Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 1000

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17664

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4071307

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa bệnh hạch ở cổ do lao

Thứ tư - 21/08/2019 03:49

      Những năm Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Việt Nam (nay là trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội) sơ tán về thôn Hữu Định, xã Quang Minh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Hà Bắc (nay vùng này thuộc tỉnh Bắc Giang), tôi được nhà trường xếp ở nhờ nhà ông Ng..

      Sau nhà ông Ng. là nhà người anh họ của ông, tên là Th..  Bà Th. có ba cái hạch ở cổ, nhưng bà chẳng để ý gì đến việc chữa chạy cả.  Hôm phát hiện thấy hạch ở cổ bà, tôi hỏi bà : “Bà đã đi khám chữa hạch này ở đâu chưa?”  Bà nói : “Biết khám ở đâu?, làng này nhiều người có hạch như tôi, không thấy ai đi khám cả.  Có người hạch nhiều lắm, vòng quanh khắp cổ.  Nguời ta bảo đó là bệnh tràng nhạc.”  
     Thấy tôi biết chữa bệnh, bà đã nhờ tôi khám cho bà.  Ba cái hạch này đều ở dưới thùy tai bên phải, quanh cơ ức đòn chũm, đường kính từ 1- 2 cm, di động giữa da và cơ, không có chân bám.  Người bà khoẻ mạnh, rắn chắc, lao động giỏi, nhưng ông Th. và hai người con, một trai, một gái đều gầy gò, ốm yếu.  Vì thế, tôi nghi hạch ở cổ bà là do sơ nhiễm lao, hoặc lao hạch.  Tôi khuyên bà có thể uống thuốc để chữa.  Bà xin tôi đơn thuốc.  Tôi ghi vào mảnh giấy và nói với bà : “Bà nên đến Huyện hội Đông y (nay là hội Y học cổ truyền) để mua thuốc.”
     Lúc đó là mùa đông năm 1965, một cán bộ ở Huyện hội Đông y Hiệp Hoà đã nói với bà Th. : “Đơn ghi: Xuyên bối mẫu 60 gr, Liên kiều 60 gr, chúng tôi làm sao mà dám bán cho bà.  Hiện nay Xuyên bối mẫu đang được dành cho những bệnh nhân ho gà, có chỉ định của bác sỹ khám bệnh.  Tôi chỉ có thể bán cho bà mỗi thứ 20 gr, theo quy định hiện hành.”
     Bà Th. đem thuốc về, bà sang nhà hỏi tôi cách dùng.   Tôi phân mỗi loại thuốc làm 5 phần, gói làm 5 gói.   Mỗi gói đều có hai thứ thuốc, rồi tôi dặn bà : “Mỗi ngày bà dùng 1 gói, sắc nước uống.” 
     Sau khi về quê nghỉ tết Bính ngọ (1966) lên, tôi đi thăm nhà bà con trong xóm. Tới nhà ông bà Th., bà khoe với tôi : “Mấy cái hạch biến đi đâu mất rồi anh ạ.”   Tôi nói: “Chúc mừng bà.”

     Năm 1987, một người quen của tôi ở làng Đông Hồ, gần chợ Bưởi, bác đưa cô cháu gái đến nhờ tôi chữa bệnh.  Chị bệnh nhân này nói : “Cháu tốt nghiệp Đại học kế toán, đã đi xin việc qua rất nhiều cơ quan.  Vừa may được một cơ quan nhận đơn cháu xin vào làm việc, thì cháu lại bị bệnh này.”  Chị vừa nói vừa vén mái tóc uốn buông xoã xuống hai vai.   Để lộ vùng cổ có rất nhiều hạch ở hai bên.  Chị nói thêm : “Cháu mệt lắm, về chiều càng mệt hơn, đêm đến, cháu ngủ ít hẳn đi.”  Tôi hỏi chị : “Chị đã đi khám bệnh lao chưa?”  Chị giàn giụa nước mắt, nghẹn ngào : “Nếu cháu đi khám, phát hiện ra cháu bị bệnh lao, cơ quan đâu dám nhận cháu vào làm việc nữa.  Cháu sẽ mất đi cơ hội hiếm hoi này.  Lại còn tương lai của cháu nữa.  Cháu lo lắm ông ạ.”
    Tôi ghi cho chị tờ đơn, trong đơn viết :
       Xuyên bối mẫu: 1 đồng cân, Liên kiều: 1 đồng cân. 
      Cân 10 thang.   Mỗi ngày dùng 1 thang, sắc với nước uống.  
      Ít lâu sau, chị đến cảm ơn tôi.  Chị nói : “Cháu uống hết số thuốc đó, bệnh lui dần rồi khỏi hẳn.  Cháu cũng đã được cơ quan nhận vao làm và giao công tác. Cháu mừng lắm.  Bố mẹ cháu thấy cháu đã khỏi bệnh, lại được đi làm, các cụ đã sắm lễ, cúng tạ tổ tiên trên nhà thờ họ.  Các cụ vui như trẻ hẳn lại ông ạ.”

      Năm 1998, tôi nhận chữa một bệnh nhân có sưng u tuyến sữa.    Hàng ngày chồng bà chở bà đến nhà tôi (chồng bà là một cảnh sát khu vực).  Sau nhiều lần để ý, tôi thấy ông rất mệt mỏi, ông ngồi chờ bà mà ngủ gà, ngủ gật.  Tôi hỏi thăm ông : “Vì sao trông ông có vẻ mỏi mệt đến thế?”  Ông nói : “Cháu bị bệnh lao hạch, bệnh viện cho cháu uống thuốc chống lao kéo dài.  Bệnh không thấy khỏi, mà ngày càng mệt thêm.”   Nói xong, ông đã cho tôi xem đám hạch ở cổ ông.
      Tôi cho ông đơn thuốc như đã kể ở phần trên, và khuyên ông nên dừng thuốc Tây.  Ông nghe lời tôi, ông đã uống hết 20 thang thuốc.   Bệnh ông từ đấy khỏi hẳn.

     Theo thông báo, hiện nay số người mắc bệnh lao ngày càng tăng.   Trong đó, đáng ngại nhất là trẻ em, bị sơ nhiễm lao, có hạch ở cổ.    Hy vọng bài thuốc kể trên sẽ giúp cho người bệnh đỡ tốn kém và tránh được những tác dụng phụ của các loại thuốc hoá chất.  
     Dưới đây là tóm tắt dược tính của hai vị thuốc trong đơn :
1. - Xuyên bối mẫu: - Vị cam, tính vi hàn.
                                         - Vào hai kinh Tâm, Phế.
                      Tác dụng: - Hoá đàm, tán kết.
                                        - Nhuận Phế, chỉ khái.
                      Lượng dùng :  1 đến 2 đồng cân.
                      Chú ý :       Thuốc này phản với Ô đầu.
2. - Liên kiều:         - Vị khổ, tính hàn. 
                                  - Vào hai kinh Tâm, Đảm.
             Tác dụng :  - Giải độc y sang . Thanh hoả, tán kết.
                          - Tán nhiệt, giải biểu.
                      Lượng dùng :   1 đến 5 đồng cân.






Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ