Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » S

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 2193

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19434

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051698

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

SA DẠ CON.

Thứ bảy - 07/12/2019 20:38
Vị trí dạ con thấp hơn bình thường, hoặc lòi ra ngoài miệng âm đạo, gọi là sa dạ con, đông y học gọi là “âm dưỡng”, “âm đồi”, “âm khuẩn”, hoặc “âm trĩ” phát ở sau đẻ lại gọi là “sản trường bất thụ”.
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH:
Có hai loại khí hư và thấp nhiệt
- Khí hư: Thể chất vốn yếu làm việc bằng sức bê vật nặng, hoặc hoạt động tình dục quá mức, hoặc lúc đẻ dùng sức rặn quá nhiều hoặc sau đẻ làm mệt sức quá sớm dẫn đến khí hư hãm  xuống, không thể thu nhiếp.
- Thấp nhiệt: Tỳ hư thấp hãm, uất lâu ngày sinh nhiệt.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHUẨN ĐOÁN
1. Tự thấy chỗ Hội âm có cảm giác căng xệ xuống, âm đạo có vật khối lòi ra, chừng to như quả trứng gà hoặc to như nắm tay, đứng thẳng hoặc khi hít hơi có thể đã tăng to, lúc nằm ngang có thể co nhỏ hoặc hồi phục. Niêm mạc của vật khối bởi thường luôn ma sát mà dần dần phát khô, biến cứng, tăng dầy hoặc phá vỡ mà thấm ra dịch thể như mủ và máu. Thường kèm có buốt thắt lưng, vùng bụng xệ xuống, khi đi hoặc chạy thêm dữ dội, đi tiểu khó khăn.
2. Mức độ sa xuống, trên lâm sàng chia làm 3 độ:
- Độ thứ nhất là dạ con xuống dưới, cổ dạ con xuống dưới nhưng vẫn ở trong âm đạo.
- Độ thứ hai là cổ dạ con và bộ phận thân dạ con lộ ra ngoài miệng âm đạo.
- Độ thứ ba là cổ dạ con và tất cả thân dạ con lòi ra ngoài miệng âm đạo.
3. Cần phân biệt với vách trước và vách sau của âm đạo giãn ra, nhưng có khi có thể hợplại mà phát sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ
Bệnh này trên lâm sàng thường thấy đặc điểm bệnh lý khí hư hạ hãm, chữa thì phải lấy bổ khí thăng đề làm chủ, đồng thời lại phối hợp châm cứu và phép trị ngoài, hiệu quả càng nhanh. trong quá trình chữa phải nghỉ ngơi thích đáng, nghiêm cấm sinh hoạt tình dục và bê vật nặng, để nâng cao hiệu ủa chữa, lại đề phòng phát trở lại.
2.1. Khí hư chứng: Trong âm đạo có vật sa xuống đến miệng âm đạo, hoặc ở ngoài miệng âm đạo, nhiều lắm thì ra ngoài mấy thốn, to như trứng ngỗng, bụng dưới nặng xệ vùng thắt lưng buốt trướng, tim thổn thức ngắn hơi tinh thần mệt mỏi tiểu tiện nhiều lần đều đều mà nước tiểu trong, khí hư lượng nhiều mà lỏng, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch phù hư.Chữa thì nên bổ khí thăng hãm, dùng phương Bổ trung ích khí thang (Xem ở chương I bài 5- Xuất huyết dạ con do công năng.)
Hoặc dùng phương: Bổ trung ích khí thang gia giảm.
Đẳng sâm  3 đ/c    Hoàng kỳ  3 đ/c
Bạch truật  3 đ/c    Sao chỉ xác  3 đ/c
Đương quy  3 đ/c    Sài hồ               1,5 đ/c
Thăng ma  1,5 đ.c               Chích thảo  1 đ/c
Gia giảm: Bộ phận sa xuống sưng đau, nhiều khí hư, nước tiểu đỏ rít, nóng đau, gia Sao Hoàng bá 3 đ/c, Long đởm thảo 1,5 đ/c.
2.2. Thấp nhiệt chứng: Âm đạo có vật trụt ra, vùng cửa mình sưng đau, nước vàng ra dầm dề, nước tiểu nóng đỏ đau đớn, miệng đắng tâm phiền, lưỡi hồng rêu lưỡi vàng trơn, mạch hoạt sác. Chữa thì nên thanh nhiệt lợi thấp, dùng phương Long đảm tả can thang (Xem ở bài 4-Ngứa ở bộ máy sinh dục)
III. THUỐC CHẾ SẴN
-Bổ trung ích khí hoàn mỗi lần uống 1,5 đ/c, mỗi ngày hai lần uống (xem ở chương 1-Bài 5- Ghi chú phương thuốc trong bài)
Nghiệm phương và phép trị ngoài.
3.1. Nghiệm phương
- Kim anh tử 1 lạng, sắc 3 lần, trộn hợp lại, phân 3 lần uống, sớm, tối và sau ngọ, mỗi buổi uống 1 lần lúc bụng đói.
- Sinh thăng ma 3 đ/c, Sinh bạch truật 3 đ/c, ích mẫu thảo 5 đ/c, sắc 3 lần, trộn hợp lại, phân làm 3 lần uống, trước mỗi bữa ăn uống 1 lần.
- Rễ cây Kim anh tử 1/2 cân, thêm nước sắc đậm uống.
- Rễ cây bông hoa 4 lạng, sắc nước uống nóng.
3.2. Phép xông rửa
- Ô mai 3 đ/c, Ngũ bội tử 5 đ/c, sao Chỉ xác 5 đ/c sắc nước. Nhân lúc còn nóng trước xông sau rửa, ngày 3 lần. Nếu có nát như cháo, có thể thêm Kim ngân hoa, Hoàng bá, Sinh cam thảo, mỗi thứ đều 3 đ/c
- Ô mai, Bột Bạch cập, lượng ngang nhau, nghiền mịn, mỗi lần dùng 3 - 5 đ/c, dùng vải buộc lại thành hình cầu làm thuốc nhét vào trong âm đạo, 3 ngày 1 lần. Nếu âm đạo và Hội âm bị xé rách, ngoài việc đúng theo phép trên để trị ngoài, nhất định cần ngoại khoa tu sửa. Nếu cục bộ phá vỡ đã phát sinh nhiễm trùng, vật phân bí tăng nhiều cần chữa cục bộ
- Ô mai 3 đ/c, Ngũ bội tử 3 đ/c, nước 3 cân đun sôi, đỏ vào trong bình gốm, thêm Dấm 2 lạng xông hấp cục bộ. Dùng hợp ở vùng dạ con thoát ra chất cứng không dễ co về, thường dùng ở trước khi châm cứu
- Ô mai 2 lạng, sắc nước nhân lúc còn nóng xông rửa, mỗi ngày 2 - 3 lần
- Chỉ xác 2 lạng, mỗi ngày dùng 1 lạng sắc nước, thêm đường trắng uống, riêng 1 lạng sắc nước xông rửa
3.3. Phương đắp bôi:
Ốc ruộng 20 con, đường trắng 1 lạng, đem ốc ruộng rửa sạch, bóc bỏ nắp miệng, thả vào trong đường trắng, đợi sau khi hóa thành nước, thêm chút ít Băng phiến, dùng dịch này đắp bôi trở đi trở lại bộ phận lòi ra, mỗi ngày 2 - 3 lần.
IV. CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
Thể châm: Quan nguyên, Duy bào, Tam âm giao
Gia giảm: Người yếu, khí hư thì thêm Túc tam lý, cứu Bách hội. Huyệt Duy bào cần châm chéo xuống dưới 3 - 4 thốn, làm đi làm lại, làm cho vùng cửa mình có cảm giác co lên, lại vê xoay 3-5 phút thì rút kim, các huyệt khác cũng cần châm sâu.
Nhĩ châm: Tử cung, Thận, Nội phân bí, Bì chất hạ.


Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ