Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1103

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16996

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049260

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa chứng ho ra máu do giãn phế quản

Chủ nhật - 28/07/2019 14:25
Mùa đông- xuân năm 1970 - 1971, ở vùng Tuyên Đức là mùa khô.   Cơ quan Tỉnh uỷ đóng quân tại một căn cứ, vùng rừng núi huyện Đức Trọng, (thuộc tỉnh Lâm Đồng ngày nay).   Ban tuyên huấn chúng tôi được bố trí ở ven một con suối cạn, trong khu rừng dầu (rừng chỉ có loại cây dầu rái mọc thưa, xen kẽ với những bụi le).

      Chiều hôm đó, vào khoảng mặt trời sắp lặn, tôi đang chuẩn bị ăn cơm.   Bỗng thấy từ xa, y sỹ Nghị vội vã chạy đến chỗ tôi.   Anh vừa thở hổn hển, vừa nói: “Nguy quá, anh Tiến bị khạc ra máu.   Máu ra rất nhiều, một vũng dưới đám nan rá anh đang vót dở.   Anh Sửu sang xem ngay, xử lý giúp tui.”   Tôi bảo y sỹ Nghị về trước, hỏi xem anh Tiến nôn ra máu hay khạc ra máu, tôi còn thu xếp ba lô mang theo (khẩu hiệu ở đây là “vật bất ly thân mà.”)
     Tới nơi, tôi nhìn thấy anh Tiến ngồi gục đầu xuống. Hai bàn tay anh cầm cái khăn mặt bịt lấy miệng.   Dưới đất là một vũng máu tươi, ước chừng khoảng một bát ăn cơm. Máu còn tung toé qua đám nan rá chưa vót.   Tôi ngồi ngay xuống bên anh Tiến.   Anh Nghị chưa kịp nói điều tôi dặn, anh Tiến đã nói với tôi: “Tui khạc một tiếng, máu vọt ra liền.”   Sở dĩ tôi cần biết như thế, là để phân biệt máu ra từ đường hô hấp hay ra từ đường tiêu hoá.   Theo anh nói, tôi đã chẩn đây là bệnh từ đường hô hấp.   Hơn nữa, anh vốn có bệnh hen phế quản mạn tính, cho nên, chứng đây   hẳn là do giãn phế quản.
     Tôi lấy ra ba cây kim, sát trùng xong, tôi châm ngay huyệt Đại chùy, rồi châm đến hai huyệt Trung phủ, lưu kim.   Tôi quay lại vê tả mạnh, lần lượt vê từ Đại chùy, sang huyệt Trung phủ, vê liên tục, không kể số lần vê.   Chừng năm, bẩy phút sau, tôi rút hết kim ra.   Tôi và y sỹ Nghị dìu anh Tiến về chỗ anh để ba lô, căng tăng, võng của anh cho anh nằm.   Ngồi chờ một lúc khá lâu, không thấy người bệnh có hiện tượng gì, tôi nói với y sỹ Nghị cần chú ý trông nom anh Tiến, để tôi về ăn cơm.

    Tối đó, tôi đã sang cùng với y sỹ Nghị, hai chúng tôi mắc võng nằm cạnh anh Tiến.   Để cho yên tâm khi ngủ, tôi đã châm cho anh Tiến một lần nữa.   Trong khi chưa ngủ được, tôi đã nói với y sỹ Nghị về tác dụng của từng huyệt tôi đã châm chữa bệnh này : “Huyệt Đại chùy, ở trên mạch đốc. Vị trí tại phía trên mỏm gai đốt sống lưng có tên D1.  Chủ trị : ...ho hắng; hen phế quản; lao phổi;...phế trướng...  Phối hợp với Trung phủ, trị giãn phế qủan gây ra xuất huyết...   Với huyệt Trung suyễn, là loại tân huyệt (còn có tên Can nhiệt huyệt,Tích bàng, ở giữa khe liên đốt D9-D10 sang hai bên đều nửa thốn), Phong long trên kinh vị, trị viêm phế quản...  Huyệt Trung phủ, trên kinh phế, ở vách trước lồng ngực, trên rãnh cơ tam giác vai và cơ ngực to, là Mộ của phế tạng. Chủ trị : Ho hắng;hen;...viêm phế quản; viêm phổi; lao phổi...  Kết hợp với Đại chùy, trị viêm phổi, giãn phế quản xuất huyết...; với Phế du trên kinh bàng quang, là Bốii du của tạng phế, Khổng tối, trên kinh phế, ở cách tay trước, trị viêm phế quản mạn tính; với Kết hạch huyệt, Phế nhiệt huyệt (hai huyệt này đều là tân huyệt ở vùng vai, lưng trên) , Phế du, trị lao phổi.   Đêm ấy, tôi và Nghị nằm ngủ, nhưng chúng tôi đều ngủ thấp thỏm.  Thỉnh thoảng lại để ý tới anh Tiến, vẫn thấy anh ngủ yên giấc cả đêm.  Sáng hôm sau, trước khi về lại nơi làm việc của ban Tuyên huấn, tôi tiến hành châm cho anh Tiến như hai lần trước.   Thế là chứng ra máu do giãn phế quản của anh từ đấy dứt hẳn.    Sau này, suốt cả thời gian anh cùng tôi trên đường Trường Sơn ra Bắc chữa bệnh, chúng tôi phải đi bộ tới ngang vùng Quảng Trị, lúc này mới được ngồi lên xe ô tô vận tải đi tiếp.   Ngồi trên xe, chúng tôi đều bị xóc tung lên, dập xuống, nhưng cũng không thấy anh Tiến bị lại chứng bệnh cũ.

    Anh Tiến là người Khu Năm tập kết ra Bắc, anh lập gia đình ở Đức Giang, Gia Lâm.   Sau thời gian nghỉ dưỡng theo chế độ của cán bộ đi B. ra, khi về với vợ con, sẽ có lúc anh kể cho họ nghe về nỗi gian khổ của những ngày ở chiến trường Tuyên Đức.  Trong đó, chắc hẳn không thể thiếu câu chuyện bệnh tật anh mắc phải như tôi đã nói đến ở trên đây.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ