Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » T

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 1117

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18358

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050622

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa chứng viêm cầu thận, phù nề

Chủ nhật - 28/07/2019 14:27
Cách đây cũng đã khá lâu, tiến sỹ y khoa Ng. T. Ph. ở Viện Tai Mũi Họng trung ương đến gặp tôi.  Ông hỏi tôi xin bài thuốc chữa chứng  viêm cầu thận cấp có phù nề, để về chữa cho cấp trên của ông, bà Viện phó Th..
     Tôi nhớ ngay đến một bài thuốc quý.   Bài thuốc nàỳ vốn do một người phụ nữ làng Đan Phượng, huyện Đan Phượng, đã kể cho tôi nghe.  Tôi cho rằng, đây sẽ là dịp đem ứng dụng, làm cho nó trở thành kinh nghiệm của chính mình.  Trước khi trao cho ông Ph., tôi thuật lại câu chuyện tình cờ đó. Cũng là để tăng thêm niềm tin cho ông tiến sỹ Tây y này.

     Vào những năm sắp hết thập kỷ 9, thế kỷ 20, có người đến hỏi tôi rằng : “Bạn tôi nhờ tôi hỏi ông giùm xem, ông có nhận bệnh nhân viêm cầu thận, để tôi về đưa bạn tôi đến chữa.”
    Tôi chưa kịp trả lời người hỏi câu đó, bỗng một bệnh nhân đang chờ tôi chữa chứng đau lưng, bà đã nhanh nhảu hỏi lại ông khách: “ Họ có phù to phải không ?.”   Rồi bà ta kể tiếp : “Năm ngoái, con gái tôi bị phù, có sốt, mới mấy hôm mà tay áo căng nứt ra.  Chân phù, mặt phù, nước tiểu vàng sẫm.  Tôi bế ra bệnh viện huyện Đan Phượng để khám chữa.  Khi mẹ con tôi vừa đến cửa phòng khám, bác sỹ trực nhìn thấy liền chạy đến và kêu to lên rằng : “Sao nhà chị để con bé đến nỗi này !.  Thôi, chờ đấy, để tôi gọi xe cấp cứu, đưa cháu ra bệnh viện Xanh Pôn gấp.”   Nói rồi, người bác sỹ đi vào phòng trong.
      Chợt một chị chờ khám trong phòng, chạy nhanh đến gần tôi, ghé sát vào tai tôi giục giã : “Hãy bế con về ngay, quét lấy một rổ lá nhãn rụng, sao vàng hạ thổ, sắc nước cho uống mấy ấm là khỏi.  Không phải đi Hà Nội đâu.”   Nghe xong, tôi mừng quá, đứng dậy bế con chạy vội ra về.   Sợ người bác sỹ trở ra nhìn thấy, giữ mẹ con tôi lại cho đi nằm viện xa nhà.  Về đến nhà, tôi làm theo lời người đó nói, cho cháu uống ba ấm là cháu khỏi.  Cháu khỏi rồi mọi người mới hỏi tôi rằng : “Ai mách cho cách chữa đó ? Làm sao mà chị có thể tin ngay thế nhỉ, cũng may mà cháu nó khỏi.”
      “Lúc này tôi mới chợt nhớ lại, hoá ra mình quá sợ phải đem con đi bệnh viện Hà Nội, mà không kịp hỏi quê quán người đó.  Nay cháu qua cơn hiểm nghèo, lại không biết người ta ở đâu để đến cảm ơn họ.   Bài thuốc tôi chữa cho con là như thế đấy, ông cứ về bảo họ làm theo lời tôi là khỏi.”
    Tôi kể xong câu chuyện trên, nhưng bàn thêm với ông Ph. : “Các nhà khoa học thường không tin điều gì quá dễ dãi.  Vì thế, tôi muốn ông về thưa với cụ ông nhà ta, nhờ cụ quét cho một bao lá nhãn rụng, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ ra.  Sau đó, ông sao vàng hạ thổ, chia làm mấy ấm, cho vào túí ni lon.  Mỗi túi khoảng 40 ~ 50 gr, dán kín lại.  Bên trong có nhãn mác, chữ số La Mã và mẫu tự La Tinh viết tắt.  Khi ông giao thuốc cho người bệnh, ông dặn họ kiêng kỹ những điều mà người mang bệnh thận phải kiêng.   Ngoài ra, ông còn phải dặn kiêng theo kiểu uống thuốc Nam là : Trong thời gian uống thuốc, họ không được ăn các thứ như rau muống, đậu xanh, rau cải bẹ, các thứ có vị chua…. Cách sắc thuốc thì như sắc thuốc Bắc nói chung.  Mỗi ngày uống một ấm.
    Bẵng đi một thời gian khá dài, tới một hôm, ông Ph. mang mấy bảng số đo nhiệt độ kinh lạc đến nhờ tôi hội chẩn.  Khi vừa gặp nhau, ông vội báo tin : “Hôm qua bà Th. gặp em, bà đã xin lỗi em, vì để quá lâu chưa thanh toán tiền thuốc bà nhờ em mua giúp.   Tiếp theo, bà kể rằng : “Th. uống xong 5 ấm thuốc, các chứng đều thấy giảm.  Để có nhận xét chắc chắn, tới nay vừa được một tháng, kể từ khi ngừng uống thuốc, Th. vừa đi xét nghiệm.  Nước tiểu đã hết huyết sắc tố và hình trụ.  Th. hỏi Ph. số tiền thuốc Ph. mua hộ để Th. gửi lại.”  Đợi bà Th. nói xong, em nói lại với bà ấy rằng : “Khi thấy chị bị bệnh, Ph. đi hói thầy Sửu cách chữa.  Thầy Sửu gửi thuốc cho Ph. đem về tặng chị.  Thầy còn dặn Ph. theo dõi kết quả chữa rồi báo lại cho thầy.   Bà Th. nghe em nói thế, bà đã nhờ em thay mặt bà cảm ơn thầy.”
    Bài thuốc này còn được tôi khảo nghiệm thành công ở mấy ca bệnh như sau :   - Ngày 7-11-2001, bệnh nhân Tr. C. Đ., 45 tuổi, quê ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình, tạm trú tại Thanh Xuân, Hà Nội. Anh đã được bệnh viện khám, họ chẩn đoán anh bị suy thận độ 3.  Anh nhờ người thân đưa đến gặp tôi, xin được tôi chữa bệnh.   Bệnh nhân này bị viêm cầu thận mạn tính, có đau lưng, đau vùng đỉnh đầu.   Khám bằng đo kinh lạc, có mô hình thận hư suy.  Tôi chữa cho bệnh nhân theo phương : Châm các huyệt Bách hội, Thông thiên, Dũng tuyền, làm thủ pháp bổ tổng hợp, lão dương số. Ba huyệt kể trên, là nhóm huyệt trị chứng đau đầu do thận hư, đau nơi đỉnh đầu và có kèm theo đau lưng. Cứu huyệt Thận du bằng mồi ngải cỡ vừa để bồi bổ tạng thận.   Hết liệu trình 10 lần châm và cứu ngải, đầu và lưng của bệnh nhân không còn thấy đau.  Tôi yêu cầu bệnh nhân về uống bài thuốc lá nhãn rụng.   Phải uống đủ 1 tháng liền.  Sau đó, ngưòi bệnh theo đúng yêu cầu của tôi, anh đã đi xét nghiệm và báo lại, kết quả âm tính.
    -Ngày 1-5-2002, bệnh nhân Tr. T. M, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, bị bệnh tiểu tiện ra máu.  Bệnh nhân đã khám và điều trị bằng Tây y, nhưng không thấy đỡ.  Khi bệnh nhân nhờ tôi chữa, tôi chỉ định ngay phép chữa bằng bài thuốc dùng lá nhãn rụng. Thời gian uống thuốc cũng cần đủ 1 tháng.  Không châm cứu.  Sau dó xét nghiệm lại, kết quả âm tính.
    -Ngày 8-8-2002, bệnh nhân Tr. Th. T., 67 tuổi, nhà số X , phường Hoàng Văn Thụ, bà đến khám trong tình trạng phù toàn thân.  Từ đầu gối bệnh nhân trở xuống, phù càng rõ rệt.  Phiếu xét nghiệm của bà đề ngày 7-8-2002 ghi : Al bu min +,  Ph 8,  Tỷ trọng 1,005.   Sau khi bà uống lá nhãn rụng được hơn một tháng, ngày 16-9-2002, bà đến, kèm theo phiếu xét nghiệm cùng ngày.  Phiếu ,  ghi : Al bu min +,  Ph 7,  Tỷ trọng 1,005.  
     Bệnh nhân kể thêm : “Tôi uống thuốc được mấy ngày đã thấy chứng phù giảm dần, người nhẹ nhõm, khoan khoái.  Tôi ăn, ngủ tốt hơn, nước tiểu trong hơn.  Điều đặc biệt khác trước là, đầu gối và khoeo chân không còn phù nữa.  Tôi đứng lên, ngồi xuống không bị té đổ ra nữa.  Da dẻ cũng sáng tươi  hơn.”  
     Bà còn cho biết, bệnh này làm khổ bà từ năm 1969.  Đã nhiều lần bà phải nằm bệnh viện.   Theo nhiều người mách bảo, bà cũng đã uống thuốc của nhiều nơi, nhưng bệnh không thấy chuyển.   Con gái bà cũng nói thêm vào : “ Bệnh viện nói, mẹ cháu suy thận độ 3 rồi, chuẩn bị để chạy thận nhân tạo.  Nay mẹ cháu đã đỡ, chúng cháu mừng lắm.”

    Theo Giáo sư  Lê Thế Trung thông báo, hiện nay số người mắc chứng suy thận ngày càng nhiều hơn.  Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng do viêm cầu thận mạn tính dẫn đến suy thận chiếm đa số.  Hy vọng, bài thuốc Nam dùng lá nhãn rụng, chữa sớm chứng viêm cầu thận, sẽ góp phần giảm thiểu bệnh suy thận hiểm nghèo này.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ