Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » T

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 2129

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19370

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051634

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THAI ĐỘNG KHÔNG YÊN, RA MÁU NHỎ GIỌT, SẢY THAI, ĐẺ NON

Thứ sáu - 18/10/2019 14:14
Trong thời gian mang thai tự thấy thai động không yên, hoặc có đau buốt thắt lưng mức nhẹ và bụng chướng, hoặc trong âm đạo có chút ít huyết dịch chảy ra, gọi là thai động không yên. Nếu chứng trạng kể trên dần nặng thêm, chảy máu tăng nhiều, thắt lưng buốt và bụng đau thêm dữ dội, thai nhi xệ xuống ra ngoài thân mẹ gọi là sảy thai hoặc đẻ non (trong 3 tháng thai nhi chưa thành hình gọi là sảy thai, ngoài 3 tháng thai nhi đã qua thành hình thì gọi là đẻ non, hoặc gọi là bán sản, tiểu sản). Nếu sau khi sảy thai hoặc đẻ non, lần thụ thai sau lại như thời gian của lần trước mà sảy thai lại gọi là hoạt thai. Thai động không yên thường là dấu hiệu báo trước của sảy thai hoặc đẻ non, phải kịp thời cho chữa. Ngoài đó ra, trong thời gian mang thai, bất chợt âm đạo ra máu, hoặc ra máu dầm dề nhỏ giọt không dứt, hoặc ra nước vàng nhạt, thắt lưng và bụng không xệ xuống chướng đau thì gọi là lậu thai, nếu lâu ngày không dứt cũng có thể dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non. Phép biện chứng luận trị cái đó giống với thai động không yên. Bởi thế phải tiến vào giảng thuật bài này:
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH
Nguyên nhân bệnh này có thể khái quát làm 6 loại là: Khí hư, huyết hư, thận hư, huyết nhiệt, khí uất và ngoại thương.
- Khí hư: bà chửa thể chất vốn yếu, hoặc sau khi mang thai mắc phải bệnh tật nào đó, khí hư không thể nhiếp huyết tải thai.
- Huyết hư: Âm huyết vốn hư, sau khi mang thai không thể dưỡng thai.
- Thận hư: Bẩm phú vốn yếu, thận khí bất túc hoặc hoạt động tình dục không hạn chế, hao thương thận khí, thận hư không thể nối tiếp với thai.
- Huyết nhiệt: Ngoại cảm tà nhiệt, hoặc uống quá thuốc cay nóng, táo huyết, nhiệt phục ở hai mạch Xung nhâm đến nỗi thai khí không yên hoặc ép huyết đi bừa bãi.
- Uất khí: Tinh thần uất kết, khí trệ không thông, thai khí bị vướng, úng kiệt không yên.
- Ngoại thương: Trượt ngã xoạc quá mạnh tổn thương thai khí.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1. Phụ  nữ mang thai (trong vòng 7 tháng) thấy xuất hiện âm đạo chảy máu, thai động xệ xuống hoặc vùng bụng trướng đau nhè nhẹ, thắt lưng buốt là chứng trạng.
2. Kiểm tra phụ khoa xem dạ con to hay nhỏ, có phù hợp với phần tháng tuổi thai hay không? cổ dạ con chưa mở lớn hoặc thử nước tiểu mang thai dương tính (mang thai trong vòng 3 tháng)
3. Nếu ra máu lượng tăng nhiều bụng đau thắt dữ dội, cổ dạ con đã mở lớn hoặc màng thai phá rách nước ối chảy ra thì đã phát triển thành sảy thai không thể tránh được.
4. Nếu ra máu giữ liền không dứt  hoặc ra máu tuy đã dừng dứt mà dạ con nhỏ hơn phần tháng tuổi thai hoặc không thấy thai chuyển động, thử nước tiểu mang thai chuyển sang âm tính, phải nghĩ đến thai chết lưu.
5. Chú ý phân biệt khác nhau với chửa trứng và chửa ngoài dạ con:
Chửa trứng: Sau khi dừng kinh nguyệt lại có ra máu âm đạo không quy tắc, phản ứng mang thai thường rất nặng, dạ con to hơn phần tháng tuổi thai, thử nước tiểu mang thai dương tính.
Chửa ngoài dạ con: Sau khi dừng kinh nguyệt, ngoài việc ra máu âm đạo không quy tắc có thể có đau bụng dữ dội, thậm chí phát sinh choáng ngất là chứng trạng và thể chứng của xuất huyết trong ổ bụng. Kiểm tra âm đạo: Cổ dạ con khi nâng lên thấy đau, mức to nhỏ của dạ con như thường hoặc hơi to, một bên cạnh dạ con có thể sờ tới ống dẫn trứng sưng to hoặc có bọc khối, có cảm giác sờ đau rõ rệt (các hiện tượng trên thường thấy sau khi chậm kinh từ 7-10 ngày)
Bảng phân biệt mang thai ra máu nhỏ giọt,  thai động không yên, sảy thai và đẻ non.

Tên gọi/Chứng Âm đạo ra máu Lưng buốt bụng chướng Thai trụt xuống
Mang thai ra máu nhỏ giọt Ra máu lượng ít, dầm dề không dứt, lúc ra lúc dừng hoặc ra như nước đậu vàng dạng dịch thể. Không Không
Thai động không yên Không ra máu hoặc có ra máu lượng ít Mức nhẹ Rõ rệt
Sảy thai, đẻ non Ra máu từ ít đến nhiều Rất rõ rệt Rất rõ rệt, lại theo lưng buốt bụng trướng tăng lên mà nặng thêm, cuối cùng dẫn đến thai nhi bài ra ngoài thân bà mẹ
II.PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
Thai động không yên, trên lâm sàng ngoài việc phải nắm vững các loại nguyên nhân dẫn đến chứng hình, lại cần chú ý phân biệt mang thai ra máu nhỏ giọt, sảy thai, đẻ non; Mang thai ra máu nhỏ giọt với kích kinh, mang thai nước tiểu có máu. Xem ở bảng trên và bảng dưới đây:
Bảng phân biệt mang thai ra máu nhỏ giọt với kích kinh, mang thai nước tiểu có máu.
Tên gọi Biểu hiện lâm sàng Thời gian ra máu và thời gian dừng dứt.
Mang thai ra máu nhỏ giọt Ra máu không quy tắc, sắc nhạt hoặc như nước đậu vàng Thường ở bắt đầu mang thai 2-3 tháng, không thể tự dùng.
Kích kinh Sau khi mang thai vẫn theo đúng tháng hành kinh, lượng ít, tinh thần và ăn uống như thường. Sau khi mang thai kinh nguyệt vẫn hành, đến tháng thai thứ 4-5 thì tự dừng.
Mang thai nước tiểu có máu Máu theo nước tiểu ra, khi đi tiểu mới có thể phát hiện, không có tình hình dầm dề tự ra. Không định thời gian.

Phép chữa thai động không yên, phải lấy chữa bệnh làm chủ, an thai làm phụ, chữa bệnh thì chữa gốc, cái đó (bản), bệnh mất thì thai tự yên, nhưng lại cần chú ý tư dưỡng can thận, làm cho thai nguyên ổn chắc mới có thể thu được hiệu quả trị bệnh giữ thai. Nếu ra máu quá nhiều bụng dưới xệ căng đặc biệt nhiều, vùng thắt lưng trướng căng nặng thêm hoặc thai nhi đã chết ở trong bụng không thể yên trở lại, lại phải nhanh chóng đưa đi ngoại khoa xử lý để tránh phát sinh ngoài ý muốn. Khi thai đã sảy rơi ra thì xử lý đùng theo sau đẻ. Phép chữa cụ thể của thai động không yên và mang thai ra máu nhỏ giọt cũng phân hàn, nhiệt, hư, thực để luận trị.
2.1. Khí hư chứng: Thời gian mới mang thai, âm đạo bất chợt ra máu nhạt như nước vàng hoặc thai động xệ xuống, lưng buốt bụng chướng, sắc mặt trắng bợt, tinh thần uể oải, tiếng nói không có sức, đầu nặng mà mơ hồ, sợ lạnh, miệng nhạt không nghĩ đến ăn uống, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoạt không có sức. Chữa thì nên bổ khí cố thai, dùng phương Thai nguyên ẩm (Cảnh nhạc toàn thư)
Nhân sâm  1 đ/c    Đương quy  2 đ/c
Đỗ trọng  2 đ/c    Thược dược  2 đ/c
Thục địa  3 đ/c    Bạch truật  1,5 đ/c
Chích cam thảo 1 đ/c    Trần bì   7 phân
      ( Không trệ thì không dùng)
2.2. Huyết hư chứng: Mang thai thấy thắt lưng buốt, bụng chướng, bụng dưới nặng xệ xuống, tự thấy thai động không yên hoặc âm đạo có ra máu, sắc mặt vàng úa, đầu tối tim thổn thức, lưỡi hồng nhạt, mạch tế nhược. Chữa thì nên ích huyết an thai, dùng phương Khung quy giao ngải thang(Kim quỹ yếu lược) gia giảm:
Đương quy  2 đ/c    A giao              3 đ/c
Ngải diệp  2 đ/c    Bạch thược   2 đ/c
Thục địa hoàng 3 đ/c    Nhân sâm  1 đ/c
Cam thảo  1 đ/c
2.3. Khí huyết lưỡng hư: Thời gian đầu của mang thai thì thấy âm đạo ra máu, bụng dưới đau xệ xuống; hoặc giữa thời gian mang thai mà thai động không yên, âm đạo chảy máu, sắc mặt úa vàng hoặc trắng bợt, mệt mỏi không có sức, ngắn hơi lười nói, đầu tối tim thổn thức, lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
Phép chữa: Ích khí dưỡng huyết  nhiếp huyết an thai
Phương thuốc ví dụ: Cử nguyên tiễn hợp với giao ngải thang  gia giảm
Đẳng sâm  3 đ/c    Hoàng kỳ  5 đ/c
Bạch truật   3 đ/c    Chích cam Thảo 1 đ/c
Thăng ma  1 đ/c    A giao               3 đ/c
Ngải diệp  5 phân               Quy thân  3 đ/c
Bạch thược  3 đ/c    Địa hoàng  3 đ/c
Trư ma căn   1 lạng
Gia giảm:
Nếu thấy ăn vào kém, phân lỏng là chứng tỳ hư thì bỏ A giao, Địa hoàng,Quy thân; Gia Sa nhân 5 phân bỏ vàp sau (hậu hạ), Mộc hương 1 đ/c, Bào khương 5 phân.
2.4. Thận hư chứng: Trong thời gian mang thai thấy bụng chướng thắt lưng đau hoặc có âm đạo ra máu hai đùi buốt mềm, đầu xoay tai ù, tiểu tiện nhiều lần đều đều, nước tiểu trong mà nhiều hoặc có hoạt thai, lưỡi nhạt xích mạch hoãn nhược. Chữa thì nên cố thận an thai, dùng phương Thọ thai hoàn (Nang trung tham tây lục):
Thỏ ty tử (sao hấp cách thủy) 4 lạng  Tang ký sinh             2 lạng
Xuyên tục đoạn            2 lạng  Chân A giao  2 lạng
Số thuốc trên đem 3 vị trước làm nhỏ, A giao hòa nước trộn làm viên, viên nặng 1 phân (khi khô phải đủ 1 phân). Mỗi lần  uống 12 viên, uống đưa bằng nước đun sôi, một ngày 2 lần uống.
Hoặc dùng phương: Thọ thai hoàn gia vị:
Đỗ trọng  3 đ/c    Tục đoạn  3 đ/c
Sơn dược  3 đ/c    A giao              3 đ/c
Thỏ ty tử  3 đ/c    Tang ký sinh               3 đ/c
2.5. Huyết nhiệt chứng: Có mang thai ra máu nhỏ giọt, sắc máu hồng tươi, mặt đỏ môi hồng,lòng bàn tay phát nóng, miệng khô họng táo, nước tiểu vàng mà ít, lưỡi hồng rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác. Chữa thì nên thanh nhiệt dưỡng huyết, dùng phương Bảo âm tiễn (Cảnh nhạc toàn thư):
Sinh địa, Thục địa, Thược dược mỗi thứ đều 2 đ/c, Sơn dược,Tục đoạn, Hoàng cầm, Hoàng bá mỗi thứ 1,5 đ/c, Cam thảo 1 đ/c
Hoặc dùng phương: Bảo âm tiễn gia giảm
Sinh địa, Thục địa, Bạch thược, Hoàng cầm, Tục đoạn,Địa du, A giao, Hạn liên thảo mỗi thứ đều 3 đ/c, Sinh cam thảo 1đ/c
2.6. Khí uất chứng: Mang thai mà thai động bụng đau hoặc âm đạo chảy máu ngực tức sườn đau, ợ hơi ăn ít hoặc nôn đắng mửa chua, rêu lưỡi dầy mạch huyền hoạt. Chữa thì nên bình can thư uất, điều khí an thai, dùng phương Tiêu dao tán gia giảm (Xem ở bài 1 - Kinh nguyệt không đều, điểm 1- Hành kinh đến trước thời gian, điểm 3 -Can uất chứng). Lấy nguyên phương bỏ đi Bạc hà, Sinh khương, thêm vào Sơn chi nhân, Kỳ ngải.
2.7. Ngoại thương chứng: Sau khi trượt ngã xoạc mạnh, thai động không yên hoặc âm đạo ra máu, tinh thần mệt mỏi, mạch hoạt vô lực. Chữa thì nên điều khí dưỡng huyết an thai, chưa ra máu thì dùng phương Thánh du thang gia vị (Xem ở bài 6 Bế kinh, điểm 1- Huyết khuy chứng, điểm 1/- Tỳ hư chứng). Lấy nguyên phương thêm: Đỗ trọng 2 đ/c, Tang ký sinh 4 đ/c, Tục đoạn3 đ/c, Sa nhân 2 đ/c.
Đã ra máu thì dùng phương Tiểu phẩm trử căn thang (Ngoại đài bí yếu) gia vị:
Đương quy (sao đất)            2 đ/c  Sinh bạch thược 2 đ/c
Trử ma căn (dễ cây gai sợi) 3 đ/c  A giao               3 đ/c
      (nấu lỏng rót vào lúc uống)
Gia: Tục đoạn 3 đ/c, Đỗ trọng 3 đ/c,
III. PHƯƠNG LẺ THUỐC CÂY CỎ
- Trử ma căn (rễ cây gai) 1-3 lạng, sắc nước uống
- Nam qua đế (núm quả bí ngô) 1 cái (sấy khô đến sác đen), gạo nếp nửa bát (sao vàng),  nghiền chung nhỏ mịn, dùng dầu, muối thêm nước trộn thành dạng hồ, uống trong 1 ngày. Hoặc dùng 3 cái núm quả bí ngô chẻ nhỏ sắc nước uống thay chè cứ đến giữa tháng uống 1 lần, uống liền 5 tháng.
Thời gian giữ thai, phải chú ý nằm giường nghỉ ngơi, cấm sinh hoạt tình dục và không nhất định  phải kiểm tra  phụ khoa, nếu đã phát triển thành sảy thai không thể tránh khỏi thì không nhất định phải chữa để giữ thai mà phải lập tức nhất định cần chuyển để sản khoa xử trí.
IV.THAM KHẢO VĂN HIẾN
Sách (Cảnh nhạc toàn thư) có bài “Thái sơn bàn thạch ẩm” dùng để chữa chứng thai động không yên và dự phòng tập quán sảy thai.
Nhiều lương y đã cho dùng bài này và thu được hiệu quả tốt  nay tôi giới thiệu để cùng thao khảo.
Phương  thuốc: Thái sơn bàn thạch ẩm:
Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 3 đ/c  Chích hoàng kỳ 3 đ/c
Đương quy  3 đ/c   Xuyên tục đoạn 3 đ/c
Hoàng cầm  3 đ.c   Thục địa   5 đ.c
Xuyên khung             1 đ/c   Bạch thược (sao rượu) 3 đ/c
Bạch truật (sao) 3 đ/c   Chích cam thảo 5 phân
Sa nhân  5 phân   Gạo nếp  1 nắm
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 tễ, sắc với nước chia làm 2 lần uống
- Công dụng: An thai
- Chứng thích ứng: Thai động không yên, dự phòng tập quán sảy thai
- Gia giảm: Khi thai ra nhỏ giọt nước hồng, phải bỏ Xuyên khung; gia A giao, Ngải diệp, Đỗ trọng (tức là  hợp dùng với Giao ngải thang gia giảm)
Giải nghĩa của phương:
Phương này từ Bát trân thang hóa cắt mà ra. Gia Hoàng kỳ để bổ khí, Sa nhân lý khí an thai, gạo nếp để ôn dưỡng tỳ vị, Xuyên tục đoạn bổ ích can thận mà chắc thai nguyên đều có công dụng song bổ khí huyết để dưỡng thai. Hoàng cầm thanh nhiệt để tả hỏa, hợp dùng với Truật, Thược là yếu dược an thai. Phương này lấy tên là “Thái sơn bàn thạch ẩm” là cổ nhân hình dung tác dụng của phương này có thể điều bổ khí huyết để chắc thai nguyên.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ