Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 1136

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17029

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049293

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa bệnh gút bằng thuốc cây cỏ Việt Nam

Thứ năm - 01/08/2019 06:39
      Mùa hè năm 2005 vừa qua, trên các báo hàng ngày, báo tuần, xuất bản ở Hà Nội, đều đăng bài có nội dung về việc ông sư giả mạo L. Q. H. chữa bệnh gút cho tiến sỹ y khoa Ng. H. K..   Báo viết về lời của ông K. tả lại, ông H. đã tiêm cho ông một mũi thuốc biệt dược, với số tiền là 12 ngàn đô la.  Ông K. thấy, sau khi được tiêm, bệnh ông có đỡ, nhưng chưa biết được bệnh có khỏi lâu dài hay không.   Điều mà ông K. còn băn khoăn, đó là: Không biết tên thuốc, thành phần của thuốc ra sao, và xuất xứ của thuốc do hãng nào, nước nào sản xuất.

      Nhận thấy ở nước ta có nhiều người bị bệnh gút, bệnh gây ra rất đau đớn, lại được coi là bệnh khó chữa.   Từ nhiều năm nay, tôi đã để tâm tìm hiểu, thu lượm bài thuốc dân gian, bằng cây cỏ nước ta, tiến hành chữa thử cho một số người bị bệnh này.   Người nào đã được tôi chỉ cho họ cách tự làm thuốc chữa cho mình, họ cũng đều khỏi cả.   Nay tôi muốn phổ biến bài thuốc kinh nghiệm này đến mọi người.  Tôi xin kể một trường hợp cụ thể, mong đồng nghiệp có thêm niềm tin. 
      Cụ K. ở cụm dân cư số 9, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.   Nhà cụ cùng khu tập thể tôi ở hiện nay, nhưng bên dãy nhà A 5, tầng một.   Tôi ở tầng hai, đầu dãy A 3.   Từ cửa sổ đầu hồi nhà tôi, tôi nhìn xuống cửa chính nhà cụ rất rõ.   Cụ hơn tôi chừng dăm tuổi, nhưng người cụ nhỏ nhẹ, và cụ còn rất nhanh nhẹn.   Chúng tôi thường quan hệ, giúp đỡ nhau những chuyện nhỏ trong đời sống hàng ngày.
      Một hôm, vào mùa hè năm 2004, khi tôi đi chợ, qua ngách nhỏ gần nhà cụ, gặp cụ từ chợ về.   Cụ gọi tôi đứng lại và hỏi tôi về bệnh tật của cụ.   Cụ kéo ống quần chân trái lên, để lộ từ bắp chân trở xuống cho tôi xem.   Cụ nói: “Ông thầy thử xem giúp tôi, chân tôi sưng đau như thế này, vậy nó là bệnh gì ?.”  Một phần, vì gặp nhau ngay giữa nơi nghách hẹp, không tiện đứng lâu xem chân cụ được.   Phần nữa, tôi cũng muốn cụ đi khám ở cơ sở y tế, để có được chẩn đoán chắc chắn, sau đó tôi mới bàn với cụ về phương án chữa cho tiện lợi nhất.   Vì thế tôi đã hỏi cụ: “Chân cụ bị sưng đau như thế này mấy hôm rồi ?.”  Cụ nói: “Mới hai ba hôm nay thôi.”   Tôi khuyên cụ: “Chân cụ sưng đau thế này, có thể là do nhiều loại bênh khác nhau gây ra, cụ nên đi khám ở bảo hiểm y tế ngay.   Khám xong, cụ về cho tôi biết, họ chẩn đoán bệnh của cụ thế nào.  Cụ đừng cho họ tiêm thuốc, cũng đừng uống thuốc gì, như thế, khi tôi xem xong mới dám bàn với cụ.”
      Tối hôm đó, cụ gặp tôi và nói: “Họ chẩn đoán là tôi bị bệnh gút.”   Tôi  nói  với  cụ: “Thế  thì  không  đáng  ngại.”   Cụ  hỏi  tôi: “Nghe nói bệnh này khó chữa lắm phải không ông thầy ?.”   Tôi nói với cụ: “Ngày mai cụ phải đặt ở hàng thuốc Nam, mua loại lá mơ dại, mua được càng nhiều càng tốt.   Khi có lá thuốc về, tôi sẽ hướng dẫn cụ cách chế biến để sắc uống.”

      Về đến nhà, tôi mở sách, xem lại những thông tin chính về bệnh gút, để đối chiếu với chứng đau ở chân cụ.
     Trong cuốn sách “Sổ tay lâm sàng.” của Nhà xuất bản Y học Hà Nội năm 1994, có những thông tin chính như sau:
     “Định nghĩa : Rối loạn chuyển hoá a xít u ríc, thường do nguồn gốc gia đình có đặc trưng a xít u ríc máu tăng, biểu hiện bằng những cơn đau khớp cấp, u rát kết tủa dưới da ở quanh các khớp 
(cục u rát) và tổn thương thận.
       Bệnh căn : Sự liên quan giữa tăng a xít u ríc máu và những biểu hiện ở khớp của bệnh gút chưa được biết rõ.  Thực tế, tăng a xít u ríc máu có thể hoàn toàn không có triệu chứng, hình như những biến đổi nhanh của a xít u ríc máu thuận lợi cho sự kết tủa u rát.
1 - Bệnh gút tiên phát : Tăng a xit u ríc máu do sản xuất tăng và hoặc do a xít u ríc bài xuất giảm.  Trong 10 - 20% các trường hợp, thấy có tiền sử gia đình trong tiền sử bệnh.   Những khiếm khuyết di truyền của một số en zim đã được xác định trong một số trường hợp (xem tăng a xít u ríc máu di truyền).   Gần như là bệnh gút chỉ gặp ở đàn ông (95% các trường hợp) từ 30 tuổi; ở phụ nữ chỉ gặp ở tuổi mãn kinh.
2 - Bệnh gút thứ phát: (lược)…
    ... Triệu chứng : Tiến triển của bệnh gút tiên phát thường rất chậm và đặc trưng bởi các cơn đau của bệnh gút cấp : Sau một bữa ăn quá thịnh soạn, mệt mỏi thể chất hoặc chấn thương cục bộ.   Khoảng cách tự do ngày càng ngắn lại.
      Cơn gút cấp (viêm khớp cấp) : Cơn đau đánh thức người bệnh vào khoảng 2 giờ sáng.   Trong đa số trường hợp, đau ở ngón chân cái (khớp xương bàn chân - đốt một ngón chân).  Các nơi khác cũng có thể bị : Háng, đầu gối, tay.    Lúc đầu, đau vừa phải, sau đó tăng dần rồi đau ghê gớm.    Người bệnh giãy giụa và tăng cảm giác khiến không chịu đựng được sức nặng của chăn đắp trên người.   Khám tại chỗ thương tổn, khớp sưng đỏ màu rượu vang (rouge - vineux), bóng, phù cứng và đàn hồi.   Thường đau giảm về buổi sáng rồi lại đau lại, ngày càng giảm cường độ những đêm sau; thấy xuất hiện vẩy cám ở da trên khớp thương tổn.   Toàn bộ các triệu chứng này hợp thành cơn đau của bệnh gút, cơn đau có thể kéo dài chỉ một đêm hoặc kéo dài vài tuần ...”
     Bệnh  gút  là  tên  của  y  học  hiện  đại,  thuộc  phạm  trù  bệnh “Phong thấp”, loại hình “Phong thấp nhiệt chứng.”  Về hình thái, bệnh đau ở khớp ngón chân cái nối với bàn chân, nơi có hai kinh can, tỳ đi qua.   Giờ phát cơn đau lại vào giờ sửu (1- 3 giờ sáng), giờ và đường kinh phù hợp (hợi tiêu, tý đảm, sửu can thông).   Trong nhiều năm, tôi theo dõi bệnh này bằng đo nhiệt độ kinh lạc, thấy ở bệnh gút và bệnh thấp khớp nói chung, trên hai kinh đại trường và kinh can đều có số nhiệt chỉ mức bệnh lý.   Kết hợp với vấn chẩn, những người này đều có tiền sử hoặc đang cùng có bệnh viêm đại tràng mạn tính.   Lúc đầu do tôi dùng bài thuốc dân gian, cho sắc lá mơ dại uống, chữa khỏi nhiều người bệnh viêm đại tràng mạn tính.   Sau dần, tôi dùng sang chữa cho người có bệnh thấp khớp và bệnh gút uống, họ đều khỏi cả.    Cách dùng bài thuốc này là : Lá mơ dại thu hái về còn tươi, sau khi loại bỏ lá sâu và các loại lá tạp, ta đem băm cả dây, lá cho ngắn ra, phơi khô, sao vàng, hạ thổ.   Mỗi ấm thuốc, lấy lượng bằng một bốc tay (khoảng 40gr), đổ thêm nước, sắc đặc.    Mỗi ngày sắc một ấm, uống hai lần trong ngày.
     Ngay ngày đầu, sau khi người bệnh uống thuốc, cơn đau đã giảm nhẹ.   Từ 4 đến 6 ngày sau, có thể dứt hẳn đau đớn.   Nhưng tôi khuyên người bệnh phải kiên trì uống lâu dài. 
     Cụ K. uống thuốc được chừng một tháng, do phải ăn kiêng lâu, cụ đã thấy thèm thịt cá.   Cụ hỏi tôi: “Tôi không thấy đau nữa, liệu tôi còn phải ăn kiêng hay thôi?”   Tôi nói với cụ: “Theo tôi nghĩ, cụ cứ nên ăn kiêng thêm một thời gian nữa.  Khi cụ uống thuốc được đủ ba tháng, cụ hãy ăn thử ít một, sau tăng dần lên.”
      Đến nay, sau hơn một năm rưỡi, cụ K. không thấy đau lại. Hằng ngày cụ vẫn chăm chỉ thức khuya, dậy sớm.  Cụ cùng với cụ bà lo cho nồi bún nấu của hai cụ được khách ăn ngon miệng, cũng là ích xã hội, lợi nhà.

     Ngày 15 tháng 11 năm 2005, Tỉnh hội Y học cổ truyền Hà Tây tổ chức hội nghị đại biểu, nghe Giám đốc Trung tâm Y tế Thị xã Hà Đông báo cáo chuyên đề: “Chẩn bệnh bằng máy đo nhiệt độ kinh lạc .”  Trong cuộc hội nghị này, tôi đã giới thiệu bài thuốc “Dùng lá mơ dại để chữa bệnh gút”, trước các vị lương y lão thành trong tỉnh Hà Tây và ông Lê Lương Đống, Quyền vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế.   Hy vọng người bị bệnh gút trong tỉnh Hà Tây sớm được chữa khỏi bằng thứ cây cỏ Việt Nam quanh vườn nhà, không phải tốn nhiều đô la để mua thuốc ngoại nhập về để chữa bệnh này.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ