Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Trị liệu bằng Đông Y » D

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 1863

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19104

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051368

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

Chữa chứng đau lưng do vị nhiệt

Thứ năm - 25/07/2019 19:40
      Trong số học sinh trường Cao đẳng y học cổ truyền Tuệ Tĩnh đến học thêm tại nhà tôi, có một thanh niên đẹp trai, hay cười, nói năng chỉnh chu, từ tốn, bạn bè thường gọi anh là Q. trắng.   Anh chăm học, chăm làm, nên thỉnh thoảng có đem số đo nhiệt độ tỉnh huyệt của bệnh nhân đến, nhờ tôi hội chẩn.
      Có một lần vào buổi tối, anh đến gặp tôi và hỏi : “Thưa thầy, cháu gặp một bệnh nhân đau lưng, cháu đã châm ba lần theo phác đồ : Thận du, Yêu nhỡn, Yêu dương quan, Uỷ trung, Thừa sơn, nhưng bệnh nhân chẳng bớt đau được là bao nhiêu.  Nay cháu đem số đo đến nhờ thầy xem giúp.”  Nói xong, anh đưa bảng số đo để tôi xem.  Tôi vốn cẩn thận, nên xem lại các con số và dấu âm dương trong bảng.  Khi thấy anh đã tính đúng, tôi bắt đầu xem xét đến mô hình bệnh.  Trong phần chi dưới, các số đều nhỏ hơn mức bệnh lý.  Riêng ở kinh vị có mô hình lý nhiệt, con số lại lớn.  Theo kinh nghiệm riêng về quan hệ nội tạng với ngoại hình, tôi dặn anh Quang như sau : “Cháu hãy về án chẩn cột sống người bệnh.  Nếu điểm ấn đau rõ nhất ở khe liên đốt Đ.12 - L .1, cháu hãy châm huyệt Giải khê ở cả hai chân, làm tả pháp 36 lần, lưu kim 15 phút là được.  Không cần châm thêm huyệt nào khác nữa.”

       Mấy hôm sau, anh Q. đến gặp tôi và cho biết như sau : “Cháu đã châm và làm thủ pháp đúng như thầy dặn.  Châm xong, bệnh nhân đã thấy dễ chịu.  Cháu châm được ba hôm thì bệnh nhân hết hẳn đau đớn.  Cháu cũng mừng lắm thầy ạ.”  Cháu đã đọc lại phần du huyệt học, trong sách thầy biên soạn, thầy đã cho học viên sao chép.   Huyệt này nằm trên kinh vị, loại kinh, hành hoả.  Vị trí của huyệt ở phía trước.cổ chân, nơi giữa chùm gân. Hình thế ở đó như con suối tản ra (giải khê), nên huyệt mang tên đó. Chủ trị của huyệt : ... viêm thận;...phong mặt phù thũng; mặt đen... Đây là những chứng đều từ bệnh ở tạng thận sinh ra.  Như vậy, ngoài những biểu hiện quan hệ nội tạng với ngoại hình của phủ vị, cháu còn thấy được tác dụng đặc hiệu của huyệt, vừa là viễn đạo, vừa là liên thông với đường kinh không có quan hệ biểu lý hai kinh.  Qủa là một điều kỳ lạ.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Những kỷ niệm chữa bệnh bằng đông y, NXBYH,2009

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ