Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 1104

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18345

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050609

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

HÀNH KINH ĐAU BỤNG

Thứ sáu - 11/10/2019 03:56
Phàm thời gian hành kinh hoặc trước, sau đó có đau đớn ở bụng dưới gọi là hành kinh đau bụng.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH:
Nguyên nhân của bệnh đó phần lớn là do ngoại cảm phong hàn, nội thương thất tình, đến nỗi khí trệ huyết ứ, bất thông tắc thống, cũng có bởi khí huyết bất túc, mạch ở dạ con không được nuôi dưỡng mà thành.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHUẨN ĐOÁN.
1. Bụng dưới đau đớn theo chu kỳ hàng tháng hành kinh mà làm cơn lặp lại.
2. Người bệnh đau đớn dữ dội, nếu như thấy chứng chi lạnh, mặt xanh ra mồ hôi, đưa ra có thể phát sinh hôn quyết (choáng ngất)
3. Cần kiểm tra phụ khoa, làm rõ tình hình phát triển của dạ con, có hay không có chứng viêm bộ máy sinh dục hoặc các bệnh biến có tính khí chất khác để xác minh nguyên nhân hành kinh đau bụng.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ:
Chứng này lấy đau bụng dưới làm chủ chứng, phần lớn trước khi hành kinh đau bụng thường thực, sau khi hành kinh đau bụng thường hư. Trướng đau, đau thắt thường thuộc thực chứng, đau ẩn thường thuộc hư chứng.Nói chung lấy thực chứng làm thường gặp. Trên trị liệu, đau trước khi hành kinh sẽ nặng về lý khí; trong khi hành kinh cần hoạt huyết hóa ứ; Sau khi hành kinh nên bổ hư làm chủ.
2.1. Thực chứng: Thời gian hành kinh thường chậm lại sau, kinh hành không thông, sắc tím có máu cục, bụng dưới chướng đau, có cảm giác lạnh, cục máu ra rồi thì giảm đau, mạch tế, huyền, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc có chấm tím.
Phép chữa: Lý khí hoạt huyết, ôn kinh hóa ứ
Phương thuốc ví dụ: Thông kinh thang gia giảm
Đương quy  3 đ/c   Hương phụ  3-5 đ/c
Diên hồ sách             3-5 đ/c              Thạch đả xuyên 1 lạng
Nhục quế  1 đ/c                    (Thạch đả xuyên = Hoàng mao nhĩ thảo)
Gia giảm:
- Nghiêng về khí trệ gia Mộc hương 1-1,5 đ/c, Ô dược 2-3 đ/c, Trần bì 1,5 đ/c.
- Nghiêng về ứ trệ (ra máu cục lớn sau đó dứt đau) có thể dùng riêng phương của viện Giang tô phụ thuộc y viện thứ nhất như sau:
Bột tam lăng  3 phần, Bột nga truật  3 phần, Ngũ linh chi 3 phần, Bột nhục quế 1 phần.
Uống trước khi hành kinh từ 7-10 ngày, mỗi ngày 2 lần, thời gian hành kinh mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đ/c, ngoáy với nước uống.
- Kiêm thấy hình ảnh nhiệt, miệng khô đắng, tâm bứt dứt, dùng nguyên phương  Thống kinh thang gia giảm, bỏ đi Nhục quế, thêm vào Đan bì 2-3 đ/c, Xích thược 3 đ/c, sao Xuyên luyện tử 3 đ/c.
2.2. Hư chứng: Thời gian hành kinh đến chậm, lượng ít, sắc nhạt không có cục, sau khi hành kinh bụng dưới cấp đau, đầu tối không có sức, lưỡi nhạt mạch tế, nhược.
Phép chữa : Dưỡng huyết hòa lạc pháp.
Phương thuốc ví dụ : Tứ vật thang gia giảm.
Đương quy 3 đ/c, Sao Bạch thược 3 đ/c, Thục địa 3 đ/c, Chích Cam thảo 1 đ/c, Mộc hương 1 đ/c, Ngải diệp 1,5 đ/c.
Ngoài phép biện chứng khái quát theo hai mặt hư thực như trên, còn có thể biên chứng thí trị tỉ mỉ hơn như sau :
Nguyên nhân bệnh :
Có thể khái quát làm năm loại thực hàn, khí huyết hư hàn, huyết nhiệt, khí trệ và huyết ứ.
-Thực hàn : Phong hàn xâm nhiễm bào cung (dạ con) hoặc ăn quá hàn lương, hàn tà đình trệ ở hai  mạch Xung nhâm, kết nhau với, kinh hành không thông.
-Khí huyết hư hàn: Thể chất vốn yếu, dương khí không hăng hái, không thể vận hành huyết, hoặc sau khi bệnh lớn, khí huyết bất túc, kinh thủy muốn đi không có sức, hoặc sau khi đi huyết hải hư rỗng, không thể nuôi dưỡng bào lạc.
-Huyết nhiệt: Vốn có uất nhiệt, hoặc bị ngoại tà xâm nhiễm, nhiệt phục ở Xung nhâm, huyết vì nhiêt kết mà úng trệ bất lợi.
-Huyết ứ: Kinh hành hoặc sau khi  đẻ, huyết hư bài tiết ra chưa hết, đình tích ở trong đưa đến kinh hành không thông.
Phương pháp trị liệu
Phép trị chứng này lấy thông làm chủ, phương pháp thông lợi không nên một cảnh tượng công ứ hoặc hành huyết, nhất định cần căn cứ vào bệnh tình mà định. Hư thì bổ mà thông cái đó, thực thì hành mà thông cái đó,hàn thì ôn mà thông cái đó, thuần hư không có trệ thì lại nên bổ dưỡng khí huyết, làm cho khí huyết đầy đủ thì đau bụng lúc hành kinh sẽ tự khỏi
-Thực hàn chứng: Trước khi hành kinh hoặc trong thời gian hành kinh bụng dưới lạnh đau, sợ ấn, khi đau như thắt được nóng thì giảm mất, kinh nguyệt lượng ít, màu sắc hồng tối, kèm có huyết khối, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm khẩn. Chữa thì nên ôn kinh tán hàn, dùng phương Ngô thù du thang (Xem bài 1, điểm 2, Hành kinh đến sau thời gian)
- Khí huyết hư hàn chứng: Trong thời gian hành kinh hoặc sau khi hành kinh bụng dưới làm đau ê ẩm, được chườm nóng hoặc được ấm thì giảm nhẹ, sắc kinh hồng nhạt mà lượng ít, sắc mặt trắng bủng hoặc vàng úa, môi nhạt thân thể gày mòn, tay chân  không ấm, đầu choáng mắt hoa, tim thổn thức không ngủ được phân hoặc lỏng, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi  mỏng hoặc không rêu, mạch trầm hoãn mà nhược. Chữa thì nên bổ khí ích huyết, dùng phương Thập toàn đại bổ thang (y học phát minh):
Nhân sâm 1 đ/c, Bạch truật 3 đ/c, Phục linh 3 đ/c, Chích cam thảo 1 đ/c, Đương quy 2 đ/c, Thục địa 3 đ/c, bạch thược (sao rượu) 2 đ/c, Xuyên khung 1 đ/c, Hoàng kỳ 3 đ/c, Nhục quế 2 đ/c.
- Huyết nhiệt chứng: Trước khi hành kinh bụng đau sợ ấn, khi đau dẫn tới hai bên cạnh bụng dưới, chu kỳ có khi đến trước, lượng nhiều sắc hồng hoặc tím, đặc dính mà hôi, có khi ra máu cục, môi hồng miệng khô, tâm phiền không ngủ được, bí phân, nước tiểu vàng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hoặc hoạt sác. Chữa thì nên thanh nhiệt lương huyết, mượn lấy hoạt huyết hành khí, dùng phương Sinh huyết thanh nhiệt phương (Vạn bệnh hồi xuân):
Đương quy  2 đ/c    Xuyên khung             1,5 đ/c
Bạch thược (sao rượu) 2 đ/c               Sinh địa   4 đ/c
Đan bì (sao)  2 đ/c    Đào nhân (bỏ vỏ) 2 đ/c
Hồng hoa  1 đ/c    Mộc hương  1 đ/c
Hương phụ  3 đ/c    Diên hồ sách              2 đ/c
Cam thảo  1 đ/c
- Khí trệ chứng: Trước khi hành kinh hoặc trong thời gian hành kinh, bụng dưới và vùng thắt lưng trướng đau, khi trướng nhiều thì liền tới sườn ngực, có khi muốn thở dài, kinh nguyệt lượng ít, trong đó có máu cục, hoặc hành kinh trước thời gian hoặc hành kinh sau thời gian không nhất định, rêu lưỡi hơi vàng, mạch trầm huyền. Trị thì nên lý khí làm chủ, mượn lấy hành khí  dùng phương Gia vị ô trầm thang (Nữ khoa chuẩn thằng):
Ô dược, Sa nhân, Mộc hương, Diên hồ sách mỗi thứ 1 lạng, Hương phụ (sao bỏ lông) 2 lạng, Cam thảo 1,5 lạng.
Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 7 đ/c, nước 1,5 bát, Gừng sống 3 lát, sắ đến còn 7 phần, uống nóng không câu nệ giờ giấc.
- Huyết ứ chứng: Trước khi hành kinh hoặc khi mới bắt đầu hành kinh bụng dưới đau gấp gò bó, ấn đó có khối, kinh đến lượng ít, sắc tím đen có cục ứ, sau khi máu cục ra đau giảm nhẹ ngay. Nếu ứ nhiều thì sắc mặt xanh tím, da dẻ khô táo, miệng khô không muốn uống nước, phân sắc đen, tiểu tiện tự dễ, lưỡi hồng tối hoặc có điểm tím, rêu lưỡi như thường hoặc hơi vàng, mạch trầm sáp. Chữa thì nên hoạt huyết hành ứ, mượn lấy hành khí, dùng Thất tiếu tán (cục phương) gia vị:
Bồ hoàng (sao) 2 đ/c    Ngũ linh chi  2 đ/c
Gia: Diên hồ sách 3 đ/c    Đan bì              3 đ/c
Đào nhân  2 đ/c    Hương phụ  3 đ/c
Ô dược              2 đ/c
III.THUỐC CHẾ SẴN
1. Thống kinh hoàn, mỗi lần  uống 15 viên, mỗi ngày 2 lần uống, bắt đầu uống trước khi hành kinh một tuần lễ.
2.Tứ chế hương phụ hoàn, mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày 2 lần uống, bắt đầu uống trước khi hành kinh 1 tuần lễ.
3. Cao ích mẫu thảo, mỗi lần uống nửa lạng, mỗi ngày uống 2-3 lần, bắt đầu uống trước khi hành kinh 1 tuần lễ.
IV.PHƯƠNG LẺ TUỐC CÂY CỎ
- Ích mẫu thảo 1-2 lạng, sắc nước, thêm đường đỏ lượng phù hợp uống chung. Dùng ở thực chứng có hình ảnh ứ.
- Thạch đả xuyên 1-2 lạng, sắc nước, thêm đường đỏ lượng phù hợp uống trong. Dùng ở thực chứng có hình ảnh ứ.
- Lá ngải cứu khô 3 đ/c, sắc nước, thêm đường đỏ lượng phù hợp uống trong. Dùng ở thực chứng có hình ảnh hàn
- Gừng sống 3-5 đ/c, sắc nước, thêm đường đỏ lượng phù hợp uống trong. Dùng ở thực chứng có hình ảnh hàn.
V.LIỆU PHÁP MỚI.
Liệu pháp chôn chỉ ở huyệt vị, lấy huyệt: Trung cực thấu Quan nguyên, Thận du.
VI.CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Tam âm giao, Quy lai, Khí hải.
Gia giảm:
Thực chứng gia Hợp cốc; Hư chứng gia Quan nguyên du. Tốt nhất là bắt đầu chữa trước khi hành kinh hàng tháng 1 tuần lễ, liên tục 4-5 lần, sau khi hành kinh đến thì dừng chữa, chữa liên tục từ 3-4 tháng.
Nhĩ châm: Điểm phản ứng nhạy cảm vùng Noãn sào, Tử cung, Thần môn, Bì chất hạ, Nội phân bí khu, liệu chừng lấy mấy huyệt, thời gian lưu kim thường vê kim để ổn định dứt đau, hiệu quả rất tốt, hoặc chôn kim ở vùng tai, sau khi qua chu kỳ đau đớn lại lấy kim ra.
Bệnh này kiêng ăn thức ăn chua, lạnh, và phòng chánh không để bị nhiễm lạnh.
*GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC
1. Thống kinh hoàn (thang):
Đương quy, Thạch đã xuyên, Diên hồ sách, Hương phụ, Nhục quế.
2. Tứ chế hương phụ hoàn (Xem ở bài 1 Kinh nguyệt không đều)
3. Cao ích mẫu thảo (Xem ở bài 1 Kinh nguyệt không đều)

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ