Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 860

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16753

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049017

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

BÀI 2 BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Thứ ba - 26/02/2019 18:16
BÀI 2 BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tai biến mạch máu não bao gồm: Cao huyết áp, xơ hoá động mạch dẫn đến xung huyết não, tắc máu não hình thành, mạch máu não co giật, nhũn não, đặc phát tính xuất huyết xoang dưới  lưỡi mạng nhện. Đông y gọi chung là “Trúng gió”
Phát bệnh thường bởi sau tuổi trung niên, ba tạng tâm, can, thận mất thăng bằng điều hoà âm dương, đã đến âm hư dương cang, hoá hoả sinh đàm, động phong, ẩn ngang kinh lạc, quá lắm thì ép động khí huyết xông lên vùng não.
Bệnh này thường phát sinh tình cảm kích động căng thẳng, ăn uống mất chừng mực, uống rượu quá nhiều, làm mệt quá mức là nguyên nhân dẫn đến  mà nguyên nhân chủ yếu là  nội nhân đã kể trên.

ĐIỂM CẦN CHẨN TRA
1. Xuất huyết não: Từ trung niên trở lên có tiền sử huyết áp cao, xơ hoá động mạch, khởi bệnh cấp dữ dội, đột nhiên choáng ngã, bất tri nhân sự, thở hít có tiếng trong mũi (ngáy), đồng tử không đối xứng (phía bên có bệnh rất lớn), hoặc co nhỏ, kèm theo có 1 bên bại liệt, dịch não tuỷ rõ dạng máu, áp lực cao.
2. Não hình thành nút máu: Khởi bệnh rất chậm, thường thì sau khi tỉnh ngủ xuất hiện, tiếng nói không rõ, 1 - 2 ngày sau bệnh trạng mới dần dần phát triển tới mỏm tối cao, không có dấu hiệu kích thích màng não, áp lực dịch não tuỷ bình thường trong vắt.
3. Mạch máu não co giật: Thường đột nhiên liệt nửa người, mất tiếng, đầu đau, nôn mửa, co quắp, hôn mê, nhẹ thì sau mấy ngày đủ có thể khôi phục hoàn toàn, huyết áp thường thấy lên cao, không có di chứng, dễ phát cơn trở lại và có thể dẫn đến não hình thành nút máu.
4. Não tắc nút: Thường phát sinh ở người ít tuổi, có tiền sử bệnh tâm tạng, huyết áp không cao, bệnh dấy lên gấp, thường có liệt nửa người, mất tiếng nhưng thần trí số nhiều là rõ ràng, có sốt cao, điểm xuất huyết, huyết bồn có thể kiểm tra đến bệnh khuẩn.
5. Xuất huyết khoảng trống dưới lưới mạng nhện: Thường phát sinh ở tuổi trẻ và trung niên, khởi bệnh cấp, đột nhiên thấy đau đầu dữ dội, nôn mửa, kế đó là chuyển vào hôn mê, có chứng trạng kích thích màng não, thực nghiệm nâng đầu và nâng đùi thấy dương tính dịch não tuỷ có máu, áp lực tăng cao.
6. Kiểm tra dịch não tuỷ:
- Não hình thành nút máu và não nút tắc phần lớn như thường
- Não xuất huyết và xuất huyết xoang dưới lưới mạng nhện thường hiện rõ máu tươi, áp lực đều cao.
I. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU BẰNG THUỐC ĐÔNG Y:
1.1.Biện chứng luận trị trúng phong có ba loại:
- Phân biệt bệnh vị nông sâu: Căn cứ vào có hôn mê hay không, phân làm hai loại trúng kinh lạc và trúng tạng phủ. Trúng kinh lạc, lấy bình can tức phong, hoá đàm thông lạc. Trúng tạng phủ phải cần ra tay cấp cứu.
- Phân biệt chính tà hư thực: Đối với trúng tạng phủ, lại cần phân biệt riêng bế, thoát. Chứng bế thuộc thực, lấy khai khiếu làm chủ; Chứng thoát thuộc hư, lấy cố thoát làm cấp.
- Phân biệt chủ thứ tiêu bản của nhân tố bệnh lý: Chứng tiêu là phong, hoả, đàm thiên thịnh, phải tức phong, thanh hoả, hoá đàm; Bản chứng là tinh khí âm huyết bất túc, trị thì lấy bổ khí.
Đối với hậu di chứng như bán thân bất toại, cũng phải căn cứ biểu hiện của tà chính hư thực, phân biệt chọn dùng phép khử phong, hoá đàm, hành ứ, thông lạc hoặc bổ khí dưỡng huyết, tư ích can thận. Nhưng nói chung phải lấy liệu pháp châm cứu làm chủ.
1.2. Trúng kinh lạc: Mới mắc bệnh, nhất thời có mất thần choáng ngã, hoặc không qua choáng ngã mà thấy miệng mắt méo lệch, mặt tê như gỗ, tứ chi nặng nề tê như gỗ, hoạt động không dễ, quá lắm thì bán thân bất toại hoặc tay chân cong rút co quắp, đầu cảm loạn nặng đau, miệng nhiều đờm dãi, lưỡi cứng lời nói khó khăn, mạch huyền hoạt hoặc tế huyền, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng trơn. Đó là phong đàm vào lạc.
Cách chữa: Bình can tức phong, hoá đàm thông lạc.
* (T.K.B.T.Y.L.S.T.S):
Bài thuốc đưa ra làm ví dụ: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm
Thiên ma 1,5 đ/c                      Câu đằng            4 đ/c
Bạch tật lê 4 đ/c     Địa long           3 đ/c
Cương tàm 3 đ/c     Trúc lịch bán hạ        3 đ/c
Hy thiêm thảo 5 đ/c
Gia giảm:
- Miệng mắt méo lệch, gia Chế phụ tử 1 đ/c, Chích toàn yết 1,5 đ/c.
- Chân tay cong to, co quắp đau đớn, gia Sú ngô đồng 5 đ/c, Chích toàn yết 1,5 đ/c
- Bàn tay và cánh tay nặng nề, bất toại, đưa lên không dễ, gia Chỉ mê phục linh hoàn 3 đ/c, ngày uống 2 lần.
- Đầu nặng huyễn vận, gia Trân châu mẫu, Mẫu lệ, mỗi thứ 1 lạng, Bạch thược 4 đ/c, Hạ khô thảo 5 đ/c.
- Tinh thần ngây trệ, gia Trần đảm tinh 1 đ/c, Chích Viễn chí 1,5 đ/c.
* (T.B.T.Y.H.K.Y)
Can dương thiên cang
Bài thuốc:
Câu đằng 5 đ/c     Thạch quyết minh 1 lạng
Ngưu tất 5 đ/c     Dã cúc hoa  4 đ/c
Đầu ô  4 đ/c     Địa long  3 đ/c
Kê huyết đằng 5 đ/c                Hồng hoa  1,5 đ/c
Tang ký sinh 6 đ/c
Sắc nước uống
Thiên về phong đàm.
Dùng Đạo đàm thang, thêm 1 đ/c Khiên chính tán đổ vào lúc uống. Đồng thời dùng máy điện châm để chữa (lấy huyệt xem phần liệu pháp châm kim)
1.3. Trúng tạng phủ:
*(T.K.B.T.Y.L.S.T.S)
Tự nhiên rất nhanh tối ngã, bất tri nhân sự, thần tối tăm thở nghẹt mũi, lại có bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch, đờm dãi ở trong miệng, trị liệu trước hết phải cấp cứu, chọn lấy châm cứu, hoặc kết hợp đông tây y thi thố.
1.3.1. Bế chứng: Đàm hoả nội bế, tâm thần bị tối tăm, thấy chứng hai tay nắm chặt, chi thể cong co hoặc có co quắp, hàm răng cắn chặt, hơi thở thô đàm vọt lên, mặt đỏ mình nóng, không có mồ hôi, bí đại tiểu tiện, mạch huyền thực hữu lực, rêu lưỡi vàng trơn.
Phép trị: Tức phong, thnah hoả, hoá đàm, khai khiếu.
Bài thuốc ví dụ: Linh dương câu đằng thang gia giảm
Linh dương giác phấn  2 phân (nuốt uống)  Câu đằng              5 đ/c
Trúc lịch bán hạ 3 đ/c    Trần đảm tinh               2 đ/c
Cửu tiết xương hồ 2 đ/c    Uất kim sao nước phèn 3 đ/c
Thiên trúc hoàng 3 đ/c    Hoàng liên    8 phân

Uống riêng Chí bảo đan hoặc Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn, đều là mỗi lần 1 viên.
Gia giảm:
- Phong đàm thiên thịnh, tĩnh mà không phiền, mặt trắng môi tím, rêu lưỡi trắng trơn thì bỏ Hoàng liên, uống riêng ngoài là Tô hợp hương hoàn, mỗi lần 1 viên.
- Đàm thịnh, trong hầu úng đờm, gia Xuyên bối mẫu 3 đ/c, Dùng riêng Hầu táo tán 2-3 phân đổ vào lúc uống thuốc sắc, hoặc dùng Trúc lịch rót vào uống, khi cần phải phối hợp hút đờm.
- Nếu đàm hoả đều nặng, mặt đỏ khí thô, nóng phiền thao, nôn mửa, nấc, đại tiện bế kết, gia Long đảm thảo 1,5 đ/c, Đại hoàng 3 đ/c, Chỉ thực 3 đ/c, Phong hoá tiêu 3 đ/c, hoặc dùng Mông thạch cổn đàm hoàn 5 đ/c gói vải lại sắc.
- Tân thương miệng khô, chất lưỡi hồng, gia Sa sâm, Thiên hoa phấn mỗi thứ 5 đ/c, Xuyên thạch hộc 3 đ/c
- Hình ảnh phong thiên nặng, tay chân cong co, co quắp, lưỡi cứng, hàm răng cắn chặt, gia Sinh thạch quyết minh 1 lạng, Toàn yết 1,5 đ/c, Địa long 3 đ/c.
*(G.M.T.Y.H)
Xử phương:
1. Chí bảo đan (thuốc chế sẵn): mỗi lần dùng 1 viên nghiền nhỏ ngoáy với nước ấm uống, hoặc 1 lạng nước Trúc lịch, cho thêm vào một chút nước gừng sống đổ vào đều đều cho uống (Nếu không thể rót vào có thể dùng ống thông mũi đổ vào)
2. Sinh thạch quyết minh 1 lạng, Câu đằng 8 đ/c, Ngưu tất 1 lạng, Xương bồ 3 đ/c, Thiên trúc hoàng 2 đ/c, Nguyên sâm 1 lạng, Hoè hoa 1 lạng sắc nước uống.
3. Tô hợp lương hoàn (thuốc chế sẵn): Mỗi lần uống 1 viên dùng nước gừng ngoáy ra đổ vào (dùng hợp ở chứng mặt trắng môi tím, đờm dãi úng thịnh, tứ chi không ấm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm hoạt).
*(T.B.T.Y.H.K.Y)
Trúng tạng:
1. Chứng bế: Dương bế nên lương khai pháp, dùng Chí bảo đan 3 phân, hoặc dùng Xạ hương 5 ly, Ngưu hoàng 1 phân, nghiền mịn rót uống. Kế đó dùng Linh dương giác cốt thang để tức phong tiềm dương. Âm bế nên ôn khai pháp, dùng Tô hợp hương hoàn rót uốn. Kế đó dùng Đạo đàm thang, gia Khương tàm 3 đ/c, Toàn yết 2 đ/c, Thạch xương bồ 2 đ/c. Sắc nước uống.
Chứng này thế đến cấp phải đồng thời châm Nhân trung, Phong long, Thái xung, lại tiến hành kết hợp đông tây y cứu nạn.
3.1.2. Chứng thoát (T.K.B.T.Y.K.Y.T.S): Mắt nhắm, miệng há thở bằng mũi, bàn tay xoè ra, đái dầm, nếu hai gò má sắc hồng, hơi thở dồn dập miệng khô, nhiều mồ hôi, chi ấm, lưỡi hồng sáng, mạch tế soát là âm thoát; Nếu thêm một bước xuất hiện sắc mặt trắng bợt, ra mồ hôi trong mà lạnh, chi lạnh, mạch phục là dương thoát.
Phép trị: Phù chính cố thoát
Bài thuốc ví dụ: Sinh mạch tán gia vị
Nhân sâm 3 đ/c     Mạch đông   3 đ/c
Ngũ vị tử  2 đ/c     Luyện long cốt 5 đ/c
Luyện mẫu lệ  1 lạng
Gia giảm:
- Dương thoát, gia Chế phụ tử 3 đ/c
- Trong bế ngoài thoát, phải khai bế cố thoát, đồng thời kiêm cố.
- Hôn mê tạm tỉnh, sau khi chứng trạng bế thoát đã được hoãn giải, nên tiêu bản đồng trị, một mặt bình can tiềm dương, tức phong, giáng hoả, khoát đàm, một mặt phù chính, tư dưỡng âm dịch khí huyết.

*(T.B.T.Y.H.K.Y)
Trúng tạng:
- Chứng thoát: Hồi dương cố thát, âm dương cùng bổ.
Bài thuốc: Chứng thoát nói chung dùng Sâm phụ thang sắc gấp, rót uống đều đều để hồi dương cố thoát. Nếu như âm kiệt dương việt, dùng Địa hoàng ẩm tử (xem phần “Tim cắn đau” và “Xơ hoá cơ tim”). Lại cấp dùng ngải cứu Thần khuyết, Quan nguyên. Dùng cách cứu trực tiếp hoặc cứu cách muối huyệt Thần khuyết đến khi dương khí hồi lại thì dừng. Lại kết hợp đông tây y cứu nạn.
Chứng này cấm dùng phép khai khiếu để tránh đẩy cho dương khí mất hết.
*(G.M.T.Y.H)
Xử phương: Đẳng sâm 1 lạng, Hoàng kỳ 1 lạng, Phụ tử 3 đ/c. Sắc nước uống.
Dùng riêng bột Tam thất 2 đ/c (đổ vào lúc uống). Dùng ống thông mũi rót vào.
Gia giảm:
- Có điều kiện thì dùng Nhân sâm thay Đẳng sâm và Hoàng kỳ.
- Tứ chi nghịch lãnh, mặt đỏ như bôi phấn, mạch phù đại vô căn hoặc tế nhược muốn đứt, là âm khí đại hao, hiện tượng hư dương phù việt, gia Sơn du nhục 1 lạng, Thục địa 1 lạng, Ngũ vị tử 3 đ/c, Nhục quế 3 đ/c.
*(T.B.T.Y.H.K.Y)
Trúng phủ:
Thần trí tỉnh táo (hoặc chưa hoàn toàn tỉnh) chi thể tản hoán (liệt), mất tiếng hoặc tiếng nói khó khăn, miệng mắt méo lệch, hoặc đại tiện khó giải hoặc không cầm, lưỡi lệch hoặc run, hoặc teo, chứng này có dương cang, khí hư, huyết ứ, phong đàm khác nhau, then chốt của biến chứng ở mạch và lưỡi. Nếu lưỡi hồng, mạch huyền hữu lực hoặc huyền sác là can dương cang thịnh; Nếu lưỡi non béo, mé lưỡi hoặc có ban ứ, mạch phù đại hoặc tế tắc là khí hư huyết ứ; Nếu rêu lưỡi dày trơn, mạch huyền hoạt là phong đàm trở trệ.
Phép chữa: Bình can tức phong, bổ khí khử ứ hoặc tức phong khử đàm.
Bài thuốc: can dương cang thịnh, dùng Linh dương giác cốt thang gia giảm để bình can tức phong; Khí hư huyết ứ, dùng Bổ dương hoàn ngũ thang để bổ khí khử ứ; Phong đàm trở trệ dùng Đạo đàm thang gia giảm để tức phong  khử đàm. Phép trị  kể trên có thể bởi biến hoá hoặc lẫn lộn mà gia giảm thích đáng, ví dụ như thấy chứng hậu khí hư đàm trở, phải dùng thuốc bổ khí trừ đàm.
Nói chung lại:
- Lấy chi thể bại liệt làm chứng chủ yếu; mạch huyền sác hữu lực thường dùng Linh dương giác cốt thang gia giảm; Mạch hư thường dùng Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm (Phương này tất cần dùng nặng Hoàng kỳ đễn 1 lạng trở lên)
- Lâý mất tiếng làm chứng chủ yếu, cần dùng thêm phép tuyên khiếu, ở trong thang Linh dương giác cốt thêm vào 2-5 ly Xạ hương, hoặc ở trong Đạo đàm thang thêm vào Tô hợp hương hoàn hoặc Hầu táo tán để tuyên khiếu.
- Nếu kiêm nhị tiện không thông hoặc không cầm cũng có thể dùng thêm châm cứu. Máy chữa bằng điện châm đối với chi thể bại liệt, miệng mắt méo lệch hiệu quả rất tốt, phải kết hợp ứng dụng.
(Khảo) Chứng bế và chứng thoát:
Trong phần vừa kể trên, trong sách "Thường kiến bệnh Trung y lâm sàng thủ sách" xếp vào “Trúng tạng phủ”; sách “Tân biên trung y học khái khiếu” lại xếp riêng “Trúng tạng” có cả chứng bế và chứng thoát, “Trúng phủ” thì lấy thần chí tỉnh táo (hoặc chưa hoàn toàn tỉnh) là đặc điểm phân biệt với trúng tạng; sách “Giản minh trung y học” lại xếp chứng bế, chứng thoát vào đề mục 1 với tên “Não tật huyết”. Sau đó lại chia chứng Bán thân bất toại làm hai loại hình như sau:
*Can dương thượng cang: Đau đầu đầu say, sắc mặt đỏ từng triều, huyết áp cao. Chất lưỡi hồng rêu lưỡi vàng trắng, mạch huyền kình.
Phép chữa: Bình can tiềm dương, tức phong thông lạc
Bài thuốc:
Câu đằng 1 lạng                Sinh Thạch quyết minh  1 lạng
Cúc hoa 3 đ/c     Sinh Long cốt                  1 lạng
Sinh mẫu lệ 1 lạng     Tang ký sinh                  1 lạng
Thân cân thảo 5 đ/c                 Hoàng cầm        2 đ/c
Sắc nước uống.
Gia giảm:
- Tim đập nhanh, gia Trân châu mẫu 1 lạng
- Đờm nhiều, gia Trần bì 3 đ/c, Bán hạ 2 đ/c, Phục linh 3 đ/c.
- Mất ngủ, gia Dạ giao đằng 1 lạng
- Phiền thao, gia Long đảm thảo 4 đ/c.
*Khí hư ứ huyết trở lạc : Sắc mặt vàng úa, thân thể mệt mỏi, huyết áp không cao hoặc cao 1 ít. Lưỡi nhạt ít rêu, mạch hư nhược.
Phép chữa: Ích khí hoạt huyết, trục ứ thông lạc.
Bài thuốc:
Đương quy  5 đ/c    Đan sâm 5 đ/c
Hoàng kỳ  1-2 lạng   Hồng hoa 3 đ/c
Địa long  4 đ/c    Ngưu tất 4 đ/c
Quế chi  3 đ/c
Sắc nước uống.
Lưỡi câm không nói hoặc lưỡi cứng nói ngọng, thường cùng thấy kèm với bán thân bất toại. Nếu thuộc về can dương thượng cang mạch lạc ứ trở, trong phương trên thêm vào Viễn chí, Xương bồ, Đảm nam tinh để thông khiếu hoá đàm. Nếu bởi thận khí hư nhược, khi mất tiếng lâu dài, không khôi phục, phép chữa phải tư âm  bổ thận thông khiếu, có thể dùng phương:
Thục địa  1 lạng    Sơn du nhục   5 đ/c
Nhục thung dung 4 đ/c    Xương bồ  3 đ/c
Phụ tử               3 đ/c    Thạch hộc   4 đ/c
Ngũ vị tử  2 đ/c
Sắc nước uống.
                                                       ..............................

Sách Giản minh Trung y học đã đối chiếu một số tên chứng theo y học hiện đại với tên bệnh theo đông y như sau:
* Não hình thành nút máu: Tương đương ở đông y nói là loại hình ở kinh lạc của bênh trúng phong. Chủ yếu là khí hư huyết đi chậm chạp , đến nỗi huyết ứ ngưng trệ, vướng tắc kinh lạc đưa đến. Bệnh khởi từ từ, số lớn người bênh phát sinh trong giấc ngủ hoặc khi nghỉ ngơi thấy đau đầu, đầu say, miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại, chân tay tê như gỗ, chi thể nặng nề, nhưng không hôn mê, vẫn phát cứng đầu lưỡi, tiếng nói không rõ ràng, rêu lưỡi trắng trơn mạch phù hoạt.
Phép trị: Dưỡng huyết khử phong, trục ứ thông lạc.
Xử phương:
1. Tần cửu 5 đ/c, Đương quy 4 đ/c, Đan sâm 1lạng, Địa long 4 đ/c, Phòng phong 3 đ/c, Xuyên khung 3 đ/c. Sắc nước uống.
Gia giảm:
- Tay chân co động, gia Khương tàm 2 đ/c, Toàn yết 2 đ/c.
- Sợ lạnh không có mồ hôi, gia Quế chi 3 đ/c, Ma hoàng 2 đ/c.
- Sắc mặt hồng tía, sốt rất nhiều, gia Tri mẫu 3 đ/c, Sinh thạch cao 5 đ/c, Bạc hà 1,5 đ/c.
- Nhiều đờm, gia Bán hạ 2 đ/c, Trúc lịch 2 đ/c Khương trấp 2 đ/c.
2. Tiểu hoạt lạc đan (thuốc chế sẵn): mỗi lần uống 1 viên, một ngày 2 lần, uống bằng Hoàng tửu.
3. Bạch phụ tử, Cương tàm, Toàn yết mỗi thứ 2 đ/c, Sắc với nước uống, hoặc làm nhỏ mịn, mỗi lần uống 1 đ/c, dùng Hoàng tửu nóng đưa xuống. (Dùng hợp ở miệng mắt méo lệch)

* Bệnh não cao huyết áp: Do can dương thượng cang gây ra. Biểu hiện lâm sàng thoạt đầu giống như não dật huyết (chảy máu não), nhưng bệnh tình rất nhẹ, huyết áp đột nhiên lên cao, đầu đau, quặn bụng nôn mửa, co quắp hoặc mất tiếng, bán thân bất toại, trải qua mấy ngày sau sẽ khôi phục, dễ dàng phát cơn trở lại. Trên lâm sàng có 2 loại hình can dương cang thịnh và âm hư dương cang, phép chữa cái đó có thể tham khảo trong “Bệnh cao huyết áp”.
* Xuất huyết khoảng trống dưới lưỡi mạng nhện: Bệnh dấy rất cấp, đầu đau dữ dội , kế đó là tiến vào hôn mê, vùng gáy cứng thẳng, biểu hiện lâm sàng có hai loại hình:
*1. Âm hư huyết nhiệt: Do âm hư cang dương cang thịnh dẫn đến, chủ yếu có đầu đau dữ dội, đầu say, cái cổ phát cứng, miệng khô nghĩa là khát nước, quá lắm thì co quắp. Chất lưỡi hồng không rêu, mạch huyền tế sác.
Phép chữa: Tư âm lương huyết, tiềm dương tức phong
Xử phương:
Câu đằng  1 lạng    Sinh địa             1lạng
Nguyên sâm  1 lạng    Bạch thược  5 đ/c
Cúc hoa  4 đ/c    Đan bì              3 đ/c
Sắc nước uống.
Gia giảm:
- Đầu đau dữ dội, gia Hạ khô thảo 5 đ/c, Sinh thạch quyết minh 1 lạng.
- Sốt rất nhiều, gia Long đảm thảo 4 đ/c, Hoàng cầm 2 đ/c
- Nôn mửa, gia Trúc nhự 3 đ/c, Sinh giả thạch 1 lạng.
*2. Đàm nhiệt thượng nhiễu: Do ở đàm nhiệt thịnh, đàm theo can dương nhiễu lên, biểu hiện chủ yếu có đầu đau, cổ cứng, quặn bụng nôn mửa đều đều, thần chí hôn mê. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trơn, mạch huyền hoạt mà sác.
Phép chữa: Tân lương khai khiếu, thanh nhiệt hoá đàm, bình can tức phong, lấy thêm giúp đỡ chỉ huyết.
Xử phương:
- Chí bảo đan: mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 1 -2 lần.
- Tử tuyết đan: mỗi lần 5 phân - 1 đ/c, mỗi ngày 2 lần.
-Câu đằng 1 lạng    Cúc hoa   4 đ/c
Trần bì  3 đ/c    Bán hạ              3 đ/c
Sơn chi  3 đ/c    Hoàng cầm  4 đ/c
Hoè hoa  1 lạng
Sắc nước uống
Gia giảm:
+ Khi sốt cao, gia Kim ngân hoa 1 lạng, Liên kiều 5 đ/c
+Đầu đau phiền thao, gia Hạ khô thảo 5 đ/c, Long đảm thảo 5 đ/c
+Thần mờ tối, gia Viễn chí 3 đ/c, Xương bồ 2 đ/c
+Nôn mửa, gia Trúc nhự 3 đ/c.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu dịch

Nguồn tin: Chi hội Đông Y HC

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ