Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 1866

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19107

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051371

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa chứng đau lưng do thoái hoá đĩa đệm cột sống

Thứ năm - 25/07/2019 08:42
Anh Ng. Tr. Th. là môn đồ phái võ Vĩnh Xuân, anh cũng ham học Đông y.   Anh đã được học đầy đủ lý luận cơ bản, lại thành thạo đo tính nhiệt độ tỉnh huyệt đường kinh .  Anh cũng chăm chỉ chữa bệnh cho mọi người quen biết, và cũng hay đến trao đổi kinh nghiệm với tôi.

     Một hôm, anh đến thăm tôi và hỏi tôi rằng : “Thưa thầy, cháu gặp một bệnh nhân đau thần kinh toạ, lan toả xuống cạnh ngoài chân, theo đường kinh đảm.  Cháu đã theo phương huỵêt được học là : Thận du, Yêu nhỡn, Yêu dương quan, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt. Cháu châm suốt gần một tuần lễ.  Khi châm xong người bệnh rất dễ chịu, nhưng sau đó thì đau lại.  Nay cháu đem số đo đến nhờ thầy xem hộ.”   Khi nhìn số đo thấy ở kinh đảm nhiệt lớn, có biểu chứng.  Tôi nói với Th. : “Hãy cho bệnh nhân đi chụp X. quang cột sống thắt lưng, giúp cho chẩn đoán tốt hơn.  Bởi, có thể bệnh nhân này đã thoái hoá đĩa đệm cột sống rồi đấy.”  Hai hôm sau anh đến gặp tôi, đem theo tấm phim chụp đoạn cột sống thắt lưng của người bệnh.  Tôi và anh cùng đứng nhìn phim được đưa lên phía cửa sổ.  Tôi chỉ cho anh các khe liên đốt sống thắt lưng phía trên, từ L1 - L2, L2 - L3, mỗi khe xương đều có một khoảng cách đen đậm khá xa.  Các khe liên đốt còn lại L3 - L4 ; L4 - L5 và L5 - C1 đều không còn khoảng cách đen đậm rộng nữa. Thậm chí, có chỗ vệt sáng quanh thân đốt xương sống của hai đốt sống trên, dưới đã gần sát nhau.  Đó là những chỗ đĩa đệm bị thoái hoá gần hết.
      Xem phim xong, anh liền hỏi tôi : “Xin thầy cho ý kiến về cách xử lý.”  Tôi nói với anh rằng : “Anh cứ châm như phương huyệt cũ, và thêm các huyệt sau đây : Ân môn, Thủy đạo, Giáp tích của l4, l5,  Đó là những huyệt chuyên chữa chứng đau lưng do thoái hoá đĩa đệm cột sống.  Sau đó là đến các huyệt : Não hộ, Chí dương, Đảm du, Dương cương là những huyệt có thể hạ đảm nhiệt.   Mà đảm nhiệt đã góp phần vào nguyên nhân gây ra thoái hoá đĩa đệm cột sống.”   Tôi nói thêm để anh biết, khi ta châm như trên, bệnh nhân có thể giảm đau rất nhanh.  Tuy vậy việc phục hồi đĩa đệm trở lại, thì có thể còn phải lâu dài.   Cần chú ý nhắc nhở bệnh nhân, khi họ làm việc, họ phải giữ gìn đúng tư thế phù hợp.  Tránh những tư thế có thể gây tổn hại đĩa đệm cột sống, như thế mới có thể ổn định được lâu dài kết quả chữa.

      Lần sau đến thăm, anh cho tôi biết, anh châm thêm như tôi đã nói với anh, quả là dứt đau nhanh và ổn định.  Các chứng kèm theo trước đây là miệng đắng, ăn ít, đầu choáng, sườn đau, cũng không còn thấy nữa.  Người bệnh vui mừng lắm.

       Có vị đã hỏi tôi : “Trong các câu truyện sô 1, số 14, ông đã dẫn du huyệt học  để nói về các huyệt  Não hộ, Chí dương, Đảm du, Dưưng cương có tác dụng chủ trị bệnh gan mật, điều đó là rất đúng.  Nay ở câu truyện này, trong phương chữa bệnh thoái hoá đia đệm cột sống, ông lại dùng đủ cả số huyệt trên.  Tôi đã xem lại du huyệt học, thấy ở huyệt Não hộ, sách Tố Vấn nói : Châm Não hộ, vào não la chết ngay. Chủ trị : Đầu cổ cứng đau; đầu váng;...đầu năng sưng đau... Đó là những tác dụng của huyệt nhằm vào bệnh ở đầu não. Kèm theo đó, cũng có nói đến tác dụng với bệnh gan, mật.   Huyệt Dương cương, lại không nói chút nào về bênh đau lưng.  Hai huyệt còn lại mới có tác dụng tới cột sống.   Huyệt Chí dương, ở chủ trị đã ghi : ... vai lưng đau và cổ ngay đơ;... đau lưng dưới, lưng trên;...giữa lưng trên có khí đi lên, xuống... Vậy lý do nào khác đã làm ông dùng đủ 4 huyệt đó ?”
     Tôi thưa lại với vị đó như sau :
- Một là, từ kinh nghiệm thực tế. Khi chẩn trị những bệnh nhân thoái hoá đĩa đệm cột sống, tuy họ đã có phim chụp x quang, tôi vẫn dùng máy do nhiệt đọ da, đo nhiệt độ kinh lạc ở tỉnh huyệt.  Kết qủa cho thấy, có sự tương ứng giữa bênh với biến đổi nhiệt độ ở kinh đảm.  Khi điều trị, tác động đến những huyệt đó, bệnh chuyển biến tốt lên, nhiệt độ trên kinh đảm cũng biến đổi tương ứng.  
- Hai là, bệnh ở đia đệm cột sống có ảnh hưởng đến tủy sống. Tủy sống lại liên đới tới não, bởi não là bể tủy.  Trong biện chứng về bệnh mũi, bệnh tỵ uyên (bệnh rất sâu trong mũi) là do bệnh ở não. Bệnh ở não lại do kinh đảm chi phối.  Khi trị bệnh tỵ uyên, phương cũng chủ yếu chọn dùng những huyệt trên kinh đảm để chữa, mới đem lại hiệu quả.
- Các huuyệt còn lại, chỉ cần bàn về tác dụng chữa đau lưng mà ở các bài đau lưng trước chưa bàn tới, như :  Giáp tích, Thứ liêu. Ân môn, Thủy đạo.  Bệnh đia đệm cột sống thường do tư thế khi lao động nặng nhọc không phù hợp, gây tốn thương.   Lâu dần, dẫn tới đĩa đệm bị thoái hoá. Bênh này thường bị ở khe các liên đốt L4-L5, L5-C1. Các huyệt giáp tích tại đây có tác dụng tiêu sưng, giảm đau cục bộ rất rõ rệt.  Huyệt Thứ liêu, vị trí ở lỗ thứ hai trong tám lỗ trên mảng xương cùng.  8 lỗ ấy là nơi rễ thần kinh đuôi ngựa đi qua để xuống ụ ngồi xương chậu, và đi xuống chân theo 3 phía trước, bên và sau chân.  Chủ tri :...lưng dưới đau; đau thần kinh toạ;...chi dưới bại liệt... Huyệt Ân môn, chủ trị :Lưng trên, lưng dưới đau; đau thần kinh toạ; chi dưới tê bại; bại liệt; thoát vị đĩa đệm cột sống... Huyrjt Thủy đạo, chủ trị :...xương thắt lưng đau cấp...  Ba huyệt Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt (Huyền chung) đều nằm trên kinh đảm.  Chẳng những chúng đều tác dụng vào bản phủ đảm, lại còn chủ những bệnh ở nơi đường kinh đó đi qua (bệnh thần kinh toạ).  Khi chữa bênh bại chi dưới, người ta dùng cả 3 huyệt một lúc, gọi đó là phép phối hợp khóa chốt, hiệu qủa cũng tốt, rất nên dùng.
   Sau khi nghe tôi giải đáp câu hỏi, cũng là lý giải cặn kẽ phương huyệt, vị khách ấy vui mừng nắm lấy tay tôi thật lâu..  Ông chẳng nói thêm lời nào với tôi nữa. Cả hai cùng nhìn nhau tin cậy, tình cảm nồng nàn.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ