VIÊM TUYẾN VÚ CẤP TÍNH.

VIÊM TUYẾN VÚ CẤP TÍNH.

Vú chia làm 4 bộ phận: Đầu vú, Quầng vú, Bầu vú và mạch lạc của vú. Đầu vú thuộc Túc quyết âm can kinh, Bầu vú thuộc túc dương minh vị kinh. Do ở vùng vú mắc bệnh có nơi vùng và tính chất khác nhau cho nên chữa cũng có cách khác nhau.
Viêm tuyến vú cấp tính nguyên thuộc ngoại khoa, nhưng vì là bệnh riêng của phụ nữ thường mắc ở thời gian sau đẻ, nên trích từ ngoại khoa sang sách này để tiện dùng.
Bệnh này là 1 loại bệnh phát sinh sưng ung vùng vú cho nên gọi là “Nhũ ung” thường thấy ở thời gian cho con bú sau đẻ, thấy nhều nhất ở người mới đẻ.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Trước khi phát bệnh phần lớn có đầu vú vỡ nứt và nước sữa ứ tích, hỏa độc thừa cơ xâm nhiễm mà phát bệnh.
Có thể quy nạp vào 3 nguyên nhân là ung vú từ ngoài thổi vào, ung vú từ trong thổi ra và ung vú do trẻ không bú.
1.1. Ung vú thừ ngoài thổi vào:
- Do khi trẻ em bú vú thổi gió vào gây ra. Nếu khi cho bú, trẻ ngậm vú mà ngủ có thể là hơi nóng trong miệng trẻ tiếp xúc với đầu vú mà thành.
- Bởi nước sữa tích trệ không chảy ra ngoài được mà phát sinh thì có mấy loại nguyên nhân dưới đây:
+ Đầu vú sản phụ vỡ nứt đau đớn không thể để cho trẻ hút hết nước sữa.
+Sau khi đầu vú vỡ nứt, bên ngoài kết thành vẩy vàng, vướng dừng nước sữa chảy ra ngoài.
+ Nhiều sữa, trẻ sơ sinh bú ít hoặc mạch sữa không thông hoặc sau khi cai sữa nước sữa úng tắc.
- Kích thích tình cảm, giận dữ ưu uất đến nỗi khí trệ huyết ngưng, úng kết mà thành.
  -Ăn uống không hạn chế, tỳ vị vận hóa mất điều, vị đậm lên men ẩn náu,khí trọc thấp nhiệt uẩn kết mà thành.
- Sau đẻ nhuyết hư lại mắc ngoại cảm phong hàn tà nhiệt úng trệ mà thành.
1.2. Ung vú từ trong thổi ra:
Do thai khí thịnh vượng, khí lên đầy ngực đến nỗi kết thhũng thành ung.
1.3. Không có con bú mà thành ung vú:
- Con gái vú khô cho trẻ con bú vờ mà gợi phát.
- Con trai có thể do vị hỏa tích thịnh úng ở bầu vú mà sinh ra.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường do ở thai nhiệt uẩn kết mà thành.
Nói tóm lại bệnh này thường do khí của can kinh, nhiệt của dương minh giúp nhau uất kết làm tới kinh lạc vướng tắc, doanh khí khong thao mà phát sinh.
II.BIỆN CHỨNG:
2.1. Ung vú từ ngoài thổi vào:
Phát ở sản phụ nhất là ở sau đẻ khi chưa đủ tháng. Mới đầu ở vùng bầu vú kết khối, lại có sưng căng đau đớn, nước sữa cũng không thông, nóng rét đầu đau xương nhức,  hoặc có phiền khát, quặn nôn là chứng. Sau khi qua chữa, nếu như có thể trong vòng 2 - 3 ngày nóng rét lui rõ ràng, tiêu sưng giảm đau thì có thể hy vọng tiêu tan ung ấy; Giả như nóng rét không lui, hoặc sốt lui không hết, mạch huyền hoạt dính với sác, rêu lưỡi trắng trơn hoặc vàng trơn, khối sưng vùng vú tăng to, đỏ rực đau đớn và đau nhảy từng lúc là đã có xu thế hóa mủ. Nếu nóng rét đau đớn giữ liền trên dưới 10 ngày, giữa khối rắn mềm dần, ấn đó ứng với ngón tay, đay là đã đến giai đoạn chín mủ, cần rạch ngay để bài mủ. Nói chung sau khi vỡ thì tiêu sưng giảm đau, hướng dần về khỏi; Nếu mủ chảy ra không thông thế sưng không mất, thân nhiệt không lùi là có tổn thương mạch lạc sữa nào đó, tới có khả năng chuyền nang thì liệu trình rất chậm; Nếu có nước sữa theo miệng mụn vỡ chảy ra thì việc thu miệng mụn cũng chậm, thậm chí cần đợi tới sau khi đứt sữa (hết sữa) mới có thể lành miệng mà khỏi.
Sắc da bệnh này, nếu nghiêng về nhiệt nặng, sắc thường đỏ hồng; Nghiêng về khí uất, sắc thường không thay đổi. Nếu sau khi đứt sữa do nước sữa úng trệ mà thành thì ở lúc mới nổi lên cũng là  sắc da không thay đổi.
2.2. Ung vú từ trong thổi ra: Thường phát ở thời gian mang thai 6 - 7 tháng, mới nổi lên thì vùng vú kết khối sưng đau, sắc da không thay đổi, ngày sau dần dần chuyển hồng, hóa mủ vỡ ra ngoài. Bệnh này không dễ tiêu tan, nung mủ cũng chậm, sau khi vỡ thường cần đợi tới sau đẻ mới có thể thu miệng.
2.3. Không có con bú mà ung vú: Không kể nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể phát sinh. Khác với 2 loại vừa kể ở trên là chỗ không có mang thai, cho bú mà mắc ung vú. Chứng trạng nói chung giống như 2 loại kể trên, nhưng rất dễ vỡ dễ gom lại.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Chữa bệnh này, nói chung lấy sơ can thanh vị làm chủ, sốt nặng thì gia nặng thuốc thanhnhiệt, khí uất thì gia thuốc lý khí, lại dựa theo nguyên nhân phát bệnh mà linh hoạt ứng dụng.
3.1. Chữa trong
- Từ ngoài thổi vào: Nếu có nóng qua rét lại, đầu đau xương khớp nhức buốt, hoặc có ngực buồn bằn nôn quặn, cục bộ có khối hoặc không khối, sắc da hoặc hồng hoặc trắng, nhưng mủ chưa thành đều nên dùng Qua lâu ngưu bàng thang gia Bồ công anh bỏ đi Tạo giác thích.
Qua lâu ngưu bàng thang (Kim giám)
Qua lâu nhân, Ngưu bàng tử (sao rồi nghiền), Thiên hoa phấn, Hoàng cầm, Trần bì, Sinh chi tử (nghiền), Liên kiều (bỏ lõi), Tạo giác thích, Kim ngân hoa, Sinh cam thảo mỗi thứ đều 2 đ/c, Thanh bì 5 phân, Sài hồ 5 phân, sắc nước uống.
Phép gia giảm:
*Ở thời gian cho con bú mà nước sữa úng trệ, nên thông sữa, gia Lộc giác sương, Vương bất lưu hành, Lậu lô, Mộc thông, Lộ lộ thông
*Nghiêng về khí uất, nên lý khí, gia Kim linh tử, Hợp hoan bì, Chỉ xác
*Ở sản phụ không có trẻ con bú và sau khi đứt sữa cho tới nước sữa úng căng, nên hồi nhũ (thu sữa trở lại cơ thể), gia Tiêu sơn tra, Tiêu mạch nha
*Đàn bà mới đẻ ứ nước hôi chưa sạch, nên hành ứ, lại giảm bớt vị thuốc hàn  lương, có thể gia Đương quy vĩ, Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Hồng hoa
*Có khối sưng, nên hòa doanh gia Đương quy, Xích thược, Xuyên khung
*Sẽ hóa mủ, nên thấu thác, Gia Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích
*Nếu sau khi ung vỡ mà huyết quy, nên điều bổ, như loại Bát trân thang (xem ở chương 3 bài 3 mang thai đau bụng điểm 3)
- Từ trong thổi ra: Do ở thân mang thai, cho nên trong phương sơ can thanh vị, nhất định cần mượn lấy thuốc an thai để tránh hại thai nhi. Sắc da không thay đổi, Nghiêng về khí uất, thì lấy Tiêu dao tán để giải uất (xem ở chương 1 bài 1 kinh nguyệt không đều điểm 1 hành kinh đến trước thời gian, điểm 3 can uất chứng). Sắc da đỏ hồng, nghiêng về nhiệt úng, lấy Quất diệp tán để thanh nhiệt.
Quất diệp tán (Ngoại khoa chánh tông):
Quất diệp 20 lá, Sài hồ, Trần bì,Xuyên khung, Sơn chi, Thanh bì, Thạch cao, Hoàng cầm mỗi thứ 1 đ/c, Cam thảo 5 phân. Sắc nước uống
Trong 2 phương trên đều có thể gia Tô ngạnh, Trử ma căn là thuốc an thai
- Không có con bú mà thành ung vú: Có thể dùng phương Qua lâu ngưu bàng thang (xem điểm 1 từ ngoài thổi vào), cũng có thể dựa theo chứng ung nói chung mà xử lý.
Trong phép chữa trong nói chung còn có thể dùng phương Hòa nhũ thang gia giảm:
Bồ công anh  1 lạng    Kim ngân hoa 4 đ/c
Toàn qua lâu               4 đ/c    Liên kiều  4 đ/c
Hoàng cầm  3 đ/c    Thanh bì  2 đ/c
Sài hồ   2 đ/c
Mỗi ngày 1 tễ sắc nước uống
Gia giảm:
- Đầu đau sợ lạnh gia Kinh giới 2 đ/c, Phòng phong 2 đ/c
- Sốt nặng gia Sinh thạch cao 1 lạng, Sơn chi 3 đ/c
- Sữa ra không thông gia Lậu lô, Lộ lộ thông đều 3 đ/c
- Khối sưng lớn gia Tạo giác thích 3 đ/c, Bào sơn giáp 1,5 đ/c
- Sau khi vỡ xuất hiện hình ảnh của hư, gia Hoàng kỳ 4 đ/c, Đương quy 3 đ/c.

3.2. Trị ngoài
Không kể là từ ngoài thỏi vào, từ trong thổi ra hoặc là không có con bú mà thành ung vú, cả 3 thứ đó đều có thể sử dung phép dưới đây:
- Sắc da sưng nóng đỏ đau, nên đắp ngoài bằng Ngọc lộ tán hoặc Kim hoàng tán, đắp hàng ngày.
- Sắc da hơi hồng hoặc không hồng, nên dùng Xung hòa cao hoặc dùng Thái ất cao thêm Hồng linh đơn, đắp hàng ngày.
- Chín mủ có thể chọn dùng rạch mở phóng xạ hình để bài mủ, có thể không tổn hại đến rất nhiều mạch  lạc sữa. Sau khi vỡ lấy Cửu nhất đan để rút mủ, lại dùng thuốc sợi dẫn lưu. Khi đã sạch chất độc thì lấy Sinh cơ tán để thu miệng. Nếu có nước sữa chảy ra từ miệng mụn  thì nhất định cần dùng phép điếm miên (thay bông) buộc chắc, ép rút nước sữa bài ra làm cho dồn thu miệng.
- Thời gian sớm nhũ ung chưa thành, có thể phối hợp đâm kim liệu pháp, lấy huyệt Kiên tỉnh (chủ huyệt), Phong môn (phối huyệt)
IV.PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ
4.1. Rễ nguyên hoa tươi bỏ vỏ ngoài và lõi gỗ rễ, giã nát vê thành nắm nhỏ nhét vào hai lỗ mũi, chứng trên dưới 20 phút, khi trong lỗ mũi có cảm giác nóng cay thì lấy ra ngay hoặc dùng phép thấm lọc chế thành dịch 100%, dùng quả bông tẩm dịch thuốc nhét mũi. Để cho giảm kích thích niêm mạc mũi có thể đem thuốc tươi giã hoặc dịch thuốc tẩm vào bông cuộn trong giấy thiếc hoặc nhét trong ống nhựa mềm rồi nhét vào mũi thời gian trên dưới 1 giờ đồng hồ. Mỗi ngày nhét thuốc hai lần đa số trong vòng 1-2 ngày  có thể làm cho mất đi chứng trạng. Cá biệt có ca bệnh sau khi nhét thuốc có thể phát sinh viêm đa tiếp xúc.
4.2. Bột  Đinh hương bọc ở trong hoa bông nhét vào lỗ mũi, nhét thay nhau hai bên lỗ mũi.
Hai loại thuốc nhét mũi kể trên đều dùng hợp ở viêm tuyến vú thời sớm, đã hóa mủ thì vô hiệu. Khi sử dụng thuốc nhét mũi, có thể phối hợp đắp nóng ẩm ở cục bộ vú, lại đem hút sữa ra.
4.3. Bồ công anh 2 lạng, Địa đinh thảo 1 lạng sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ.
4.4. Bột sừng hươu 1-2 đ/c, ngoáy với rượu vàng uống.
4.5. Lộ phòng phong 1 lạng, Sinh cam thảo sắc nước uống, mỗi ngày 1 tễ.
4.6. Rễ toán bàn tử tươi 5 đ/c-1 lạng sắc nước thêm chút ít đường trắng rót uống, sau khi uống đắp chăm cho ra mồ hôi, mỗi ngày 1 tễ đối với thời gian đầu chưa hóa mủ thì uống 1-2 tễ có thể thấy hiệu.
V.CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Chiên trung, Hợp cốc, Ngoại quan, Hậu khê hoặc vùng gốc gối sưng
Nhĩ châm: Nhũ tuyến, Nội phân bí, Chẩm khu.
Khoảng thời gian phát viêm tuyến vú ăn ít thức ăn thịt và chất tanh nấu nước có tác dụng phát sữa để tránh tăng thêm sưng đau bầu vú.
VI. HỘ LÝ
6.1.Khi  chưa thành mủ và sau khi phá vỡ, đều nên ứng dụng dụng cụ hút sữa, thêm phần hút nước sữa ra; hoặc bảo cho trẻ em lớn hút bú, hoặc tự làm ép vắt ra.
6.2.Lấy khăn 3 góc hoặc nịt vú nâng vú có bệnh lên, khi chưa thành mủ có thể giảm bớt hành động kéo đau, sau khi phá vỡ có thể làm cho nước mủ thông chảy ra.
6.3.Trước khi đắp thuốc có thể dùng hành 4-5  lạng sắc nước đắp nóng.
6.4.Bà mẹ sữa phải thư giãn tinh thần, chú ý vệ sinh cá nhân, chú ý giữ sạch miệng trẻ em bú sữa, không để ngậm vú mà ngủ.
GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC:
- Ngọc lộ tán (Nghiệm phương):
Lá phù dung nghiền cực nhỏ mịn
Công dụng: Trị dương chứng nói chung, có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, lùi sưng.
Cách dùng: Có thể dùng dầu vừng, cúc hoa lộ, ngân hoa lộ hoặc Vadơlin trộn đắp chỗ bệnh.
- Kim hoàng tán (kim giám):
Đại hoàng, Hoàng bá,Khương hoàng, Bạch chỉ mỗi thứ 5 cân.
Nam tinh, Trần bì, Thương truật, Hậu phác,Cam thảo mỗi thứ 2 cân.
Thiên hoa phấn 10 cân. Nghiền chung nhỏ mịn
Công dụng: Chỉ thống tiêu thũng, chữa sưng đinh dương độc.
Cách dùng: Có thể dùng Hành, Rượu, Mật ong, Ngân hoa lộ, Cúc hoa lộ, Nước giã lá mướp, đem trộn vào mà đắp.
- Xung hòa cao (Ngoại khoa chánh tông):
Tử kinh bì (sao) 5 lạng    Độc hoạt  3 lạng
Xích thược  2 lạng    Bạch chỉ  1 lạng
Thạch xương bồ 1,5 lạng
Nghiền nhỏ mịn
Công dụng: Sơ phong, hoạt huyết, định thống, tiêu thũng, khử lãnh, nhuyễn kiên, chữa mụn nhọt âm dương bất hòa, nóng lạnh cùng ngưng.
Cách dùng: Nước cốt hành và rượu lâu ngày trộn đắp.
Có thể dùng Vadơlin 8/10 Xung hòa cao 2/10 trọn đều thành cao đắp.
- Thái ất cao (Ngoại khoa chính tông):
Huyền sâm, Bạch chỉ, Quy thân, Nhục quế, Xích thược, Đại hoàng, Sinh địa hoàng, Thổ mộc miết (hạt gấc) mỗi thứ 2 lạng; A ngùy 3 đ/c, Khinh phấn 4 đ/c, cành liễu 100 đoạn, Cành hòe100 đoạn, Tóc rối 1 lạng, Đông đan 40 lạng, Nhũ hương 5 đ/c, Một dược 3 đ/c, Dầu vừng 5 cân.
Trừ đông đan ra, đem thuốc còn lại cho vào dầu ngào đến khô thuốc, lọc bỏ bã, lại cho Đông đan vào (nói chung mỗi cân dầu thêm 6,5 lạng Đông đan), đảo thật đều là thành.
- Hồng linh đan
Hồng linh đơn 1,5 lạng, Vadơlin 10 lạng, Trước hết đem Vadơlin hơ nóng chảy, lại đem bột thuốc từ từ trộn vào, trộn đều thành cao.
Công dụng: Chữa nhất thiêt ung thư cưa vỡ, có công hoạt huyết chỉ thống, tiêu kiên hóa đàm.
Cách dùng: Đem thuốc cao đắp lên vải lục dán chỗ bệnh, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
- Cửu nhất đơn (Kim giám):
Thục thạch cao 9 đ/c, Thăng đơn 1 đ/c,
Nghiền chung cực nhỏ mịn.
Công dụng: Rút mủ trừ rữa
Cách dùng: Rắc ở trong miệng mủ, hoặc dùng chỉ tẩm bột thuốc cắm vào, ngoài đậy bằng thuốc cao hoặc cao thuốc, mỗi ngày thay thuốc 1-2 lần.
- Sinh cơ tán (nghiệm phương):
Chế Lô cam thạch 5 đ/c, Đích nhũ thạch 3 đ/c, Hoạt thạch 1 đ/c, Huyết phách 3 đ/c, Chu sa 1 đ/c, Tam mai 1 phân, nghiền chung cực nhỏ mịn.
Công dụng: Sinh cơ thu miệng, trị ung thư sau khi vỡ nước mủ sẽ hết.
Cách dùng: Rắc vào trong miệng mủ, đắp thuốc cao hoặc cao thuốc bên  ngoài.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu