Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Bài thuốc » N

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 29


Hôm nayHôm nay : 646

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16539

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4048803

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

THUỐC NGỪNG NÔN GIÁNG NGHỊCH

Chủ nhật - 22/12/2019 07:32
Thuốc ngừng nôn giáng nghịch có tác dụng hòa vị, giáng nghịch chữa các chứng nôn mửa, buồn lợm (nôn khan), đầy hơi, ách nghịch.
Vị lấy giáng làm hòa. Phàm ngoại cảm nội thương ảnh hưởng đến vị dẫn đến vị khí không hòa mà thượng nghịch khiến có thể nôn mửa, buồn lợm (nôn khan) đầy khí, khí dâng. Nguyên nhân của nó có vị hàn, vị nhiệt, vị hư, vị thực, cho đến can khí phạm vị, tiếp nhận uế trọc. Cho nên, thuốc ngừng nôn giáng nghịch trong khi dùng các vị thuốc phối hợp có phân biệt tán hàn, thanh nhiệt, bổ hư, tả thực, sơ can, tỵ uế để đạt tới mục đích hòa vị, giáng nghịch.
Dùng thuốc ngừng nôn giáng nghịch, thường sắc đặc, liều lượng ít, uống dần dần.




TIỂU BÁN HẠ THANG
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
1. Bán hạ 12-20 gam
2. Gừng sống 3-5 lát

Cách dùng: Đun sắc với nước, chia làm nhiều lần uống, nếu nôn mửa liên tục không thôi, có thể dùng Sinh bán hạ chừng 6-12 gam.
Công dụng: Hòa vị giáng nghịch, ngừng nôn.
Chữa chứng bệnh: Các loại nôn đều có thể dùng bài này phối hợp với các vị thuốc khác nhưng thiên về vị hàn làm bụng đầy đầy chướng, rêu trắng, người không khát dùng là thích hợp.
Giải bài thuốc: Bài này chỉ dùng 2 vị Bán hạ và Gừng sống. Bán hạ táo thấp trừ đờm, hòa vị giáng nghịch là vị thuốc đầu tiên để ngừng nôn, phối hợp với Gừng sống có thể hạn chế chất độc của Bán hạ lại tăng thêm tác dụng ôn vị, tán hàn, trừ đờm. Hai vị phối hợp với nhau, có tác dụng ngừng nôn như Nhị trần thang, Ôn đởm thang, Tiểu sài hồ thang, Hoắc hương chính khí thang, Bán hạ Tả tâm thang đều có Bán hạ và Gừng sống. Có thể coi đầy là phương thuốc cơ bản ngừng nôn.
Cách gia giảm: Bài này gia Phục linh gọi là Tiểu bán hạ gia phục linh thang, tác dụng ninh tâm thần, hóa thủy thấp, trị đàm ẩm thượng nghịch, nôn mửa, ngực bụng đầy chướng; choáng váng, tim hồi hộp. Bài này bỏ Gừng sống gia Can khương gọi là Bán hạ can khương tán, tác dụng ôn vị tán hàn tương đối mạnh, chữa nôn khan hoặc nôn ra dãi. Bài này nếu đổi Gừng sống thành nước Gừng sống (sắc Bán hạ trước sau nhúng vào nước gừng chừng 1/2 thìa đến 1 thìa, chia nhiều lần uống) gọi là Sinh khương bán hạ thang, tác dụng tân tán khai kết tương đối mạnh, chữa các chứng thở không ra thở, nôn không ra nôn, trớ không ra trớ, buồn bực không yên. Nếu hàn nhiệt xen kẽ (có hiện tượng sốt mà lưỡi đỏ, rêu vàng) gây ra nôn có thể gia thêm Hoàng cầm, Hoàng liên. Vị hư hàn có thể phối hợp thêm Đảng sâm, Phục linh, Trần bì gọi là thông và bổ pháp. Người ăn bị trệ có thể gia Chỉ thực hoặc Chỉ xác, Lục khúc, Mạch nha là những vị thuốc tiêu tích đạo trệ.






Thành phần:

NGÔ THÙ DU THANG
« Thương hàn luận »

1. Ngô thù 2-6 gam
2. Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 8-12 gam

3. Gừng sống 3-5 lát
4. Đại táo 3 quả


Cách dùng: Thuốc thang đun sắc chia nhiều lần uống.
Công dụng: Hòa vị bổ hư, khai can uất, giáng nghịch ngừng nôn.
Chữa chứng bệnh: Vị khí hư hàn, can vị bất hòa, nôn khan, nôn ra dãi hoặc nước chua, bụng hông
đầy đau, hoặc đau đầu, lưỡi không hồng, không nhiệt.
Giải bài thuốc: Xem thuốc ôn chương 6.


TẢ KIM HOÀN
« Đan khê tâm pháp »
Thành phần:
1. Hoàng liên 6 lạng
2. Ngô thù du 1 lạng

Cách dùng: Thuốc hoàn, hiệu thuốc có bán sẵn, mỗi lần dùng 5 phân-1 gam, ngày dùng.2-3 lần, uống với nước ấm. Có thể đổi thành thuốc thang hoặc dùng thuốc hoàn bọc vải đun sắc lên.
Công dụng: Tân khai khổ giáng, thanh vị nhiệt, khai can uất.
Chữa chứng bệnh: Vị nhiệt kiêm can vị bất hòa biểu hiện buồn lợm, nôn mửa hoặc ợ nước chua, bụng hông đầy đau, miệng đắng họng khô, lưỡi đỏ.
Giải bài thuốc: Bài này dùng nhiều Hoàng liên tính khổ hàn để chữa vị nhiệt nôn mửa: dùng ít Ngô thù để phản tá nhằm khai can uất, giáng nghịch khí. Hai vị này hợp thành bài thuốc đều có tác dụng tân khai khổ giáng, ngừng nôn thôi đau chữa vị nhiệt nôn mửa với người can vị bất hòa lại càng thích hợp.
Cách gia giảm: Bài này gia Bạch thược chế thành hoàn gọi là Sơ can hòa tỳ hoàn (Tên cũ là: Mậu kỹ hoàn) có tác dụng sơ can tương đối mạnh thích hợp với chứng can tỳ bất hòa, bụng đau tiết tả ngày một nặng hơn. Nếu cho Ngô thù sao chung với Hoàng liên, bổ Ngô thù đi gia Mộc hương chế thành hoàn gọi là Hương liên hoàn, chữa chứng thấp nhiệt hạ lỵ, bụng đau, lý cấp hậu trọng.


ĐẠI BÁN HẠ THANG
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
1. Bán hạ 12-20 gam
2. Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 8-12 gam
3. Mật ong 1-2 lạng

Cách dùng: Thuốc thang, đun sắc uống dần. Thường dùng Khương bán hạ, nếu nôn mửa không thôi dùng Sinh bán hạ, liều lượng giảm bớt.
Công dụng: Hòa vị, giáng nghịch, ngừng nôn.
Chữa chứng bệnh: Vị khí hư nhược, nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, đại tiện khô kết.

Giải bài thuốc: Bài này dùng 3 vị Nhân sâm, Bán hạ, Mật ong để chữa vị hư ăn không xuống dạ dày, thường xuyên bị lợm nôn ra. Nhân sâm bổ vị khí, được Bán hạ tân thông thì bổ là không trệ vừa có hiệu quả thông và bổ, nhưng vị lợm nôn lâu, tân dịch hao thương, vị tràng không còn nhu nhuận, đại tiện thường bị khô kết, đại tiện bế thì trọc khí ùn lên dễ làm vị mất chức năng hòa giáng, Bán hạ tuy có thể hòa vị giáng nghịch nhưng dược tính tán táo có mật ong cam nhuận thì thông mà không táo, đạt cả công hiệu giáng nghịch và đạo nhuận. Hiện nay trong lâm sàng thường dùng chữa bệnh nôn mửa do thần kinh gây nên và tắc trở ở hậu môn.
Cách gia giảm: Bụng ngực đầy chướng, đại tiện bí có thể gia Chỉ thực, Hậu phác, Binh lang để tăng thêm tác dụng khoan trung lý khí, đạo trệ, phát kết. Nếu do tâm tình không sảng khoái, có lúc nôn, ợ hơi có thể gia Ô dược, Thanh bì, Trần bì, để sơ can lý khí; sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh có thể gia Xuyên tiêu, Gừng sống để ôn trung tán hàn, mặt phù quầng mắt sưng, tim hồi hộp mà dưới tim có thủy khí có thể gia Quế chi, Phục linh để ôn hóa thủy ẩm.


ĐẠI HOÀNG CẦM THẢO THANG
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
1. Sinh địa hoàng 4-12 gam
2. Sinh cam thảo 4-12 gam

Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc uống.
Công dụng: Tả nhiệt hỏa ở vị tràng, thông đại tiện, ngừng nôn.
Chữa chứng bệnh: Tràng vị tích nhiệt biểu hiện bí đại tiện, miệng hôi, rêu lưỡi vàng nhờn, ăn vào nôn ra.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Đại hoàng, Cam thảo tả hỏa thanh nhiệt, 2 vị phối hợp dùng khiến ngừng nôn. Mục đích để thông lợi đại tiện, đại tiện thông lợi thì vị hỏa hạ hành, vị khí thông giáng thì nôn mửa giải được.
Cách gia giảm: Bài này gia Mang tiêu thì gọi là Điều vị thừa khí thang, bỏ Cam thảo gia Chỉ thực, Hậu phác gọi là Tiểu thừa khí thũng, bỏ Cam thảo gia Mang tiêu, Chỉ thực, Hậu phác gọi là Đại thừa khí thang. Chữa chứng tràng vị thực nhiệt biểu hiện bí đại tiện, nôn mửa v.v…



NGỌC KHU ĐAN
« Phiến ngọc tâm thư »
Thành phần:  
1. Sơn từ cô 80 gam 5. Hồng nha đại kích 60 gam
2. Xạ hương 12 gam 6. Chu sa 30 gam
3. Thiên kim tử sương
4. Hùng hoàng 40 gam
30 gam 7. Ngũ bội tử 80 gam

Cách dùng: Ở hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, mỗi lần 1-2 gam uống với nước đun sôi, lúc cần ngày uống 2-3 lần.
Công dụng: Trị uế, giải độc, ngừng nôn.
Chữa chứng bệnh: Cảm nhận khí uế trọc (sa khí) ngộ độc trong ăn uống, nôn cấp tính hoặc buồn lợm nôn khan, muốn nôn không nôn được, muốn tả không tả được, vùng bụng đau chướng, buồn bực không yên.
Cách giải: Xem thuốc khai khiếu ở chương 19.






Thành phần:

TUYÊN PHỨC ĐẠI GIẢ THANG
« Thương hàn luận »

1. Tuyền phúc hoa 12 gam
2. Đại giả thạch 12-20 gam
3. Gừng sống 3-5 lát
4. Bán hạ 8-12 gam

5. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 8-12 gam
6. Chích cam thảo 4 gam
7. Đại táo 3 quả

Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Hòa vị, tiêu đàm, giáng khí.
Chữa chứng bệnh: Dạ dày đầy chướng, đầy hơi, nôn mửa, buồn lợm, bị nấc.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Tuyền phúc hoa tiêu đàm hạ khí, Đại giả thạch giáng nghịch, hai vị phối hợp là thuốc chủ của bài thuốc, chữa chứng vị không hòa giáng nên sinh ra ợ hơi, nôn mửa, bị nấc; thuốc phụ trợ có hai loại: Bán hạ, Sinh khương tăng thêm tác dụng hòa vị giáng nghịch của thuốc chủ, Đảng sâm, Chích cam thảo, Đại táo bổ vị khí hư nhược, ngoài ra còn phải nói rõ là 2 vị Tuyền chúc hoa, Đại giả thạch có tác dụng chính là giáng khí cho nên trong lâm sàng không chỉ chữa các chứng nôn mửa, ợ hơi, ách nghịch mà còn chữa ho, đờm nhiều, thở gấp.
Cách gia giảm: Bài này trong ứng dụng lâm sàng nếu thấy rêu lưỡi nhờn, thiên về đàm thấp có thể gia Hậu phác, Phục linh, Trần bì, nếu kèm thêm thực trệ có thể gia Chỉ thực hoặc Chỉ xác, nếu bị sốt có thể gia Hoàng cầm, Hoàng liên. Có những chứng bệnh trên thì không dùng Đảng sâm, Cam thảo, Đại táo.


QUẤT BÌ TRÚC NHỰ THANG
(Phụ: Tế sinh quất bì trúc nhự thang)
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:

1. Quật bì (tức Trần bì) 8-12 gam
2. Trúc nhự 8 gam
3. Gừng sống 3 lát

4. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 8-12 gam
5. Chích cam thảo 4 gam
6. Đại táo 3 quả


Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Hòa vị giáng nghịch bổ hư.
Chữa chứng bệnh: Vị hư bị nấc, nôn khan (buồn lợm).
Giải bài thuốc: Bài này dùng Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo bổ vị hư, Trần bì hòa vị, lý khí, Trúc nhự thanh vị nhiệt, giáng nghịch khí phối hợp tạo thành, chữa chứng bệnh vị hư hơi thiên về nhiệt mà gây nên bị nấc, nôn khan. Trong lâm sàng thường dùng Trần bì, Trúc nhự (sao nước gừng) gia vào các bài thuốc khác để chữa nôn mửa, ợ hơi.

Phụ phương:

Tế sinh quất bì trúc nhự thang:
Tức là bài này gia Phục linh, Bán hạ, Mạch môn đông, Tỳ bà diệp (sao thơm). Bán hạ, Phục linh, Tỳ bà diệp hóa đàm, hòa vị, giáng nghịch, Mạch môn đông dưỡng vị âm, dù để bổ vị, thanh nhiệt, giáng nghịch thì sức thuốc vẫn mạnh hơn so với nguyên bài trong « Kim quỹ ».






Thành phần:

ĐINH HƯƠNG THỊ ĐẾ THANG
« Chứng nhân mạch trị »

1. Đinh hương 2-3 gam
2. Thị đế (tai hồng) 8-16 gam

3. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 8-12 gam
4. Gừng sống 3 lát


Cách dùng: Ngày 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch.
Chữa chứng bệnh: Vị khí hư hàn, bị nấc.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch là chính, chuyên trị bệnh nấc, phụ thêm. có Nhân sâm bổ hư, gừng sống tán hàn. Chữa bệnh vị khí hư hàn mà bị nấc là thích hợp.



KẾT LUẬN

Thuốc ngừng nôn chú trọng hòa vị giáng nghịch, thuốc dùng trước hết phải nói đến Bán hạ, Sinh khương. Vì vậy, Tiểu bán hạ thang là phương thuốc cơ bản đề ngừng nôn, thông thường lấy bài thuốc này phối hợp với các vị thuốc khác để chữa ngừng nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong việc chữa các bệnh ngoại cảm nếu đàm thấp trở ngại bên trong kèm thêm bị nôn gia thêm Bán hạ, Sinh khương có thể giải được. Ví dụ Tiểu sài hồ thang, Hoắc hương chính khí tán đều có tác dụng ngừng nôn vì trong thuốc đều có Bán hạ, Sinh khương. Kế đó là Hoàng liên, Ngô thù tả vị hỏa, giáng nghịch khí, có tác dụng ngừng nôn tương đối mạnh như Tả kim hoàn là phương thuốc ngừng nôn thường dùng trong lâm sàng. Ngoài ra các vị Hoắc hương, Khấu nhân, Sa nhân, Phật thủ là những thuốc thơm cùng với Lô căn, Mạch môn đông, Hoa phấn đều thanh vị sinh tân cũng có tác dụng ngừng nôn nhất định. Loại trên thường dùng chữa can uất khí nghịch hoặc do thấp trọc trở ngại bên trong mà gây nên buồn lợm, buồn nôn. Loại sau thường dùng chữa nôn khan do vị âm hư gây nên.
Thuốc ngừng nôn giáng nghịch khi chữa các loại tạp bệnh trước tiên cần phân biệt hàn, nhiệt, hư, thực. Nếu vị hàn thì dùng Ngô thù du thang để ôn vị tán hàn kèm theo hư hàn nên trong Ngô thù du thang dùng sâm, táo để bổ hư, vị nhiệt có thể dùng Tả kim hoàn tân kham khổ giáng nhưng chính để thanh vị nhiệt, còn nếu hàn nhiệt xen kẽ mà gây ra nôn, nôn khan, có thể dùng Bán hạ tả tâm thang gia giảm (xem thuốc hòa ở chương 4), vị hư có thể dùng Đại bán hạ thang, vị thực có thể dùng Đại Hoàng cầm thảo thang và Tam thừa khí thang. Nếu tiếp nhận uế trọc sinh nôn, nôn khan có thể dùng Ngọc khu đan tuyên thông khai tiết, tỵ uế giải độc. Tuyền phúc đại giả thang chữa lợm, nôn, nấc, đặc điểm là dùng chung cả 2 thứ thuốc tiêu đàm hòa vị và giáng nghịch. Bài này cùng bài 1 vị thuốc là đất ở giữa bếp 1 lạng, bọc lại nung lên, lọc sạch lấy nước, cho vào 1/2 thìa nước gừng, uống ấm nhiều lần để ôn trung tán hàn giáng nghịch để chữa vị hàn nôn mửa. Quất bì trúc nhự thang, Đinh hương thị đế thang, 2 bài này thường dùng chữa nấc, nôn khan, bài sau chuyên trị ôn vị tán hàn. Cần phải nêu rõ, vị mất đi sự hòa giáng thường do can khí phạm vị nên muốn hòa vị phải sơ can như Ngô thù du thang, Tả kim hoàn đều là những phương thuốc cùng chữa can vị. Trong lâm sàng lúc dùng các phương thuốc khác ngừng nôn giáng nghịch, nếu thấy can vị bất hòa cần gia thêm vị thuốc sơ can lý khí.
Những bài thuốc chọn ở chương này chuyên trị nôn, lợm, nấc, còn những bài thuốc khác như Nhị trần thang, Ôn đởm thang, Hoắc hương chính khí tán, Tiểu sài hồ thang, Bán hạ tả tâm thang tuy  cũng có tác dụng ngừng nôn giáng nghịch nhưng ở một mặt nào đó thôi còn thì dùng chữa các bệnh khác nên ở chương này không chọn vào.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ