Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Châm cứu trị liệu

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 1313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17206

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049470

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

IX.THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO KINH

Chủ nhật - 08/12/2019 10:53
IX.THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO KINH
(Khí huyết của tâm bào đi dọc qua phần giữa mặt âm ở tay)
Thủ tuyết âm kinh chủ trị:
Hoạt Thị nói rằng: “Thủ quyết âm tâm chủ lại gọi là tâm bào lạc. Vì sao thế? Bằng: Quân hỏa là tên, Tướng hỏa là vị. Thủ quyết âm thay quân hỏa làm việc đó, là lấy cái dụng của nó, cho nên gọi là thủ tâm chủ, lấy kinh mà nói, gọi là Tâm bào lạc, một kinh mà hai tên, thực (là) tướng hỏa vậy.
Thủ quyết âm Tâm bào kinh huyệt ca:
Chín huyệt Tâm bào thủ quyết âm,
Thiên trì, Thiên tuyền, Khúc trạch thâm,
Khích môn, Gian sử, Nội quan đối,
Đại lăng, Lao cung, Trung xung thân
(Cả 2 bên phải trái là 18 huyệt).Đó là một đường dọc, bắt đầu từ Thiên trì, cuối cùng ở Trung xung. Lấy Trung xung, Lao cung, Đại lăng, Gian sử, Khúc trạch làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở trong ngực, ra thuộc Tâm bào, xuống cách, qua nhánh nối Tam tiêu, nhánh chia theo ngực sườn, dưới nách 3 thốn, lên đến dưới gần nách, xuống theo cạnh trong bắp vai, đi giữa thái âm và thiếu âm, vào trong khuỷu xuống cánh tay, đi giữa 2 gân, vào giữa ổ cổ tay, đi qua ngón tay giữa mà ra ngoài đầu chót. Còn một nhánh riêng tách đi từ lòng bàn tay theo ngón út, ngón nhẫn ra ngoài đầu. Nhiều huyết, ít khí, giờ Tuất khí huyết trú ở đó.
Chịu giao với Túc thiếu âm, hệ này với hệ Tam tiêu có liên thuộc, cho nên chỉ rằng là tạng Tướng hỏa, đúng là cái màng túi bọc tâm, chỗ đó đúng là chỗ an thân, lập mạng, tốt nhất nên xét cho rõ rằng thâm hiểu là đúng. Khi điều tế không thể chấp một phương. Khi châm cứu tất theo đạo đó. Đạt được như thế mới là thần.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1.THIÊN TRÌ : 天池(Cái đầm của trời ; có tên là Thiên hội)
- Vị trí : Dưới nách 3 thốn, sau vú 1 thốn, khe liên sườn 4 – 5, chỗ hội của Thủ, Túc quyết âm, Thiếu dương ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch kim, sâu 5 phân, cứu 3 mồi.
- Chủ trị : Đau sườn ngực ; dưới nách sưng đau ; tim cắn đau ; trong ngực có tiếng ; ngực cách tức bứt rứt ; bệnh nhiệt mồ hôi không ra ; đầu đau ; tứ chi không cử động được ; khí lên ; sốt rét có hạch nóng lạnh ; cánh tay đau ; mắt mờ mờ không rõ.
2.THIÊN TUYỀN :天泉(Cái đầm của trời ;có tên là Thiên thấp)
- Vị trí : Ở đầu trước nếp gấp nách xuống 2 thốn, giữa khe 2 đầu cơ của cơ nhị đầu cánh tay.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 - 2 thốn, cứu 3 mồi.
- Chủ trị : Sườn ngực đau ; ho hắng ; lưng trên và cạnh trong cách tay trên đau ; tim cắn đau ; tim thổn thức ; mắt mờ mờ không rõ ; sợ gió lạnh ; bệnh tim.
3.KHÚC TRẠCH : 曲澤(Cái ao cong)
- Vị trí : Ở chính giữa khớp khuỷu tay, cạnh trong gân lớn cơ nhị đầu. Chỗ mạch tâm bào  lạc nhập, là Hợp, Thủy.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5 - 15’.
- Chủ trị : Đau dạ dày ; nấc ; nôn mửa ; say nắng ; chân tay co giật ; ung ruột ; bệnh nhiệt ; bứt rứt không yên ; đau khuỷu cánh tay cấp mãn ; bệnh tim do phong thấp ; viêm cơ tim ; viêm phế quản ; đau tim hay sợ.
- Tác dụng phối hợp : với Ủy trung chích điểm nặn máu, trị cấp tính viêm đường ruột ; với các huyệt Nội quan, Gian sử, Thiếu phủ, trị bệnh tim do phong thấp ; với Thiếu thương trị huyết hư miệng khát ; với Nội quan, Đại lăng trị đau tim ngực ; với Thận du, Cách du trị đau tim ; với Ủy trung chích nặn máu trị thủy đậu.
4.KHÍCH MÔN : 郤門(Cái cửa oán trách)
- Vị trí : Ở giữa nếp gấp cổ tay lên 5 thốn, giữa 2 gân, là Khích huyệt của mạch thủ quyết âm tâm bào.
- Cách châm cứu : châm đứng kim, sâu 0,5- 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Đau ngực ; tim thổn thức ; đau dạ dày ; nôn mửa ; khuỷu cánh tay đau bại ; bệnh tim do phong thấp ; viêm cơ tim ; tim cắn đau ; viêm tuyến vú ; viêm mạc lồng ngực ; co thắt cơ hoành cách ; bệnh thần kinh chức năng ; ưu uất ; sợ hãi oai người ; nôn ra máu ; mũi chảy máu cam ; thần khí bất túc.
-Tác dụng phối hợp : với Nội quan, Khúc trạch trị bệnh tim do phong thấp ; với Khúc trì, Tam dương lạc trị lạc huyết ; với Đại lăng, Chi câu trị đau sườn ngực ; với Đại lăng trị mửa ra máu.
5.GIAN SỬ : 間使(Làm cho có gián cách)
- Vị trí : Ở chính giữa nếp gấp cổ tay lên 3 thốn, giữa 2 gân, chỗ Tâm bào lạc hành, là Kinh, Kim.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3- 5 phân, cảm giác tê tức có thể lan tới khuỷu hoặc nách, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Sốt rét ; đau tim ngực ; nôn mửa ; tim đập mạch ; động kinh ; bệnh tim do phong thấp ; đau dạ dày ; bệnh thần kinh chức năng ; bệnh thần kinh phân lập ; mắt vàng ; ghẻ lở khắp người ; đàn bà kinh nguyệt không đều ; thương hàn kết ở ngực ; tâm lơ lửng như đói ; tự nhiên cuồng ; trong ngực bâng khuâng ; sợ gió lạnh ;  nôn ra bọt ; rụt rè e ngại ; hàn ở trong ít khí ; lòng bàn tay nóng ; nách sưng ; khuỷu tay co ; tự nhiên đau tim ; hay sợ ; trúng gió tắc hơi ; hãi lên hôn nguy ; câm không nói được ; trong họng như vướng ; hoắc loạn nôn khan ; đàn bà kinh nguyệt kết thành cục ; trẻ em hỗn láo với khách.
- Tác dụng phối hợp : với Nội quan, Thiếu phủ, Khích môn, Khúc trạch, trị bệnh tim do phong thấp ; với Khí anh, Tam âm giao trị cơ năng tuyến giáp cang tiến ; với Đại trữ trị sốt rét ; với Hậu khê, Hợp cốc trị tự nhiên điên cuồng ; với Đại chùy, Hậu khê trị sốt rét.
6.NỘI QUAN :内關(Có dính líu tới các tạng phủ bên trong ;huyệt giao hội với Mạch Âm duy, huyệt lạc với Thủ thiếu dương Tam tiêu)
- Vị trí : Ở giữa lằn cổ tay lên 2 thốn, giữa 2 gân, đối vị trong ngoài với huyệt Ngoại quan ở kinh Tam tiêu. Đó là Lạc của Tâm chủ, tách đi sang Thiếu dương.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, hoặc thấu huyệt Ngoại quan, cảm giác tê tức, có khi lan truyền đến khuỷu tay, vai, cổ, có khi còn đến tai, phía dưới thì chuyền đến ngón tay giữa. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Đau sườn ngực ; đau dạ dày ; nôn mửa ; nấc ; mất ngủ ; tim đập mạnh ; tim cắn đau nhói ; hen xuyễn ; hư thoát ; sốt rét ; bệnh tinh thần ; thần kinh suy nhược ; có mang nôn mửa ; bệnh tim do phong thấp ; ngất xỉu ; đau bụng ; co thắt cơ hoành ; đau một bên đầu ; cơ năng tuyến giáp cang tiến ; động kinh ; bệnh thần kinh chức năng ; hầu họng sưng đau và các loại đau đớn của mổ xẻ ; vàng da ; lòi dom ; tỳ vị bất hòa ; trong lòng bàn tay phong nhiệt ; mất trí ; mắt đỏ ; chi tức khuỷu co ; thực thì tâm bạo thống , tả ở đó ; hư thì đầu cường, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp : với Tam âm giao, Chiên trung trị tim đau nhói ; với Túc tam lý trị sốt rét ; với Công tôn trị viêm dạ dày cấp tính ; với Thiên đột, Thượng quản trị nấc do cơ hoành co cứng ; với Gian sử, Thiếu phủ trị bệnh tim do phong thấp ; với Gian sử, Túc tam lý trị tim cắn đau ; với Tố liêu trị huyết áp thấp ; với Dũng tuyền, Túc tam lý trị ngất xỉu do trúng độc ; với Chiếu hải trị bụng đau kết cục.
7.ĐẠI LĂNG :大陵(Quả núi to ; huyệt Nguyên, Du ,Thổ)
- Vị trí : Ở chỗ lõm chính giữa nếp gấp cổ tay, giữa 2 gân, chỗ đó mạch Thủ quyết âm Tâm bào trú, là Du, Thổ, Tâm bào lạc thực tả ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch lên trên, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Tim đập mạch ; mất ngủ ; đau tim ; tinh thần thất thường ; đau dạ dày, nôn mửa ; đau sườn ngực ; đau gót chân ; viêm cơ tim ; viêm dạ dày ; viêm amidan ; đau thần kinh liên sườn ; bệnh tật ở khớp cổ tay và các tổ chức phần mềm xung quanh ; điên cuồng ; hầu bại ; nách sưng ; mửa ra máu ; ghẻ ngứa ; chi trên thấp chẩn ; đau cuống lưỡi ; bệnh nhiệt mồ hôi không ra ; lòng bàn tay nóng ; khuỷu cánh tay co đau ; hay cười không nghỉ ; tim buồn bẳn ; tâm lơ lửng như đói ; bàn tay nóng ; mắt đỏ ; mắt vàng đái ra như máu ; nôn ựa vô độ ; miệng khô ; thân nóng đầu đau ; ngắn hơi.
- Tác dụng phối hợp : với Nội quan, Khích môn, Thiếu phủ trị bệnh tâm trạng do phong thấp ở thời kỳ đầu co rút ; với Bách hội, Ấn đường, Thái khê trị mất ngủ ; với Quan nguyên trị đái ra máu ; với Nội quan, Khúc trạch trị tim , ngực đau đớn ; với Ngoại quan, Chi câu trị đau bụng táo bón.
8.LAO CUNG : 勞宮(Cung điện của sự làm việc vất vả ;có tên là Ngũ lý - Nã trung)
- Vị trí : Ở trong lòng bàn tay, ngửa bàn tay, nắm sát ngón tay vào lòng bàn tay, chỗ chính đầu ngón giữa chấm vào lòng bàn tay, khe xương bàn 2 – 3 nhưng sát về xương bàn số 3 là huyệt. Chỗ mạch Tâm bào lạc Lưu, là Vinh, Hỏa. Sách « Minh Đường » ghi : Châm 2 phân, đắt khí thì tả, chỉ một độ, châm quá hai độ làm cho người ta hư. Cứu làm cho người ta thịt thở (thịt thừa trong mũi) ngày càng tăng.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Nấc ; điên dại ; nôn mửa ; đau tim ; trẻ em lở miệng ; trúng gió hôn mê ; say nắng ; tim cắn đau ; viêm vòm mồm ; trẻ em kinh quyết ; bệnh thần kinh chức năng ; bệnh tinh thần ; chứng lòng bàn tay nhiều mồ hôi ; ngón tay tê dại ; ăn không xuống ; vàng da ; tay run ; nga nã phong (tay bị phong bàn tay ngỗng) ; điên cuồng ; hay cáu giận ; buồn cười không nghỉ ; bàn tay bại ; bệnh nhiệt mấy ngày mồ hôi không ra ; rụt rè e ngại ; sườn đau không thể xoay nghiêng ; đái ỉa ra máu ; chảy máu mũi không dứt ; phiền khát ; trẻ em và người lớn trong miệng tanh hôi ; mắt vàng ; trẻ em sún răng.
- Tác dụng phối hợp : với Hậu khê có thể chữa hoàng đản ; với Nhân trung, Hợp cốc thấu Lao cung trị bệnh thần kinh chức năng ; với Đại lăng trị tim buồn bẳn.
9.TRUNG XUNG :中沖(Xông lên mạnh mẽ ở giữa)
- Vị trí : Ở chính giữa đầu ngón giữa, cách móng khoảng hơn 1 phân, ngửa bàn tay mà lấy huyệt, chỗ mạch tâm bào lạc xuất là Tỉnh, Mộc. Tâm bào lạc hư bổ ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 1 mồi, hơ 3 – 5’.
- Chủ trị : Trúng gió hôn mê ; say nắng ; bệnh sốt cao ; trẻ em co giật ; đau đầu ; đau bụng ; ngất xỉu ; tim cắn đau ; bệnh nhiệt phiền tâm ; mồ hôi không ra ; trong lòng bàn tay nóng ; mình như lửa ; lưỡi cứng.
- Tác dụng phối hợp : với Thiếu thương (nặn máu), Thương tương trị ngoại cảm, sốt cao ; với Quan xung trị lưỡi cứng không nói được ; với Đại lăng, Nội quan chữa viêm dạ dày cấp tính.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Danh từ Huyệt vị châm cứu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ