Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » N

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 1282

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18523

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4050787

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

BÀI 6 BỆNH VIÊM MÀNG NÃO TỦY LÂY LAN.

Thứ ba - 26/02/2019 18:24
BÀI 6  BỆNH VIÊM MÀNG NÃO TỦY LÂY LAN.

Viêm màng não tủy có tính lấy lan là do song cầu khuẩn viêm màng não dẫn đến truyền nhiễm cấp tính. Nói chung thường lưu hành ở mùa đông xuân. Phát bệnh nhanh chóng, biến hóa vùn vụt, thuộc về phạm trù “Ôn dịch thời độc” Biến hóa bệnh lý đó lấy phong hỏa cùng quạt, đốt cháy cả hai thứ khí huyết ( Phong hỏa tương phiên, khí huyết lưỡng phần) làm đặc điểm. Nếu chính không thắng tà có thể xuất hiện hiện tượng nội bế ngoại thoát. Thời kỳ sau bởi khí huyết lao thương, tạng phủ khuy hư, gân mạch mất dưỡng, có thể hình thành ngây dại, bại liệt là di chứng về sau.
Bệnh này lấy phát sốt, đầu đau nôn mửa, gáy cứng, hôn mê làm chứng chủ yếu ở bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp. Người lớn và trẻ con đều có thể phát sinh, nhưng thường  thấy là ở tuổi nhi đồng. Do lưu hành ở mùa đông xuân, đỉnh cao hình thành ở phần tháng 2 - 4 , cho nên thường luận trị theo xuân ôn, phong ôn.
Bệnh trình dựa theo nguyên tắc kết hợp Đông Tây y đại thể có thể chia ra làm 3 thời gian, nhưng giữa các khoảng thời gian lại không có giới hạn rõ rệt.
1. Giai đoạn sơ kỳ của bệnh biểu hiện là sợ gió, phát sốt, miệng khô, họng đau, đầu đau là chính tà giao tranh của phần vệ biểu chứng, tương đương với viêm nhiễm đường hô hấp trên của Tây y. Nếu sức chống bệnh của cơ thể mạnh , thì bệnh tà dùng ở phần bệnh, lại không chuyển vào.
2. Gặp cơ thể có sức chống bệnh rất kém, lại bị một số điều kiện ảnh huởng không lợi, bệnh tà nhanh chóng chuyển vào lý, vào khí, vào doanh, vào huyết, có thể biểu hiện làm vệ khí đồng bệnh, khí doanh (huyết) thiêu đốt cả hai là chính thịnh tà thực của lý nhiệt thực chứng, tương đương với thời gian chứng nhiễm trùng máu (bại huyết) của Tây y.
- Nếu tà độc hóa hỏa, hỏa nhiệt xông lên thì lấy sốt cao, đau đầu dữ dội, gáy cứng.
- Tà độc phạm vị thì thấy quặn bụng nôn mửa.
- Độc thịnh hại đến doanh huyết thì thấy tim bứt dứt vật vã, thân phát ban chẩn.
- Nhiệt nhập tâm bào thì tháy thần mờ tối nói nhảm, lưỡi không linh hoạt.
- Dương khí hư suy thì tà độc hãm ở trong, sắc mặt trằng nhợt, sợ lạnh, chi lạnh, mạch rất nhỏ muốn mất mà đến mức choáng ngất.
3. Nhiệt quá lắm thì dẫn động can phong sẽ thấy các mức độ khác nhau về đau đầu, nôn mửa, gáy cứng, quá lắm thì phát sinh kinh quyết, co quắp, hôn mê, ngừng hô hấp nhanh chóng (tắt thở), tương đương với viêm não, màng não của Tây y.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA
1. Bệnh này ngoài việc lấy sốt cao, đau đầu nôn mửa, ham ngủ, hoặc vật vã không yên làm chứng chủ yếu ra, trẻ em thường có co quắp.
2. Trong thời gian đang có dịch, nếu thấy trẻ em có phát sốt, ho hắng, vật vã, co giật giống như chứng trạng của viêm nhiễm đường hô hấp trên, cần quan sát tỷ mỉ, loại trừ khả năng chứng trạng thời kỳ sớm của bệnh này.
3. Kiểm tra: Da dẻ có điểm ứ, hiện rõ chứng kích thích màng não dương tính, trẻ mới  sinh có thể thấy thóp thở lồi cao lên. Tổng số bạch cầu trong máu và phần trăm hạt trung tính phần nhiều đều tăng thêm. Chọc tủy sống thắt lưng, dịch não tủy đục vẩn, áp lực tăng cao, thực nghiệm Albumin dương tính, số tế bào tăng nhiều rõ rệt, thấy hạt tế bào trung tính làm chính, đường giảm còn ít, soi lam kính tìm thấy Màng não cầu khuẩn dương tính.
4. Nếu bệnh thể xấu gấp, sốt cao, kinh quyết, ứ ban dày kín, sắc mặt trắng bệch thậm chí xuất hiện choáng ngất, hoặc đau đầu dữ dội, nôn mửa, nửa hôn mê  hoặc hôn mê là tình huống nghiêm trọng, nâng lên làm loại hình bạo phát, tất cần gắn chặt việc quan sát biến hóa huyết áp, mạch đập, đồng tử, hô hấp, đề phòng phát sinh suy hô hấp và tuần hoàn.

BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ:
* (T.K.B.T.Y.L.S.T.S)
Căn cứ vào nhân tố đưa tới bệnh và chủ chứng lâm sàng của bệnh này, phép chữa phải lấy thanh nhiệt giải độc tức phong làm chủ. Đối với người bệnh chứng nặng, phải cùng với Tây y kết hợp trị liệu.
Bài thuốc ví dụ
Ngân hoa  7 đ/c   Liên kiều   3 đ/c
Bản lam căn  5 đ/c hoặc  Đại thanh diệp  5 đ/c
Quán trọng  5 đ/c   Hoàng cầm  5 đ/c
Câu đằng  5 đ/c   Sinh thạch quyết minh 5 đ/c- 1 lạng
Gia giảm:
- Mới đầu là vệ khí đồng bệnh, kèm có sợ gió, đầu gáy cứng đau, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, gia Khuơng hoạt 3 đ/c, Cát căn 2 đ/c, Bạc hà 1,5 đ/c cho vào sau.
Nôn  mửa rõ rệt, gia Ngọc khu đan, mỗi lần 1 - 2 phân, ngày 2 - 3 lần.
- Khí doanh lưỡng phần (cả hai cùng bị đốt nóng), sốt rất cao, thao phiền, ban ứ rất nhiều, lưỡi hồng, rêu vàng, gia Long đảm thảo 3 đ/c, Thạch cao 5 đ/c, Tri mẫu 3 đ/c, Sinh địa 4 đ/c. Bí đại tiện, gia Đại hoàng 3 đ/c. Thao cuồng không yên, dùng riêng Tử tuyết đan 5 phân - 1 đ/c.
Miệng khô, lưỡi nứt, gia Nam sa sâm 5 đ/c, Thạch hộc 5 đ/c.
Co quắp, hôn mê, tham khảo thiên trẻ em kinh quyết và hôn mê.
Nội bế ngoại thoát (hư thoát), tham khảo thiên choáng ngất.
Ngoài ra, ở thời kỳ khôi phục nếu thấy miệng khô, ăn ít, thần mệt mỏi, lưỡi hồng là chứng vị âm bất túc, có thể dùng Nam sa sâm, Mạch đông, Thiên hoa phấn, Thạch hộc mỗi thứ đều 3 đ/c, Quất bạch 1,5 đ/c để tư dưỡng vị âm. Nếu có quặn bụng ăn ít, rêu lưỡi đục trơn là chứng đàm thấp trở vị, dùng Bán hạ 1,5 đ/c, Phục linh 3 đ/c, Trần bì 1,5 đ/c, Hậu phác 1,5 đ/c, Dĩ nhân 4 đ/c để tỉnh vị hóa thấp.
* (T.B.T.Y.H.K.Y)
Bệnh này phát cấp, chuyển biến nhanh, thế bệnh dữ dội, biểu hiện lâm sàng thường thường nhầm chung lẫn lộn, có khi hai loại hình cùng xuất hiện, cho nên khi biện chứng cần phải giỏi nắm vững mâu thuẫn chủ yếu và mặt chủ yếu của mâu thuẫn phân rõ hoãn cấp để giải quyết. Bệnh nặng cần kết hợp Đông Tây Y cứu nạn.
-Loại hình vệ khí đồng bệnh (tương đương với loại hình phổ thông): Phát sốt cao, hơi sợ lạnh, miệng khô, họng táo, đau đầu, nôn mửa, cổ gáy cứng thẳng, thần chí lại rõ ràng, hoặc có thao phiền, sắc mặt ửng hồng về chiều hoặc hơi đỏ tía, da dẻ có điểm xuất huyết. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng, mạch hoạt sác.
Phép trị: Thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc: Cát căn 5 đ/c, Kim ngân hoa 5 đ/c, Liên kiều 5 đ/c, Đại thanh diệp 5 đ/c, Bản lam căn 1 lạng, Hoắc hương 1 đ/c, Cam thảo 1,5 đ/c, Dã cúc hoa 3 đ/c, Bạc hà 1,5 đ/c (cho vào sau). Sắc nước uống.
Mỗi ngày uống 2 - 3 tễ.
Gia giảm: Sốt cao, phiền khát, gia Sinh thạch cao 1 lạng. Trẻ em liều giảm.
- Loại hình khí doanh (huyết) lưỡng phần (tương đương với hình chứng nhiễm trùng máu): Sốt cao giữ liên tục, đầu đau, nôn mửa, tim bứt dứt thao nhiễu, hoặc thần mờ tối nói nhảm, ban chẩn tăng thêm mà lộ rõ, sắc mặt tối như than hoặc đỏ tía. Môi lưỡi hồng khô, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng đại hoặc hoạt sác.
Phép trị: thanh doanh giải độc
Bài thuốc: Thanh doanh thang gia giảm:
Sinh địa   4 đ/c    Huyết sâm  4 đ/c
Đạm trúc diệp   3 đ/c    Liên kiều  5 đ/c
Tê giác               2 phân                Đại thanh diệp 1 lạng
Bản lam căn  1 lạng    Câu đằng  5 đ/c
Địa long  5 đ/c    Sinh thạch cao 1lạng
Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 tễ. Trẻ em liều giảm.
Gia giảm:
Tiện bí, gia Đại hoàng 3 đ/c
Bụng căng, gia Chỉ thực 3 đ/c
Đờm nhiều, gia Triết bối mẫu (đập ra) 1 đ/c, Trúc lịch 0,5 - 1 lạng.
Sốt cao hôn mê, chọn thêm An doanh ngưu hoàng hoàn (người lớn uống 1 viên, 3 - 5 tuổi uống nửa viên, 1 - 2 tuổi uống 1/2 viên) hoặc Tử tuyết đan (người lớn uống 5 phân -1 đ/c, trẻ em uống 2 - 5 phân), hoặc Chí bảo đan (người lớn uống 5 phân - 1 đ/c, trẻ em uống 2 - 4 phân) mỗi ngày 2 lần, đến khi thần chí rõ ràng thì ngừng dùng.
-Nội bế ngoại thoát hình (tương đương với loại hình choáng ngất): Dấy bệnh cấp tệ hại, trong thời gian ngắn xuất hiện mặt trắng xanh, ban chẩn tăng nhiều nhanh chóng, thường ghép hợp thành mảng, đầu chót chi xanh tím, tay chân lạnh, ra mồ hôi, mạch nhỏ hoặc rất nhỏ, thở hít yếu, huyết áp thấp. Có chứng hậu đi trước của vong dương.
Phép chữa: Cứu thoát khai bế
Bài thuốc: Có khuynh hướng vong dương mà nội bế thì nên gấp rút dùng châm Dũng tuyền, Túc tam lý, hoặc thêm nhĩ châm ở huyệt Bì chất hạ, Thận thượng tuyến, Nội phân bế (xem rõ ở phép đối chứng thuật ở dưới), lại sắc ngay Sâm cát lâm 3 đ/c, uống đưa Chí bảo đan hoặc Tô hợp hương hoàn (nếu như chất lưỡi hồng, miệng khô nên dùng Chí bảo đan, chất lưỡi nhạt rêu ẩm nên dùng Tô hợp hương hoàn).
Nếu tứ chi hơi ấm, hơi thở dồn dập, miệng khát. là khí và tân cùng bị hại mà chưa tới mức độ nội bế ngoại thoát, có thể dùng Sinh mạch tán sắc nước uống đều đều, để ích khí sinh tân.
Bệnh tình có hình nguy nặng đó phải tích cực tiến hành cứu nạn. Đợi sau khi giải trừ hình ảnh muốn thoát, lại làm biện chứng luận trị.
- Loại hình nhiệt thịnh phong động (tương đương với loại hình viêm não màng não): đột nhiên sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn mửa nhiều lần đều đều, thao động không yên, co quắp hôn mê, gáy cổ cứng thẳng, đờm dãi úng thịnh, thở hít không chỉnh. Trẻ em thường có thóp thở trước sọ lồi cao lên, uốn ván, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi như bụi trơn, mạch huyền hoạt mà sác.
Phép trị: Thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc: Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm
Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đ/c, Sinh địa 4 đ/c, Huyền sâm 4 đ/c, Chi tử 3 đ/c, Lliên kiều 4 đ/c, Câu đằng 4 đ/c, Đại thanh diệp 1 lạng, Bản lam căn 1 lạng, Tê giác 2 phân (có thể dùng sừng trâu 2 lạng để thay)
Hôn mê dùng An doanh ngưu hoàng hoàn, Tử tuyết đan, hoặc Chí bảo đan.
Hô hấp ngắn dồn dập, đờm dãi úng thịnh, dùng Sâm cát lâm 3 đ/c sắc thang uống đưa 1 - 2 ly Băng phiến hoặc 2 ly Xạ hương.
Nếu có khuynh hướng não thủy thũng, não sán, có thể chọn dùng: Ngưu tất 5 đ/c, Bạch mao căn 1lạng, xa thiền thảo 1 lạng, Đại giả thạch 6 đ/c, Liên kiều 4 đ/c, Đại thanh diệp 1 lạng, Khổ hạnh nhân 3 đ/c, sắc đậm uống (bệnh nghiêm nặng, 1 ngày có thể dùng 2 tễ), sau đó lại dùng phương trên.
CHỮA BẰNG CHÂM CỨU
* (T.H.B.T.Y.L.S.T.S)
1. Sốt cao: có thể châm: Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc.
2. Nôn mửa: có thể châm Nội quan, Túc tam lý, tiêm phức phương đông miên hợp tễ.
3. Phiền thao co quắp: có thể châm Nội quan, Đại chùy, Thần môn, Thập tuyên, hoặc liệu tình hình tiêm thuốc nước Địa long.
4. Bụng chướng: có thể châm Quan nguyên,Khí hải,Túc tam lý hoặc dùng thịt ốc ruộng dã với hành đắp buộc ở rốn.
5. Căng bọng đái: ấn xoa khu bàng quang hoặc áp ấn ngón tay vào huyệt Quan nguyên, hoặc châm Trung cực, Khúc cốt, Ủy trung, Phục lưu, Thủy tuyền, Tam âm giao.
6. Mũi chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hóa: có thể chọn dùng Vân nam bạch dược, bột điền thất và các loại đông dược cầm máu khác.
7. Tuần hoàn suy: có thể châm Dũng tuyền, Túc tam lý, hoặc nhĩ châm huyệt: Bì chất hạ, Thượng thận tuyến, Nội phân bế. Mới đầu dùng thủ pháp kích thích mạnh, sau khi huyết áp lên dần kéo dài khoảng cách thời gian vê kim, sau khi huyết áp ổn định lại lưu kim nhiều giờ đồng hồ, sau đó rút kim. Nếu bệnh nghiêm trọng có thể dùng  châm nhĩ châm, lại cứu thêm Bách hội. 
8. Hô hấp suy :Có thể châm Nhân trung hoặc Hội âm hoặc cứu thêm Bách hội.
DỰ PHÒNG :
1. Cách ly người bệnh.
2. Vào mùa tiết có dịch, không cho trẻ đến nơi công cộng, khi đi ra ngoài phải có khẩu trang.
3. Thường uống nước tỏi sống.
4. Quán trúng 6 lạng 4 đồng cân, Cam thảo 1,6 lạng, thêm 5 cân nước, sắc thành 3 cân, mỗi lần uống 3 lạng, ngày 2 lần.
5. Tạo phàn ( Phèn đen 5 phân ), Băng phiến 1 phân, nghiền thành bột thêm Vadơlin, trộn đều đắp ở vòm mũi.
6. Hoàng đằng 1 cân, nước 5 cân, nấu nửa giờ đồng hồ, vào thời kỳ có dịch, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 đến 3 thìa.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Chi hội Đông Y HC

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ