Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 937

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16830

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049094

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa chứng đau tuyến tụy cấp tính

Thứ năm - 11/07/2019 16:05
Vào khoảng năm 1989, hoặc 1990 thì phải, có một hôm, anh luật gia  Ng. V. T., con trai nhà nghiên cứuHà Nội  Ng. V. P., tới nhà tôi, đón tôi lên chữa bệnh cho mẹ anh.  Cụ bà đang bị đau bụng dữ dội.

     Trên đường đi, thời đó đường chưa đông người lắm, chúng tôi còn có thể đi xe đạp sóng đôi mà nói chuyện với nhau.  Anh kể rằng, mẹ anh bị đau bụng khoảng một tuần lễ rồi.  Chị gái và anh rể của anh là bác sỹ chuyên khoa gì đó. Do không thành thạo về nội khoa, nên anh chị đã mời các chuyên gia, bạn bè của anh chị đến chữa cho cụ.  Nhưng cụ vẫn chưa khỏi đau.  Ông cụ thân sinh anh cũng nhờ một thầy châm cứu có tiếng tăm, là bạn quen biết của cụ, ông thầy này đã tới chữa cho cụ bà.  Kết quả vẫn không được như mong muốn.
      Khi tôi và anh T. tới nhà, tôi thấy một mình bà cụ ngồi ngay dưới nền gạch hoa, theo tư thế phủ phục.   Cụ quỳ gập đầu gối, hai bàn chân duỗi ra phía sau.  Đầu cụ cúi sấp xuống, hai tay cụ co vào đỡ ở vùng bụng trên đã ép tớí mức gần sát đùi.   Nhìn tư thế mông cao hơn đầu của người bệnh, kết hợp với câu chuyện người nhà bệnh nhân đã kể, bệnh có liên quan tới ăn uống.   Bệnh nhân phát cơn đau bụng, sau hai ngày ở gia đình vừa có giỗ lớn, tiệc tùng linh đình.  Tôi chẩn đoán đây là cơn đau tụy cấp, vì thấy nguyên nhân và triệu chứng phù hợp với mô tả ở bệnh học trong sách Nội Khoa.

      Tôi xin phép bà cụ để được châm ngay.  Cụ gật đầu đồng ý.
      Tôi châm kim vào các huyệt vùng lưng, trong khi cụ vẫn giữ nguyên tư thế tự  nhiên của cơn bệnh.  Các huyệt đó là : Tụy du, Tỳ du, Ý xá.  Tôi châm từng huyệt, vê kim theo phép tả tổng hợp, đủ số 108 lần thì rút kim ngay.  Châm xong số huyệt kể trên, bà cụ đã thấy giảm bớt đau đớn.  Tiếp theo, tôi yêu cầu cụ nằm ngửa xuống để châm ở vùng bụng.  Các huyệt tôi châm là : Trung quản, Lương môn.  Sau đó, tôi châm tiếp các huyệt ở tay, chân là : Nội quan, Túc tam lý, Thái bạch.
     Châm lần lượt vừa xong huyệt cuối cùng của phương, cũng là lúc cơn đau ở cụ được dứt.  Cụ nói với tôi : “ Ô, lạ quá !  Hiện giờ tôi cảm thấy người nhẹ bẫng đi như chưa từng đau đớn. Thú thật với thầy, trước đây chừng mấy mươi phút, tôi đau quá,đau từ phía trước, dưới sườn mé trái, đau nhói về phía sau lưng.   Tôi đau đến nỗi tôi tưởng chừng như mình không thể chịu đựng thêm được nữa.”

     Tuy thấy hiệu quả tức thời như thế, nhưng hai ngày liền, kế sau đó, tôi vẫn tới châm cho cụ mỗi ngày một lần.   Và để củng cố hiệu quả lâu dài, tôi yêu cầu cụ uống Quy tỳ thang trong thời gian hai tuần lễ tiếp theo.   Đồng thời, nhắc cụ cần phải giảm chất đạm động vật trong bữa ăn hằng ngày.

      Phương huyệt trên đây, tôi đã phổ biến cho học viên các khoá.   Anh chị em về, khi ứng dụng phương này, họ cũng đều thu được kết quả như  mong  muốn.  Ta hãy cùng nhau xem lại cơ cấu của phương để thấy hết giá trị của nó.  Huyệt Tụy du, còn có tên là Vị quản hạ du, Bát du. Cổ nhân xếp huyệt này vào loại kinh ngoại kỳ huyệt. Ngày nay người ta đã xếp nó vào hàng ngũ bối du huyệt trên kinh bàng quang, đó là do tác dụng đặc hiệu của nó đối vơi bệnh tuyến tụy. Theo du huyệt học, huyệt Tụy du chủ trị : Bệnh đái đường, bệnh dạ dầy...  Huyệt Tỳ du là loại huyệt bối du trên kinh bàng quang, chủ trị : Tiêu hoá kém; nôn mửa; ỉa chảy; trướng bụng; phù thũng;.. sa dạ dày;...thiếu máu; gan lách sưng to; bệnh tật xuất huyết mạn tính;...chi thể mỏi mệt không có sức;...cổ trướng; tích tụ bĩ khối;...ăn nhiều mà mình gầy; sốt rét lâu ngày;...Tụy và Tỳ là hai khái niệm cổ tuyền và hiện đại cùng chỉ về Tỳ. Nhưng y học hiện đại chỉ đích danh hình thái tạng tỳ là tuyến tụy (lá lách), y học cổ truyền coi tỳ là tổng hợp chức năng của lá lách và chức năng vận chuyển chất lỏng trong cơ thể. Tỳ còn cùng với Thận nắm giữ nhiệm vụ điều tiết lượng nước trong người.  Huyệt Ý xá (ngôi nhà chung của ý nghĩ) cũng trên kinh bàng quang, nhưng ở đường ngoài. Đường này bắt đầu từ huyệt Phụ phân ở phía trên, đi xuống đến khe sườn 11-12 là huyệt. Nó cùng khe liên sườn với huyệt Tỳ du, cùng tiết đoạn thần kinh đốt lưng. Nó phụ trách thần ý lo nghĩ của tỳ (tỳ chủ quản lo nghĩ), lại cũng chủ trị một số chứng bệnh của tỳ, như : ...trướng bụng; tiêu hóa kém; ...đại tiện trơn dễ;...tiêu khát;... Huyệt Trung quản, ngoài chức năng làm mộ huyệt của phủ vị (dạ dày), chủ trị những bệnh ở dạ dày, nó còn chủ trị một số bệnh của tỳ, như :...trướng bụng;...tiêu chảy;...sa dạ dày;...tiêu hóa không tốt;...đau tỳ;...sốt rét ôn dịch;...đại tiện ra không tự biết... Đó là do quan hệ tạng phủ biểu lý nhau giữ vị và tỳ.    Huyệt Lương môn (cửa của cây cầu) nằm trên kinh vị, lại ở gần huyệt vị mộ (Trung quản).  Huyệt này có ở cả hai bên.  Bên trái, trong ổ bụng, tương ứng với vị trí của huyệt là tạng tỳ (vùng đuôi tuyến tụy), thông qua tác dụng chủ trị tạng phủ bên trong tương ứng mà dùng vào phương. Mặt nữa, ta khai thác ý nghĩa tên huyệt là cửa cái cầu (lương môn) để ngăn chặn bệnh qua đây di chuyển sang các bộ phận lân cận.  Huyệt Nội quan trên kinh tâm bào lạc, Ngoài công năng chủ trị bệnh ở bản tạng, bệnh ở những nơi đường kinh đi qua, nó còn chủ trị bệnh ở tất cả tạng phủ bên trong, theo nghĩa của tên huyệt là có quan hệ tới nội tạng, nội thương (nội quan). (Đặt tên cho huyệt theo cách này, ta còn thấy ở huyệt Ngoại quan. Huyệt ở trên kinh tam tiêu, có vị trí đối chiều âm dương với huyệt Nội quan, cũng đối chiều chủ trị. Nó chủ quản về những bệnh chứng có quan hệ với ngoại tà, ngoại cảm-Ngoại quan).  Huyệt Túc tam lý trên kinh Vị. Trong ngũ du huyệt, nó là loại hợp, hành thổ.  Ngoài tác dung chủ trị nhiều chứng bệnh đường tiêu hoá, nó còn chủ trị : ...viêm tụy cấp, mạn tính;... Huyệt Thái bạch, nằm trên kinh tỳ,canh trong xương bàn chan số 1; là loại du, hành thổ. Ngoài những chủ trị bệnh ở đường tiêu hoá, ta cò thấy những chứng rất riêng của tỳ :...ợ hơi;...khí nghịch; ...ống chân buốt lạnh;...mìng nẵngương đau;...

     Nhờ mối quan hệ của tiến sỹ y khoa Nguyễn Tân Phong, viện Tai Mũi Họng trung ương với bệnh viện Tổng cục Bưu điện, những năm 1995-1996, tôi được dịp tới khảo sát số liệu từ phép đo nhiệt độ kinh lạc của Khoa y học cổ truyền, đối chiếu với kết qủa nội soi của Khoa tiêu hoá. Chúng tôi đều thấy rất rõ : Bênh viêm loét tá tràng và bệnh phù nề dạ dầy có quan hệ hữu cơ với sự thay đổi nhiệt độ ở kinh tỳ.  Bệnh viêm tuỵ cấp, mạn, tính, bệnh thai chết lưu cũng thấy rất điển hình trong số đo nhiệt độ của kinh tỳ, tương ứng với biến đổi men tụy trong kết qủa xét nghiệm huyết học.  Qua kết qủa ở những đối chứng này, tôi đã tìm ra phương huyệt châm cứu, bài thuốc uống trong phù hợp với những chứng bệnh kể trên, đem lại hiệu qủa chữa bệnh cho nhiều người.  Đó thật là một dịp may mắn trên bước đường tìm kiếm sự kết hợp có ích giữa hai nền y học mà tôi đã ấp ủ từ lâu.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ