trệ và đàm tích.
- Huyết ứ: thời gian hành kinh hoặc sau đẻ, huyết thất mở ngay phong tà thừa hư xâm nhiễm bào cung (dạ con) làm khí huyết ngưng trệ; hoặc phẫn nộ hại gan, khí ngược lên giữ huyết lại hoặc sinh hoạt tình dục đã hại, tinh huyết vướng trệ.
- Khí trệ: Thất tình uất kết, khí cơ không thư
- Đàm tích: Vốn có đàm ẩm trở ngại khí cơ, khí huyết vận hành không thông đánh nhau với đàm ẩm.
II.PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Phép chữa bệnh này lấy phá tích tiêu kiên, lý khí hành trệ làm chủ, nhưng lại cần căn cứ vào thể chất người bệnh khỏe hay yếu và thời gian mắc bệnh đã lâu hay mới mà định. Bệnh mới mà chính khí lại khỏe, có thể công có thể phá; Bệnh lâu thể yếu, chính khí rất hư nên công bổ kiêm thí; Nếu bệnh lâu khí huyết đã đại suy, lại nên coi nặng ở ôn bổ ở trong bổ mượn lấy phép hành khí thông lạc. Phương pháp chữa cụ thể bânh này vẫn căn cứ vào bệnh tình mà thay đổi.
2.1.Huyết ứ chứng: Khối u rắn chắc, cố đinh không dời, đau đớn sợ ấn, có khi có sốt về chiều, sắc mặt tím tối da dẻ khô táo, hành kinh kéo dài miệng táo không uống nước. Ứ nhiều thì mặt mắt đen xì, sắc lưỡi tím tối da dẻ nhám vảy, dạng như vảy cá, kinh nguyệt đình bế, mạch trầm sáp. Chữa thì nên phá huyết tiêu kiên, nhẹ thì có thể dùng phương Quế chi phục linh thang (kim giám yếu lược):
Quế chi, Phục linh, Đan bì, Đào nhân (bỏ vỏ ngoài), Xích thược, các vị bằng nhau, nghiền nhỏ mịn luyện mật làm viên to như phân thỏ, hàng ngày trước bữa ăn uống 1 viên, không thấy hiệu tăng đến 3 viên.
Chứng nặng thì dùng phương: Đại hoàng thứ trùng hoàn (xem ở chương 1 bài 6- Bế kinh)
2.2. Khí trệ chứng: Khối tụ không rắn chắc, day đẩy có thể tan mà có khi lại tụ hoặc ở trên hoặc ở dưới, hoặc có lúc đau đớn lại không có nơi nhất định, tinh thần uất ức, sắc mặt hơi xanh rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch trầm huyền. Chữa thì nên hành khí đạo trệ, dùng phương Hương lăng hoàn (Phụ khoa chuẩn thằng):
Mộc hương 5lạng Đinh hương 5lạng
Tam lăng (tẩm rượu 1 đêm) 1 lạng Chỉ xác (sao trấu) 1 lạng
Nga truật (bẻ nhỏ) 1 lạng (dùng Ba đậu 30 hạt bỏ vỏ sao cùng, đợi Ba đậu vàng ra, bỏ Ba đậu không dùng)
Thanh bì (chế), Xuyên luyện tử nhục (sao), hồi hương (sao), chế vị ngang nhau. Nghiền chung nhỏ mịn, đum giấm hồ miến làm viên to như hạt ngô đồng, lấy Chu sa làm áo mỗi lần uống 30 viên, dùng nước muối nấu hoặc rượu nóng uống đưa xuống không kể giờ giấc.
2.3. Đàm tích chứng: Thân thể béo phì sắc da trắng bợt, ngực dạ bứt dứt có lúc quặn bụng trên nôn ra đờm dãi, hành kinh kéo dài, khí hư lượng nhiều quá lắm thì kinh nguyệt đình bế, bụng to giống như mang thai, lưỡi nhạt rêu lưỡi trơn, mạch hoạt. Chữa thì nên khoát đàm hành trệ, dùng phương: Thương phụ đạo đàm hoàn (Diệp thiên sĩ nữ khoa):
Thương truật, Hương phụ (sao nước tiểu trẻ nhỏ trai) mỗi thứ 2 lạng; Trần bì, Phục linh mỗi thứ 1,5 lạng; Chỉ xác, bán hạ (chế), Nam tinh, Cam thảo (chích), mỗi thứ đều 1 lạng, tẩm nước tự nhiên của gừng sống, nghiền nhỏ mịn, hồ miến rảy làm viên to như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 2-3 đ/c, đun nước gừng lạt uống đưa xuống.