VI.THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH

VI.THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH
VI.THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH
(Khí huyết của Tiểu trường đi qua phần dương nhiều ở tay)
Thủ thái dương kinh huyệt chủ trị :
« Nội kinh » nói : Cái tiểu trường là chức vụ Thọ Thịnh, hóa vật từ đó mà ra. Lại nói :Tiểu trường là Xích trường (Ruột đỏ).
Miệng dưới của dạ dày cũng là miệng trên của tiểu trường, ở rốn lên 2 thốn, thủy cốc được phân ở đó. Miệng trên của đại trường cũng là miệng dưới của tiểu trường. Đến đây tất là phân biệt trong đục, nước dịch thấm vào bàng quang, cặn bã chảy vào đại trường.
Thủ thái dương tiểu trường kinh huyệt ca :
Huyệt ở Thủ thái dương có mười chín,
Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê tẩu (Tẩu là cái đầm lớn),
Uyển cốt, Dương cốc, Dưỡng lão thàng (Thàng là sợi dây),
Chi chính, Tiểu hải, ngoài khuỷu cánh tay,
Kiên trinh, Nhu du, tiếp Thiên tông,
Ngoài liên có Bỉnh phong, Khúc viên đầu,
Kiên ngoại du liền Kiên trung du,
Thiên song lại cùng với Thiên dung ngẫu,
Đúng trên xương nhô ra là Quyền liêu,
Thính cung ở trước tai đi trên châu.
(Hai bên phải trái cộng là 38 huyệt).Đây là một đường dọc, bắt đầu từ Thiếu trạch, tận cùng ở Thính cung, lấy Thiếu trạch, Tiền cốc, Hậu khê, Uyển cốt, Dương cốc, Tiểu hải làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu từ đầu chót ngón tay út, đi qua cạnh ngoài bàn tay lên cổ tay, ra giữa mắt cá thẳng lên, đi theo cạnh dưới xương cánh tay, ra cạnh trong khuỷu giữa hai xương, đi theo lên cạnh ngoài và sau bắp vai, ra chỗ rộng vai, đi vòng quanh xương bả vai, giao lên trên vai, vào hố đòn, nối vào nhánh tâm, đi qua dưới họng xuống cách dưới gầm dạ dày, thuộc vào tiểu trường. Có một nhánh từ hố đòn xuyên qua cổ, lên má, đến khóe mắt, biến vào trong tai. Có riêng một nhánh đi lên quật ở dưới mũi, đến khóe mắt trong. Kinh này nhiều huyết ít khí, giờ Mùi khí huyết trú ở đó.
Đó là phủ Bính, Hỏa. Mạch thấy ở thốn bộ bên phải.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1.THIẾU TRẠCH : 少澤(Cái đầm nhỏ; có tên là Tiểu cát, huyệt Tỉnh, Kim)
- Vị trí : Ở cạnh ngoài gốc móng ngón tay út, cách gốc móng 1 phân, chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường xuất là Tỉnh, Kim.
- Cách châm cứu : Châm hơn 1 phân, thường chích nặn máu, cứu 1- 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Đau đầu ; chảy máu mũi ; trúng gió ; hôn mê ; thiếu sữa ; bệnh nhiệt cấp cứu ; viêm tuyết vú ; mộng thịt trong mắt ; nóng rét mồ hôi không ra ; đau tim, ngắn hơi ; đau sườn ngực ; vàng da ; mắt có màng ; sưng vú ; tai điếc ; hầu bại ; lưỡi cứng ; họng khô ; tâm bứt rứt ; cánh tay đau ; động kinh co giật ; ho hắng ; trong miệng có nhiều dãi bọt ; gáy cổ cấp không thể ngoái lại.
- Tác dụng phối hợp : với Hợp cốc, Chiên trung chữa phụ nữ thiếu sữa ; với Tình minh, Thái dương, Hợp cốc trị mộng thịt trong mắt ; với Thái dương trị vú sưng.
2.TIỀN CỐC : 前谷(Cái hang ở trước (phía trước) ;huyệt Huỳnh ,Thủy)
- Vị trí : Ở chỗ lõm trước khớp bàn ngón của ngón thứ 5, cạnh trụ, khi nắm bàn tay nó ở trước nếp gấp khớp, chỗ phân ra thịt trắng đỏ, chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường lưu là Vinh, Thủy.
- Cách châm cứu : châm đứng 3- 5 phân, cứu 1 mồi, hơ 5 - 10’.
- Chủ trị : Cách tay đau, ngón tay tê dại ; sốt nóng ; mắt có màng ; tai ù ; hầu bại, viêm tuyết vú ; bệnh nhiệt mồ hôi không ra ; sốt rét lâu ngày ; bệnh điên ; cổ gáy sưng ; má sưng dẫn vào sau tai ; mũi tắc không lợi ; ho hắng ; nôn ; chảy máu cam ; đàn bà đẻ xong không có sữa.
3.HẬU KHÊ : 后溪(Cái khe suối ở phía sau, là huyệt Du, Mộc)
- Vị trí : Ở cạnh ngoài bàn tay (phía ngón út), ở chỗ lõm sau khớp ngón út và đốt bàn số 5. Chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường trú là Du, Hỏa. Tiểu trường hư bổ ở đó.
- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay nắm các ngón lại, chỗ cuối cùng của nếp gấp bàn tay là huyệt.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 - 6 phân. Khi nắm bàn tay có thể châm thấu huyệt Hợp cốc, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Đỉnh đầu căng thẳng ; đau lưng trên, lưng dưới ; sái cổ ; động kinh ; nổi mày đay, ngứa  ; tay co rút, tinh thần thất thường ; sốt rét ; bệnh thần kinh chức năng ; đau thần kinh liên sườn ; ra mồ hôi trộm ; câm điếc ; đau mắt đỏ ; mắt có màng ; tai ù ; vàng da ; mũi chảy máu cam ; ngực tức ; cánh tay và khuỷu tay co cấp ; ghẻ lở.
- Tác dụng phối hợp : với Đại Chùy, Giản sử trị sốt rét ; với Liệt khuyết trị ngực cổ đau ; với Phong trì trị sái cổ, đỉnh đầu căng đau ; với Tam gian trị các xương trong bàn tay, ngón tay đau sưng ; với Nhân trung, Điều khẩu thấu Thừa sơn, Đại chùy trị vùng lưng trên lưng dưới bị bỏng ; với Ân môn, Áp thống điểm, huyệt Hiệp tích tương ứng trị bong gân cấp tính vùng lưng hoặc tổn thương mạn tính ; với Lao cung trị hoàng đản ; với Hoàn khiêu trị đau đùi ; với Bách lao, Khúc trì trị rét nhiều nóng ít.
4.UYỂN CỐT : 腕骨(Xương cổ tay, là huyệt Nguyên).
- Vị trí : Cạnh ngoài bàn tay, phía trước xương cổ tay chỗ lõm. Chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường quá là Nguyên.
- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay, hơi nắm ngón tính từ huyệt Hậu khê ở cạnh ngoài xương bàn số 5 ven theo lên đầu xương móc, chỗ xương móc, xương đậu và xương bàn số 5 gặp nhau.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 - 1 thốn, cứu 5 mồi hơ 5’.
- Chủ trị : Đau đầu, cổ cứng đau ; ù tai ; đau dạ dày ; cấp tính cổ tay và khớp khuỷu, khớp ngón tay đau ; cấp tính đau lưng do vặn vẹo ; bệnh đái đường ; viêm túi mật ; bệnh nhiệt mồ hôi không ra ; hầu bại ; nôn mửa ; tiêu khát ; đau sườn ; hoàng đản ; năm ngón tay không thể co duỗi ; cổ và hàm sưng ; nóng rét ; mắt lạnh, mắt sưng màng ; phát cuồng ; sợ hãi ; khô một bên ; khuỷu tay không thể co duỗi ; sốt rét lâu ngày ; phiền muộn ; kinh phong co giật rung động.
- Tác dụng phối hợp : với Ngoại quan, trị bong gân khớp cổ tay ; với Tiểu hải, Khúc trì trị bong gân khớp khuỷu tay ; với Trung quản trị vàng da ; với Tụy du, Tỳ du, Túc tam lý trị đái đường ; với Thân mạch, Ngoại quan, Dũng tuyền trị thương hàn phát vàng.
5.DƯƠNG CỐC : 陽谷(Cái hang ở mặt dương, là Huyệt Kinh, Hỏa)
- Vị trí : Trên mu cổ tay, chỗ lõm cạnh trụ, trên lằn cổ tay, chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường hành là Kinh, Hỏa.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3- 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5- 20’.
- Chủ trị : Cạnh ngoài cánh tay đau ; cổ hàm sưng đau ; cổ tay đau ; bệnh tinh thần ; bệnh nhiệt ; tai điếc ; tai ù ; sưng quai bị (viêm tuyết nước bọt) ; điên chạy cuồng ; sườn đau ; nóng rét ; răng sâu đau ; thè lè lưỡi ; có lệ (hạch) ở cổ ; nói lung tung và ngoái cổ sang trái, sang phải ; mắt hoa ; trẻ em kinh giản co giật ; lưỡi cứng không bú vú.
6.DƯỠNG LÃO : 養老(Nuôi dưỡng người già)
- Vị trí : Ở cổ tay, phía sau mắt cá đầu xương trụ 1 thốn, là khích của Thủ thái dương
- Cách lấy huyệt : Co khuỷu tay vuông góc, úp lòng bàn tay vào ngực, sau mắt cá đầu xương trụ, cạnh xương trụ hướng về xương quay là huyệt.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3- 5 phân, hoặc hướng vè khuỷu tay châm dưới da trên dưới 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Vai, cột sống, khuỷu tay, cánh tay, lưng đau buốt ; chi trên bất toại ; sái cổ ; mắt mờ ; viêm khớp chi trên ; liệt một bên ; bệnh mắt ; đau sán khí.
- Tác dụng phối hợp : với Yêu du trị đau lưng ; với Nội quan trị nấc cụt ; với Tý trung trị cổ tay thõng xuống ; Dưỡng lão thấu Nội quan và Kiên trinh thấu Cực tuyền trị viêm chung quanh khớp vai.
7.CHI CHÍNH: 支正(Nhánh chủ yếu)
- Vị trí : Ở sau cổ tay 5 thốn, là Lạc mạch của thủ Thái dương tách đi sang thiếu âm.
- Cách lấy huyệt : Ngửa bàn tay lấy huyệt ở cạnh ngoài xương trụ, trên đường từ huyệt Uyển cốt và huyệt Tiểu hải, ở chỗ lằn cổ tay lên 5 thốn.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 phân đến 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Cổ gáy cứng, khuỷu tay khó vận động, bàn tay khó nắm ; thần kinh suy nhược ; bệnh tinh thần ; phong hư ; sợ hãi buồn rầu ; điên cuồng ; ngũ lao ; 10 ngón tay đau đớn ; đau nóng trước hết buốt thắt lưng và cổ ; hay khát ; có nốt ruồi lạ. Thực thì khớp rời khuỷu buốt, tả ở đó, hư thì sinh nốt ruồi nhỏ như ngón tay, ghẻ lở bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp : với Ngoại quan, Hợp cốc, Khúc trì trị khuỷu tay và cánh tay đau đớn.
8.TIỂU HẢI :小海(Vùng bể nhỏ bé ;huyệt Hợp, Thổ)
- Vị trí : Ở khuỷu tay, chỗ lồi xương to cạnh trong khuỷu, chỗ mạch Thủ thái dương tiểu trường nhập là Thổ, Hợp, tiểu trường thực tả ở đó.
- Cách lấy huyệt : Gấp khuỷu tay lên hướng đầu, lấy chỗ lõm cách mắt cá trong khuỷu tay hướng về nếp gấp khuỷu.
- Cách châm cứu : Châm sâu 2- 3 phân, có cảm giác tê lan đến đầu ngón tay, cứu 3- 5 mồi, hơ 5- 10’
- Chủ trị : Đau đầu ; đau ngón tay út ; đau khớp khuỷu ; vai và bả vai đau ; động kinh ; đau thần kinh trụ ; tê bại ; thần kinh phân liệt ; bệnh múa đạp (Parkinson) ; cổ, hàm, bắp thịt vai, cạnh sau và ngoài khuỷu, cánh tay đau ; nóng rét răng lợi sưng ; phong choáng váng ; cổ gáy đau ; ung thư sưng rét run ; bụng dưới đau ; có lệ (hạch) ở cổ ; hàm sưng không thể ngoái lại , tai ù , mắt vàng.
- Tác dụng phối hợp : với Khúc trì trị đau khớp khuỷu
9.KIÊN TRINH : 肩貞(Cái vai vững chắc)
- Vị trí : Khi xuôi tay kẹp nách, ở đầu nếp gấp sau nách, lên 1 thốn.
- Cách  châm cứu : Châm đứng, sâu 1- 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’.
- Chủ trị : Vai, bả vai đau ; cánh tay không giơ lên cao được ; tai ù, tai điếc ; đau răng, hàm sưng ; thương hàn nóng rét ; hố đòn trong vai nóng đau.
- Tác dụng phối hợp : với Kiên ngung, Kiên liêu trị viêm khớp vai ; với Khúc trì, Cảnh tý trị chi trên tê bại.
10.NHU DU : 臑俞(Đáp ứng cho bắt thịt bả vai)
- Vị trí : Ở huyệt Kiên trinh thẳng lên xương bả vai, chỗ lõm dưới đầu ngoài xương bả vai. Chỗ đó giao hội của ba mạch : Thủ thái dương, Dương duy và Dương kiều.
- Cách châm cứu : Châm đứng 1 - 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5- 20’.
- Chủ trị : Vai, cánh tay đau buốt không có sức ; trúng gió liệt nửa người ; cao huyết áp ; đau khớp vai ; viêm chung quanh khớp vai ; chứng nhiều mồ hôi ; hàn nhiệt khí sưng ống chân đau.
- Tác dụng phối hợp : với Kiên ngung, Kiên trinh, Cảnh tý chữa chi trên tản hoán.
11.THIÊN TÔNG: 天聰(Tôn kính ông trời)
- Vị trí : Ở chính giữa phía dưới của bờ gai xương bả vai, nó và huyệt Nhu du, Kiên trinh gần thành hình tam giác.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5- 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 -15’.
- Chủ trị : Bả vai đau ; khuỷu cánh và cánh tay đau ; đau xương bả vai ; sườn ngực đầy tức ; ho nghịch nhói lên tim ; má hàm sưng.
- Tác dụng phối hợp : với Kiên ngung, Kiên liêu, Dương lăng tuyền trị viêm chung quanh khớp vai ; với Chiên trung, Nhũ căn, Thiếu trạch trị viêm tuyến vú và có tác dụng kích thích cho ra sữa.
12.BỈNH PHONG: 秉風(Một bỉnh gió (1 bỉnh là đơn vị đo lường bằng 16 hộc)
- Vị trí : Ở chính giữa bờ gai xương bả vai thẳng từ huyệt Thiên tông lên, khi giơ tay nó thành hố lõm. Chỗ đó có Thủ thái dương, Dương minh và Thủ túc thiếu dương là 4 mạch giao hội.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 phân đến 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Bả vai đau đớn, chi trên đau buốt, viêm đầu cơ vùng trên bờ gáy.
13.KHÚC VIÊN : 曲垣(Bờ tường cong)
- Vị trí : Ở chỗ lõm cạnh trong, phía trên bờ gai xương bả vai, ở giữa đường nối từ huyệt Nhu du đến mỏm gai đốt sống 2.
- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 - 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 - 15’.
- Chủ trị : Bả vai co dúm ; đau đớn ; viêm đầu cơ trên bả vai ; bệnh tật ở khớp vai và các tổ chức phần mềm chung quanh ; chứng bại ; nóng đau ; khí trú ở bả vai.
- Tác dụng phối hợp : với Tý nhu, Dương lăng tuyền bên phía cạnh có bệnh, trị viêm đầu cơ trên bờ gai xương bả vai.
14.KIÊN NGOẠI DU : 肩外俞(Đáp ứng cho phía ngoài vai)
- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống 1 sang mỗi bên 3 thốn.
- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5- 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5- 10’.
- Chủ trị : Đau bả vai ; vai và lưng trên đau buốt ; bại chung quanh bả vai và lạnh đến khuỷu.
15.KIÊN TRUNG DU : 肩中俞(Đáp ứng cho phía trong vai)
- Vị trí: Ở huyệt Đại chùy, ra mỗi bên 2 thốn.
- Cách châm cứu: Châm chếch 0,5- 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Bả vai đau, sái cổ; viêm phế quản, hen xuyễn; giãn phế quản; vai và lưng trên đau; ho hắng khí lên; nhổ ra máu; mắt nhìn không rõ; nóng rét; trẻ em lao sữa.
- Tác dụng phối hợp: với Thân trụ, Chí dương, Khổng tối trị giãn phế quản; với Phế du, Nội quan, Túc tam lý trị viêm phế quản.
16.THIÊN SONG :天窗(Cửa sổ nhà trời ;có tên là Song lung (cái lồng đôi)
- Vị trí : Ở kết hầu sang ngang 3,5 thốn, phía sau cơ ức đòn chũm, phía sau huyệt Phù đột 5 phân. Giữa chỗ lõm có động mạch ứng tay.
- Cách châm cứu : Châm đứng 0,5 - 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’.
- Chủ trị : Tai điếc, tai ù ; hầu họng sưng đau ; cổ gáy cứng ; sưng tuyến giáp trạng ; trĩ dò ; tự nhiên bị câm không nói được ; trúng gió cắn răng.
17.THIÊN DUNG :天容(Diện mạo của trời, Trời chứa)
- Vị trí : Ở dưới dái tai, dưới góc quai hàm, trước cơ ức đòn chũm.
- Cách châm cứu : Châm đứng 1,5- 2 thốn, hướng về vùng gốc lưỡi, tránh mạch máu, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Viêm amidan ; hầu họng sưng đau ; khó phát âm ; cổ gáy sưng đau ; hen xuyễn ; có mụn ở cổ gáy sưng lên ; ngực tức không thở được ; nôn ngược, mửa nước bọt ; tai điếc, tai ù.
- Tác dụng phối hợp : với Hợp cốc trị viêm amidan ; với Thiên trụ, Hợp cốc trị viêm hầu họng ; với Dương khê trị ngực tức không thở được (huyệt Trị lung tân số 3 của Tân huyệt tương đương huyệt này).
18.QUYỀN LIÊU : 顴髎(Lỗ xương gò má ; có tên Quyền giao)
- Vị trí : Ở thẳng đuôi mắt xuống chỗ lõm dưới gò má, hội của thiếu dương (thủ), thái dương
- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, CẤM CỨU.
- Chủ trị : Thần kinh mặt tê bại , đau răng ; đau thần kinh tam thoa ; cơ mặt co rút ; liệt mặt ; miệng méo ; mặt đỏ ; mắt vàng ; khuông mắt động không dứt ; hàm sưng.
19.THÍNH CUNG : 聴宮(Cung điện về sự nghe ;có tên Đa sở văn)
- Vị trí : Ở phía trước bình tai, ngay khớp hàm, há mồm thì đấy là chỗ lõm. Ba mạch thủ, túc, thiếu dương, thủ thái dương hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3- 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Tai điếc, tai ù, tai đau ; câm điếc ; viêm tai giữa, viêm tai ngoài ; mất tiếng ; điên giật ; đau răng ; đau bụng trên.
- Tác dụng phối hợp : với Ế phong, Hợp cốc trị viêm tai giữa ; với Thính hội, Ế phong, Hội tông trị tai điếc ; với Thính hội, Trung chữ, Ngoại quan trị câm điếc.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Danh từ Huyệt vị châm cứu